Công Tác Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội


quyền quản lý quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

d) Đơn vị tham mưu về công tác chính trị tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị, địa phương thẩm định nội dung, chương trình, thành phần tham gia biểu diễn và thủ tục tổ chức biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng [PL4].

Các Đoàn Văn công Quân đội:

a) Các cuộc thi giao lưu nghệ thuật, các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện trọng đại của đất nước do cấp bộ, ngành Trung Ương Đài Truyền hình Việt Nam và nhà nước tổ chức do Tổng cục Chính trị chủ trì thẩm định

b) Các chương trình vở diễn của các đơn vị nghệ thuật thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Chính trị do Tổng cục Chính trị thẩm định (có thể của cơ quan chức năng thẩm định báo cáo)

c) Các chương trình biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương của các đoàn văn công do cơ quan chính trị (CCT), các đơn vị thẩm định chịu trách nhiệm

d) Cá nhân khi tham gia các cuộc thi tài năng nghệ thuật ngoài Quân đội do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, bộ văn hóa thể thao và du lịch cấp phép.

e) Cơ quan chính trị (CCT) các đơn vị chủ quản và cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về thẩm định nội dung, quán triệt nhiệm vụ cấp phép các chương trình tiết mục ca múa nhạc tạp kỹ của các Đoàn

f) Các bản ghi âm ghi hình ca múa nhạc của Đoàn VCQĐ phát hành toàn quân do Tổng cục Chính trị tổ chức thẩm định, Cục Tuyên huấn cấp phép phát hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

g) Hoạt động biểu diễn ngoài kế hoạch, ngoài Quân đội có và biểu diễn có yếu tố nước ngoài phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chức năng có thẩm quyền.

h) Trên cơ sở đảm bảo số lượng, chất lượng các buổi diễn theo chỉ

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 9


tiêu, kế hoạch quy định, các đơn vị nghệ thuật được biểu diễn có thu dưới các hình thức: Biểu diễn hợp đồng, liên kết, phối hợp các cơ quan đơn vị trong và ngoài Quân đội.

Việc phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở các đoàn VCQĐ được xác định theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, cụ thể là:

Đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Quân đội thì đơn vị chủ quản của Đoàn VCQĐ có ý kiến chỉ đạo về kịch bản, nội dung từng tiết mục có định hướng trong từng giai đoạn và tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm tuyên truyền đối với từng nhiệm vụ quan trọng.

Đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong dân sự, nội dung theo đúng qui định hướng d n tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP. Đối với những chương trình biểu diễn nghệ thuật phải xin phép qua Cục nghệ thuật biểu diễn theo đúng qui định hoặc cơ quan quản lý văn hóa địa phương tổ chức biểu diễn [PL5].

Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn [25]. Trong đó, quy định các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn:

- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương


tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Cùng với đó, Nghị định cũng qui định điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

- Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý, không thuộc trường hợp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.

Nội dung quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là nhiệm vụ quan trọng, liên tục và đóng vai trò then chốt đối với mỗi Đoàn VCQĐ, bên cạnh cơ chế quản lý đặc thù của Quân đội là phải đảm bảo đúng với quan điểm chính trị, tư tưởng thì các Đoàn VCQĐ còn thường xuyên phối hợp với Cục nghệ thuật biểu diễn, Trường Văn hoá Nghệ thuật Quân tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kĩ năng quản lý của Ban chỉ huy các Đoàn VCQĐ, nh m nâng cao chất lượng công tác quản lý HĐBDNT nh m đáp ứng nhu cầu thưởng thức trong giai đoạn hiện nay của bộ đội và nhân dân.


2.2. Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội

2.2.1. riển khai thực hiện các văn bản pháp lý c liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Một số các văn bản quản lý liên quan đến quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và trong Quân đội, có thể kể đến như:

Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 2/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đ p và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

- Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 19-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

- Nghị định 21/2015 NĐ-CP Quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

- Nghị định số 164/2017/NĐ/CP Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng

Thông tư số 151/2018/TT-BQP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

- Quyết định 1909 QĐ/Ttg Về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn


hóa đến năm 2030

- Chỉ thị số 355-CT/QUTW Về việc tăng cường lãnh đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật trong Quân đội giai đoạn hiện nay.

- Thông tư số 138/2020-TT/BQP về Quy định và hướng dẫn về định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Quyết định số 3672/QĐ-BQP ngày 24/22/2020 về Ban hành Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa trong Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.

- Kế hoạch số 136/KH-CT ngày 19/1/2021 của TCCT về Tổ chức hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí quân đội giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 2223/QĐ-CT ngày 24/12/2021 của Tổng cục Chính trị về việc Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa trong quân đội nhân dân Việt Nam”

Trong các Đoàn VCQĐ, các văn bản của Đảng, Nhà nước, Quân đội được triển khai đầy đủ từ lãnh đạo đến từng Phòng, Ban. Bên cạnh các chủ trương, đường lối chung của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thì các văn bản Thông tư, Nghị định của chính phủ, Bộ VHTTDL liên quan đến công tác biểu diễn nghệ thuật được đơn vị nắm bắt và thực hiện đầy đủ. Theo điều 8, Nghị định 79/2012/NĐ-CP đã quy định rõ ở khoản b, mục 1, là: “Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang” [18] thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Chính vì vậy, để thực hiện một chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nh m mục đích kinh doanh thì phải tiến hành thủ tục xin cấp phép biểu diễn Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao địa phương Đoàn đóng quân trước thời điểm biểu diễn. Về cách thức tiến hành chương trình phải thực hiện đúng các quy định pháp luật có liên quan như: không được thay đổi


nội dung, thêm động tác diễn xuất khác với nội dung đã được phép biểu diễn; cấm được quảng cáo mạo danh nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật; quảng cáo người biểu diễn không đúng nội dung đã được cấp phép; cấm sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn; cấm thực hiện hành vi thiếu văn hóa hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; cấm tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch cấm biểu diễn...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Các đơn vị nghệ thuật trong Quân đội cũng phải nắm rõ quy chế này trong việc quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn của mình. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ về cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định chung, đội ngũ văn nghệ sĩ trong Quân đội vừa là chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ nên có những quy định về phẩm chất đạo đức chặt ch , nghiêm khắc hơn.

Các Đoàn VCQĐ có nhiệm vụ chính là biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trên địa bàn, nhưng đồng thời cũng là một đơn vị nghệ thuật có chức năng biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ người dân, các cơ quan, đơn vị trong những ngày lễ lớn hay khi có yêu cầu. Chính điều này nên trong các HĐBDNT xã hội hóa, biểu diễn phục vụ nhân dân, phối hợp với các đơn vị ngoài Quân đội, các Đoàn VCQĐ phải chấp hành theo những quy định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.

Công tác văn hóa văn nghệ trong Quân đội là một bộ phận công tác tư tưởng văn hóa của Đảng, một nội dung cơ bản giữ vị trí hàng đầu của công tác Đảng, công tác Chính trị và được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và cấp ủy, cơ quan chính trị các cấp. Công tác văn hóa văn nghệ có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của


từng cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt Nam. Sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của QĐND Việt Nam là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tinh thần là đặc biệt quan trọng.

Trong những năm qua, công tác văn hóa văn nghệ trong Quân đội thường xuyên được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư các nguồn lực để tiến hành ở nhiều phương diện nh m xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Đứng trước vai trò, vị trí to lớn của công tác văn hóa, văn học nghệ thuật trong Quân đội. Ngày 20/10/2017, Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị số 355-CT/QUTW Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học nghệ thuật trong Quân đội giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở Chỉ thị của Quân uỷ TW, các đơn vị ban hành các văn bản thực hiện chỉ thị cụ thể của đơn vị. Các Đoàn VCQĐ là đơn vị trực tiếp thực hiện các chủ trương này. Bên cạnh đó là thực hiện Thông tư số 138/2020-TT/BQP về Quy định và hướng dẫn về định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quyết định số 2223/QĐ-CT ngày 24/12/2021 của Tổng cục Chính trị về việc Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa trong quân đội nhân dân Việt Nam. Kế hoạch số 136/KH-CT ngày 19/1/2021 của TCCT về Tổ chức hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí quân đội giai đoạn 2021-2025.

2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn

Các Đoàn VCQĐ thường xuyên quán triệt đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, Nhà nước, Quân đội và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ coi “văn hóa là một mặt trận, “xây’’ phải đi đôi với chống, lấy “xây” làm chính. Khi xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn, lãnh đạo các


Đoàn VCQĐ đã phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai yêu cầu trên. Sự thống nhất trên chính là cơ sở mang lại hiệu quả trong công tác quản lý HĐBDNT các Đoàn VCQĐ trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, phương thức quản lý là duy trì song song hai m u hình “nghệ sĩ - chiến sĩ” trong một con người, nhiệm vụ của các HĐBDNT của Đoàn VCQĐ là góp phần thực hiện hiệu quả chức năng: tuyên truyền, giáo dục, thẩm mỹ, khích lệ, cổ vũ động viên và bồi đắp chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân,…Vì vậy, những nội dung, hình thức, phương thức HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ đều hướng tới ba chức năng trên. Để thực hiện nhiệm vụ này, toàn thể cán bộ, chiến sĩ của các Đoàn VCQĐ đã và đang khắc phục những hạn chế như: số lượng tác phẩm nhiều, song còn ít tác phẩm có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật; các tác phẩm nghệ thuật về đề tài xã hội hiện tại, về hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới, về người lính trong thời bình chưa phong phú, đa dạng và cập nhật với xu hướng của thời đại.

Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2018 có một điểm mới là bên cạnh việc đảm bảo số phần trăm (%) nhất định các tác phẩm có nội dung về đề tài lực lượng vũ trang thì còn phải có 01 tác phẩm hành khúc độc lập được sáng tác mới, dàn dựng công phu nh m đảm bảo qua hội diễn, những tác phẩm mới, các tiết mục đặc sắc lần đầu biểu diễn s đến với công chúng và phục vụ bộ đội. Vì vậy với các chương trình biểu diễn của mình, sau khi được Thủ trưởng CCT phê duyệt kế hoạch, các Đoàn đã chủ động xây dựng các khung chương trình, sau đó tùy vào thời gian, địa bàn biểu diễn, các Đoàn chủ động linh hoạt thay đổi cho phù hợp. Với phương châm là phát huy nội lực, khích lệ động viên cá nhân diễn viên có ý thức đổi mới, sáng tạo từ khâu lựa chọn đến xây dựng hoàn thiện tác phẩm, chú trọng và làm mới các ca khúc truyền thống, ca khúc cách mạng, từ chọn tác phẩm cho đơn ca,

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí