Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 26


cũng như vẻ đẹp con người thăng hoa. Cùng với không gian, thời gian nghệ thuật cũng là một phương tiện có tính tất yếu để hình tượng bộc lộ. Thời gian bao trùm trong các tác phẩm về chiến tranh là thời gian hiện tại, tuyến tính; trong các tác phẩm đời thường, thời gian đồng hiện chiếm ưu thế, vì nó là phương tiện hữu hiệu để nhân vật thể hiện “nỗi niềm quá khứ” của mình.

Phương tiện nghệ thuật gần gũi nhất, trực tiếp nhất là ngôn từ nghệ thuật. Các nhà văn rất chú ý đến lời ăn tiếng nói của người Tây Nguyên, đưa vào tác phẩm hết sức tự nhiên, làm nổi bật đời sống văn hóa và tính cách con người Tây Nguyên. Đó là hệ thống ngữ âm theo cách phát âm tiếng Việt của người Tây Nguyên, là hệ thống từ vựng có sự kết hợp giữa vốn từ phổ thông với từ địa phương, là những cấu trúc ngữ pháp nhiều khi không tuân theo ngữ pháp tiếng Việt một cách chủ ý của tác giả. Tất cả đều mang đậm dấu ấn của cuộc sống gắn bó với núi rừng. Việc sử dụng các biện pháp tu từ cũng là một điểm đáng chú ý. Ngoài các biện pháp thông thường như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, liệt kê…; các nhà văn tập trung vào hai biện pháp là so sánh và nhân hóa như là một cách tốt nhất thể hiện thói quen ngôn ngữ của người Tây Nguyên, để làm đậm hơn chất Tây Nguyên trong tác phẩm của mình. Hệ thống câu văn cũng thể hiện khá rõ đặc trưng ngôn ngữ của người Tây Nguyên và của các tác phẩm văn xuôi Tây Nguyên. Ở lời trực tiếp, câu văn ngắn rất nổi bật. Nó thể hiện được không khí câu chuyện, lối tư duy và trình độ ngôn ngữ của người Tây Nguyên. Với lời gián tiếp, câu văn dài cũng được sử dụng để thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật và để dẫn truyện. Ngoài ra, giọng điệu cũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng làm nên không khí cho truyện. Có hai giọng điệu nổi bật, đó là giọng điệu sử thi hào hùng thể hiện được tính cách anh hùng và không khí ra trận hào hùng của Tây Nguyên chiến đấu. Đó là giọng điệu trữ tình thể hiện sự lắng đọng của những tâm hồn dạt dào cảm xúc yêu thương quê hương, cộng đồng; và cả những nỗi buồn của sự mất dần đi các giá trị văn hóa tốt đẹp.


5. Văn học là thế giới của tình yêu, nỗi buồn và cái đẹp. Sự lắng đọng về những giá trị thẩm mỹ là điều mà mọi nhà văn hướng đến. Muốn vậy, nhà văn phải có những xúc cảm mãnh liệt. Nếu nhà văn không dành cho đối tượng thẩm mỹ của mình một tình cảm đặc biệt thì thế giới nghệ thuật của anh ta là một khoảng trống đáng sợ, khoảng trống do sự nhạt nhẽo, vô vị để lại. Jacques Dournes nói về tình yêu Tây Nguyên: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, phải biết yêu mới có thể hiểu, càng hiểu càng yêu. Ngoài các nhà văn là người bản địa, các nhà văn khác đã yêu Tây Nguyên như chính quê hương mình, đã yêu con người Tây Nguyên như chính những người ruột thịt của mình, đặc biệt là Nguyên Ngọc và Trung Trung Đỉnh. Chính tình yêu đó mà họ đã làm nên những tác phẩm có sức sống dài lâu trong lòng độc giả. Những tác phẩm đã góp phần quảng bá và lưu giữ các giá trị văn hóa cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên đang có nguy cơ suy thoái dần trước công cuộc tiến hóa đang diễn ra rầm rộ chưa từng có ở đây. Những tác phẩm có tính chất nền móng và có giá trị tạo đà cho những bước phát triển của văn xuôi Tây Nguyên giai đoạn sau. Những tác phẩm đã góp vào dòng sông văn hóa, văn học Việt Nam một dòng chảy đầy phù sa và giàu sức lắng đọng, để rồi làm đẹp thêm cho tâm hồn Việt Nam.

6. Văn hóa và con người chỉ là hai phương diện cụ thể của văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên, việc khảo hai vấn đề trên dù có sâu sát đến đâu cũng khó có thể làm nổi bật toàn bộ đời sống Tây Nguyên được các nhà văn khái quát trong các tác phẩm văn học. Văn học viết về Tây Nguyên hiện nay đang phát triển mạnh cả văn xuôi lẫn thơ. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương phản ánh đời sống Tây Nguyên đương đại rất đáng chú ý. Tìm hiểu toàn bộ văn chương của Tây Nguyên và văn chương viết về Tây Nguyên là hướng đi tiếp theo của người nghiên cứu trong thời gian tới.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

1. Rừng Tây Nguyên qua những trang văn. Niên giám Bình luận văn học- Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh 2009.

2. Văn học với văn hóa kể khan Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 23 tháng 10 năm 2010.

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 26

3. Âm vang cồng chiêng trong văn học Tây Nguyên. Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số tháng 5 năm 2009.

4. Chất Tây Nguyên trong văn Nguyên Ngọc. Hội thảo khoa học trẻ 2008- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

5. Bến nước, báu vật của buôn làng Tây Nguyên. Tạp chí Hồn Việt, số tháng 12 năm 2009.

6. Rừng xà nu dưới góc nhìn văn hóa. Tạp chí Đất Quảng, số tháng 10 năm 2010.

7. Rượu cần- “thuốc quên kỳ diệu”. Tạp chí Giáo dục Gia Lai, Xuân 2008.

8. Nước trong tâm thức người Tây Nguyên, Nguyệt san Gia Lai, số Xuân 2010.

9. Những gương mặt của văn hóa. Tạp chí Khoa học công nghệ- Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai, số Xuân canh dần 2010.

10. Núp – người đem đến những mùa xuân Tây Nguyên. Nguyệt san Gia Lai số 2043 tháng 12/2007.

11. Đinh yơng, rượu cần và… Trung Trung Đỉnh. Nguyệt san Gia Lai , ngày 31/12/2009.

12. Vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong văn Trung Trung Đỉnh. Nguyệt san Gia Lai xuân 2009.

13. Ngọn lửa Tây Nguyên. Tạp chí Công an Gia lai, số Xuân 2009.

14. Làng Stơr hôm nay. Báo Sài gòn giải phóng Thứ bảy, ngày 15/03/2009.


TÀI LIỆU KHẢO SÁT


1. Ngọc An (2007), “Suối đàn tơ-rưng” Ba bức thư, Quân đội nhân dân,Hà Nội

2. Trung Trung Đỉnh(1998),Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Trung Trung Đỉnh (1996), Mười một truyện ngắn, Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Trung Trung Đỉnh (1993), “Truyền thuyết Ialy”, Báo văn nghệ (44), tr.10-11

5. Trung Trung Đỉnh (2006), Lạc rừng, Ngõ lỗ thủng, Văn học, Hà nội.

6. Trung Trung Đỉnh (2002), Đêm nguyệt thực, Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Y Điêng (1978), Hơ Giang, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Y Điêng (1986), Đrai Hơling đi về phía sáng, Văn hóa, Hà Nội.

9. Y Điêng (1993), Chuyện trên bờ sông Hinh, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Y Điêng (1996), Ba anh em, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

11. Y Điêng (2005), Lửa trong tay chúng tôi, Hội Văn học nghệ thuật Đăk Lăk.

12. Vũ Hạnh (2007), Tiểu thuyết đường rừng, Văn hóa, Hà Nội.

13. Vũ Hạnh (1980), Chất ngọc, Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh

14. Vũ Hạnh (1986), Bút máu, Văn học, Hà Nội.

15. Vũ Hạnh (1987), Cô gái Xà Niêng, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

16. Thu Loan (1997), “Làng Mô”, Văn nghệ dân tộc và miền núi (1,2) tr.24-26.

17. Thu Loan (2008), Sương chưa tan làng Trăng, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

18. Sương Nguyệt Minh (2003),“Tây Nguyên ký sự”,VN Quân đội(560),tr.64- 74.

19. Kim Nhất (2000), “Người rừng trên đỉnh núi ông Voi”, Văn hóa dân tộc(3)

20. H’Linh Niê (2005), Gió đỏ, Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Linh Nga Niê Kđăm (2005), Ngân nga Rlet Mnông, Kim Đồng, Hà Nội.

22. Linh Nga NiêKđăm (2007),Già làng Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

23. Linh Nga Niê Kđăm (1999), Trăng Xí thoại, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

24. http//www.linhnganiekdam/truyen-ngan-linh-nga

25. Nguyên Ngọc (1957, Mùa xuân hoa trắng, Phụ nữ, Hà Nội. 26a. Nguyên Ngọc (1970) Đất nước đứng lên, Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyên Ngọc (1999), Tháng Ninh Nông, NXB Đà Nẵng.

27. Nguyên Ngọc (2005), Tản mạn nhớ và quên, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

28. Nguyên Ngọc (2008), Bằng đôi chân trần, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

29. Nguyên Ngọc (2006), Nghĩ dọc đường, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

30. Nguyên Ngọc (2006) Tác phẩm chọn lọc, Văn học, Hà Nội.


31. Nguyên Ngọc (2009), Nguyên Ngọc, tác phẩm, Hội nhà văn, Hà Nội.

32. Khuất Quang Thụy (1981), Pui Kơ Lớ, Kim Đồng, Hà Nội.

33. Khuất Quang Thụy (1996), Nước mắt gỗ, Lao động, Hà Nội.

34. Khuất Quang Thụy (1986), Thềm nắng, Phụ nữ, Hà Nội.

35. Khuất Quang Thụy (1999), Không phải trò đùa, Hội nhà văn, Hà Nội.

36. Khuất Quang Thụy (1998), Truyện ngắn chọn lọc, Hội nhà văn, Hà Nội.

37. Đỗ Tiến Thụy (2009), Vết thương thành thị, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

38. Thao Trường (1998) “Gặp lại anh hùng Núp” Giải nhất văn chương, Hội Nhà văn, Hà Nội

39. Nhiều tác giả (2002), Văn xuôi Tây Nguyên thế kỷ XX, Văn hóa dân tộc, Hà Nội

40. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỷ XX, Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

41. Nhiều tc giả (1995), Tuyển tập văn học Gia Lai, Hội Văn học NT Gia Lai.

42. Nhiều tác giả (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Giáo dục, Hà Nội


B- TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


43. Nguyên An (2000), “Nhà văn Nguyên Ngọc trong những năm kháng chiến chống Mỹ”, Văn nghệ Quân đội, Hà Nội (4).

44. Duệ Anh (1998), “Đời sống cồng chiêng”, Nhân dân, ngày 26/03.

45. Phương Anh (1999), “Bản sắc Tây Nguyên”, Văn hóa các dân tộc(4), tr.4.

46. Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thị Trúc Bạch, Nguyễn Tấn Đắc (2002), Văn hóa- Văn học từ một góc nhìn, Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Nguyễn Kim Anh chủ biên (2004), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

48. Ngọc Anh (1960), Dân tộc Xơ đăng, Tạp san Dân tộc (13), tr.35-39.

49. Ngọc Anh (1961), Tây Nguyên bất khuất, Phổ thông, Hà Nội.

50. Ngọc Anh… sưu tầm (1965), Truyện cổ Bana Tây Nguyên, Văn học, Hà Nội.

51. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

52. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Hội nhà văn, Hà Nội.

53. Nông Quốc Bình (1998), “Để có những sáng tác về Tây Nguyên hay hơn”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc (8) tr.21-22.

54. Nông Quốc Bình (1998), “Tây Nguyên, để có những trang viết”, Báo Văn hóa, ngày 05/07.

55. Ngô Vĩnh Bình (1991), “Mẹ lúa, đấng tối cao trên cao nguyên miền Thượng”, Văn hóa nghệ thuật (21,22), tr.3.

56. Ngô Vĩnh Bình (1993), “Tết trên miền Thượng Cao Nguyên”, Giáo dục và thời đại, 11/01, tr.12.

57. Phan Xuân Biên (1985), “Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên”, Dân tộc học(3), tr.31-40.

58. Trần Lâm Biền (1993), “Dặm dài Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (2), tr.45- 47.

59. Dambo (2003), Miền đất huyền ảo, Hội nhà văn, Hà Nội.

60. Thu Bồn (1964), Bài ca chim Chơ rao, Văn học, Hà Nội.

61. Thu Bồn (1877), Ba-dan khát, Thanh niên, Hà Nội.

62. Nguyễn Văn Bổng (1998), Ghi chép về Tây Nguyên, Tác phẩm mới, Hà Nội.

63. Phan Văn Bé (2006), Tây Nguyên sử lược, Giáo dục, Hà Nội.


64. Trần Mạnh Cát (1990), “Tang ma cư dân bản địa Tây Nguyên”, Dân tộc học(4), tr.47-52.

65. Nông Quốc Chấn, Kpa Y Lăng, Nay Phin (1981), Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hóa, Hà Nội.

66. Nông Quốc Chấn (1993), “Tiếng nhạc cồng chiêng, lệnh “Yàng” hay tâm hồn người”, Báo Nhân dân (16), tr.8.

67. Nông Quốc Chấn tuyển chọn (1998), Hội nghị Văn học Tây Nguyên, Hội nhà văn, Hà Nội.

68. Dương Mạnh Châu (1970), Các sắc dân thiểu số Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn.

69. Y Son Châu (1984), “Một số vấn đề văn hóa và xã hội Tây Nguyên”, Khoa học xã hội(2), tr.69-80.

70. Huệ Chi, Phong Lê (1960) “Cách thể hiện con người trong tập truyện Mạch nước ngầm”, Tạp chí Văn học (7).

71. Đào Tử Chi (1957), “Người Đầu làng ở vùng Nam Trường Sơn”, Đặc san Dân tộc (6) tr.33-36.

72. Lê Đình Chi (1969), Vấn đề đồng bào thiểu số tại Việt Nam, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn.

73. Nguyễn Kim Chi (1969), Định chế tòa án phong tục Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn.

74. Nguyễn Kim Chi (1969), Luật pháp và phong tục tại miền Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn.

75. Nguyễn Văn Chính…tuyển chọn (2007), Văn học nghệ thuật Tây Nguyên- nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam, Quân đội nhân dân, Hà Nội

76. Dambo (2003), Miền đất huyền ảo, Hội nhà văn, Hà Nội.

77. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Khoa học Xã hội, Hà Nội.

78. 47. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Khoa học Xã hội, Hà Nội.

79. Phan Hữu Dật (1994), Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

80. Chu Xuân Diên (2002) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. HCM.

81. Chu Xuân Diên (1963), “Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm San”, TC Văn học (3).

82. Jacques Dournes (2002), Rừng, đàn bà, điên loạn, Hội nhà văn, Hà Nội.


83. Ngô Văn Doanh (1993), “Độc đáo tượng nhà mồ Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (2), tr. 55-59.

84. Ngô Văn Doanh (1991), “Phong cách tượng nhà mồ Tây Nguyên”, Văn hóa dân gian (3), tr. 57-61.

85. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

86. Ngô Văn Doanh (1993), “Lời cúng bỏ mả- một loại hình văn học dân gian

đặc biệt của Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa dân gian (2) tr.32-38.

87. Ngô Văn Doanh sưu tầm (2001), Vua lửa, vua nước, Kim Đồng, Hà Nội.

88. Ngô Văn Doanh (2007), Pơ thi- cái chết được hồi sinh: Lễ bỏ mả và nhà mồ Bắc Tây Nguyên, Thế giới, TP. Hồ Chí Minh.

89. Lưu Danh Du (1958), “Tết của đồng bào Thượng nam Cao Nguyên”, Chấn hưng kinh tế (51,52).

90. Nguyễn Ngọc Du (1970), Các sắc tộc miền Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, SG.

91. Nguyễn Đăng Duy(2002),Văn hóa học Việt Nam,Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

92. Hoàng Dự (1988), Nữ tù trưởng Iadố, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

93. Bùi Minh Đạo (2004), “Đôi điều về nhà Rông, nhà Rông với văn hóa Tây Nguyên”, Dân tộc học (4), tr. 36-42.

94. Nguyễn Tấn Đắc (1985), “Từ âm nhạc cồng chiêng đến văn hóa Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3-4).

95. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Khoa học xã hội, Hà Nội.

96. Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Văn Hạnh (1999), Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học, Khoa học xã hội, Hà Nội.

97. Trung Trung Đỉnh (1999), “Bok Núp”, Văn nghệ quân đội(9), tr.49-54.

98. Trung Trung Đỉnh (1998), “Một địa chỉ văn hóa ở Tây Nguyên”, Báo Nhân dân, ngày 05/01.

99. Trung Trung Đỉnh (1995), “Nhịp điệu Tây Nguyên”, Báo Gia Lai, 01/01.

100. Trung Trung Đỉnh (1998), “Rừng sâu ký sự”, Văn nghệ quân đội (17) tr. 4- 22

101. Trung Trung Đỉnh (2001), Truyền thuyết một tình yêu, Kim Đồng, Hà Nội.

102. Trung Trung Đỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Lập biên soạn (2002), Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX: Giai đoạn 1946- 1975, Kim Đồng, Hà Nội.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí