Tỷ Lệ Người Trả Lời Cho Biết Cuộc Gặp Với Cán Bộ Ubnd Xã/phường Để Giải Quyết Khúc Mắc Có Kết Quả Tốt (%)


Năm 2019 chỉ là 53,6% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức và đây là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây [15, tr60].

Năm 2019 có 32,5% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra, trong khi đó con số này của các năm trước đó là: 39,9% (năm 2018); 44,9% (năm 2017); 45,8% (năm 2016) [15, tr32].

Trong báo cáo PAPI 2019 cũng cho thấy bức tranh chung về hiệu quả hoạt động của nền công vụ đang có sự thay đổi tích cực. Năm 2016 có 83,5% người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt, con số này vào năm 2017 giảm xuống còn 81,01%, tăng mạnh vào năm 2018 với 88,21% và đến năm 2019 giảm nhẹ xuống còn 87,33%, tuy nhiên vẫn có sự tăng lên so với năm 2016 và năm 2017 (Hình 3.3) [18].

95


90

88,21

87,33

85

83,5

80

81,01

75

2016

2017

2018

2019


Hình 3.3. Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%)

Nguồn: Báo cáo PAPI 2019

Theo báo cáo SIPAS 2019, tỷ lệ người dân cho rằng công chức “có gây phiền hà sách nhiễu” và “có gợi ý nộp tiền ngoài phí/lệ phí” đã giảm dần qua các năm gần đây. Tỷ lệ cho rằng công chức “có gây phiền hà sách nhiễu” ở năm 2017 là 3,35%; năm 2018 là 2,45% và đến năm 2019 giảm còn 1,41%.


Tỷ lệ cho rằng công chức “có gợi ý nộp tiền ngoài phí/lệ phí” giảm từ 1,85% ở năm 2017 xuống còn 1,42% năm 2018 và 0,47% năm 2019 [15, tr30].

Kết quả khảo sát của Luận án cũng cho thấy, phần lớn các tiêu chí để đo lường đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức cũng đều được đánh giá ở mức tương đối cao. Trong đó tiêu chí: “Không mắc vào các tệ nạn xã hội” có điểm đánh giá trung bình cao nhất với 4,68 điểm, gần tiệm cận mức tuyệt đối (điểm tuyệt đối là 5 điểm); tiêu chí “Tuân thủ quy định của pháp luật về những điều công chức được và không được phép làm” đạt 4,22 điểm; tiêu chí “Có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung thực, trong sáng, lành mạnh…” đạt 3,72 điểm; tiêu chí “Gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” đạt 3,66 điểm. Hai tiêu chí còn lại là “Tuân thủ kỷ luật phát ngôn” và “Có ý thức nâng cao trình độ, năng lực” lần lượt đạt mức 3,25 điểm và 3,13 điểm.

Bảng 3.5. Điểm đánh giá về đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức trong TTCV

Tiêu chí

Điểm

đánh giá

Không mắc vào các tệ nạn xã hội

4,68

Tuân thủ quy định của pháp luật về những điều công chức được và không

được phép làm

4,22

Có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung thực, trong sáng, lành mạnh…

3,72

Gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước

3,66

Tuân thủ kỷ luật phát ngôn

3,25

Có ý thức nâng cao trình độ, năng lực

3,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 16

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án

3.3.4.2. Hạn chế, tồn tại

Vấn đề suy thoái đạo đức của một bộ phận CBCC đã được đề cập đến trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước và trong nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây.


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra rất rò tình trạng này: “thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân” [111; tr263-264].

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã sớm xác định được tình trạng này, tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề vẫn tiếp tục tồn tại. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đã chỉ rò: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ tiếp tục nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”.

Chỉ thị số 10/CT-TTG, ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc cũng chỉ rò: “Tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ của một bộ phận CBCC, viên chức còn thấp, chưa làm hết trách nhiệm; kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số nơi, trên


một số lĩnh vực còn thiếu các biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục như: thuế, hải quan, đất đai, cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đầu tư, môi trường, xây dựng, cảnh sát giao thông, thanh tra chuyên ngành và một số đơn vị cung ứng dịch vụ hành chính công phục vụ yêu cầu của người dân ở xã, phường, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục... Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng CBCC, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội [119].

Theo báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020: “Trong giai đoạn 2013 đến 2020, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang)... Các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dòi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dòi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung


ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...)” [trích lại từ 122].

Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng tình trạng vi phạm đạo đức của công chức vẫn còn tồn tại. Tác giả Nguyễn Xuân Phong cho rằng: “Tình trạng vi phạm đạo đức công vụ vẫn xảy ra, tệ nạn tham nhũng lãng phí không giảm, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân chưa được chuyển biến mạnh” [70].

Trong kỳ điều tra năm 2019, báo cáo PAPI đã chỉ ra, tình trạng công chức nhũng nhiễu để vụ lợi vẫn còn tồn tại, đặc biệt trong một số lĩnh vực như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có bước chuyển biến nào. Mặc dù tỉ lệ người dân đã phải trả chi phí ngoài quy định để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giảm đáng kể sau năm 2015, sự chuyển biến sau mức giảm sâu lần đầu năm 2016 không được lâu, song đến năm 2019 tỉ lệ này có xu hướng tăng lên. Trên thực tế, chỉ tiêu này gia tăng đáng kể trong năm 2019” [18, tr19]. “Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai sau khi giảm từ mức 32% của năm 2017 xuống còn 30,8% của năm 2018, thì lại tăng lên mức 36% năm 2019. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra đã giảm mốc ấn tượng từ con số 51,9% của năm 2017 xuống còn 39,3% của năm 2018, năm 2019 vẫn xung quanh mức (39,3%). Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả trên 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức năm 2019 là 7,5%, nhích nhẹ lên so với con số 7,1% của năm 2018” [18, tr25].

