là nơi bộc lộ trực tiếp thái độ tư tưởng tình cảm của người sáng tác thì ngữ điệu chỉ là nơi thể hiện sự lên giọng hay xuống giọng của một đoạn văn. Nhà văn có thể nhấn mạnh đặc điể này hay lướt qua, họ hay dùng ngữ điệu để diễn tả. Như vậy ngữ điệu chỉ là một phương cách trong thể hiện giọng điệu, góp phần tạo nên tính đa dạng trong cách thể hiện tâm trạng hay điểm nhìn của nhà văn về thế giới sinh động. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngữ điệu là “phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiêïn qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu, … chỗ ngừng” [27, tr. 92]. Ngữ điệu thường thể hiện trong thơ rò hơn là văn xuôi. Bởi vốn dĩ, thơ được kết cấu đăng đối, nhịp điệu rò ràng còn văn xuôi đặc điểm này thường chưa minh bạch.
Trữ tình, trước hết được sử dụng trong thơ nhưng không phải chỉ tồn tại trong địa hạt này mà nó còn được biểu hiện cả trong văn xuôi. Tuy nhiên trữ tình trong văn xuôi và trữ tình trong thơ có những điểm tương đồng và dị biệt. Điểm tương đồng đó là cách chắt lọc ngôn từ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu. Câu văn xuôi cũng như thơ đọc lên cho ta cảm giác du dương, trầm bổng, có nhạc điệu. Nhà văn thể hiện rò cảm quan của mình về hiện thực cuộc sống. Có thể nói nhà văn là con ong chăm chỉ đi tìm mật trăm hoa hoà cùng máu của mình để cho ra thứ mật ngọt nuôi cuộc sống. Tác phẩm được hình thành là sự quyện se giữa tài năng thiên bẩm và sự trải nghiệm cuộc đời. Điểm dị biệt, trong thơ ngôn từ được chắt lọc, luôn có tính hàm súc cao đọc lên chúng ta nhận thấy “ý tại ngôn ngoại”. Thơ vừa là bức hoạ vừa là bài ca. Thơ ca, tiếng nói trữ tình. Hiện thực trong thơ là hiện thực thứ hai. Hiêïn thực trong cảm xúc tâm trạng, ánh mắt của người sáng tác. Nó là tiếng nói chủ quan của tác giả về hiện thực. Giọng điệu trữ tình trong thơ biểu hiện ra thông qua cách sử dụng ngôn từ, cách thể hiện hình ảnh, kết cấu, vần, nhịp điệu, đối, …. Nó thường mang tính tự thuật tâm trạng, là tiếng nói của “độc bạch”.
Văn xuôi do đặc trưng của thể loại quy định cho nên, nhà văn luôn phải tỉnh táo khi nhìn nhận sự việc. Chính đều này đã tạo nên tính đa dạng về giọng điệu trong văn xuôi.
Tiếng nói trữ tình thể hiện ra thông qua cách thức sử dụng câu văn xuôi, miêu tả. Giọng điệu trữ tình được biểu hiện qua một số nhà văn thuộc giai đoạn 1930 – 1945 như : Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thạch Lam, …. Như vậy, giọng điệu trữ tình không phải là điều gì mới mẻ trong văn xuôi. Nhưng mỗi nhà văn lại có cách tạo giọng điệu trữ tình khác nhau và từ đây góp phần tạo thành phong cách nghệ thuật của tác giả. Vậy phong cách nghệ thuật là “ Một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống các hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn” [27,
tr. 170]. Vậy xét phong cách tác giả là xét trong mối tương quan giữa các phương tiện biểu đạt được lặp lại có tính quy luật của nhà văn. Mỗi nhà văn lại có hệ thống biểu đạt riêng không giống nhau.
Giọng điệu miêu tả trữ tình trong sáng tác của Trần Tiêu rất đa dạng. Ông có một chất giọng ngọt ngào, tình tứ, những đoạn văn thẫm đẫm chất thơ văn xuôi luôn thể hiện một sự đồng cảm giữa nhà văn và nhân vật. Đọc lên, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng. Nó đi vào lòng người không chỉ bằng con đường tư duy suy luận lôgích mà còn bằng các giác quan. Chất thơ của văn xuôi cứ mộc mạc thế mà say đắm biết bao lòng độc giả. Trong toàn bộ sáng tác của Trần Tiêu, chúng tôi thống kê có tới 36 đoạn văn với giọng tả trữ tình. Chất trữ tình trong văn của ông không thể hiện một cách trực tiếp trên bề mặt câu chữ mà nó được lộ ra thông qua hình ảnh, âm thanh và qua lao động miệt mài của những người dân chăm chỉ. Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Con trâu hẳn không thể quên những đoạn văn tả cảnh chiều, tối, sáng, những đoạn tả không khí làm việc của những người thợ gặt, bữa cơm gia đình….
Mở đầu tác phẩm Con Trâu là đôi dòng miêu tả cảnh vật. Đây là một giọng văn tả cảnh trời chiều, hoà cùng sắc nắng là cảnh êm đềm của làng quê thanh bình, từng đàn trâu đi về trong sự thanh thản, yên bình. Bức tranh chiều quê hiện lên sinh động lạ thường : có người, vật, trời, sao, ánh sáng, cánh đồng, mồ mả, con đường, có hình khối, màu sắc, âm thanh, có chất thơ của đời thường :
“Nghé ơ ơ … ơ ơ nghé …nghé ! […].
Xa xa, cánh đồng cỏ nhấp nhô những mả. Một con nghé đứng sững, cất đầu ngơ ngác nhìn đen sẫm in lên nền trời đỏ.
Bỗng nó nhảy cẫng mấy cái rồi vừa chạy vừa nhảy như một đứa trẻ nghịch ngợm. Nó đến theo sau mẹ nó, thỉnh thoảng lại kêu mấy tiếng “nghé oï” còn non nớt.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Cảnh Đời Cơ Cực Của Người Nông Dân Miền Bắc Trước Cách Mạng
- Người Phụ Nữ Nông Thôn Miền Bắc Trước Cách Mạng
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 6
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 8
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Ánh đỏ dịu dần đã đổi sang màu tím và nhạt …. Một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời lam tối. Vài con chim bay. Chuông chùa thong thả buông rơi từng giọt buồn vào trong khoảng yên lặng, một thứ yên lặng linh thiêng của cảnh hoàng hôn nơi thôn daò” [83, tr.7].
Đoạn văn trên, nó như bức ký hoạ thu nhỏ về cảnh vật. Chúng ta đọc qua một lần thật khó mà xác định được chất thơ. Chất thơ ở đây được toát lên thông qua sự pha trộn màu sắc, hình khối, âm thanh, … hơn nữa là sự nắm bắt cái thần thái của buổi chiều quê. Tiếng chuông chùa
thong thả buông từng giọt buồn vào không gian tím nhạt, linh thiêng như vẫy gọi buổi hoàng hôn nơi thôn dã.
Đây là đoạn văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào lúc bình minh. Một bức tranh sinh động hiện lên trên cánh đồng :
“Phương đông một giải mây hồng nhạt. Những chùa, quán, những lũy tre làng, những cây đa mập mờ trong làn sương.
Yên lặng bọn thợ gặt bước ùa xuống ruộng lầy. Những bông lúa chín bắt đầu bị cắt dưới lưỡi hái, tiếng kêu sột soạt : vài ba con cò bợ thấy động nặng nề cất cánh, duỗi chân, rướn cổ, vừa kêu, vừa bay, lẩn vào trong sương…
Giải mây hồng dần dần lan rộng và mỗi lúc một đổi màu, từ màu hồng đến màu đỏ, màu da cam. Rồi bỗng vụt hiện, sau những đám mây tím viền vàng chói, những tia sáng rực rỡ toả ra thành hình dẻ quạt .
Làn sương tan dần. Cảnh vật trở nên trong sáng như sau một trận mưa, rực rỡ màu tươi thắm, vang động những tiếng chim muông cùng những tiếng cười reo của bọn thợ” [83, tr. 25].
Không khí lao động được tác giả mô tả không khác gì ngày hội, có âm thanh, nhạc điệu, có màu sắc, cảnh vật như bức tranh thơ – hoạ. Một thiên nhiên trữ tình. Giong văn như reo vui giữa cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng như trải thảm. Cùng với giọng văn miêu tả trữ tình này, tác giả miêu tả cảnh đêm trăng nơi thôn dã, ai đã từng sống ở một vùng quê hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đọc đến đoạn văn : “Trăng rằm đã lên khỏi ngọn tre. Ánh sáng vàng trong mượt như nhung, bao phủ lấy cảnh vật làm mất các nét thô và tăng vẻ đẹp lên bội phần. Những dãy nhà tranh trông xa, xạch sẽ, mịn màng như trong phim ảnh” [83, tr. 114]. Một đêm trăng thanh bình nơi vùng quê. Tác giả có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một ánh mắt của nhà hoạ sĩ lồng trong nhà nghệ sĩ đã làm cho bức tranh phong cảnh đẹp môït cách lạ thường. Lời văn trong sáng nhẹ nhàng dễ hiểu. Đọc câu văn, ta như cảm thấy vị ngọt của ánh trăng “vàng như mật”, trăng toả xuống khắp không gian bao phủ quanh ta, mơn trớn quanh ta “mượt như nhung”. Mái lá đơn sơ mộc mạc của ban ngày đã được tắm mình trong ánh trăng vàng óng trở nên sạch sẽ mịn màng. Đêm trăng được tái hiện bằng thơ, bằng hoạ. Nhà văn đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên mà mô tả. Cùng với lối văn tác động mạnh vào cảm giác như vậy, tác giả miêu tả quang cảnh một buổi sáng thật sinh động “Không khí trong như pha lê, cỏ cây xanh như ngọc thạch. Tiếng chim đua nhau hót thành môït khúc đàn muôn điệu để hoà nhịp với tâm hồn phơi phới của
cặp uyên ương” [84, tr. 194]. Không gian trữ tình sinh động : cỏ cây xanh như màu ngọc bích, khúc nhạc đồng quê dạo lên như cây đàn muôn điệu hoà cùng tâm hồn đang phơi phới xuân thì của đôi trai gái. Lời văn không chỉ tác động vào cảm – vị giác mà còn tác động cả vào thị – thính giác.
Giọng văn trữ tình của Trần Tiêu không chỉ dừng lại ở việc thuật truyện khách quan mà đã đi sâu vào khai thác những vấn đề của cuọâc sống. Đi sâu vào phân tích và miêu tả tinh tế, chi li các đối tượng, nhằm mục đích xây dựng hình tượng, nhà văn không bằng lòng với lối kể chuỵên hoặc tường thuật hành động và sự việc xảy ra một cách đơn giản, mà cố gắng khắc hoạ đến từng chi tiết, mọi biểu hiện chiều sâu của nó. Đây là đoạn văn tả về bà cụ bán chè xanh lấy cái gáo dừa múc đổ vào bát :
“ - Hôm nay nước chè có ngon không, cụ ?
- Hôm nay tất thị phải ngon rồi.
Bà vừa nói vừa cầm gáo dừa, miệng bịt lỗ cáo nhỏ để cho bã chè khỏi lẫn vào nước. Bà mở nắp gỗ, vục gáo vào trong cái nồi chân để trong cái thúng có rơm ủ, rồi rót ra cái bát.” [83, tr. 81].
Lời văn chân chất mà hiện rò từng cử chỉ hành động của nhân vật, gây được ấn tượng với bạn đọc. Đoạn văn tả về công việc của người nông dân với một con trâu đang làm việc dưới trời nắng chang chang :
“Trưa, trời nắng chang chang, cánh đồng như hun như đốt, mặt nước ruộng loang loáng hắt những tia lửa chói lên mắt. Hơi nước hôi hổi xông lên, bao bọc lấy người. Mồ hôi từ trán chảy ròng ròng hai bên má, giỏ từng giọt xuống như giọt tranh. Khắp mình mẩy đỏ tía và bóng như pho tượng đồng tắm ánh sáng. Con trâu thở phì phì, bước những bước nặng nhọc, cặp sừng đập hết bên nọ sang bên kia. Bùn đầy mình phơi dưới lửa hè, bong ra từng mảng. Cả người lẫn vật mệt nhoài. Mặc những bọn thợ khác nằm sóng soài dưới gốc đa, dưới khóm tre nghỉ mát, bác và con trâu cứ cắm đầu cắm cổ mải miết làm” [83, tr. 278].
Giọng văn miêu tả thật khách quan, không lời bình phẩm về sự việc, câu chuyện cứ thế diễn ra như nó đang có. Trên trời : nắng loang loáng những tia lửa ; mặt nước hơi nóng xông lên mắt ; con người : mồ hôi chảy như giọt tranh ; con trâu thở phì phì, bước đi nặng nhọc. Người và vật đều làm việc cật lực, mệt nhoài mà không dám nghỉ ! Thật là cuôïc vật lộn giữa con người và thiên nhiên. Thấm sâu trong từng câu chữ là tiếng nói nhân đạo của nhà văn. Nếu chúng ta
bỏ qua những chi tiết: nắng chang chang lửa hè, như hun, như đốt, tia lửa loang loáng, mồ hôi nhỏ giọt như mái tranh, cắm đầu cắm cổ làm, … thì đoạn văn chỉ còn là cách khắc hoạ sự việc một cách bình thường. Ở đây, ông thêm vào những chi tiết như vậy để diễn tả khung cảnh làm việc đầy khổ cực của xã Chính, đồng thời cũng khẳng định tinh thần, ý thức vươn lên của người nông dân. Qua cách miêu tả chúng ta nhận thấy, ông phải là người sống hết mình với nông dân, hiểu họ và thông cảm với những khổ đau mà họ đang phải gánh chịu. Lời văn cứ mộc mạc thế mà chạm vào lòng ta nỗi đau nhức buốt về thân phận con người cùng khổ. Nhà văn không phê phán, lên án một thế lực nào trong xã hội nhưng lại là lên án tất cả mọi thế lực chà đạp lên quyền sống và quyền được làm việc của người lao động, đặc biệt là quyền phải có ruộng đất để sinh sống. Bên cạnh việc miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên, khung cảnh làm việc của người nông dân, Trần Tiêu cũng dùng lối văn miêu tả để khắc hoạ tâm trạng của những con người trong xã hội. Đặc biệt là những người bị nhiều tầng áp bức.
Nhà văn khi kể về một sự kiện của nhân vật hay những nhân vật bộc bạch nội tâm của mình với những nhân vật khác trong tác phẩm thường sử dụng chất giọng thủ thỉ nhẹ nhàng mà sâu sắc thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo.
Trong Chồng con tác giả đã miêu tả về dòng tâm trạng của bà lý Bổng khi biết chồng ngoại tình và làm mọi cách để giữ chồng ở lại nhưng rồi bà lại cảm thấy ân hận vì mưu kế thâm độc của chính mình. Sự việc xong xuôi bà ngồi nghĩ lại mà chua xót :
“Bà ngồi điềm nhiên, chốc chốc lại mỉm cười bâng quơ. Không, bà không cười bâng quơ, vì tim bà lúc ấy đang bị rạn vỡ, bị tê buốt bởi những mũi tên độc của chồng bà. Bà vẫn còn nghen. Tuy cơn nghen không sôi nổi, không bồng bột như hôm mới rồi, nhưng nó âm thầm, nung nấu trong tâm can bà như than hồng phủ dưới tro tàn làm cho bà càng thấm thía hơn trước. Bà muốn khóc mà không khóc lên được. Bà muốn kêu gào mà không kêu gào lên được. Cái mưu kế khôn ngoan của bà càng làm cho bà thêm tủi nhục” [84, tr. 111 – 112].
Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật thật sâu sắc. Sau một sự việc sảy ra nhân vật ngồi nghĩ lại. Giọng văn cứ nhẹ nhàng tình tứ mà sâu cay, trĩu nặng tấm lòng người đọc. Con người ta có thể chịu thiếu thốn về vật chất, về tình cảm nhưng không thể chịu đựng sự phụ bạc trong tình cảm. Đặc biệt đây là tình cảm vợ chồng thì lại càng không thể chia hai dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ! Chúng ta đã biết tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có nhiều cây bút sắc sảo viết về đề tài chống lễ giáo phong kiến, chống lại quan niệm đa thê. Trần Tiêu không trực diện viết
về đề tài này nhưng đâu đó trong văn ông vẫn nổi lên tư tưởng chống lại thứ lễ giáo hà khắc ép buôïc con người, chống lại quan niệm đa thê. Chính vì điều này mà nhân vật của ông được hiện lên dưới giọng điệu miêu tả trữ tình vừa chân thật, vừa mang tư tưởng của nhà văn.
Dòng tự bạch của bà lý Bổng thật chân tình và sâu sắc, sự đấu tranh của bà nhìn bề ngoài có phần nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyết liệt, tưởng như chấp nhận nhưng lại là sự đấu tranh khôn khéo và đầy tính thuyết phục mang nhiều nữ tính. Sự đấu tranh của bà lý nhẹ nhàng mà bền bỉ, quyết liệt mà khôn khéo. Trần Tiêu rất kiệm lời nhưng hành động của nhân vật hiện lên rò ràng và thuyết phục bạn đọc. Đây là đoạn văn miêu tả cảnh Hĩm về nhà chồng : “số phâïn Hĩm đã định rồi. Như con lợn nuôi, đã định trước ngày bán, mặc con lợn khốn nạn ấy lồng lộn trong chuồng mỗi khi có khách đến thăm”. Thân phận cô dâu đã vậy, đám cưới của cô còn bi đát hơn nhiều : “đối với Hĩm, nó chỉ là một ngày đầy nước mắt, một ngày ủ dột, lạnh lẽo như một ngày tang”. Hình ảnh cô dâu còn thảm hại hơn nhiều, luôn chống cự trong sự tuyệt vọng [Hĩm đầu bù tóc rối, quần áo lốc thốc, nằm lăn lộn trên giường, gào thét như một con điên : “Con cắn rơm, cắn cỏ con lạy thầy bu, thầy bu đừng ép con, con không bằng lòng lấy người ta đâu, …”. Hĩm van vỉ như người mắc nạn kêu cầu cứu] [84, tr.151]. Thân phận con người giống như con vật ! Nhà văn so sánh có phần quá đáng nhưng thực tế là vậy biết làm sao ! Khi quyền con người bị
tước bỏ thì thử hỏi giá trị của con người khác nào con vật. Xét về mặt từ ngữ thâït nhẹ nhàng nhưng cách so sánh thì ngược lại rất độc đáo : Người Vật, Đám cưới Đám tang, Gả Hĩm Bán lợn. Chính cách so sánh này đã tạo nên giọng điệu miêu tả trữ tình trong tác phẩm. Tâm
hồn và tấm lòng tác giả như được thổi vào mỗi câu chữ. Giọng văn không lên gân tố khổ, không lên án gắt gao nhưng lại chứa đựng bao nỗi niềm suy tư của ông về tình đời và cuộc sống. Đó cũng là một trong những nét góp phần tạo nên phong cách tác giả.
Lời tự bạch nội tâm của một bà mẹ bất lực trước sự gả chồng cho con “bà quá nhu nhược với họ hàng nhà chồng để đến nỗi con bà phải vào cảnh làm lẽ mọn” [84, tr. 160]. Đây là đoạn văn miêu tả tâm lý của bà lý Bổng khi đứa con đầu lòng của bà đi lấy chồng :
“Suốt ngày hôm ấy, bà chẳng buồn mó tay vào việc gì, ngồi lặng trên ngưỡng cửa nghĩ ngợi. […]. Ba gian nhà lạnh lẽo vắng tanh. Chiếc khung cửi bỏ không càng nhắc bà nhớ đến đứa con yêu quý. Chốc chốc dường như có sức mạnh gì ở đáy tim đưa lên làm cho bà thổn thức khóc nấc lên và kể lể nỗi khổ một mình như người điên” [84, tr.157].
Tâm lý người mẹ xót con đã được diễn tả qua dáng vẻ bề ngoài thâït thiểu não “như người điên”. Không gian trống vắng đến ghê người “Ba gian nhà lạnh lẽo vắng tanh”. Xung quanh bà chỉ còn lại duy nhất những đồ vật gợi nhắc bà nhớ đến đứa con yêu “Chiếc khung cửi bỏ không càng nhắc bà nhớ đến đứa con yêu quý”. Trái tim bà thổn thức đau nhói như những cánh tay vô hình đang bóp ngẹt những hơi thở.
