Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 2


lịch sử cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những cái vui, buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3].

Trong bài viết Thạch Lam người đi tìm cái đẹp trong cuộc sống đời thường và trong văn chương, TS. Lê Dục Tú cho rằng: Hà Nội băm mươi sáu phố phường đã đến với Thạch Lam bằng con mắt trông nhìn và thưởng thức của một tâm thức Việt Nam: “muốn giao lưu hòa nhập với văn minh nhân loại luôn nâng niu và bảo tồn truyền thống””. Tâm hồn và tài năng Thạch Lam hòa quyện với nhau khắc họa nên những giá trị đẹp của văn hóa Hà Nội.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp trong cuốn Tuyển tập kí - tản văn Thăng Long Hà Nội cũng đánh giá cao và dành những lời ca ngợi, trân trọng cho tập kí: “Kí Hà Nội của Thạch Lam như đã thâu tóm hết cái hồn cốt của đất kinh kì - Kẻ Chợ. Nó âm âm trong lối phố, tao nhã, thanh lịch trong các thú chơi, các thức quà, hòa quyện, luyến quyện trong từng thời khắc giao mùa, trong nét cười thiếu nữ”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã từng nhận xét: “Thạch Lam cũng đi tìm cái đẹp, nhưng với ông, trong đời sống cái đẹp vốn tiềm tàng, khuất lấp và trong văn chương cái đẹp là sự sống được cảm thấy”. Từ hiện thực đời sống, Thạch Lam đã tái hiện vẻ đẹp truyền thống văn hóa chốn kinh thành Thăng Long đọng lại qua những trang văn.

Khác với tập bút kí của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama là một ấn phẩm mới. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều công trình nghiên cứu trọn vẹn nào về cuốn sách này. Báo chí hay các trang mạng xã hội mới chỉ xuất hiện những bài viết sơ lược về tác phẩm này. Trong bài viết Lang thang đất Hà thành với Hà Nội, một chốn rong chơi của Bùi Ngọc Hà trên trang báo mạng baotritre.vn(24/3/2014), tác giả nhận định:


“Thông qua “Hà Nội một chốn rong chơi , Martin Rama gửi gắm một thông điệp về sự bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng của mảnh đất kinh k ”. Nhà báo Thiên Thanh cũng từng nhận xét về tác phẩm này: “Hà Nội, một chốn rong chơi chính là bức tranh Hà Nội trong con mắt một người ngoại quốc đã có nhiều năm tháng sống trên mảnh đất rồng thiêng và gắn bó với nó như máu thịt. Những độc giả người Việt Nam khi đọc trang sách viết về Hà Nội quen thuộc có thể thấy những bất ngờ, thú vị mà chỉ những người ngoại quốc như Martín Rama mới nhìn thấy được. Có lẽ cũng là lí do khiến cuốn sách này nhận được nhiều yêu mến đến vậy” [12].

Qua việc khảo sát và nghiên cứu về đề tài Hà Nội, chúng tôi nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường của Thạch Lam song còm mang tính chất khái quát hoặc gợi mở. Với Hà Nội, một chốn rong chơi của M. Rama, đây được coi là một tác phẩm mới mẻ với bạn đọc, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách trọn vẹn mà bước đầu chỉ dừng lại ở tiếp cận tác phẩm. Vì vậy, thực hiện đề tài Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường Hà Nội, một chốn rong chơi), chúng tôi mong muốn tái hiện lại bức tranh văn hóa Hà Nội xưa và nay qua cái nhìn độc đáo, khác lạ của một người gắn bó máu thịt với Hà Nội và một người ngoại quốc yêu mến thủ đô.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 2

- Xác định vị trí của tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường trong sáng tác của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama và tài năng của các nhà văn trong việc khám phá, miêu tả, khắc họa vẻ đẹp văn hóa.


- Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng văn hóa Hà Nội của hai tác giả.

- Khẳng định sự ảnh hưởng của giá trị văn hóa thủ đô cũng như nhìn nhận mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, nhiếp ảnh, hội họa, ẩm thực,…


4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau:

Một là, tìm hiểu một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (kiến trúc, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và nhịp sống người Hà Nội).

Hai là, tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu).

Ba là, khẳng định giá trị truyền thống văn hóa Hà Nội, sự hòa quyện, đan xen giữa cái mới - cái cũ, Hà Nội xưa - nay. Qua đó khẳng định tài năng, tình yêu Hà Nội của hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama.


5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

- Phương pháp phân tích, bình giảng


6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Như tên gọi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi hướng đến là Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama.

- Đề tài nghiên cứu tập trung qua hai tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Thạch Lam (Nxb Văn học, 2016) và Hà Nội, một chốn rong chơi, Martín Rama (Nxb Thế Giới, 2015).


7. Bố cục của khóa luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama


NỘI DUNG CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Tác giả Thạch Lam

1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học

Thạch Lam là viên ngọc quí của nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại đã đến kì sa sút. Cha ông là Nguyễn Tường Nhu, dòng dòi gia đình văn vò kiêm toàn. Ông thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc. Ông bà Nhu có tất cả bảy người con: Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).

Tháng 7/1917, ông Nhu đi làm thông ngôn ở Sầm Nứa - Lào, ít lâu sau ốm và qua đời. Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải đưa các con về quê, tần tảo buôn bán nuôi con. Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), gia đình ông chuyển theo, lúc ở Hà Nội khi lại về Cẩm Giàng sinh sống.

Là người con có hiếu, muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã đổi tên và khai tăng tuổi để học thành chung. Ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở


Hà Nội. Một thời gian sau vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị Thế nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội). Ngày 27 tháng 6 năm 1942, Thạch Lam qua đời do căn bệnh lao phổi, khi ông mới 32 tuổi với nhiều dự định dang dở.

Thạch Lam mất sớm, khi tài năng đang ở độ chín. Sự nghiệp sáng tác của ông không xếp vào hàng đồ sộ song lại trải rộng ở các thể loại khác nhau. Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách, có thể kể đến một số tác phẩm chính như:

- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)

- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)

- Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)

- Quyển sách Hạt ngọc (truyện thiếu nhi, Nxb Đời nay, 1940)

- Theo giòng (tiểu luận, Nxb Đời nay, 1941)

- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)

- Hà Nội băm sáu phố phường (tập bút kí, Nxb Đời nay, 1943)

Tác phẩm của Thạch Lam không nhiều nhưng có giá trị. Văn Thạch Lam đẹp, tinh tế, con người Thạch Lam hồn hậu, rất mực tài hoa. Đó là lý do vì sao ông luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ. Đúng như lời khẳng định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng. Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp. Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy” [7,4].


1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường

Sau khi Thạch Lam qua đời khoảng một năm, nhà xuất bản Đời nay in cuốn bút kí với nhan đề Hà Nội băm mươi sáu phố phường (1943). Đây là cuốn sách cuối cùng được in trong đời viết văn của Thạch Lam nhưng lại mang theo những giá trị tốt đẹp còn đọng mãi với thế hệ sau.

Năm 1943, trong Lời tựa cho bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Khái Hưng đã viết: “Hà Nội - Thăng Long - chốn cố đô yêu dấu của chúng ta đã gần hai nghìn năm soi bóng trên dòng sông Nhị. Nó sẽ mãi mãi soi bóng trong lòng người Việt Nam, khi mà mỗi thời còn có những trang phong lưu mặc khách đem ghi chép trong văn, thơ, để truyền lại hậu thế cái đời sống của nó, cái lịch sử của nó. Lịch sử Thăng Long đâu phải chỉ là những lớp sóng phế hung dồn dập từ đời vua này sang đời vua khác, kế tiếp nhau mà xây dựng cung điện nguy nga ven hồ Trúc Bạch, bên hồ Hoàn Kiếm? Nó còn là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật k khôi, với tất cả cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ và thoáng qua của những tâm hồn nho nhỏ trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3].

Hà Nội băm mươi sáu phố phường là tập hợp của những bài kí nhỏ, được Thạch Lam viết theo cảm nghĩ, cảm nhận cá nhân. Giống như tên gọi của tác phẩm, tập tùy bút chủ yếu nói về chuyện phố, chuyện phường, đời sống thường ngày của cư dân Hà thành và cả những thức quà riêng mà chỉ mảnh đất này mới có. Ấy là những mái nhà cổ kính khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, những biển hàng, con phố quen thuộc đang chuyển mình, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian lúc êm ả, thanh bình, khi rộn rã. Hai mươi mốt câu chuyện nhỏ là hai mươi mốt bức tranh chan chứa hoài niệm, khắc họa hình bóng Hà Nội xưa. Người đọc bắt gặp nhiều cảnh đời qua những mẩu chuyện ngắn xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống vất vả


với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân thực của tác giả. Văn hóa Hà Nội đi vào từng trang một cách tự nhiên, mềm mại, uyển chuyển không khuôn mẫu, gò bó.

Có thể nói đó là những trang tùy bút vượt thời gian, có sức sống lâu bền trong trái tim độc giả. Đã hơn bảy mươi năm trôi qua, ngày hôm nay đọc lại tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường, chúng ta vẫn cảm nhận được sự thân thuộc, lôi cuốn trên từng câu chữ. Kể cả khi bạn chưa từng đặt chân tới Hà Nội cũng có thể hình dung ra và yêu thủ đô qua những trang văn của ông như chính tác giả đã từng nói: “Hà Nội có một sức quyến rũ với người ở nơi khác”. Còn những ai đã đặt chân lên mảnh đất này chắc hẳn càng da diết hơn, nồng nàn, đắm say tình yêu dành cho Hà Nội.

Khẳng định về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Hà Nội băm mươi sáu phố phường có giá trị của một tác phẩm văn học giúp ta nhận thức thêm về những khía cạnh nhiều màu, nhiều vẻ của Tổ quốc ta tươi đẹp” [3,6]. Tập kí đã khắc họa những điều bình dị, chân thực nhất của Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XX. Thạch Lam đã tìm ra, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp khuất lấp, ẩn giấu bên trong cái giản dị, mộc mạc, đời thường, điều mà không phải nhà văn nào cũng khám phá được.


1.2. Tác giả Martín Rama

1.2.1. Cuộc đời

Martín Rama là Chuyên gia kinh tế trưởng của khu vực Nam Á thuộc Ngân hàng Thế giới, có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ. Công việc chính của ông là

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí