Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội (45 Trang).


về các đoàn văn công quân đội (42 trang).

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn văn công quân đội (45 trang).

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đoàn văn công quân đội (48 trang).


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI

1.1. Tổng quan tình hình nghi n cứu

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Tác giả Laurent Lapierre với bài “Lãnh đạo và quản lý nghệ thuật” [144] đã nhìn nhận quản lý một tổ chức nghệ thuật dưới góc nhìn quản lý chung với việc quản lý nhân sự - nghệ sĩ. Một tổ chức nghệ thuật cũng như một doanh nghiệp. Muốn việc quản lý đạt hiệu quả phải phụ thuộc vào quản lý người nghệ sĩ. Đây vừa là vấn đề chung mà cũng là vấn đề riêng trong quản lý nghệ thuật. Vì người nghệ sĩ vừa là nhân lực của 1 tổ chức, vừa có những đặc điểm riêng của người sáng tạo nghệ thuật. Sự thành công của các tổ chức nghệ thuật nói chung phụ thuộc vào khả năng s n sàng của người nghệ sĩ cống hiến bản thân mình cho tác phẩm, bộ môn nghệ thuật hay cho một tiết mục.

Thống nhất quan điểm này, trong Management and the Arts (Quản lý nghệ thuật), tác giả Byrnes cũng đánh giá quá trình quản lý 1 tổ chức nghệ thuật cũng giống quản lý ở các tổ chức khác, đó là quá trình lập kế hoạch, điều hành, lãnh đạo và giám sát nh m đạt được mục tiêu của tổ chức [139].

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 3

Art management (Quản lý nghệ thuật) [140]; “From Arts Management to Cutural Adminitration” (Từ quản lý nghệ thuật đến quản trị văn hoá) [142]; “Leader ship and Arts Management” (Lãnh đạo và quản lý nghệ thuật) [144] đều đề cập đến vai trò quan trọng của công tác quản lý, định hướng trong sự tồn tại phát triển của tổ chức.

Các công trình nghiên cứu về quản lý tổ chức nghệ thuật của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài, như:


How to run a theatre (Làm thế nào để vận hành một tổ chức nghệ thuật: một hướng dẫn thú vị, thực tế về quản lý văn hoá nghệ thuật) [136] đã đưa ra những giải pháp nh m phát huy sự sáng tạo của một đơn vị hoạt động nghệ thuật trong bối cảnh phải tự chủ về mặt tài chính. Trong đó có những ví dụ minh họa việc tổ chức hoạt động nghệ thuật hướng đến công chúng, để bán vé nhưng v n giữ được tính nghệ thuật.

Cuốn Theatre Management: Producing and Managing the Perfoming Arts (Quản lý nhà hát: Sản xuất và quản lý nghệ thuật) [141] đưa ra mô hình hoạt động mà việc quản lý nh m tạo điều kiện và thúc đấy sự đa dạng và sáng tạo của nghệ sĩ.

Trong bài “Làm thế nào để vận hành một tổ chức nghệ thuật: một hướng d n thú vị, thực tế về quản lý văn hoá nghệ thuật” của Jim Volz [143] đã phân tích hiện trạng quản lý hoạt động nghệ thuật, trong đó có đề cập đến công cụ quản lý, cấu trúc tổ chức và nguồn nhân lực. Đồng thời tác giả đưa ra các đề xuất liên quan đến cải cách các công cụ quản lý, về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực.

Như vậy, các nghiên cứu đều đề cập đến vai trò của công tác quản lý nguồn nhân lực, trong đó kh ng định nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại phát triển của tổ chức. Tuy nhiên các nghiên cứu này được nghiên cứu trong bối cảnh của các nước phương Tây, nơi có nền kinh tế và khoa học phát triển, do đó các nghiên cứu này có mô hình quản lý nhân lực phù hợp với đơn vị nghệ thuật ở các nước phát triển.

Các nghiên cứu về quản lý nghệ thuật đều nhận định được những đặc thù và khó khăn riêng của ngành nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh tác động của yếu tố môi trường khách quan và chủ quan, cũng như tầm quan trọng của việc thích ứng với môi trường và xây dựng môi trường thuận lợi để kích thích, tạo coư hội cho sáng tạo của người nghệ sĩ.


1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu lý luận về quản lý văn hóa ở Việt Nam rất rộng và có tầm khái quát cao. Đề tài chỉ tổng quan một số các công trình lý luận chung về văn hóa nghệ thuật được xem xét, nghiên cứu, làm cơ sở lý luận cho đề tài như:

Cuốn Văn hoá nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và phát triển xã hội của tác giả Nguyễn Đình Quang (1998). Tác phẩm đề cập đến vấn đề văn hoá, nghệ thuật trong sự hình thành và phát triển xã hội. Nội dung cuốn sách này củng cố luận điểm về mối quan hệ giữa các hoạt động văn hoá xã hội trong sự hình thành, phát triển nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân trong xã hội hay của mỗi người lính. Đây là cơ sở cần thiết định hướng trong nghiên cứu của đề tài [91].

Năm 2001, tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã có những nghiên cứu cụ thể về tình hình văn hoá dân tộc hiện nay, Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra những d n chứng cụ thể về các hoạt động văn hoá dân tộc, từ đó đề xuất biện pháp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh xây dựng, phát triển, hội nhập và giao lưu văn hoá [38].

Góp phần quan trọng trong xây dựng hệ thống lý luận về quản lý văn hoá, đề tài có tham khảo một số công trình nghiên cứu liên quan như: cuốn Quản lý hoạt động văn hoá (1998) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú đã đề cập đến những khái niệm cơ bản của khoa học quản lý như: quản lý, quản lý văn hoá, chính sách văn hoá, quy trình quản lý văn hoá, nội dung quản lý văn hoá trên tất cả các lĩnh vực về văn hoá nghệ thuật, về hợp tác quốc tế về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở,... Đây là những căn cứ xác đáng mà đề tài có thể tham khảo [63], Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta của tác giả Hoàng Vinh [126]. Trong cuốn này,


những khái niệm, cách tiếp cận được tác giả hệ thống và có những ví dụ từ thực tiễn giúp cho đề tài hiểu rõ hơn về tác động của lí luận vào thực tiễn quản lý, xây dựng văn hoá trong bối cảnh đặc thù như ở Việt Nam.

Đề cập đến mảng chính sách văn hoá, năm 2009, cuốn Chính sách văn hoá trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hoá ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Tình tập trung trình bày chính sách của một số nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, cũng như đánh giá tình hình thực thi chính sách văn hoá ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nh m hoàn thiện chính sách văn hoá ở Việt Nam. Những giải pháp trong cuốn sách này là những gợi ý cho đề tài nh m đề xuất, đưa ra giải pháp hoàn thiện trong công tác quản lý các đoàn văn công trong bối cảnh hiện nay [108].

Cũng bàn về kinh nghiệm thực tiễn về quản lý văn hoá ở một số nước phát triển đã đạt được những thành tựu nhất định là điều rất cần thiết cho những nhà quản lý nghệ thuật. Tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn trong bài viết “Quản lý văn hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã tìm hiểu kinh nghiệm quản lý văn hoá ở các quốc gia tiêu biểu như Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Từ đó, đề ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [44, tr. 12-14].

Cuốn sách Quản lý văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn đồng chủ biên. Nội dung cuốn sách giới thiệu những quan điểm chung về quản lý văn hoá trong bối cảnh hiện nay; giới thiệu kinh nghiệm quản lý văn hoá của một số quốc gia trên thế giới; đánh giá thực trạng quản lý văn hoá ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới (1986); đề xuất những định hướng, giải pháp nh m hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý văn hoá trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây là tài liệu tham khảo có tính định hướng chung cho các quan điểm về hoạt động quản lý văn hoá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [45].


Cũng bàn về quản lý văn hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế có thể kể đến cuốn Hợp tác quốc tế về văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam của tác giả Lê Thị Hoài Phương (2009). Tác giả đánh giá những mặt ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý lý văn hoá ở các phương diện: cơ chế quản lý, công tác đào tạo, đãi ngộ, chế độ dành cho đào tạo và bồi dưỡng nhân lực ở nước ngoài của trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật [86].

Năm 2010, cuốn Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn Chí Bền. Cuốn sách đã phác hoạ bức tranh toàn cảnh về nền văn hoá Việt Nam theo dòng chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, với mọi mặt của đời sống văn hoá xã hội, cũng như đề cập đến hiện trạng và những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với các thành tố của nền văn hoá dân tộc [18].

Ngoài ra còn một số giáo trình như: Lược sử Quản lý văn hoá ở Việt Nam của tác giả Hoàng Sơn Cường; Quản lý văn hoá trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Nguyễn Tri Nguyên,… được biên soạn để giảng dạy và học tập của giảng viên, học viên và sinh viên. Các giáo trình đã đề cập tới nội dung của quản lý lĩnh vực văn hoá như quản lý đời sống văn hoá ở cơ sở, môi trường bảo tồn di sản văn hoá trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế,… Đây là các giáo trình mang tính đại cương, cơ bản, cung cấp những vấn đề quản lý về các lĩnh vực văn hoá.

Đề cập trực tiếp đến các vấn đề nghệ thuật phải kể đến các công trình như:

Năm 2001, trong bài nghiên cứu “Quản lý văn hoá nghệ thuật” của tác giả Lương Hồng Quang đã đưa đến cho người đọc nhiều vấn đề có tính nguyên lý quan trọng trong quản lý văn hoá như: Khái niệm quản lý, nhà quản lý, cấp độ quản lý, tiến trình quản lý, kinh tế học và nghệ thuật, marketing, gây quỹ. Đây có thể coi là những nghiên cứu lý luận đầu tiên về quản lý trong


lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta trong bối cảnh nền kinh tế thị trường [92].

Năm 2004, cuốn Nhập môn Quản lý Văn hoá nghệ thuật do tác giả Lương Hồng Quang và Đỗ Thị Thanh Thủy biên dịch. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, gồm những nội dung mang tính sơ khởi, căn bản nhất trong lĩnh vực quản lý văn hoá nói chung, quản lý nghệ thuật nói riêng [94].

Cũng bàn về những vấn đề căn bản của quản lý nghệ thuật, tác giả Lương Hồng Quang trong bài viết “Tổ chức nghệ thuật và vấn đề quản lý tài chính” (2004) [93, tr. 24-26], hay bài “Về ngành quản lý văn hoá” (2009) [58, tr. 32-34.] của tác giả Phạm Bích Huyề đều đề cập đến vấn đề quản lý tài chính trong các tổ chức nghệ thuật, phân tích điểm giống và khác nhau trong quản lý tài chính của tổ chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận về nghệ thuật, vì sao nhà quản lý phải coi trọng quản lý tài chính?

Công trình Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới của tác giả Nguyễn Duy Bắc đã tuyển chọn các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo chính trị và bài viết của nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Tổng bí thứ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu,… về xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật. Cùng các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu như Hồ Sĩ Vịnh, Nguyễn Duy Bắc, Phạm Duy Đức, Phan Cự Đệ, Trần Văn Bính, Từ Sơn, Trần Đình Sử,... đưa đến nhiều góc độ, nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh chủ đề lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới [16].

Nhìn từ góc độ các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, tác giả Phạm Phương Thuỳ lại kh ng định, bên cạnh vai trò của nhà nước, các đon vị cũng phải chủ động tìm hướng đi riêng để phát triển. Các đơn vị cần có chính sách riêng để phát triển đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn vị mình, từ khâu: tuyển chọn, bố trí việc làm đúng năng lực, sở trường, có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ thoả đảng. Bên cạnh đó, các đơn vị không chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước mà cần xây dựng cơ chế xã hội hoá, tăng cường kêu gọi tài trợ từ các tổ


chức, cá nhân bên ngoài nhà nước [105].

Cũng nghiên cứu vấn đề cơ chế, chính sách tạo bước phát triển đột phá cho các đơn vị nghệ thuật là bài viết “Một số đề xuất về chính sách cấp bách trong nghệ thuật biểu diễn”, Đào Đăng Hoàn (2011) [57]. Bài viết đề xuất một số chính sách để phát triển nghệ thuật biểu diễn như: có Bộ Luật cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật; xây dựng các quy định về điều kiện tuyển dụng và chế độ đãi ngộ cho nghệ sĩ phù hợp…

Năm 2014, liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật, tác giả Lê Hường trong bài viết “Những mâu thu n của việc nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật ở nước ta hiện nay” đã chỉ ra bốn mâu thu n cơ bản trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong các hoạt động nghệ thuật cho công chúng hiện nay, đó là:

- Mâu thu n giữa truyền thống và hiện đại

- Mâu thu n giữa cái tôi và cái ta

- Mâu thu n giữa tính giải trí và tính nghệ thuật

- Mâu thu n giữa mục tiêu nâng cao nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân với thực trạng quản lý hoạt động văn hoá nghệ thuật.

Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số biện pháp khắc phục những mâu thu n này nh m hiện thực hoá chủ trương nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật, để văn hoá ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội [61, tr. 29-36].

Tác giả Lê Hường trong cuốn Nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay đưa ra luận điểm và phân tích: Thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ trong văn học và nghệ thuật là làm cho con người tin tưởng vào một hệ giá trị nhân văn của dân tộc, để hành động, vun đắp, xây dựng và bảo vệ nó [62, tr. 29].

Về quản lý hoạt động nghệ thuật trong cơ chế thị trường, cuốn sách

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí