Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

**********


NGHIÊM THU HẰNG


VĂN HÓA HÀ NỘI QUA GÓC NHÌN CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA

(Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường

Hà Nội, một chốn rong chơi)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 1


Người hướng dẫn khoa học


ThS. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà, Tổ văn học Việt Nam cùng sự nhận xét, góp ý của toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, đặc biệt là giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.


Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018


Tác giả khóa luận


Nghiêm Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018


Tác giả khóa luận


Nghiêm Thu Hằng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

7. Bố cục của khóa luận 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8

1.1. Tác giả Thạch Lam 8

1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 8

1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường 10

1.2. Tác giả Martín Rama 11

1.2.1. Cuộc đời 11

1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi 13

1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama 14

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA . 18 2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội 18

2.2. Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Hà Nội 24

2.3. Nhịp sống người Hà Nội 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA 42

3.1. Không gian nghệ thuật 42

3.2. Ngôn ngữ 44

3.3. Giọng điệu 49

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lí do chọn đề tài


MỞ ĐẦU


1.1. Trong bối cảnh hiện nay, văn học Việt Nam ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, tích cực. Bên cạnh việc phát triển từ nội tại, sự giao lưu giữa với các nền văn học nước ngoài cũng khiến văn học đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt với sự xuất hiện nhiều cây bút mới là người nước ngoài, bắt đầu khai thác những đề tài vốn quen thuộc trong văn học Việt Nam đã đem lại luồng gió mới cho văn học.

1.2. Hà Nội vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống văn hóa. Hà Nội đi vào trái tim người nghệ sĩ, làm rung lên những cung bậc cảm xúc diệu kì để họ cho ra đời nhiều kiệt tác. Bạn đọc đã từng quen thuộc với sáng tác viết về Hà Nội của các tác giả như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Băng Sơn, Vũ Bằng, Nguyễn Ngọc Tiến… Nhà văn Thạch Lam cũng là một trong những tác giả gắn bó với văn học, văn hóa Hà Nội qua tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường. Ấn tượng và xúc cảm mà Hà Nội đem đến không chỉ chạm tới trái tim của những người con sinh sống trên dải đất hình chữ S mà nó còn lôi cuốn một chuyên gia kinh tế người Uruguay. Sự xuất hiện của Martín Rama với cuốn sách có nhan đề Hà Nội, một chốn rong chơi đã thu hút nhiều độc giả. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở hai nền văn hóa khác nhau song đều xuất phát từ tình yêu thủ đô, Thạch Lam và Martín Rama đã đem đến cho người đọc những tác phẩm có giá trị. Với Hà Nội băm mươi sáu phố phường Hà Nội, một chốn rong chơi, người đọc cảm nhận rò hơn về Hà Nội - thủ đô nghìn năm văn hiến ở nhiều góc nhìn khác nhau. Hai tác giả với những nhãn quan riêng đã khắc họa hình ảnh Hà Nội qua thời gian với những góc quay chân thực và sống động. Hà Nội đẹp, nguyên sơ và cổ kính qua sự trân trọng, ngợi ca của Thạch Lam.


Còn dưới góc nhìn của Rama thành phố không chỉ quyến rũ mà còn đang từng bước chuyển mình đổi thay.

Nghiên cứu về đề tài Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama nhằm thấy được sự vận động của diện mạo văn hóa Hà Nội xưa và nay, cũ và mới, truyền thống và hiện đại qua ngòi bút của một nhà văn Việt Nam và một người ngoại quốc. Đồng thời, đây chính là cơ sở giúp mở rộng kiến thức văn học cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong nhà trường hiện nay.


2. Lịch sử vấn đề

Giữa bộn bề của buổi chợ phiên văn chương, giữa sự náo nhiệt, đông đúc của các gian hàng lãng mạn, Thạch Lam giống như một lữ khách đặc biệt. Người con của Tự lực văn đoàn đã không đưa bạn đọc đến những chân trời phiêu du, bay bổng của tình yêu mơ mộng, của sự thoát li đầy lãng mạn mà dắt chúng ta đi vào giữa còi đời rất thực. Cái cốt cách dịu dàng, nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, trân trọng cuộc sống nơi trần gian. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và tác phẩm văn học” [7,375].

Từ năm 1939 - 1942, các nhà nghiên cứu như Trương Chính, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá về các tác phẩm của Thạch Lam. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã tiến một bước khá dài trên đường nghệ thuật”.


Sau Cách mạng tháng Tám, có nhiều nghiên cứu về Thạch Lam. Tiêu biểu phải kể đến đóng góp của tác giả Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn Mấy ý kiến đánh giá Thạch Lam (Tạp chí văn học số 4, năm 1965), Hà Minh Đức trong cuốn sách Nhà văn và tác phẩm, (Nxb Văn học Hà Nội, 1971). Các nhà nghiên cứu này khẳng định Thạch Lam là nhà văn lãng mạn có thái độ trân trọng người nghèo khổ.

Năm 1988, GS. Phong Lê xuất bản Tuyển tập Thạch Lam. Tháng 8 năm 2000, công trình nghiên cứu với nhan đề Thạch Lam của cái đẹp được biên soạn bởi Hoàng Trần Vũ gồm những bài viết xoay quanh cuộc đời và tác phẩm Thạch Lam của các nhà phê bình, nhà văn nổi tiếng như: Vũ Ngọc Phan, Phong Lê, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Thế Lữ, Nguyễn Tuân,…

Ngoài các tuyển tập các bài viết nhỏ, nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam. Có thể kể đến luận án PTS của tác giả Phạm Thị Thu Hương với nhan đề Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh; luận án tiến sĩ của Lê Minh Truyên có tên gọi Thạch Lam với Tự lực văn đoàn; cuốn sách Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam cuả nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi; luận văn thạc sĩ Đặc sắc của ký Thạch Lam của tác giả Lê Thị Xuân... là những đóng góp không nhỏ về phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Thạch Lam. Qua đó, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà.

Nghiên cứu về Thạch Lam, các nhà phê bình không chỉ xoay quanh các tiểu thuyết, truyện ngắn mà thể loại kí trong sáng tác của ông cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó phải kể đến tập bút kí Hà Nội băm sáu phố phường. Đây là một tác phẩm thành công, đáng ghi nhận trên nhiều phương diện cả về nội dung và hình thức. Lời tựa cuốn sách, tác giả Khái Hưng khẳng định: “Thạch Lam là người chép sử đặc biệt cho Thăng Long văn vật… Đó là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022