Đặc Điểm Văn Hóa Tiêu Dùng Của Hà Nội Và Của Tp. Hồ Chí Minh


các kệ hàng mà đi thẳng ra cửa mà chẳng mua thứ gì. Rõ ràng người tiêu dùng bình dân không hứng thú với việc mua hàng ở một nơi sạch sẽ như vậy, trong khi đây lại là đối tượng mà ông muốn nhắm đến. Họ thấy thoải mái hơn khi ở trong các cửa hàng nhỏ, chật hẹp và ồn ào. Hầu hết người Ấn Độ đều có thói quen mua nông sản tươi ở các sạp hàng ngoài trời hoặc xe bán hàng rong, nơi rau quả được đựng trong bao tải.

- Vì thế ông đã nghiên cứu kỹ hành vi tiêu dùng của người Ấn Độ để tìm hướng đi. Ông đã chia 1,1 tỷ dân thành 3 nhóm người tiêu dùng. Nhóm 1 gồm những người có trình độ học vấn cao, thu nhập khá. Nhóm này chiếm khoảng 14% dân số Ấn Độ, nhưng họ lại thường giao việc mua sắm cho người giúp việc, là những người thuộc nhóm khách hàng tiềm năng của ông. Nhóm 2 gồm những người làm nghề lái xe, đầu bếp, nông dân và những ai làm thuê cho nhóm 1. Nhóm này chiếm khoảng 55% dân số Ấn Độ, tức khoảng 550 triệu người. Nhóm 3 gồm những đối tượng còn lại không phải là khách hàng tiềm năng của hệ thống bán lẻ hiện đại.

- Để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng từ góc độ văn hóa tiêu dùng, ông đã cho thiết kế lại hệ thống siêu thị Big Bazaar bán đồ gia dụng và quần áo và Food Bazaar bán thực phẩm - để chúng trông có vẻ bừa bộn, chật chội hơn, sàn nhà được lát bằng đá xám màu thường thấy ở chợ và nhà ga. Hàng hóa được bày trong các thùng và trên các giá hàng thấp. Các lối đi hẹp tạo sự ách tắc “cố ý” buộc khách hàng phải dừng lại và xem hàng. Mặt khác, người tiêu dùng Ấn Độ không quen với các loại hàng hóa đóng gói sẵn, vì thế các loại ngũ cốc được đựng trong những thùng lớn. Rau quả ở đây trông hơi bẩn một chút, thậm chí như bị hỏng bởi ông hiểu với những người tiêu dùng bình dân Ấn Độ đó mới là sản phẩm tươi được thu hoạch từ trang trại. Họ còn thích được mặc cả khi mua hàng, trong cửa hàng không có chuyện mặc cả, hàng tốt và xấu được xếp chung để người mua có cơ hội lựa chọn từng thứ và nghĩ rằng việc chọn được hàng tốt đã là một “thắng lợi”.


- Một đặc điểm nữa là người Ấn Độ thường thích trò chuyện khi mua hàng nên hệ thống siêu thị có số nhân viên bán hàng đông gấp ba lần của Wal-Mart. Tiếng Anh là ngôn ngữ khá phổ biến ở Ấn Độ nhưng các thông báo hay quảng cáo trong cửa hàng đều dùng tiếng địa phương. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ với phần mềm quản lý do tập đoàn công nghệ SAP của Đức cung cấp nhằm kiểm tra lượng hàng bán và tồn kho ở mỗi cửa hàng để hết tới đâu nhập hàng tới đó [17].

“Mọi người thường thích học theo phương Tây, nhưng ở Ấn Độ thì khác,” ông Biyani nói. Và thành công của ông trong ngành bán lẻ Ấn Độ là một minh chứng dễ thấy nhất về sự nghiên cứu kỹ càng hành vi tiêu dùng ấn Độ. Am hiểu văn hóa tiêu dùng rõ ràng mang lại không ít lợi nhuận và lợi ích cho các doanh nghiệp.


Qua phân tích những lý luận về văn hóa tiêu dùng và siêu thị cũng như ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng đối với chiến lược phát triển siêu thị có thể thấy rằng văn hóa tiêu dùng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động tiêu dùng của con người, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các siêu thị. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa văn hóa tiêu ding và chiến lược kinh doanh của siêu thị Việt Nam chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc điểm văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại TP.Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động siêu thị Việt Nam hiện nay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA HÀ NỘI VÀ CỦA TP.HỒ CHÍ MINH VÀ‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ VIỆT NAM

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 5

I. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA HÀ NỘI VÀ CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

1. Điều kiện tự nhiên, bối cảnh chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hiện nay

1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nội- Thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ với dân số trên 3,2 triệu người chủ yếu là người Kinh, diện tích trên 927km2 và ngày càng được mở rộng. Hiện nay Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Vị trí địa lý của Hà Nội rất thuận lợi, là đầu mối giao thông nối Hà Nội với các tỉnh thành khác cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội với địa hình đồng bằng với nhiều ao,

hồ, sông tự nhiên; khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đủ bốn mùa trong năm [44].

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc TW lớn nhất Việt Nam với 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. TP.Hồ Chí Minh có diện tích 2.095km2; số dân trên 6,1 triệu người. Bên cạnh người Việt với 87,7% dân số, cộng đồng người Hoa chiếm đến 12% số dân, góp phần không nhỏ cho sự

phát triển thành phố [22]: 30% số doanh nghiệp của TP.Hồ Chí Minh nằm trong tay 23.000 người Hoa. Cộng đồng người Hoa đã góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng cho văn hóa tiêu dùng tại TP.Hồ Chí Minh. Với vị trí ở trung tâm Đông Nam Bộ, địa hình đồng bằng, khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô TP.Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của rất nhiều dòng chảy kinh tế và văn hóa khác nhau [46].


Có thể nói Hà Nội là một thành phố “hướng nội” còn TP.Hồ Chí Minh có xu hướng “mở” do vừa là một đô thị nằm sâu trong nội địa vừa là một bến cảng quốc tế. Chính sự khác nhau trong thiên nhiên đã ảnh hưởng sâu đậm đến nếp sống, phong cách tiêu dùng của người dân hai thành phố này.

1.2. Tình hình chính trị- xã hội

Hà Nội là thành phố duy nhất ở Châu Á- Thái Bình Dương được UNESCO trao tặng danh hiệu thành phố vì hòa bình(1999) với đặc điểm chính trị- xã hội ổn định và an toàn. Đây là nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: TW Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành… Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, trật tự xã hội bảo đảm.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, TP.Hồ Chí Minh có được cơ sở chính trị- xã hội cần thiết để tập trung tái thiết kinh tế, theo kịp các địa phương khác trong cả nước. Là trung tâm chính trị- xã hội lớn thứ hai cả nước sau Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh rất thu hút đầu tư bởi sự ổn định và an toàn. TP.Hồ Chí Minh còn được biết đến như là thành phố đi đầu cả nước về phong trào Đoàn, Hội và công tác xã hội.

Tình hình chính trị ổn định tạo tâm lý chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm trong thói quen tiêu dùng của người dân hai đô thị lớn này.

1.3. Tình hình kinh tế

Trong hơn 15 năm nay (1991-2006) tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt trung bình 11,4%/năm. Xuất khẩu tăng trưởng ổn định, đặc biệt giai đoạn 2000- 2006 xuất khẩu tăng bình quân 15,3%/năm so với 11-12% trong 10 năm trước đó. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2006 đạt 55,173 nghìn tỷ đồng. Mặc dù chỉ chiếm 3,8% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước; 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu; 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp; 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; 10,2% vốn đầu tư xã hội; 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.


Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 1100-1200 USD/năm. Những năm qua Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (thu nhập 6 triệu đồng/người/năm) xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) [44].

Với diện tích chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 7,5% TP.Hồ Chí Minh đóng góp 20% tổng GDP cả nước, 38,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu; 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp; 22,7% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ; 21% vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký [21]. TP.Hồ Chí Minh giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, vừa qua đã được xếp vào danh sách 100 thành phố phát triển kinh tế nhanh giai đoạn 2005- 2020 đưa ra bởi công ty Nghiên cứu nhân lực và kiểm định kinh tế Pricewaterhouse Coopers [43]. Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 11%/năm, năm 2006 đạt 12,2%, nâng mức GDP bình quân đầu người lên 1800 USD/năm, cao nhất cả nước. TP.Hồ Chí Minh là một trung tâm tiêu thụ lớn với mức tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gấp 1,5 lần Hà Nội. Tổng mức bán lẻ toàn thành phố năm 2006 đạt 13,1591,6 nghìn tỷ đồng [46]. Hiện TP.Hồ Chí Minh chỉ còn khoảng hơn 5% hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Tuy nhiên chất lượng sống của hai thành phố này còn nhiều vấn đề đáng bàn, nhất là về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường đô thị. Đến nay mặc dù quy mô của hai thành phố đã tăng gấp nhiều lần nhưng cơ sở hạ tầng không phát triển theo kịp với sự lớn mạnh đó. Quy hoạch thành phố còn nhiều bất cập, nhất là ở khâu giải phóng mặt bằng. Vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.

1.4. Tình hình văn hóa

Hà Nội từ xưa đã là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam với rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật tầm cỡ quốc gia. Với lịch sử gần 1000 năm, Hà Nội được xem là một thành phố cổ với nền văn hóa đậm chất truyền


thống. Những giá trị văn hóa tinh túy nhất của đất kinh kỳ xưa đến nay vẫn còn được lưu giữ trong các kiến trúc cổ và trong chính tâm hồn người Hà Nội.

Ngược lại với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, sôi động với nền văn hóa rất đa dạng và nhiều sắc thái. Nơi đây hội tụ rất nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau (Việt, Hoa, Âu, Chăm, Khmer) tạo nên một nền văn hóa Sài Gòn muôn màu sắc và trẻ trung trong những kiến trúc hiện đại và trong tính cách cởi mở, năng động, nhạy bén của người Sài Gòn. Có thể nói Sài Gòn không có đặc trưng văn hóa riêng mà chính sự hội tụ văn hóa mới là đặc trưng riêng có của văn hóa Sài Gòn- Gia Định.

