Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 8

ngoài để đánh lừa trục lợi về cho mình. Lời văn của ông bình dị mà chua cay, mặn chát. Thấm vào đó là cả nỗi niềm suy tư của tác giả.

Trần Tiêu nói về gia cảnh người nông dân – xã Chính – suốt đời mong ước có được một con trâu cái. Ước mơ của người nông dân thật bình thường sao mà khó thực hiện được đến vậy. Cụm từ “con trâu cái”, lặp lại nhiều lần trong tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Tác phẩm làm người đọc day dứt với hình ảnh bác Chính đến lúc chết miệng vẫn nói về con trâu cái. Cuộc đời người nông dân này chỉ ước ao có được con trâu cái để làm việc vậy mà không được ! Giọng văn không phê phán, tố cáo thế lực nào trong xã hội nhưng người đọc nhận ra sau câu chữ và những ước mơ bình dị của người nông dân mà họ không bao giờ thực hiện được đó chính là giai cấp địa chủ, quan lại phong kiến. Không nói tới sự hà khắc của bọn địa chủ nhưng trông sân thóc nhà chánh Bá to rộng, những cót thóc ăn và tiêu hàng đời chắc gì đã hết, cùng những người nông dân đang đứng khất nợ và cách tính lãi suất của bà. Đã là lời tố cáo tất cả những gì mà địa chủ đang làm cho dân chúng ngày càng lụn bại đi. Sự đắng cay của những người nông dân là chính họ không nhận ra kẻ thù giai cấp của chính mình. Giọng văn của Trần Tiêu cứ nhẹ nhàng tình tứ thế mà đắng cay, day dứt đến nghẹn ngào trái tim bạn đọc. Mỗi khi ông đặt bút xuống để miêu tả về những con người này, thường sử dụng lời văn hàm súc.

Đây là đoạn văn diễn tả về một vụ mùa sau khi thu hoặch xong của gia đình xã Chính “ vợ đứng nhìn đống thóc tí hon” và cất lời than vãn thật thảm thiết. Nếu ai đã từng làm ruộng, từng sống với những người nông dân, hiểu họ thì chắc hẳn không khỏi thương tâm nhỏ lệ khi thấy họ kể ra những việc phải chi dùng từ hạt thóc mà ra :

Từng này thóc thì làm sao đủ nộp và trả cái nợ bà chánh Bá, lại còn những món nợ lặt vặt, lại còn ăn, còn tiêu … Ôi chao ôi ! rò cơ cực ! cái thân này còn vất vưởng cho đến bao giờ mới thoát nợ.

Nói rồi bác thở dài. Cặp mắt đẫm lệ, hai gò má sưng lên vì cố nhịn khóc. […]. Khốn nạn, mình bảo xoay thì xoay, cách nào bây giơø” [83, tr. 155].

Những lời than vãn cất lên hoà cùng nước mắt, mặn chát : Ôi chao ôi ! rò cơ cực ! cái thân này còn vất vưởng cho đến bao giờ mới thoát nợ, cứa vào lòng bạn đọc nỗi thương tâm về cuộc sống của người nông dân. Làm lúa đã hỏng xoay sang làm hàng sáo lại gặp lúc mất mùa nhà giàu ép giá, đi suốt ngày chưa chắc gì đong đựơc gánh thóc mang về “ Mình không nhớ hôm kia tôi đi khắp làng mà không sao đong được lấy hai thùng thóc đấy nhé. Các nhà giàu họ thấy trời

làm mất mùa, thóc gạo cao kém, họ găm, có chịu bán cho đâu” [83, tr. 155]. Làm ăn thất bát, lại còn phải sưu thuế “ lại còn vụ sưu thếu sắp tới, mình mà không nộp được đủ đồng thì khổ với các ông lý, với các ông tộc biểu” [83, tr. 156]. Có thể trích ra khá nhiều đoạn văn với những giọng điệu như vậy. Cái đắng cay của người nông dân là mong sao cho hết nợ “ Bao giờ cho nhà mình sạch hết nợ ?”. Phát huy giọng văn hàm xúc này nhà văn đã nói được nhiều điều trong cuộc sống. Chính chất giọng này đã làm cho văn ông đi sát vào hiện thực đời sống của đông đảo qần chúng nhân dân hơn. Lời văn vì vậy mà không làm cho bạn đọc cảm thấy sáo rỗng. Nó chân thành như chính cuộc đời. Và đây cũng là chỗ để ông đi gần với những nhà văn thuôïc khuynh hướng văn học hiện thực hơn là văn học lãng mạn. Giọng văn chân thành này đã làm cho tác giả khác nhiều nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn. Điều này có nghĩa, không phải các nhà văn trong Tự lực văn đoàn không viết về đời sống dân quê, họ viết về đời sống dân quê nhưng phản ánh ở góc độ khác và lời văn của họ phần lớn nó thuộc khuynh hướng lãng mạn hơn là hiện thực.

Lời kể của bà khán Bột – Chồng con – về cuộc đời chẳng may chồng qua đời sớm, để lại cho bà một mụn con gái khi nó đi lấy chồng lại phải tay chồng phá của, chi tiêu hết phần gia sản của bố mẹ đẻ để lại còn lận sang cả phần của mẹ vợ. Nhưng bà đâu dám than vãn. Ở “trong làng cốt có danh vọng là đủ, sau này nhờ giời, con cái ông nối được nghiệp bố thì bốn đời hào dịch rồi đấy, tiền của nào bằng” [83, tr. 32]. Lời thuật truyện không chút bình phẩm nhưng đằng sau câu chữ là tấm lòng tác giả. Mỗi chữ thấm vào đó là sự xót thương cho thân phận bà khán Bột.

Lời than của bà đồ – Một diệu keá – về gia cảnh sa sút thật là những đoạn vừa độc thoại, vừa đối thoại thể hiện một sự chua chát về cuộc sống của một kiếp người. Cuộc đối thoại giữa ông đồ và bà đồ trong việc tìm kế sinh nhai đã làm ta nhỏ lệ xót thương cho số phận con người, đặc biệt là lớp nhà nho cuối cùng trong xã hội cũ. Bà đồ nằm trên giường, đứa bé mới sinh thiếu sữa vì mẹ nó đói không có cái ăn. Ông chồng ngồi bó gối ngoài phòng khách mặt đầy tư lự vẻ lo toan tính toán một cái gì lung lắm nhưng thực ra ông chẳng nghĩ ngợi được gì cho ra hồn vì từ trước tới giờ tất cả mọi việc bà đồ lo hết, nay sự việc đến tay ông đành chịu. Cuối cùng ông nghĩ ra “một diệu kế” bắt vợ đi ở tù để lấy cơm ăn nuôi con. Giọng văn của tác giả thuật lại câu chuyện không chút bình phẩm, không sen vào những lời lẽ chê bai trách móc nhân vật nhưng đằng sau câu chữ ấy cứ lộ ra cảnh mẹ con bà đồ bồng bế nhau bước lên xe tù để tránh cái đói.

Ai đọc cảnh này mà chẳng thương tâm cho số phận con người. Hơn nữa tác giả cũng bộc lộ tấm lòng lo lắng, băn khoăn về đạo đức, học vấn của xã hội. Giọng văn rất khách quan nhưng không bàng quan trước mọi sự sống, vẫn ấm tình người, tình đời trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Lời kể của bác xã Chừng – Năm hạn – về gia cảnh từ đầu năm đến giờ : “đầu năm mất đứa con. Tháng ba có đàn gà toi sạch. Tháng mới rồi có con lợn đương lành mạnh hẳn hoi, bỗng tự nhiên chê cám, phải bán vội lấy nửa tiền. Bây giờ lại … hu ! hu ! Ối giời cao đất dầy ôi ! tội lỗi gì mà giời nỡ đầy đoạ tôi cực … nhục ….” [85, tr. 9]. Đoạn văn kể lại sự việc gia đình từ đầu năm đến giờ sao mà cay đắng đến vậy. Giọng kể cứ như muốn đứt ra từng quãng, gia cảnh ngày càng chìm vào sự khốn cùng không lối thoát. Những từ chỉ sự trôi đi của thời gian : Đầu năm, Tháng ba, Tháng mới rồi ; sự vật cũng trôi đi theo : con, gà, lợn, trâu. Những từ chỉ cảm xúc tâm trạng của nhân vật : Bỗng tự nhiên, Ối giời cao đất dầy ơi, đầy đoạ, cực nhục. Chỉ mới vài lời của xã Chừng cất lên đã khiến cho độc giả nghẹn ngào, chua xót cho gia cảnh nhà bác. Trần Tiêu như đứng ngoài cuộc dòi mắt nhìn và lắng tai nghe những lời kể của nhân vật tưởng không chút suy tư nhưng thực tế, ông đang hoà vào nỗi đau của nhân vật chia sẻ với họ những đắng cay của cuộc sống. Đang chia sẻ cùng họ trong tiếng khóc nấc lên từng cơn. Giọng văn tưởng như lạnh lùng mà lại thấm đẫm tinh thần nhân đạo, nhân văn. Mỗi câu chữ là tiếng lòng, là tình cảm tràn đầy niềm yêu thương vô bờ của tác giả. Thật là một giọng văn thấm đượm tình người, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.

