Vài Nét Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Ở Thủ Đô Hà Nội


doanh sẽ biết được khách hàng cần gì? nhu cầu đích thực của họ là XBP nào? Ngày nay nghệ thuật giao tiếp với khách hàng được quan tâm và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu được đối với hoạt động bán hàng nói chung và bán XBP nói riêng. Khi khách hàng bước chân vào hiệu sách, sự chú ý của khách hàng không chỉ dừng lại ở hình thức nội thất, cách trưng bày sách trên giá mà họ còn quan tâm người bán hàng. Vẻ bên ngoài của nhân viên bán hàng, cử chỉ thái độ của nhân viên ngay từ ban đầu đã tạo nên mối thiện cảm hay không của khách hàng. Toàn bộ cách cư xử và thái độ của nhân viên đã tác động tới ý thức của khách hàng khi bước vào cửa hàng. Một cách không tự giác, khách hàng hình thành ý kiến của mình về nhân cách người bán và nhiều khi về cả uy tín của công ty. Nếu sự đánh giá sơ bộ của khách hàng về nhân viên bán hàng mà tốt sẽ có lợi cho doanh nghiệp và ngược lại. Nhân viên bán hàng có thái độ lịch sự niềm nở cộng với phong cách ăn mặc đẹp, hài hòa sẽ gây được thiện cảm ban đầu với khách hàng, làm tăng thêm sự chú ý của họ, có khả năng thu hút được lượng khách hàng càng lớn. Hơn thế nữa người bán hàng phải am hiểu tâm lý khách hàng, có kiến thức chuyên môn tốt để giới thiệu, hướng dẫn khách hàng, trao đổi và đáp ứng được yêu cầu của họ. Ngoài ra giọng nói của người bán hàng cũng là một biểu hiện của phong cách văn hóa. Khác với mọi nơi buôn bán khác, sự trao đổi giữa người bán với khách hàng trong cửa hàng sách là hết sức tế nhị, đảm bảo có văn hóa. Giọng nói ở đây vừa mang ý nghĩa trao đổi mua bán vừa mang ý nghĩa thuyết phục người mua. Người bán XBP cần có giọng nói dịu dàng ấm áp và truyền cảm. Đó là nghệ thuật nói để chinh phục và thu hút khách hàng.

Thông qua giao tiếp với khách hàng, người bán hàng có thể thu thập được những thông tin hữu ích, chính xác về tình hình thị trường XBP (cung cầu, giá cả, mức độ cạnh tranh...), từ đó Công ty có thể cải tiến các biện pháp nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và hoàn thiện hoạt động bán XBP của mình.


Chương 2


Thực trạng văn hóa kinh doanh

ở công ty phát hành sách Hà Nội từ 1996 đến 2002


2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở thủ đô Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Vị thế địa - chính trị, địa - văn hóa đã làm cho Hà Nội trở thành môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội và giao lưu trong nước và quốc tế...

Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường - 6

Thủ đô Hà Nội có tổng diện 927,39 km2, số dân năm 2001 là 2.841.700 người, bao gồm 1.198.100 dân ở nông thôn và 1.643.600 dân ở thành thị, mật độ dân số trung bình

2.383 người/ km2 [30, tr. 29].

Về hành chính, Hà Nội hiện có 7 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, với 102 phường; ngoại thành Hà Nội gồm 5 huyện: Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, với 111 xã và 8 thị trấn.

Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các cơ quan đầu não Trung ương, giữ vai trò quyết định trong lãnh đạo và quản lý đất nước, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị, ngoại giao, kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Hà Nội cũng là trung tâm tiếp nhận nhanh nhất chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần gắn liền với thế mạnh của Thủ đô, tạo cho Hà Nội có một nền kinh tế phát triển đa dạng. Hoạt động thương mại dịch vụ của Thủ đô diễn ra rất sôi động, giữ vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô.

Cho tới nay, Hà Nội có hàng trăm doanh nghiệp nhà nước và hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân ở các khu vực kinh tế do Nhà nước trung ương và địa phương quản lý, hoạt


động trên các lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch trong và ngoài quốc doanh phục vụ cho nhu cầu dịch vụ của Hà Nội.

Đời sống nhân dân Hà Nội được cải thiện và nâng cao đáng kể trong những năm gần đây. Số hộ giàu chiếm 19,7%, hộ nghèo chiếm tỉ lệ nhỏ 1,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 9 triệu đồng/ người năm (năm 1998).

Văn hóa - xã hội Thủ đô có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó có nhiều thành tựu nổi bật. Năm 1999 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên toàn thành phố (vượt kế hoạch đặt ra 1 năm). 100% các trạm y tế xã, phường có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng. Các chương trình: dân số - kế hoạch hóa gia đình; giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hoạt động của người cao tuổi được triển khai tích cực. Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,46% năm 1995 giảm xuống 1,09% năm 2000, hoàn thành trước 1 năm so với chỉ tiêu Đại hội lần thứ XII Đảng bộ thành phố. Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả tốt. Từ 1996 đến 2000 đã giải quyết việc làm cho 26 vạn người; đã xây tặng trên 2000 nhà tình nghĩa; phụng dưỡng 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng của Hà Nội; giúp đỡ nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa được gần 15.000 hộ nghèo; trợ giúp 100% đối tượng cứu trợ xã hội. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và phát huy tác dụng.

Thể dục thể thao quần chúng và thành tích cao phát triển; nhiều môn xếp hàng đầu trong cả nước, Hà Nội tham gia tích cực, hiệu quả trong các đội tuyển quốc gia thi đấu khu vực, quốc tế; cơ sở vật chất của ngành từng bước được nâng cấp.

Phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt", "Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"... đạt hiệu quả tích cực.

Nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách mạng được trùng tu, tôn tạo. Công tác văn hóa - thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật phát triển, góp phần xây dựng con người Thủ đô. Năm 1999, UNESCO đã bình chọn Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu á - Thái Bình Dương danh hiệu


"Thành phố vì hòa bình". Năm 2000, chương trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội được chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công, khơi dậy mạnh mẽ khí thế cách mạng và niềm tự hào về "Thủ đô Anh hùng".

Hệ thống giáo dục ở Thủ đô được chú trọng đầu tư phát triển. Hà Nội hiện có hơn 40 trường Đại học và cao đẳng với khoảng gần 10.000 giảng viên và trên 150.000 sinh viên, 22 trường công nhân kỹ thuật với gần 1.000 giáo viên và 24.500 học viên, 18 trường trung học chuyên nghiệp, 1.224 giáo viên và 25.945 học viên. Hà Nội có một hệ thống các trường phổ thông bao gồm 599 trường (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông...) với tổng số 12.807 lớp học, 22.648 giáo viên. Số học sinh các cấp là

502.424 học sinh. Mẫu giáo có 2.364 lớp học, 4.124 giáo viên và 76.343 học sinh [30, tr. 15].

Hà Nội cũng là nơi tập trung số lượng lớn các công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các điểm đến của khách du lịch, gồm 30 điểm du lịch, 7 nhà văn hóa lớn, 10 câu lạc bộ, 10 viện bảo tàng, 5 khu triển lãm, 10 rạp hát, 12 rạp chiếu bóng, 14 công trình thể thao... Để phục vụ các hoạt động đó có hệ thống hàng trăm cửa hàng, dịch vụ, siêu thị hoạt động liên tục để phục vụ đời sống nhân dân Thủ đô. Các cửa hàng sách, siêu thị sách của Nhà nước và tư nhân cũng là những điểm đến đáng lưu ý, thu hút hàng triệu lượt khách hàng tới thưởng thức và nghiên cứu, tạo thành một thị hiếu lành mạnh về văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô. Có thể nói, nhu cầu dịch vụ thương mại nói chung và nhu cầu XBP nói riêng của Thủ đô Hà Nội rất cao về số lượng, chất lượng, đa dạng về chủng loại, hình thức. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức không nhỏ cho việc kinh doanh XBP của các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm ở công ty phát hành sách Hà Nội từ 1996 đến nay

2.2.1. Tổng quan về Công ty Phát hành sách Hà Nội


Công ty PHS Hà Nội được chính thức thành lập vào năm 1954 với tên gọi ban đầu là "Chi sở phát hành sách Hà Nội", là đơn vị trực thuộc "Sở phát hành sách Trung ương" (tiền thân của Tổng Công ty sách Việt Nam ngày nay). Sau một thời gian hoạt


động đến ngày 14/6/1960 theo quyết định 1477/QĐ-UB của ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, "Chi sở phát hành sách Hà Nội" được đổi tên thành "Quốc doanh phát hành sách Hà Nội". Đây vừa là một cơ quan phục vụ công tác văn hóa vừa là một doanh nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở Văn hóa Hà Nội. Năm 1980 do nhu cầu hạch toán kinh tế và tổ chức lại ngành PHS, "Quốc doanh phát hành sách Hà Nội" được đổi tên là "Công ty Phát hành sách Hà Nội", theo Quyết định số 3227-QĐ/TC ngày 8/8/1980 của UBND thành phố Hà Nội. Năm 1993 để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, theo Quyết định số 877/QĐ-UB ngày 2/3/1993 của UBND thành phố Hà Nội "Công ty PHS Hà Nội" được đăng ký thành lập mới trực thuộc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. Từ đó đến nay Công ty PHS Hà Nội là một doanh nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội, là đơn vị quản lý, kinh doanh chuyên ngành PHS, có trụ sở chính tại 34 Tràng Tiền - Hà Nội. Công ty được phép tổ chức mua và phát hành các loại sách, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm trong nước và nhập ngoại, các loại chứng từ phục vụ công tác quản lý hành chính kinh tế - xã hội, các loại hàng thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật, dụng cụ thể dục thể thao, vật tư, vật phẩm văn hóa thông tin và làm đại lý tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa nói trên cho các đơn vị và cá nhân có yêu cầu theo sự thỏa thuận. Được phép liên doanh, liên kết với các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng khả năng kinh doanh XBP, cho thuê nhà làm phòng họp hội nghị, hội thảo và văn phòng đại diện. Công ty PHS Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng công thương Việt Nam. Công ty PHS Hà Nội có các bộ phận trực thuộc là phòng ban, cửa hàng (hiệu sách nhân dân) nội ngoại thành với hơn 200 cán bộ công nhân viên.

Trong cơ chế bao cấp, các ngành kinh tế nói chung và ngành PHS nói riêng được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn và các điều kiện khác. Hoạt động của Công ty chỉ nhằm vào mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân. Lúc này hoạt động của các công ty nói chung và Công ty PHS Hà Nội nói riêng chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả kinh tế, số lượng XBP bán ra do cơ quan hành chính cấp trên mà chủ yếu là Tổng Công ty PHS Việt Nam phân phối, hiệu quả kinh tế bị xem nhẹ. Từ các Nhà xuất bản đến các Công ty


PHS đều hoạt động một cách cứng nhắc, coi thường quan hệ cung cầu và giá trị hàng hóa, nhiều loại sách xuất bản và bán theo một khung giá định trước, nếu giá bán thấp hơn giá thành thì đã có Nhà nước bù lỗ, nhu cầu của khách hàng không được coi trọng. Từ khi chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh XBP nói chung, Công ty PHS Hà Nội nói riêng không tránh khỏi những khó khăn phức tạp trước những biến động mới của nền kinh tế. Sự chuyển hướng kinh doanh XBP theo chỉ tiêu pháp lệnh, theo kế hoạch đặt trước từ Tổng Công ty và Nhà xuất bản là chính sang kinh doanh XBP theo nhu cầu thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh XBP. Công ty vừa phải hạch toán kinh tế, vừa phải làm tốt chức năng xã hội, phải tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh doanh của mình, phải bảo toàn và phát triển vốn sẵn có. Từ chỗ được bao cấp toàn diện sang hạch toán độc lập từ A đến Z, Công ty PHS Hà Nội phải tự mình quyết định việc tổ chức hoạt động kinh doanh. Đó là tự lo vốn để tổ chức kinh doanh và toàn bộ quá trình nhập vào cũng như kinh doanh ra các XBP sao cho có hiệu quả. Kinh doanh XBP là kinh doanh loại hàng hóa đặc thù, không giống như hàng hóa khác. Vì thế Công ty PHS Hà Nội phải đảm bảo thực hiện hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Kinh doanh có lãi và đúng định hướng của Đảng và Nhà nước là mục tiêu phấn đấu của ngành PHS nói chung, Công ty PHS Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên đây, Công ty PHS Hà Nội Hà Nội từ sau năm 1986 đã chuyển hướng hoạt động để nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới. Với sự năng động tìm tòi của Ban giám đốc Công ty và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty PHS Hà Nội đã tìm ra nhiều giải pháp cho sự phát triển của chính mình.

Trước hết là sự đổi mới về tổ chức, kiện toàn các bộ phận và sắp xếp lao động

hợp lý


Trong nền kinh tế tập trung những năm trước đổi mới, Công ty PHS Hà Nội có

hơn 40% người làm việc gián tiếp. Đây là con số không nhỏ, đã khiến cho năng suất lao động chung của toàn Công ty tính theo đầu người không cao. Trong khi đó cơ chế thị trường đòi hỏi phải tăng cường cán bộ làm việc trực tiếp, giảm bớt hành chính trung gian không cần thiết và tạo ra sự tăng trưởng lợi nhuận. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Công


ty PHS Hà Nội đã khẩn trương sắp xếp lại phòng ban, bộ phận trong Công ty, phân bổ lại cán bộ theo phương châm: giảm gián tiếp, tăng cường cho trực tiếp và tinh lọc đội ngũ cán bộ, nhất là người bán hàng. Từ đó đã hình thành mô hình tổ chức mới của Công ty như sau:

- Ban giám đốc (giám đốc và các phó giám đốc).


- Phòng tổ chức hành chính.


- Phòng kế hoạch tài vụ.


- Phòng nghiệp vụ kinh doanh.


- Phòng kho XBP.


- Hệ thống các cửa hàng (hiệu sách nhân dân, nhà sách).


Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Công ty Phát hành sách Hà Nội


Giám đốc

Phó giám đốc hành chính tổ

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Kế hoạch

Phòng kho xuất bản

Phòng nghiệp vụ

Mạng lưới cửa


Chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty đều do giám đốc trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành. Một phó giám đốc giúp việc giám đốc phụ trách tổ chức hành chính và một phó giám đốc giúp phụ trách trực tiếp kinh doanh. Giám đốc trực tiếp phụ trách kế hoạch

- tài vụ. Các phòng chức năng có nhiệm vụ riêng biệt và phải hoàn thành các chỉ tiêu đề


ra. Đặc biệt là hệ thống các cửa hàng kinh doanh XBP được hạch toán riêng, tuy các cửa hàng đều có mối quan hệ chịu sự chi phối của các phòng ban, ban giám đốc. Song các cửa hàng cũng có những nhiệm vụ độc lập tương đối, chủ động việc kinh doanh XBP theo định mức kế hoạch và tự khai thác XBP trực tiếp từ Nhà xuất bản hoặc nhiều nguồn khác ngoài Công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu giúp việc và nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức, kiện toàn quy chế, quản lý cán bộ công nhân viên, đồng thời hướng dẫn tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty.

Phòng kế hoạch tài vụ: Có chức năng hướng dẫn tổ chức việc thực hiện công tác kế toán tài chính và thống kê, tham gia xây dựng nội dung các hoạt động kinh tế và tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh để báo cáo thường xuyên cho Ban giám đốc.

Phòng kho XBP: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa, bảo quản giữ gìn và phân loại XBP một cách khoa học để đảm bảo giá trị của XBP và xuất nhập thuận lợi.

Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện các

mặt:


- Triển khai phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà Công ty đề ra, tìm hiểu nhu

cầu thị trường.


- Tổ chức khai thác, liên kết, sản xuất, in ấn, mua bán các XBP.


- Tổ chức tiêu thụ sách, văn hóa phẩm. Nắm vững tình hình tiêu thụ, nhu cầu và thị hiếu khách hàng, số lượng tồn kho các loại để có biện pháp điều chỉnh thanh lý, nhằm thu hồi nhanh và bảo toàn và phát triển vốn.

- Xác định tình hình xuất nhập hàng hóa, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng

kinh tế.


- Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt hàng của

Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí