chồng con cái nhà tôi. Chú mà để thím ấy đẻ ở đây thì bằng chú giết tôi, giết cả vợ chồng con cái nhà tôi. Sao chú nỡ tâm thế. Nhà anh chú mà lụn bại, tan nát thì chú có ngồi yên mà hưởng sung sướng được không ? Thật tôi tưởng chú chả có cái tâm địa ấy” [85, tr. 242]. Nhưng sau những lời van vỉ của vợ chồng người anh vẫn không thấy Mẫn chuyển đổi, lại bảo vợ xuống nhà ngang mà đẻ thì họ đã hành động một cách mất hết nhân tính “họ xúm vào lôi tuột nhà cháu ra cổng. Họ lôi mạnh quá nhà cháu ngã xoài nằm lăn ra đường. Cháu vội chạy đến nâng dậy. Vợ chồng họ được dịp vội đóng sập cổng, cài then chặt” [85, tr. 244]. Phong tục lạc hậu đó tưởng như không đâu có, vậy mà lại có ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Đôi vợ chồng trẻ dắt díu nhau quay về nhà mẹ vợ để sinh, nhưng chỉ đi được vài bước, tới cái quán đất ven đường, người vợ sinh con tại đó. Chỗ người vợ sinh con có khác nào cái chuồng trâu, trống hua, trống hoác, gió lùa, cát bụi. Cảnh sinh nở này làm ta nghĩ tới tác phẩm Một con người ra đời của nhà văn Nga Mác Xim
– Gorki. Tuy hai đứa bé được sinh ra ở hai cảnh khác nhau – một bãi biển, một quán đất ven đường – nhưng cả hai đều xót xa quặn thắt. Đau lòng hơn ở đây đứa bé vừa chào đời thì mẹ nó cũng nhắm mắt ra đi. Tiếng khóc chào đời của trẻ thơ cũng là tiếng khóc tiễn đưa người mẹ về còi vĩnh hằng. Thằng bé trai mũm mĩm, dễ thương vừa ra đời, có tội gì đâu mà nó phải gánh chịu tổn thất quá lớn, nếu như bác nó không làm điều thất đức như vậy. Cái chết của Sồi, tiếng khóc uất nghẹn của trẻ thơ và cái nghẹn ngào nghẹt thở của Mẫn đã tố cáo mạnh mẽ cái hủ tục lạc hậu ở nơi thôn ổ. Tiếng nói nhân đạo của Trần Tiêu đã chỉ ra những hủ tục lạc hậu để cho người dân nhìn vào sự thực, sửa đi những gì không phù hợp để sống tốt hơn. Nhà văn phản ánh hủ tục đớn đau phi nhân bản đến thế mà vẫn bằng giọng văn trầm, không đao to búa lớn, cứ nhẹ nhàng thế mà làm người đọc quặn đau, xót xa tận con tim. Tiếng nói nhân đạo cứ lan mãi thấm vào từng con người làm thức tỉnh bản chất hiền lương trong họ.
Trần Tiêu không bàng quan trước nỗi cơ cực của người nông dân. Ông đã phần nào hiểu nguyên nhân dẫn đến hủ tục lạc hậu, những đau khổ của họ. Đáng lẽ xã Chính (Con trâu) cũng đủ ăn, đủ tiêu và có tiền tậu trâu, nhưng do làng bắt mua xã, thầy bói bắt sửa mộ Tam đại, sang cát cho cha ; do vậy, bảy sào ruộng phải gán nợ, bảy chục bạc do gán nợ còn dư cũng tiêu hết. Vậy là bác trở thành vô sản. Lúc nhắm mắt xuôi tay bác Chính trai cứ mơ về con trâu cái. Miệng luôn lảm nhảm về con trâu cái mà không sao có được. Đói khổ, cơ cực con người làm quần quâït mà chẳng nuôi nổi nhau vậy mà con trâu lại nuôi nổi con người ! Con trâu không chỉ nuôi nổi môït con người mà là nuôi đủ cả một gia đình. Rồi cả gia đình ấy sẽ làm giàu từ một
con trâu cái ! “Rồi con trâu cái sẽ giúp bác kiếm ra tiền. Rồi mỗi năm bác sẽ tậu thêm được vài sào. Rồi bác sẽ giàu có ! ” [83, tr. 21]. Thật khó mà trả lời được, trâu nuôi người hay người nuôi trâu ? Cái bi và cái hài ở đây xen lẫn vào nhau tạo ra một tiếng nói tố cáo sâu sắc của Trần Tiêu.
Trần Tiêu quan tâm đến số phận những người nông dân, ông đã dành khá nhiều trang viết rất chân tình cho những người “nhỏ bé” bị lép vế nhất ở nông thôn. Viết Việc làng, Ngô Tất Tố dùng ngòi bút phóng sự để kể về nỗi cơ cực của người nông dân sống ở nơi thôn ổ, mười bảy chương sách là mười bảy câu chuyện về hủ tục ở thôn quê. Ở đây, Trần Tiêu không dùng lối văn phóng sự mà dùng lối văn truyện ngắn và tiểu thuyết để nói về nỗi khổ của người dân quê. Phản ánh nỗi khổ bằêng tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng nó không mất đi phần thời sự. Tính thời sự cứ hiện ra lộ rò mồn một trên mỗi trang viết, trong tâm trí bạn đọc. Người đọc thấy người ấy, cảnh ấy cứ hiện ra nhãn tiền. Ngòi bút nhà văn đi sâu vào cuôïc sống thê thảm, tối tăm của người dân lao động. Tác phẩm Sau luỹ tre là câu chuỵên kể về gia đình nhà lý Chính. Lúc chưa mua lý thôn thì cả gia đình làm còn có bát ăn bát để, khi mua rồi thì hỡi ôi không còn miếng để ăn. Trần Tiêu không nói tới cảnh cả gia đình nhà lý Chính dắt díu nhau đi ăn xin hay bỏ quê lên tỉnh làm thuê như trong Viêïc làng của Ngô Tất Tố nói về gia đình nhà bác Luỹ. Kể từ ngày bác Luỹ khao vọng cho chồng (ngày 15 tháng 8) lên chức lý cựu rất linh đình và “danh giá” thì năm sau bà Cựu vội vàng đi lên tỉnh làm mướn. Ngô Tất Tố kết luâïn
“Năm sau nữa tôi gặp bà Cựu cắp nón đi ra cổng làng với một dáng điệu không vui.
- Chào ông ở nhà, cháu đi làm đây.
Và không đợi tôi hỏi, bà ấy vội vàng cắt nghĩa :
- Cháu sang Hà Nội làm vú già ông ạ, có gần mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán tất cả, lại còn nợ thêm bảy mươi đồng nữa nếu không đi làm thì lấy gì mà đóng họ ?” [86, tr. 51].
Người đọc cũng sẽ hình dung ra cả gia đình bác Chính sẽ lụn bại nay mai và ôm lấy chức lý cựu – một danh hão - rồi chết trong xó nhà tranh xiêu vẹo.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 1
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 2
- Những Cảnh Đời Cơ Cực Của Người Nông Dân Miền Bắc Trước Cách Mạng
- Người Phụ Nữ Nông Thôn Miền Bắc Trước Cách Mạng
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 6
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Phải chăng, người nông dân trong sáng tác của Trần Tiêu hám danh hão? Thực ra không phải. Họ chỉ muốn an phận làm ăn nhưng vì phong tục của làng xã ép buộc, họ đành phải chấp nhận. Trong xóm nếu không có danh phận thì thật là chua xót. Do vậy không có gì khó hiểu tại sao họ lại bầu xã, bầu lý từ khi đứa trẻ chưa chào đời. Đây là lời tâm sự của bác xã Chính trong tác phẩm Con trâu :
“Đó cũng là vạn bất đắc dĩ. Bác năm nay đã hơn bốn mươi tuổi đầu mà động có rước là bác phải ra cầm tán hay khiêng kiệu với bọn mục đồng ; động có quan về là bác phải thân ra dọn đường, rẫy cỏ dưới con mắt hỗn xược của một anh quản xã chỉ nhớn bằng chạc con bác. Động có việc gì nặng nhọc là đến tay bác. Trăm nghìn sự thiệt thòi đổ dồn xuống đầu bác và đầu những kẻ bạch đinh như bác.
Lại còn một nhẽ nữa : bác đi đến đâu cũng bị người ta chế riễu, khinh bỉ. Họ cho bác là keo kiệt coi đồng tiền hơn phẩm giá. Bác động mở mồm là họ chặn họng “còn danh giá gì cái thằng bạch đinh mà cũng ăn với nói !” cái khổ tâm của bác là thế, nên bác bắt buộc phải nhắm mắt, vuốt bụng mà chạy cho xong cái xã nhưng. Thực ra bác có thiết gì nắm xôi miếng thịt trong làng ! ” [83, tr. 41, 42].
Phong tục tập quán của người dân quê trong văn Trần Tiêu không chỉ là mua các chức dịch trong làng xã mà còn là lòng tin mù quáng vào các thế lực thần linh. Khi gia đình làm ăn gặp nhiều trắc trở, hàng xóm láng giềng đột nhiên có những bệnh tật xảy ra hay thời tiết diễn ra bất bình thường các quan viên trong làng thường họp nhau lại và khu xử theo phong tục rất cổ hủ như xem bói, cầu đảo : (Con trâu, Chồng con, Hữu sinh vô dưỡng, Ai phải, …). Lời thầy bói phán thế nào thì trăm họ phải nghe như vậy. Thầy bói trong tác phẩm của Trần Tiêu đóng vai trò như một nhà tiên tri mặc dù họ toàn nói dựa, nói liều nhưng ai cũng cho là linh nghiệm. Trong truyện Con trâu, bác Chính gái đi xem bói và thầy bói phán rằng ; mộ cụ tam đại bị động phải tạ, môï bố chồng phải chuyển sang nơi khác thì mới làm ăn phát đạt và sinh quý tử. Tin lời thầy bói, xã Chính chọn ngày cẩn thận và tìm thầy địa lý giỏi về làm lại ngôi mộ cho bố. Bác đâu biết nguyên nhân gia cảnh sa sút do hạn hán mất mùa liên tiếp cùng vay nợ nặng lãi của nhà chánh Bá mà ra.
Ngày sang cát cho cụ thân sinh, bác thấy xương xám như tro. Bác ngao ngán thở dài. Thầy địa lý an ủi “rồi được chỗ đất tốt hài cốt lại màu dần. Mà ngôi mộ tôi sắp để cho ông cụ nhà bác mười phần chắc chắn là tốt cả mười” [83, tr. 282]. Câu nói đó đã làm “xã Chính hớn hở trong lòng đầy hy vọng”, mỗi lần bác xếp những khúc xương vào trong tiểu sành lại lầm rầm khấn vái “ lạy cụ, cụ có khôn thiêng, xin cụ phù hộ cho cả nhà được thịnh vượng, làm ăn được may mắn, buôn bán được nhất bản vạn lợi…” [83, tr. 251]. Khi ngôi mộ được hoàn tất, đặt trên bụng của một con cá sắp hoá long, thầy địa lý nói chỗ này sẽ phát to và sinh quý tử thì càng làm cho gia đình bác hy vọng “hai bác mừng rỡ, vui sướng như tưởng tượng trước cảnh giàu sang mới phát”.
Trên đường về nhà, bác luôn nghĩ tới cảnh giàu sang sắp tới : “Suốt dọc đường từ mộ về nhà, bác yên lặng đi, mắt mơ mộng một cảnh giàu sang, cảnh ấy theo ý thiển cận của bác, là một con trâu cái béo mập cùng con nghé đương tơ thảnh thơi trên đường cỏ, là những ruộng lúa xanh non hay vàng hoe bông thóc, là một nếp nhà tranh sạch sẽ, kín đáo với rặng cau tươi tốt đằng trước, khu vườn đầy chè đằng sau, với ba bốn con lợn lành mạnh tranh nhau thọc mòm trong chiếc ang sành đầy cám” [83, tr. 260]. Nhưng sự thực, bác thuê ruộng khán Kiệu, lý Hảo đều bị chủ ruộng lừa cho nên thuê một mẫu hai chỉ còn lại có tám sào. Cảnh nhà đã đói khổ nay lại càng đói khổ hơn.
Ở truỵên ngắn Ai phải, Trần Tiêu kể lại câu chuyện cười ra nước mắt của vợ chồng xã Khoản chuyên nghề cày thuê cuốc mướn sinh nhai. Gia đình anh có mảnh vườn và cái ao con thả bèo. Anh tát ao lấy bùn đổ vườn trồng rau, chè xanh, ao thì thả cá. Nhưng thật trớ trêu nhà xã Khoản lấy bùn ao mà nhà xã Cỏn lại sinh đau mắt hột từ chủ cho tới đầy tớ :
“Trong vòng có mươi hôm mà gần hết cả nhà cũng bị. Lạ thật ! chắc là động địa gì ở đâu đây chứ khi nào lại gần hết cả nhà cùng đau mắt bao giờ ; chả còn cách nào hơn là đi xem bói. Chỉ thầy bói mới tìm được nguyên do cái tai nạn này. Bác Xã gái nghĩ như vậy. Cứ gì bác. Ai mà không nghĩ như vậy…” [85, tr. 19].
Xem bói ra ma, quét nhà ra rác. Câu thành ngữ đó đã đúng trong trường hợp này. Xã Cỏn vội chạy sang điều đình nhưng không xong cuối cùng phải ra làng phân xử. Kết quả thật bi đát “Khoản lâïp tức phải gánh bùn đổ xuống ao, đem giầu cau ra đình tạ tội và sửa lễ gà xôi tạ ông thổ cai quản cánh đồng có ngôi mộ tam đại nhà xã Cỏn” [85, tr. 27]. Từ một việc tin lời nhảm nhí “bác không coi lời thầy bói vào đâu à ? ” và lời kết luận của các cụ trong làng ; “ Khoản chỉ còn biết cúi đầu vâng theo mệnh lệnh” [85, tr. 28], tình làng nghĩa xóm không còn.
Nếu truy tìm về nguyên nhân của tất cả các vụ việc trên, chúng ta sẽ nhận thấy một điều thật đơn giản. Nhận thức của họ có phần hạn chế. Đói, no đâu phải do số phận. Ốm đau đâu phải do động long mạch. Theo suy luận của họ, tất cả là do bàn tay siêu hình làm ra, vì thế phải cúng, phải xem bói. Thầy bói phán sao phải coi là đúng không được cưỡng lại.
1. 3. Nếp sinh hoạt
Sinh hoạt ở một vùng quê, nó mang tính tập quán, tâïp tục. Nó là nề nếp lâu dần thành thói quen trong cách thức sinh hoạt hàng ngày. Nề nếp sinh hoạt này đã được nhà văn chiếm lĩnh và
thể hiện trong tác phẩm của mình bằng nghệ thuật sáng tạo. Chính từ góc độ này mà nền nếp sinh hoạt trong tác phẩm nó giống nhưng đồng thời lại có phần khác với nền nếp sinh hoạt ngoài cuộc sống. Cuộc sống chỉ là nền tảng cho nhà văn cảm nhận, chiếm lĩnh ; khi phản ánh vào trong tác phẩm nó mang tính quan niệm của người sáng tác. Không có cuộc sống hẳn nhiên không có tác phẩm văn chương, nhưng không phải mọi vấn đề trong tác phẩm văn chương đều là cuộc sống. Cuộc sống trong tác phẩm vừa là nơi thể hiện tư tưởng nghệ thuật vừa là nơi bộc lộ quan niệm thẩm mỹ của nhà văn.
Nền nếp sinh hoạt đã được nhà văn phát hiện và ghi nhận nó trong tác phẩm của mình bằng sự thấu hiểu sâu sắc. Bữa ăn trong ngày mùa thật đạm bạc nhưng ấm tình người, tình làng xóm. Bữa cơm dọn ra tuy chỉ là rau luộc, vừng rang, nồi cá kho và một nồi cơm gạo đỏ nhưng “mọi người ngồi xếp hàng hai bên mâm, suốt dọc sân. Cơm đỏ xới ra bát, hơi thơm bốc lên nghi ngút. Họ nhai trông rất ngon lành. Mỗi bát chỉ và độ ba, bốn miếng là hết” [83, tr. 24 - 25]. Bữa ăn quây quần, ấm cúng và tràn đầy niềm thân thiện trong quan hệ giữa con người, chủ và tớ không có sự phân chia. Người nông dân đâu mong gì nhiều ! Họ chỉ mong sao đời họ ngày có hai bữa cơm đạm bạc, nhưng đó cũng là vấn đề khó khăn đối với họ. Trần Tiêu đã hiểu sâu sắc đời sống và những ước mơ của người nông dân. Ước mơ ngày hai bữa ăn tưởng như nhỏ nhưng không hề nhỏ. Đó là vấn đề thiết thực, thiết thân của biết bao con người nông dân sống trong chế độ cũ. Cảnh sinh hoạt của một gia đình được tác giả đặt cho cái tên Một bữa cơm đầy đuû : cả gia đình nhà xã Chính quây quần bên mâm cơm đạm bạc. Bữa ăn chẳng có gì chỉ bốn con cá khô (Người hàng xóm cho) và nồi cơm nhỏ nhưng tất cả thành viên trong gia đình đều thể hiện được tình thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau “Bác chọn khúc cá ngon nhiều nạc gắp bỏ bát chồng như chủ tiếp khách. Đến lượt sau, chồng biết ý gạt bát ra và nói :
- Bu nó ăn đi chứ ! Tôi chỉ thích ăn đầu cá ! Nói rồi bác gỡ lấy khúc đầu bỏ lên bát.
Ba người, vợ, chồng, con gái vừa ăn vừa để ý đến nồi cơm. Mỗi người trong thâm tâm cùng muốn nhịn để nhường người khác. Nhưng lần này không ai phải đói” [83, tr. 180].
Mối quan hệ giữa con người với con người, tình làng nghĩa xóm, quan hệ gia tộc v…v. Đời sống thôn quê Bắc Bộ luôn thể hiện những quan hệ chằng chịt, có khi, đó là quan hệ gia tộc nhưng cũng có khi chỉ là quan hệ hàng xóm láng giềng. Trần Tiêu đã trở thành một cây bút sắc sảo trong việc tái hiện những mối quan hệ xóm làng này. Xã Vót (Chồng con) một người đàn bà
nhanh nhẹn, tháo vát luôn quan tâm và hy sinh việc nhà vì mọi người. Hễ nhà ai có việc cần giúp là chị có thể bỏ công việc nhà mình đến giúp họ cả ngày không nghĩ ngợi. Cô Mít (Chồng con) một lúc nuôi hai đứa trẻ mà không chút ái ngại. Gia đình bác Na (Một diệu kế ) nghèo đói nhưng thấy nhà ông đồ đói hơn mình liền cắp rá gạo sang giúp đỡ. Nền nếp sinh hoạt này đã trở thành nếp sống văn hoá của người dân quê không chỉ của người dân miền Bắc mà là nếp sinh hoạt chung cho tất cả các vùng quê Việt Nam. Đó là quan niệm lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, chung lưng đấu cật để cùng nhau vượt khó khăn. Từ mối quan hệ rộng, nhà văn đã đi sâu vào mối quan hệ gia đình, gia tộc thể hiện sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Điều đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa nay thường xảy ra bất hoà, nó đã được dân gian ghi nhận trong câu thành ngữ “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng”. Nhưng ở đây, Trần Tiêu lại miêu tả quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất thân thiết, giống như mẹ đẻ con gái.
Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Trần Tiêu đã đề cập đến mối quan hệ này, nó là mối quan hệ rất đẹp. Đây là một quan niệm khác so với các nhà văn cùng thời. Nhất Linh, Khái Hưng khi xây dựng quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường là quan hệ đối đầu, thường xuyên xảy ra xung khắc (Mai và mẹ Lộc trong Nửa chừng xuân ; Loan và mẹ Thân trong Đoạn tuyệt). Trần Tiêu xây dựng quan hệ này lại khác, trong truyện Chồng con, đó là quan hệ tình cảm, hoà hợp, mẹ chồng nàng dâu lo cho nhau. Mối quan hệ vốn dễ bất hoà trở thành mối quan hệ tình cảm thân thiện.
Quan hệ anh chị em, vợ chồng cũng thể hiện được những quan hệ mới của Trần Tiêu. Sự thương yêu đùm bọc của cái Hĩm đối với những đứa em chứng tỏ cô là một người chị sớm trưởng thành biết lo toan tính toán công việc nhà. Hoặc như một cử chỉ đẹp của xã Chính giúp vợ trong những lúc kó khăn : vợ đi mua thóc xa, anh chạy ra tận đầu làng giúp vợ gánh thóc về thể hiện sự chia sẻ công việc giữa những thành viên trong gia đình, mối quan hệ bình đẳng vợ – chồng đã được nhận thức đúng đắn. Quan niệm về người vợ và người chồng đã thực sự trở thành một quan niệm tiến bộ của Trần Tiêu trong giai đoạn mới. Nhà văn không miêu tả mối quan hệ bất hoà giữa mẹ chồng nàng dâu, hay nói rộng ra là quan hệ đại gia đình phong kiến như trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng mà cứ nhẹ nhàng lồng trong văn mình những quan niệm mới về gia đình, để từ đó chuyển đổi dần quan niệm lạc hậu.
Bên cạnh những nét đẹp của nếp sinh hoạt còn những điều cần phải lên án, phê phán để người dân thấy mà sửa đổi. Trong sáng tác của mình, Trần Tiêu đã phê phán những nếp sinh
hoạt lạc hậu, phản tiến hoá. Ông mô tả người dân quê nghèo khổ, sống một cuộc đời thiếu thốn mà luôn gắng tỏ ra đủ ăn, đủ mặc. Hay một vấn đề khác, đó là tổ chức sinh hoạt trong gia đình. Không chỉ nhà nghèo mới luộm thuộm mà ngay cả nhà giàu cũng luộm thuộm không kém. Họ sống mất vệ sinh và rất hủ lậu…. Tất cả thành thói quen. Trong tác phẩm Chồng con, nhà văn miêu tả “cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. Ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một mẩu đất vuông để đống rạ. Vì hết chỗ, và vì tiện lợi nữa, bốn năm cái nồi “chân” và một cái vại mẻ đựng nước tiểu đặt thành “rẫy” dài từ cổng đến tận cái tường hoa […]. Người ra vào đã quen với mùi nước tiểu và mùi phân lợn […]. Chả thế mà có người quá hà tiện, lúc đi đường cố nhịn để về giải vào vại nhà” [84, tr. 11]. Cách sinh hoạt này đã trở thành nếp sống của người nông thôn vì nó là thói quen, được mọi người chấp nhận. Khi ốm đau, họ thường nhờ vào cúng lễ hay các lang băm. Bọn lang băm này thi nhau khoe tài, kèn cựa, và chê bai các bác sĩ. Trong truyện ngắn Lang thang, Trần Tiêu đã khắc hoạ hình ảnh những ông lang vườn thi nhau trổ tài trước con bệnh : một bệnh nhân táo bón nhiều ngày đã bị ngộ độc, các lang băm thi nhau phán bệnh, cho là thương hàn nhập lý và hết cách chữa nhưng nó lại được chữa khỏi bằng cách hết sức bình thường, đó là “thụt tháo” của y học hiện đại. Còn đây là cách chữa bệnh lao của các lang băm. Các thầy lang nói rằng các bác sĩ thấy ho là phán vi trùng đục phổi “động ho là đốc tờ đổ tại phổi bị vi trùng đục khoét. Rồi cứ nhè phổi mà chữa mãi. Kỳ thực căn nguyên nó có ở đấy đâu. Thưa nó ở gan, ở thận ạ” [82, tr. 18]. Đến đây căn nguyên bêïnh đã rò, các thầy lang thi nhau tranh tài, người thì cho phải chữa “bổ gan, bổ thận tức bổ phổi, tức đờm sẽ hạ và ngày một bớt dần” [82, tr. 18]. Các thầy lang chữa mãi không khỏi và con bệnh lăn ra chết, khi đó các thầy cho là gia đình hết phúc “nhà bà có kém hồng phúc. Bà nên làm âm, tìm phúc cho nhiều và ngày đêm cầu trời khấn phật thì hoạ chăng con cái bà mới thoát khỏi. Chứ hai vợ chồng con trùng này tinh khôn quỷ quyệt lắm. Tôi nghĩ gì chúng nó đều biết cả. Ông nhà bà đã đến ngày tận số. Bà nên chuẩn bị trước đi là vừa” [82, tr. 15]. Họ thi nhau bàn về hình dạng của trùng lao, kẻ cho nó giống như con dán đất, kẻ cho nó giống như con thạch sùng. Đó là cách chữa bệnh của các lang băm, còn anh chữa bệnh theo Tây học thì quanh đi quẩn lại chỉ có cái “bốc” và môn thụt tháo…. Trần Tiêu đã vạch rò những yếu kém trong ý thức của người dân, đặc biệt là về vệ sinh, phòng bệnh. Chính vì những hạn chế trong hiểu biết nên người dân hay chữa bệnh bằng cách cúng khấn. Còn các thầy lang do hạn chế trong hiểu biết về y thuật nên khi hành nghề bệnh nhân
chết thì đổ cho hết phúc. Qua đây ông muốn phê phán cả hai đối tượng : người nông dân và người thầy thuốc. Đặc biệt là những người thầy thuốc không có lương tâm nghề nghiệp.
1. 4. Bức tranh lễ hội
Làng quê Bắc Bộ với nhiều lễ hội trong năm : lễ hội lớn tập trung vào ba tháng (Giêng, Hai, Ba) và nhiều lễ hội nhỏ được rải đều trong năm. Chính những lễ hội đó đã làm nền cho những sáng tác của Trần Tiêu. Trong nhóm Tự lực văn đoàn khi viết về đời sống nông thôn không ai viết như Trần Tiêu. Ông có cách diễn tả khác. Đặc biệt viết về lễ hội vùng thôn quê Bắc bộ thì Trần Tiêu thể hiện rất đa chiều và giàu chất hiện thực. Trong bức tranh này, ông truyền tải hai măït của lễ hội : phần Lễ và phần Hội, phần tích cực và phần tiêu cực. Trong sinh hoạt văn hoá dân gian thì Lễ – Hội bao gồm hai thành phần : Lễ là những quy tắc, lề lối mà trong các hoạt động văn hoá dân gian phải tuân thủ. Đi trái với Lễ là phạm vào quy tắc, hành sử thiếu văn hoá, văn minh. Hội là phần hợp thành của Leã thường diễn ra sau Leã và trước Leã nhằm mục đích khuấy động phong trào, tăng thêm vẻ vui nhộn của Leã. Hội thông thường không theo quy tắc do Lễ đặt ra nhưng Leã nào thì hội ấy. Mối quan hệ Lễ và Hội là hai mặt của một vấn đề. Muốn khẳng định được Lễ Hội này đúng với truyền thống văn hoá hay không cần phải quan tâm tới tiến trình tổ chức. Như vậy, muốn khẳng định mặt tích cực hay chỉ ra những tiêu cực của Lễ Hội trong sáng tác của Trần Tiêu, chúng ta cần quan tâm tới quá trình hành Lễ và hành Hội. Đồng thời cũng cần quan tâm tới đối tượng điều hành của Lễ Hội.
Lễ Hội đối với người Việt Nam nói chung và nhân dân miền Bắc nói riêng là một trong những điều không thể thiếu trong nếp sinh hoạt của con người. Nó mang lại thư thái trong tâm hồn, ôn lại truyền thống của dân tộc, cho thế hệ mai sau. Đó là cách giữ lại những gì quý giá của dân tộc. Với Trần Tiêu, Lễ Hội bao gồm hai vấn đề : mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trong những trang viết về Lễ Hội, Trần Tiêu tỏ ra là một cây bút tài hoa trong việc mô tả cảnh hội hè đình đám của làng xã. Từ cách bố trí không gian đến những con người hành lễ đều được tác giả mô tả chính xác và tỷ mỷ với tư cách một cây bút già dặn và am hiểu phong tục thôn quê. Hoàng Như Mai đã đánh giá “Trần Tiêu đã dẫn độc giả đến chứng kiến những nét sinh hoạt thường ngày và lễ hội ở nông thôn, […]. Sự hiểu biết thấu đáo và bút pháp tinh tế của nhà văn cống hiến khá nhiều chương folklore đặc sắc, thú vị cho người đọc” [84, tr.3]. Tác phẩm Con trâu, Chồng con là hai tác phẩm thể hiện sâu sắc những không gian Lễ Hội. Trong Con trâu,