Giọng điệu trữ tình trong văn của Trần Tiêu vừa có điểm giống và khác với các nhà văn trong cùng nhóm Tự lực văn đoàn. Điểm khác biệt đó chính là phong cách văn chương của tác giả, cái làm lên sự khác biệt giữa các nhà văn. Đây cũng là điểm đóng góp của tác giả với sự nghiệp văn học nước nhà.
3. 4. Lời văn hàm súc
Lời văn của Trần Tiêu khá hàm súc. Ông khắc hoạ tâm trạng hay cảnh vật chỉ bằng mấy đường nét chấm phá nhưng sự việc, con người luôn hiện lên một cách sinh động, rò nét. Ví như trong tác phẩm Con trâu, ông phác hoạ chân dung bà chánh Bá thông qua câu chuyện khất nợ của những gia đình nông dân : “Tay chống cạnh sườn quát tháo. Nét mặt bà hầm hầm, lộ vẻ giận dữ. […]. Không giả đủ thì rầy với bà… Chuyện ! thế khi được mùa thì ai đến lấy thêm của các người … Không được, kệ, kệ, mặc kệ các người … Thiếu một lẻ cũng không xong … Mặc ! Mặc !” [83, tr. 162]. Đọc đoạn văn, nhân vật bà chánh Bá hiện lên rò ràng : “Tay chống cạnh sườn”, miệng luôn “quát tháo kệ, keä” và những từ doạ nạt “Không đủ thì rầy với bà … Chuyện !”, cùng nét mặt “hầm hầm lộ vẻ giận giưò”. Nếu thiếu đi những cụm từ này nhân vật sẽ kém phần sinh động. Những cụm từ này nó giống như những định ngữ gắn vào làm cá thể hoá nhân vật, khu biệt nhân vật này với nhân vật khác. Ngữ điệu ở đây cũng được diễn tả ở dạng cá thể hoá cao, những cụm từ và từ : Không được, kệ, kệ, mặc kệ ; Mặc ! Mặc !, người đọc có cảm nhận như nhân vật đang phát ra những âm thanh gằn giọng, thiếu tình người. Đặc biệt là đoạn đối thoại với bác Chính gái, từ ngôn từ diễn tả cho đến cử chỉ và hành động của nhân vật đã nổi rò :
“ Kìa, con mẹ Chính ! Lại định đến khất bà phỏng ? Không đựơc đâu ! […] Mụ định thế nào ?
Liệu mà giả tôi chứ.
Bẩm cụ, nhà cháu đến xin khất lại cụ một nửa đến vụ mùa xin giả, không giám để lâu. Hắn có nói gì với tôi đâu ? không được, khất thì không được.
Lạy cụ thương cho. Chúng cháu vì công nợ mấy năm dồn lại, phải trang trải nên mới dám đem đầu đến khất cụ.
Sao mụ không khất họ mà giả tôi trước đi, có được không. Phải sòng phẳng, mùa nào dứt mùa ấy thì rồi mới hòng về sau được chứ. Chưa chi mụ đã lừa bửa như thế thì hỏng. Tôi lại phải đến lấy ruộng lại thôi. […]. Thôi thế này : tôi cho vợ chồng nhà mụ khất lại bốn phương lãi chục sáu. Người ta thì chục tám hay nhất bội nhị kia đấy” [83, tr. 39 – 40].
Hình ảnh bà chánh Bá không chỉ hiện lên với những dáng vẻ bề ngoài mà còn dần lộ rò bản chất bên trong một con người tham lam và tàn ác. Một con người không thể nhầm lẫn với bất cứ ai. Đọc đoạn văn nếu thiếu đi những từ, ngữ : Kìa, con mẹ Chính, khất bà phỏng, không được đâu !; Phải sòng phẳng; Thôi thế này ; hẳn nhiên sẽ kém hiệu quả thể hiện, nhân vật sẽ kém phần cá thể hoá. Ngữ điệu phát ra không chút tình cảm, có chăng cũng chỉ là sự giả tạo bề