Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THẢO


VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC

TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THẢO


VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC

TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945


CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 62.22.34.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN



Phản biện độc lập:

1. GS.TS. Huỳnh Như Phương

2. PGS.TS. Hà Văn Đức Phản biện:

1. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân

2. PGS.TS. Nguyễn Công Lý

3. PGS.TS. Trần Hồng Liên

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS. LÊ GIANG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2014

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thảo

KÝ HIỆU VÀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


1. TK. : Thế kỷ

2. VH&KHNV : Văn học và Khoa học Nhân văn

3. HT. : Hòa thượng

4. Nxb : Nhà xuất bản

5. TP. : Thành phố

6. tr. : Trang

7. Ví dụ [115, tr.339] : Tài liệu số 115 ở mục tài liệu tham khảo, trang 339

MỤC LỤC


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp mới của luận án 9

7. Cấu trúc luận án 10

Chương 1: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 11

1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ cuối thập niên 1920

đến trước 1945 11

1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX 11

1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo 13

1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo 18

1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ 18

1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ 23

1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ 26

1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo 28

1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo 33

1.2. Tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 40

1.2.1. Báo chí Phật giáo ở Nam Kỳ 41

1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ 47

1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ 50

Tiểu kết 54

Chương 2: PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 56

2.1. Thế giới quan Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 56

2.1.1. Vấn đề Thượng đế sáng tạo muôn vật 58

2.1.2. Vấn đề linh hồn bất tử 66

2.1.3. Vấn đề cảnh giới cực lạc và địa ngục 74

2.1.4. Vấn đề tồn tại của ngoại giới 82

2.2. Tư tưởng đạo đức Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 91

2.2.1. Khuyến thiện và Nhân quả - nghiệp báo 92

2.2.2. Từ bi 97

2.2.3. Hiếu đạo 101

2.2.4. Lợi tha 104

2.3. Phật giáo với vấn đề dân tộc và đại chúng 108

2.3.1. Phật giáo với dân tộc 108

2.3.2. Phật giáo với đại chúng 116

Tiểu kết 123

Chương 3: VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 125

3.1. Tổng quan về văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 125

3.2. Dịch kinh Phật - một loại hình dịch văn học đặc biệt 130

3.3. Giá trị nội dung của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 148

3.3.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo 148

3.3.2. Thể hiện tinh thần dân tộc 159

3.3.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo 169

3.4. Giá trị nghệ thuật của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 175

3.4.1. Giá trị nghệ thuật của thơ 175

3.4.1.1. Thể thơ 175

3.4.1.2. Ngôn ngữ thơ 177

3.4.2. Giá trị nghệ thuật của văn xuôi 184

3.4.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 184

3.4.2.2. Kết cấu tác phẩm 192

3.4.2.3. Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại 197

Tiểu kết 204

KẾT LUẬN 205

DANH MỤC BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 208

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 209

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 219

PHỤ LỤC 1: Bìa báo chí Phật giáo trước 1945 220

PHỤ LỤC 2: Một số trang thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 235

PHỤ LỤC 3: Danh mục thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 245

PHỤ LỤC 4: Danh mục văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 253

DẪN NHẬP


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Có thể nói, báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. Đến hôm nay, tuy đã có hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục xuất hiện, nhưng báo chí vẫn không mất đi địa vị và giá trị quan trọng của nó trong đời sống xã hội Việt Nam.

Theo sự phát triển của lịch sử dân tộc, bước sang những thập niên đầu của thời kỳ hiện đại, báo chí Việt Nam đã từng tác động đến dư luận xã hội trên cả hai lĩnh vực chính trị và văn học. Về chính trị, báo chí dĩ nhiên là sự kết nối, truyền thông về các mặt thời sự, xã hội, nhiều tờ báo có khuynh hướng yêu nước đã góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Về văn học, báo chí là nhân tố quan trọng giúp cho văn học Quốc ngữ ra đời, góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại. Thiếu Sơn trong bài diễn thuyết Báo giới và văn học quốc ngữ năm 1933 tại Hội Nam Kỳ Khuyến học Sài Gòn, đã nhận thấy mối quan hệ đặc biệt của văn học và báo chí ở Việt Nam: “Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí, nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại” [95, tr.115].

Trong tình hình đó, từ những năm đầu TK.XX, những tư tưởng muốn chấn hưng Phật giáo thỉnh thoảng được đăng trên các báo chí Quốc ngữ, nội dung chủ yếu là đặt vấn đề chỉnh đốn và phát triển Phật giáo Việt Nam. Từ đó, các Hội Nghiên cứu Phật học ra đời, cùng với nó là các tạp chí, tờ báo chuyên về Phật học như: Từ bi âm, Duy tâm Phật học, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm v.v.. góp phần quan trọng tạo nên phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu TK.XX. Tuy nhiên, có thể nói, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ dù phổ biến còn hạn chế, không gây tiếng vang lớn như báo chí thế tục, nhưng những vấn đề nó đặt ra rất gần gũi với văn hóa dân tộc, với tâm linh người Việt, để từ đó có thể nuôi dưỡng một niềm tin sâu xa cao quý trong lòng người dân Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023