Tác phẩm Sau luỹ tre, tác giả thuật lại câu chuyện thật bi thương của gia đình người nông dân – Khoản – Diếc – với giọng điệu thật đắng cay. Gia đình anh muốn làm giàu nhưng không thể được, không muốn làm lý thôn nhưng bộc phải ra làm lý thôn để rồi sau ba năm làm lý thôn trở về với hai bàn tay trắng. Sự ngậm ngùi đắng cay của nhân vật khi nhìn lại gia cảnh của mình cũng chính là sự ngậm ngùi đắng cay của tác giả về sự háo danh trong xã hội cũ. Lời văn của tác giả là sự lên án tố cáo không chỉ xã hội áp đặt, ép buộc mà còn vạch ra sự hám danh của họ. Tuy nhiên, giọng văn của tác giả chưa đạt đến độ sắc nét như nhiều nhà văn cùng thời như

Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 8

: Ngô Tất Tố, Nam Cao, …. Đặc biệt sự miêu tả tâm lý nhân vật, hay cảnh vật nhiều khi người đọc có cảm giác lời văn và giọng văn có điểm gì đó sáo rỗng không hợp với tâm lý nhân vật hay cảnh vật mà tác giả muốn nói tới. Hay sử dụng các biện pháp tu từ, dùng từ nhiều khi làm người đọc cảm nhận ông có phần miệt thị nhân vật. Ông Hoạch năm nay 86 tuổi được hưởng phúc của làng ban cho chức thủ chỉ nhưng dưới cái nhìn của tác giả thì nhân vật có phần bị coi

rẻ nếu không muốn nói là miệt thị : “ Ông năm nay tám mươi sáu mà vẫn ăn khoẻ, uống khoẻ, đi khoẻ chẳng kém gì bọn lực điền […]. Mặt ông lúc nào cũng hồng hào, thân thể ông nếu trần chuồng, trông chẳng khác nào một pho tượng đồng mắt cua. Nhưng về phần thông minh, ông còn kém đứa trẻ lên mười. Ông suốt đời vô tư lự. Và câu chuyện của ông ngoài ăn uống chẳng có gì khác. Cặp mắt ông tinh tường vì sức khoẻ, nhưng ngớ ngẩn dại nghếch như cặp mắt một anh mọi trên rừng sâu núi thẳm” [83, tr. 85]. Môït ông lão tám sáu mà sức vóc : ăn khoẻ, uống khoẻ, đi khoẻ chẳng kém gì bọn lực điền. Da nốt hồng hào, thân hình săn chắc như pho tượng đồng mắt cua. Qua đoạn văn, ông già hiện lên rò nét với sức vóc khoẻ mạnh vững chắc. Lời văn gợi nhắc cho ta cảm nhận sự tôn kính của tác giả với người già. Nhưng không chỉ cần đọc kỹ lại một lần nữa hình tượng ông già hiện lên lại khác, khoẻ mạnh như thế để làm gì trong khi trí não không bằng trẻ lên mười, cặp mắt thì ngớ ngẩn dại nghếch, nụ cười ngây ngô đần độn, tính khí thì ích kyû.

Cách thức so sánh ngang bằng đã tạo cho người đọc cảm nhận, nhà văn dường như không một chút cảm tình với người già, pha vào đó là sự mỉa mai cực độ. Hay mô tả nhân vật Sồi cũng bằng biện pháp tu từ so sánh “nó đi chậm chạp, lạch bạch như con vịt”, đầu tóc rối bù như “cái tờ bô cáp”, khuôn mặt thì “phì mị” (vì má cô phính phính như má lợn). Một con người nết đi như vịt, mặt như lợn , ngay cả thân hình lùn, ăn vận lúc nào cũng lôi thôi, tính khí thì lỳ lỳ, làm thì chậm như sên thật không còn điểm nào tác giả không chê. Giọng văn miêu tả giống như tự nhiên chủ nghĩa, đẩy nhân vật xuống tận đáy của sự xấu. Nam Cao miêu tả nhân vật thị Nở tuy xấu nhưng còn có tình cảm cảm hoá con ngươi – Chí Phèo. Nhân vật đi đến bên bờ vực được nhà văn kéo lại còn nhân vật của Trần Tiêu cứ để trượt dài.

Trong tác phẩm Chồng con, ông mô tả tâm lý bà lý Bổng khi biết chồng có tình ý với cô đào hát – Ngoạt – cách thức miêu tả tâm lý chưa sát hợp với sự phát triển tâm lý của nhân vật. Lời văn có phần gượng ép, ngữ điệu chưa chứng tỏ được tính cách nhân vật. Đây là đoạn văn tả nhân vật đánh nghen :

Máu ghen đưa lên mạnh quá làm bà nghẹn ngào khó thở. Bà không chịu được đứng dậy gọi con ở lên coi nhà. Bà xách chiếc đèn chai nhất định đến nhà bà Khoai đánh xé cho nó một mẻ nhừ tử rồi muốn ra sao thì ra.

Chợt trông thấy cái thước mun khảm dựa vách, bà không nghĩ ngợi cầm ngay lấy bước chồm ra cổng như con sư tử cái dữ tợn. Con ở ngồi trên phản. Nó trông thấy chủ nó ghê gớm quá mà run lên cầm cập” [84, tr.108].

Đọc đoạn văn này chắc hẳn chúng ta ai cũng tưởng bà lý sẽ đi tới nơi và sảy ra trận đánh ghen bởi lúc này đầu óc không còn bình tĩnh. Trông bà dữ tợn như con sư tử cái. Đứa ở nhìn thấy mà run lên cầm cập, nhưng không, chỉ sau ít phút cơn ghen tan biến “ bà bước chậm lại, nhìn xuống cái tay thước rồi bất giác mỉm cười, nói sẽ một mình rò chán ! mình vác tay thước đi, định đánh vỡ đầu người ta chắc. Tội vạ ai chịu ?”” [84, tr. 108]. Một người phụ nữ đánh ghen, trong lúc cơn ghen đang ở giai đoạn cao trào vậy mà bà kìm chế ngay được “rò chán ! mình vác tay thước đi, định đánh vỡ đầu người ta chắc” nghĩ ngay đựơc sự đánh ghen “Tội vạ ai chịu ?”. Bà tự mỉa mai mình bằng những lời thật chua xót “ Già rồi mà còn ghen, chẳng sợ người ta cười. Rò dơ đời !”. Đây là một hành vi tự biện hộ không hợp với logich tâm lý. Tác giả muốn xây dựng nhân vật lý tưởng cho nên không muốn nhân vật bị vết ố của hành động làm mờ nhạt. Chính vì đặc điểm này mà hành động diễn ra không sát hợp với logich nội tâm của chính nó, người đọc dễ nhâïn ra sự gượng ép của nhà văn.

Đây là đoạn văn miêu tả nhân vật người cha – lý Bổng – (Chồng con) sau bảy tám năm đợi chờ nay vợ mới sinh đứa con đầu lòng nhưng anh ta lại sợ trẻ đến nỗi không dám bén mảng đến gần nơi vợ và con, khi người vợ bế đứa bé dí sát vào người thì anh ta sợ quá mặt tái xanh, tái xám và co cẳng chạy một mạch:

Xã Bổng từ hôm vợ đẻ, không dám bén mảng vào trong buồng. Hắn sợ bẩn, sợ hôi hám chăng ? không hắn sợ đứa bé. Ở đời, hắn sợ nhất chuột con đỏ hỏn rồi đến những đứa bé mới đẻ. […]. Lần này chị ta muốn trêu hắn. Gặp dịp hắn có việc không đừng được, phải xuống nhà ngang. Chị ta ẵm đứa bé áp mãi vào người hắn và cười nói : “ này, bố nó, tám chín năm giời mới có con. Bố nó bế thí cho đỡ thèm”. Hắn gượng cười, nhưng mặt tái mét, lùi, lùi mãi rồi chuồn mất” [84, tr. 65].

Văn chương nghệ thuật đành rằng là hư cấu nhưng hư cấu không dựa trên nền tảng của hiện thực thì văn chương không còn đất để tồn tại. Mọi sự việc phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống sau đó thăng hoa để đi vào nghệ thuật. Ở đây Trần Tiêu đã phản ánh tâm lý nhân vật không sát hợp với hoàn cảnh mà nó đang có. Không có một người bố nào lại sợ con đến như ông bố – xã Bổng – trong truyện Chồng con.

PHẦN KẾT LUẬN


Trần Tiêu đã để lại một di sản văn học tuy khiêm tốn nhưng có giá trị với đông đảo bạn đọc hôm qua và hôm nay. Văn của ông, thời gian qua đi, có một độ lùi đáng kể để chúng ta có thể ngồi lại nhận định, đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn, hiểu và cảm thông với tác giả ở nhiều điều.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc : đất nước được giải phóng, dân tộc được độc lập. Một kỷ nguyên hoà bình thống nhất và trên đường phát triển đi lên. Cảnh đời người nông dân như : chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo cơ bản đã được giải quyết thấu đáo nhưng cảnh chồng con như : chị xã Bổng, Hĩm, vấn đề mua danh thì vẫn còn phải suy nghĩ giải quyết. Cũng như chuỵên con trâu không phải là ước mơ của một gia đình nông dân mà là của nhiều gia đình nông dân. Mặc dù xã hội hôm nay, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ nhưng con trâu vẫn có vị trí xứng đáng trong gia đình nông dân. Hay những vấn nạn mà người nông dân phải chịu không chỉ tồn tại ở một thời mà còn ở nhiều thời. Tác phẩm Ai phải, Một diệu kế, Năm hạn, … như một dấu chấm hỏi trước cuộc sống.

Số lượng tác phẩm của Trần Tiêu trước Cách mạng không nhiều : hai cuốn tiểu thuyết : (Chồng Con, Con trâu) ; hai tập truyện ngắn : (Truyện Quê, Sau luỹ tre) và một tác phẩm viết chung với anh trai – Khái Hưng (Dưới ánh trăng). Không phải tất cả các tác phẩm của ông đều hay. Duy có điều, bạn đọc hôm nay điều cảm nhận được văn của Trần Tiêu có một vẻ đẹp riêng khó trộn lẫn với nhà văn khác “ Ở tiểu thuyết cũng như truyện ngắn, ông đều tạo được những nét riêng, đặc sắc độc đáo, thể hiện rò cá tính của một nhà văn có năng lực và tâm huyết với mảng đề tài này” [30, tr. 233]. Nét riêng đặc sắc độc đáo đó chính là sự thống nhất, tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Hay nói cách khác, đó chính là vẻ đẹp độc đáo của phong cách nghệ thuật. Trần Tiêu đã đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều trang văn đặc sắc. Đặc sắc về nghệ thuâït miêu tả, tự sự.

Sự tìm hiểu, phân tích ở những chương trên cho chúng ta thấy văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu biểu hiện một số nét độc đáo:

- Xây dựng bức tranh nông thôn Bắc bộ ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh làng quê khá đặc sắc.

Từ những khám phá, xây dựng và thể hiện nhà văn đã tập trung vào miêu tả những hành động, ước mơ của con người nông dân trong cuôïc sống đời thường. Ngòi bút của ông không sắc nét như những nhà văn hiện thực : Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, … nhưng ông đã cố gắng đi sát với đời sống thực tế, phản ánh những vấn đề của cuộc sống. Để làm được điều này, ông đã ghi lại những khoảnh khắc đặc thù, tạo dựng những tình huống, bối cảnh, không gian, thời gian và chọn giọng điệu phù hợp với từng nhân vật ở từng hoàn cảnh khác nhau, từ đó làm nổi rò ý tưởng của mình.

Theo dòng cảm xúc của Trần Tiêu, bạn đọc hôm nay bắt gặp trên trang viết những vấn đề tưởng như đã cũ nhưng lại không cũ. Bởi nó là câu chuyện của đời người. “Không bay bướm, rất giản dị, chân thành, trong sáng, giàu cảm xúc nên đến nay đọc lại không thấy cũ như một vài nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn” [30, tr. 250]. Thông qua tác phẩm, bạn đọc dường như gặp lại chính mình, hiểu mình và hiểu người hơn, sống với những phút giây trong đời thực mình chưa kịp sống. Đó cũng là chỗ hấp dẫn, quan trọng nhất trong tác phẩm nghệ thuật của Trần Tiêu đối với bạn đọc hôm nay.

- Đặc trưng chủ đạo ấy – cảm hứng nghệ thuật tập trung vào việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Trữ tình trong văn của ông thấm đẫm chất thơ, chất hoạ của cuôïc đời thực. Trữ tình trong văn của ông không giống với các nhà văn như : Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, …. Nếu Thạch Lam là lối trữ tình “ điềm tĩnh, nhỏ nhẹ ; trữ tình thông qua dòng cảm giác của nhân vật” thì Trần Tiêu là lối trữ tình ngọt ngào, tình tứ, những đoạn văn thẫm đẫm chất thơ văn xuôi luôn thể hiện một sự đồng cảm giữa nhà văn và nhân vật.

Nghiên cứu văn nghiệp của Trần Tiêu, chúng ta nhận thấy những đóng góp thiết thực của ông trong tiến trình phát triển nền văn xuôi hiện đại nước nhà. Trong văn của Trần Tiêu, làng quê Bắc bộ hiêïn lên không chỉ là sự tù túng, lạc hậu, sự chà đạp, đè nén mà còn có những phong cảnh quê hương, tình người thật sâu sắc. Đặc biệt người phụ nữ và nông dân trong văn của Trần Tiêu khác hẳn với người phụ nữ và nông dân trong văn của văn học lãng mạn. Ông không chỉ nhận ra dáng vẻ bề ngoài mà còn nhận ra nét đẹp bên trong tâm hồn nhân vật, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau “lá rách đùm lá nát”, tinh thần tương thân, tương ái, lòng vị tha. Đó là phẩm chất quý giá của những con người mà Trần Tiêu đã phát hiện ra.

Nghiên cứu văn nghiệp của Trần Tiêu, chúng ta khẳng định sự đóng góp quý giá của nhà văn vào tiến trình phát triển văn xuôi nghệ thuật nước nhà. Nhưng cũng nên mạnh dạn nói rằng,

đôi chỗ trong tác phẩm nhà văn chưa thật sự hiểu và thông cảm với người nông dân. Đặc biệt ông chưa chỉ ra sự đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn đối kháng trong xã hội lúc bấy giờ dường như nhà văn bỏ qua. Giáo sư Trần Hữu Tá đã khẳng định “Nội dụng hiện thực, ý nghĩa xã hội trong tiểu thuyết Con trâu (cũng như trong các tác phẩm khác của Trần Tiêu) còn bị hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức bóc lột tàn tệ của người nông dân” [21, tr. 437]. Đặc điểm này cũng là cái chung trong phần lớn tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn.

Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, khi tác phẩm Chồng con, Con trâu, Ai phải, Năm hạn, đã kịp thấm vào mỗi tấm lòng độc giả yêu thích văn nghiệp của Trần Tiêu, độc giả hôm nay tâm đắc với tác phẩm của ông chợt nhận rằng cái cốt cách riêng biệt cùng những giá trị bền vững mà văn chương của Trần Tiêu để lại là những đóng góp không nhỏ trong tiến trình phát triển văn xuôi nghệ thuật nước nhà …. Tất nhiên thời gian sẽ còn tiếp tục phán xét, đánh giá những giá trị mà văn chương của ông. Nhưng hôm nay, chúng ta có thể khẳng định rằng tác giả là người đã có những đóng góp thiết thực cho nền văn học nước nhà.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022