Kết quả khảo sát từ Luận án cũng cho thấy, về cơ bản các vấn đề liên quan đến đạo đức cá nhân của công chức tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhất định cho rằng trong cơ quan, đơn vị vẫn còn tồn tại hiện tượng một số công chức vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn có 25,5% ý kiến cho rằng trong cơ quan, đơn vị còn tình trạng công chức “Thiếu ý thức nâng cao trình độ”; 11,8% cho rằng còn tình trạng


công chức “Vi phạm kỷ luật phát ngôn”; 3,6% cho rằng còn tình trạng công chức “Vi phạm quy định của pháp luật về những điều công chức được và không được phép làm” (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân của công chức hành chính

Tiêu chí

Phổ

biến

Ít

Không

Mắc các tệ nạn xã hội

0

1,5

98,5

Vi phạm quy định của pháp luật về những điều công

chức được và không được phép làm

0,9

2,7

96,4

Có lối sống thiếu chuẩn mực, không trong sáng

0,4

3,7

95,9

Thiếu gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương,

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

0,2

4,1

95,7

Vi phạm kỷ luật phát ngôn

1,5

10,3

88,2

Thiếu ý thức nâng cao trình độ, năng lực

4,2

21,3

74,5

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án

3.3.5. Tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ

3.3.5.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua vấn đề tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của CBCC, viên chức được quan tâm rất nhiều, đặc biệt đối với công chức là người đứng đầu.

Khi bàn về tính trách nhiệm của công chức, cần làm rò nội hàm hai khái niệm “chịu trách nhiệm” và “nhận trách nhiệm”. “Nhận trách nhiệm” mới chỉ dừng lại ở việc công chức đó ý thức được và thừa nhận những kết quả (tốt hoặc xấu) là sản phẩm của quá trình TTCV của cá nhân mình. Trong khi đó tính “chịu trách nhiệm” nhấn mạnh hơn vào việc công chức đó sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân (bao gồm cả trách nhiệm pháp lý) về các công việc có liên quan đến cá nhân mình. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm cá nhân đối với các công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình, tính trách nhiệm còn


được thể hiện thông qua việc cá nhân có thể gạt bỏ các lợi ích, suy tính cá nhân của bản thân vì mục đích phát triển của cơ quan, tổ chức. Như mục 2.2.5 đã chỉ ra, có bốn tiêu chí cụ thể để đo lường tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của công chức trong TTCV, bao gồm:

- Tinh thần đấu tranh với các tư tưởng tham nhũng, biểu hiện cơ hội trong quá trình TTCV;

- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm được giao;

- Không chọn việc dễ, bỏ việc khó;

- Chịu trách nhiệm đối với công việc do mình thực hiện.

Kết quả khảo sát của Luận án cho thấy, so với các yếu tố khác, cả bốn tiêu chí đo lường tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm đều có giá trị trung bình theo thang đo Likert thấp hơn so với các nội dung khác thuộc về VHTN của công chức trong TTCV. Tuy nhiên, các tiêu chí này đều nằm ở mức trên trung bình, với mức điểm từ 2,87 đến 3,23 điểm. Trong đó, tiêu chí “Tinh thần đấu tranh với các tư tưởng tham nhũng, biểu hiện cơ hội trong quá trình TTCV” có điểm trung bình thấp nhất, chỉ đạt 2,87 điểm; tiêu chí “Chịu trách nhiệm đối với công việc do mình thực hiện” đạt 2,95 điểm; tiêu chí “Sẵn sàng nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm được giao” đạt 3,12 điểm và tiêu chí “Không chọn việc dễ, bỏ việc khó” đạt 3,23 điểm.

Bảng 3.6. Điểm đánh giá về tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của công chức trong TTCV


Tiêu chí

Điểm

đánh giá

Tinh thần đấu tranh với các tư tưởng tham nhũng, biểu hiện cơ hội

trong quá trình TTCV

2,87

Chịu trách nhiệm đối với công việc do mình thực hiện

2,95

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm được giao

3,12

Không chọn việc dễ, bỏ việc khó

3,23

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án


Trong những năm gần đây, tính trách nhiệm của công chức trong TTCV cũng đã được cải thiện và đem đến những kết quả tích cực cho hoạt động của nền công vụ nói chung. Trong báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy HCNN giai đoạn 2011- 2016 cũng đã ghi nhận: năm 2016 số nhiệm vụ quá hạn của các bộ, cơ quan, địa phương chỉ chiếm 2,82 (trong tổng số hơn 10.000 nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao), con số này giảm mạnh so với tỷ lệ quá hạn 25% của năm 2015 [104]. Điều này cho thấy công chức đã có trách nhiệm hơn với công việc của mình, tính chây ỳ của công chức đang dần dần được cải thiện.

Một biểu hiện cụ thể của tính chịu trách nhiệm của công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo đó là dám từ chức khi có sai phạm. Hiện nay, quy định về từ chức đã được cụ thể hóa thành nhiều văn bản, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước. Trong Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009 của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, đã đưa ra một số căn cứ xem xét việc từ chức của cán bộ như sau: Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe; Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.

Trong những năm gần đây, tình trạng CBCC giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo xin từ chức đã ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy tính trách nhiệm trong nền hành chính của nước ta. Chẳng hạn, năm 2019 ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn đã xin từ chức vì cho rằng mình không phù hợp với vị trí công tác này.

Theo thông tin từ Sở Nội vụ Quảng Ngãi, trước thềm Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 có gần 60 cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh Quảng Ngãi đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp nhân sự của địa phương...

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí