Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 24


đánh thử nghiệm đầu tiên của Núp: “Mũi tên trúng phập vào giữa bụng thằng Pháp. Nó đứng sững lại. Khẩu súng rớt. Nó ngã ngửa ra. Nó kêu, giống y như con trâu bị đâm. Bọn Pháp trong nhà chạy ra, đông quá, đếm không hết. Núp muốn chạy rồi. Nhưng con mắt còn muốn coi. Có máu không? Núp dòm một cái: thằng Pháp nằm ngửa, mũi tên cắm giữa bụng”[26, tr. 242]. Đoạn văn chỉ có bốn dòng mà có đến mười câu. Trong đó có nhiều câu có thể gộp chung lại với nhau, nhưng làm như thế sẽ không thể hiện được không khí của câu chuyện. Những tình huống gay cấn, nguy hiểm cũng thường được nhà văn sử dụng câu ngắn:

...Nhưng khuya, có con cọp thiệt. Nó tanh quá. Núp lạnh cả mình. Thoáng một cái, Núp nghĩ tới khi nhỏ, một lần thấy người bị cọp vồ. Định chạy, nhưng chạy thì chết ngay. Bây giờ Núp không thể chết được. Trong người Núp tự nhiên dần dần nóng ran. Nhất định không chết. Núp ngồi im nín thở. Con cọp chưa biết mình đâu...Tiếng lá sột soạt, sột soạt. Một cành cây khô ngã kêu “rắc”. Mùi tanh bớt đi. Lâu lắm. Con cọp đi chưa? Núp cuối xuống, lượm một hòn đá ném thử vào trong đêm. Không có tiếng động gì trả lời: con cọp đi rồi...”[26, tr. 324].

Người đọc như nghẹt thở theo dõi chuyện Núp đối diện với cọp. Sự nghẹt thở ấy một phần do câu văn ngắn tạo ra. Câu văn ngắn cũng được dùng để diễn tả sự chờ đợi, lo âu:“Trong làng Hà Ro. Trời mưa lâm râm. Đêm tối đen và có gió. Sáu người Hà Ro ngồi quanh một bếp lửa than. Không dám thổi to ngọn lên. Pháp trên đồn cấm đốt lửa. Thấy lửa nó bắn chết ngay”[26, tr. 334].

Người Tây Nguyên vốn trực tính, họ không nói vòng vo mà nói thẳng vào vấn đề, bởi vậy câu văn đối thoại của họ cũng thường rất ngắn:

“...Lũ làng hỏi người Kinh nói gì, Ghíp không trả lời:

- Cái đó để anh Núp nói.


Bok Pa hỏi:

- Tên là gì?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Núp nói:

- Tên là Thế. Đúng như Ghíp kể. Ghíp sướng lắm:

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 24

- Đúng như tôi kể đấy. Bok Pa lại hỏi:

- Có tin gì Bok Hồ không? Tun hỏi:

- Bok Hồ còn ở Hà nội chứ? Núp lắc đầu, hơi cười:

- Không, Bok Hồ hết ở Hà Nội lâu rồi. Năm năm rồi...”[26, tr. 358].

Trong các cuộc đối thoại giữa người Kinh và người bản địa Tây Nguyên, câu văn cũng thường ngắn như vậy:

“Im lặng một lúc, Phiêng quay lại hỏi Chung:

- Mai anh ở lại đây chờ tui nghe.

- Ấy chết! Thế ông đi đâu?

- Tui bám địch, coi tình hình.

- Tôi không cùng đi được à?

Tui nói thiệt. Anh ở lại tui cũng lo. Anh đi tui cũng lo. Ngày mai trời mưa. Chồ!Khó khăn quá”[6, tr. 33].

Khi diễn tả những vấn đề đơn giản, sử dụng câu ngắn là điều hiển nhiên. Nhưng ngay cả những vấn đề phức tạp, các nhà văn cũng có xu hướng chia câu văn thành nhiều thành phần nhỏ để dễ diễn đạt, dễ nắm bắt: “Bok Sung thong thả vo một viên thuốc, nhét vào ống điếu, bẻ một cái nẹp ở sàn nhà, bắt lửa


châm thuốc hút, phả khói dày đặc”[26, tr. 231], “Chúng tôi nhảy nhót cùng lũ thanh niên, con gái quanh đống lửa suốt đêm, rồi hát, rồi đánh đàn dinh goong, đàn ghi ta”[6, tr. 244]. Một câu văn diễn tả nhiều động tác, mỗi động tác được ngắt bởi dấu phẩy. Diễn đạt như thế phù hợp với khả năng nhận thức của người Tây Nguyên. Tuy nhiên, khi nó trở thành phổ biến thì không phải lúc nào cũng có tác dụng tích cực mà gây sự ngắc ngứ khó chịu trong mạch cảm xúc: “...Bây giờ có người muốn theo Núp, theo tôi, đốt cái làng này, chạy vô núi Chư Lây, tìm chỗ khác, đất cao hơn, tốt hơn, có đá, làm làng, đánh Pháp, chờ muối Bok Hồ”[26, tr. 283]. Trong Đất nước đứng lên, sự tách vế câu như thế rất phổ biến, ưu điểm của nó là rạch ròi, dễ đọc, nhưng đôi khi làm cho người đọc có cảm giác rối rắm.

Bên cạnh câu văn ngắn, các nhà văn còn sử dụng câu văn dài, nhiều tầng bậc. Kiểu câu này phù hợp để miêu tả mạch cảm xúc mãnh liệt và dồi dào của người Tây Nguyên trước những điều lớn lao kỳ diệu, mang tầm vóc lịch sử. Đặc trưng ngôn ngữ của người Tây Nguyên là sử dụng câu văn ngắn. Tuy nhiên để thể hiện sự trang trọng, linh thiêng, hoặc những điều lớn lao, có ý nghĩa sâu xa; để diễn tả sức lan truyền huyền bí của âm thanh núi rừng; để làm hiện lên một không gian lễ hội đầy sắc màu v.v…; nhà văn không thể không sử dụng câu văn dài, nhiều tầng bậc. Kiểu câu văn như vậy chủ yếu thuộc về lời gián tiếp.

Miêu tả hình ảnh con người có tầm vóc lịch sử như cụ Mết, Nguyên Ngọc viết: “Ánh lửa chập chờn soi hình ông cụ, làm cho thân hình vạm vỡ ấy trông kỳ ảo như một người anh hùng trong các bài hát suốt đêm Tnú nghe từ bé”[26, tr. 146], “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng”[26, tr. 139]. Câu văn đã làm hiện lên hình ảnh cụ Mết như là hiện thân của núi rừng kỳ vĩ và của lịch sử hào hùng dân tộc, hiên ngang và vững chãi.


Hay nói về tình cảm sâu nặng của người dân Tây Nguyên đối với cán bộ người Kinh: “Tội nghiệp con người tốt, ở nhà tới đây chắc xa lắm, leo nhiều hòn núi cao, chắc đi qua con sông Ba có cá sấu, lên ở với người thượng du, làm cái rẫy cũng được, làm cái rỗ cũng được, ăn cơm người Thượng cũng được”[26, tr. 312]. Câu văn nhiều tầng bậc, chứa đựng nhiều thông tin về cán bộ: người tốt, nhà xa, đi xa, ở với người Thượng, làm rẫy được, đan rổ được, ăn cơm người Thượng được...tất cả chứa đầy tình cảm sâu nặng của người nói. Hoặc nói về cái đói dai dẳng của người Kông Hoa: “Chín mươi cặp mắt đói muối từ hai năm nay rồi, từ bữa cháy làng Bông Pra đến nay đêm nào cũng chui bờ rúc bụi không ngủ được, bây giờ trắng phờ trắng dại, ngó không biết ngó đi đâu”[26, tr. 326]. Sự gian khổ như tăng lên gấp bội qua cái đói kéo dài như câu văn. Nhưng cái đói không ngăn cản được tiếng đàn, tiếng hát không bao giờ dứt trong buôn làng: “Ghíp vừa đi vừa hát, hai chân cứ múa lên, mái tóc quăn phất phơ bay theo gió, anh ta đeo một cái đờn goong trước bụng, năm ngón tay búng lia lịa: từng từng tưng, tứng từng tưng...”[26, tr. 308]. Câu văn dài thể hiện khá rõ tình yêu âm nhạc của Ghíp, đó cũng chính là đời sống và sức sống của người Tây Nguyên. Niềm vui lớn của cả làng khi nhận được rìu rựa của Bok Hồ cũng chỉ được thể hiện qua một câu văn: “Trên chín mươi khuôn mặt tự nhiên nở bao nhiêu nụ cười, có nụ cười của chị phụ nữ như một cái hoa trắng của cây kơ- bông, có nụ cười của ông cụ già mất hết cả răng rồi, có nụ cười của thằng con nít, nó vừa cười vừa đưa lên vẫy Núp”[26, tr. 378]. Và nỗi nhớ quê hương da diết, sâu lắng của Tnú: “Bây giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi”[26, tr.137]. Hàng loạt sự nhớ thương mãnh liệt, những kỷ niệm dịu ngọt được chất chứa trong một câu văn 68 tiếng. Lòng thương người


mênh mông của cô gái Tơ Trá, tình cảm dạt dào của nhân vật “tôi” trong Tháng Ninh Nông không thể diễn tả trong một câu ngắn: “Tôi cũng không thể biết ai đưa tôi đến đây, đồng đội của tôi đang ở đâu, vì sao chỉ có tôi với cô trong căn lều này, và cô, một mình, đã giành giật tôi với thần chết như thế này đã bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm”[26, 170]. Còn đây là âm thanh vang dội, huyền bí của tiếng cồng chiêng Tây Nguyên: “Ầm ì, vang động, sâu thẳm, huyền bí...suốt ngày suốt đêm là tiếng cồng chiêng từ sườn núi bên này vang vọng lên, vọng sang sườn núi bên kia, lại dội lại sườn núi bên này, vang vọng như tiếng ngân nga của hồn đất hồn rừng hồn núi và sông”[26, tr. 181]. Câu văn diễn tả một cách đặc sắc âm thanh của cồng chiêng qua nhiều tầng bậc khác nhau, như là tiếng vọng của sông núi. Một vùng đất Cheo Reo “hoang sơ đầy huyền thoại” cũng được hiện ra chỉ từ một câu văn: “Cheo Reo trong tôi lâu nay là một vùng đất hoang sơ đầy huyền thoại với những truyền thuyết của các dòng họ Gia Rai, với những câu chuyện cổ trữ tình, với những bài dân ca mềm mại duyên dáng, với những ngày hội hè náo nhiệt, tiếng chiêng cồng lan trên đồng cỏ, tiếng hát lan trên đồng cỏ”[3, tr. 86]. Cũng chỉ một câu văn, tác giả khái quát cả một thế giới sử thi: “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng già Kôi kể lại cho đám thanh niên mới lớn lên những bài khan không hiểu có từ bao giờ về những vị thần núi thân sông, và tất cả thần nó không hiểu vì sao đều có nguồn gốc, đều là tổ tiên của người Gia Rai, thậm chí có vị, theo lời kể của già Kôi, còn được sinh ra ở chính buôn Rê băk nữa”[34, tr. 71]. So với câu văn ngắn, câu văn dài nhiều tầng bậc được các nhà văn sử dụng rất ít hơn, nhưng nó đã có tác dụng tích cực trong việc diễn tả những vấn đề có tính chất lớn lao.

3.4.4 Giọng điệu

Trong tác phẩm văn học, giọng điệu là thái độ, tình cảm của nhà văn đối với sự vật hiện tượng được miêu tả. Một giọng điệu riêng, vừa phong phú, vừa độc đáo là thước đo quan trọng của tài năng nhà văn. Giọng điệu trong tác


phẩm văn chương là yếu tố quan trọng, nó thể hiện được “sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn” [53, tr.62]. Chi phối giọng điệu ấy chính là thế giới quan, là quan niệm về nghệ thuật và con người của nhà văn, là cảm hứng sáng tạo, là khả năng ngôn ngữ… Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm, mỗi trào lưu văn học có một giọng điệu riêng để góp phần làm nên phong cách. Văn xuôi Tây Nguyên chia thành hai mảng: mảng viết về chiến tranh và mảng viết về sinh hoạt đời thường. Các tác phẩm chiến tranh (chủ yếu là của Nguyên Ngọc) có âm hưởng chung là hào hùng. Trong khi đó, giọng điệu trữ tình là cơ bản ở các tác phẩm sinh hoạt đời thường.

Cảm hứng ngợi ca đã tạo nên giọng điệu trang trọng, hào hùng, bừng bừng khí thế tiến công. Chất giọng ấy có khi được biểu hiện ở từng câu từng chữ, có khi được toát lên từ âm hưởng chung của tác phẩm, của một cuộc đời, một chiến công hay một khung cảnh thiên nhiên...Chẳng hạn, trong hệ thống đại từ nhân xưng, Nguyên Ngọc luôn sử dụng những đại từ trang trọng. Với những người lớn tuổi, tác giả gọi là cụ, ông cụ, bà cụ, cụ già, bok như cụ Mết, cụ Xớt, bok Pa, bok Sung...Đối với lớp thanh niên, ngoài những nhân vật phản diện, Nguyên Ngọc gọi anh, chị như anh Núp, anh Thế, anh Cầm, anh Quyết...Cũng có khi goi tên một cách thân mật như Tnú, Dít, Mai, Núp, Ghíp, Khíp, Tun. Có khi nhà văn mượn cách nói lấy chức danh để gọi tên của người Tây Nguyên, như Tnú là Anh lực lượng, Dít là Đồng chí chính trị viên xã đội, những người anh hùng đi dự đại hội thi đua là Lũ chiến sĩ thi đua, những người tham gia tải đạn cho bộ đội là Lũ dân công. Với Trung Trung Đỉnh, những người lớn tuổi thì tác giả luôn dùng từ cụ, ông cụ, già, bok; thanh niên thì thường anh, chị, phổ biến nhất là xưng tên; chỉ số đông thì dùng họ, những người. Y Điêng, H’Linh Niê thì hay dùng các đại từ nhân xưng của người Êđê như ma, mí, ama, amí…Cách gọi tên ấy đã thể hiện thái độ yêu mến trân trọng


đối với nhân vật của mình, những con người anh hùng mà nhà văn khâm phục và yêu mến.

Với dân tộc Tây Nguyên anh hùng, luôn hiên ngang trước kẻ thù và làm nên những chiến công hiển hách, Nguyên Ngọc đã sử dụng những lời lẽ đẹp nhất để nói về họ. Qua ngòi bút của ông, hình ảnh con người và núi rừng Tây Nguyên hiện lên thật hùng vĩ, tráng lệ. Trong Rừng xà nu, ta có thể bắt gặp sức sống kỳ diệu của người Tây Nguyên qua hình ảnh ẩn dụ “rừng xà nu”: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng…”[26, tr. 133]. Sức sống ấy khi kết hợp lại sẽ thành dòng thác cuốn phăng kẻ thù: “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét vang dội. Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào rào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”. Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay...”[26, tr 161]. Với giọng điệu trên, chúng ta gặp lại sức mạnh của chàng Đăm San dẫn đoàn quân đi chặt cây thần Smút, gặp lại ý chí “quét sạch lá rừng, phá toang đê vỡ” của nghĩa quân Lê Lợi, gặp lại khí thế “xô cửa xông vào, đạp rào lướt tới” của nghĩa quân Cần Giuộc...Khí thế cách mạng bừng bừng cũng được thể hiện qua lời truyền hịch của cụ Mết: “- Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên! Tiếng chiêng nổi lên...”[26, tr. 162]. Lời kêu gọi của cụ Mết như âm vang lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.

Cũng bằng giọng điệu tráng ca, Nguyên Ngọc đã làm sống dậy hình ảnh của một “Đất nước đứng lên” thông qua cuộc kháng chiến thần thánh của nhân


dân làng Kông Hoa. Biết bao nhiêu cái đẹp đẽ, cao cả, hào hùng hiện diện trong một ngôi làng Bana hẻo lánh ấy. Đó là hình ảnh chín mươi người Kông Hoa phải ăn tro tranh thay muối, ăn củ mài thay cơm, lấy vỏ cây làm khố...nhưng vẫn kiên trì chạy làng đánh giặc: “Chín mươi người đi, lầm lì, leo đá, lội suối, người già cũng đi, con nít cũng đi, người có mang cũng đi. Con vắt cắn chảy máu không cần. Con mòng chích đau, không kêu. Đi thôi, đi theo anh Núp”[26, tr.304]. Không khí trầm uất dồn nén sức mạnh căm thù, ý chí quyết chiến được đặc tả qua đoạn văn này. Tinh thần ấy như ngọn lửa nhà rông âm ỉ cháy, và sẽ bùng lên khi gặp ngọn gió cách mạng. Và Cách mạng tháng Tám đã đến, tưng bừng: “Dưới phố An Khê đường nào người cũng đổ về chật ních...Người Kinh cũng đông, người Thượng cũng đông. Lần đầu tiên Núp thấy người Kinh người Thượng đi chung với nhau, nắm tay nhau, ào ào như nước sông Ba ở đoạn chảy qua thác”[26, tr. 260]. Không khí cách mạng ấy làm cho buồng phổi của Núp căng đầy. Sau lưng Núp đã có điểm tựa vững chắc như núi Chư Lây, anh sẽ đi xa hơn nữa. Tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ là điểm chói sáng của Núp và dân làng mà Nguyên Ngọc không thể không ca ngợi: “Thằng Pháp đốt cái làng này rồi. Phải đi nữa thôi, phải lên trên núi Chư Lây cao nữa, tìm cái chỗ tốt hơn nữa, làm cái làng mới, làm cái rẫy tốt, đánh Pháp chờ muối Bok Hồ...Pháp lấy hết cái rìu rựa của mình rồi… Thiếu cái rìu rựa, đi lấy hòn đá đập cho nhọn, cho bén, chặt đỡ cũng được lũ làng ạ”[26, tr. 305]. Ý chí kiên cường, sự nhẫn nại kiên trì cùng với lòng quyết tâm cao độ đã giúp họ làm nên những chiến công hiển hách, viết lên những bài ca hào hùng vang vọng mãi với sông núi Tây Nguyên.

Thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ nhưng cũng rất trữ tình. Có thác đổ ào ào những cũng có những dòng sông hiền hòa, thơ mộng; có núi cao với nhiều thú dữ nhưng cũng có những bình nguyên ngút ngàn màu xanh…Chính điều này đã tạo nên khí chất anh hùng và lãng mạn của con người mà các nhà văn đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2022