Có thể thấy Hà Nội lưu giữ nhiều truyền thống dân tộc, TP.Hồ Chí Minh tiếp thu nhiều tinh hoa nhân loại.

1.5. Tình hình công nghệ

Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước này cũng là hai thành phố có trình độ ứng dụng công nghệ cao nhất cả nước. Theo khảo sát của AC Nielsen Omnibus tháng 9/2006, 49% dân số ở Hà Nội và 29% dân số ở TP.HCM đang sử dụng Internet [29]. Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao ở đây có sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Microsoft Bill Gates năm 2006, việc Intel đầu tư 1 tỷ USD mở nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại TP.HCM… dự báo một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Bên cạnh đó hoạt động ngày càng sôi động của một loạt siêu thị điện máy, siêu thị điện thoại di động chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao ngày càng tăng ở hai thành phố này.

2. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.HCM

Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố lớn nhất cả nước với những nét đặc trưng riêng về văn hóa tiêu dùng đòi hỏi một sự nghiên cứu sâu rộng. Trong khóa luận này tác giả chủ yếu dựa trên kết quả điều tra 660 người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 50 ở Hà Nội và TP.HCM trong suốt năm 2006 của Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp thuộc Báo Sài Gòn tiếp thị.


Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Tổng cục Thống kê; của AC Nielsen và của Taylor Nelson Sofres (TNS) (hai công ty nghiên cứu thị trường Mỹ) cũng có giá trị bổ sung cho nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng tại hai đô thị này.

Khi bàn về văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại TP.HCM cần tìm hiểu người tiêu dùng và sản phẩm, cách thức tiêu dùng các sản phẩm này của họ.

2.1. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội

Người tiêu dùng Hà Nội

- Người Hà Nội vốn hào hoa, tinh tế nên trong tiêu dùng người Hà Nội

ưa sự nhẹ nhàng chú ý đến cách thức tiêu dùng hơn là sản phẩm tiêu dùng.

- Do ảnh hưởng của văn minh lúa nước lâu đời và của thời kỳ bao cấp trong lịch sử nên đa số người Hà Nội có thói quen dự trữ, tiết kiệm, phòng xa.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền văn hóa đậm chất truyền thống, nền tảng chính trị- xã hội ổn định góp phần tạo nên phong cách tiêu dùng hướng về truyền thống, ưa thích sự ổn định của người Hà Nội.

- Người Hà Nội có tính chừng mực nhưng có phần câu nệ hình thức, do vậy khi lựa chọn sản phẩm họ cân nhắc rất kỹ chú ý nhiều đến hình thức, tính thẩm mỹ của sản phẩm đó nhiều hơn là giá trị sử dụng của sản phẩm.

- Hà Nội xưa kia là Kẻ Chợ, vậy nên người mua lịch lãm có phần kênh kiệu, người bán xởi lởi có lúc không thật thà, hay nói thách giá… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phương thức kinh doanh hiện đại ở Hà Nội.

- Người Hà Nội chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa làng xã, coi trọng hàng xóm láng giềng nên nhóm tham khảo cơ bản, gồm gia đình, bạn bè… có tác động nhiều đến hành vi tiêu dùng của người Hà Nội.

- Người Hà Nội ham học, có thiên hướng nghiên cứu lý thuyết hơn là thực hành, vì vậy nên họ trọng tài, trọng danh, trọng người có địa vị nhưng ít người ham địa vị, chức tước.

- Người Hà Nội vốn giữ thói tiểu nông, ngại thay đổi, ít mạo hiểm, quen làm cái vừa nhỏ nên giàu có là do tiết kiệm, tích cóp mà ra.


Sản phẩm và cách thức tiêu dùng của người Hà Nội

- Ăn uống: Tìm hiểu về ăn uống của người Hà Nội chúng ta cần tìm hiểu thói quen ăn uống và xu hướng ăn uống của người Hà Nội.

Có thể thấy ẩm thực Hà Nội “khiêm nhường, lịch lãm, hợp khẩu vị từng mùa, từng buổi”, gia vị thì thơm ngát [9,339]. Tính cách tinh tế của người Hà Nội thể hiện ngay trong các món ăn từ nguyên liệu phải tươi và đủ chất; cách chế biến sao cho đủ vị; ăn cũng phải đúng cách, không thể để sự ồn ào, xô bồ vào bữa ăn được. Chính vì vậy người Hà Nội thường ưa dùng các món ăn truyền thống hơn thực phẩm chế biến sẵn và ăn lấy hương vị hơn là lấy chất; do đó bữa ăn cũng cầu kỳ, các món ăn đẹp mắt mà vẫn tươi ngon, đủ chất.

Nhu cầu về đồ uống tại Hà Nội cũng có nét khác biệt với những quán trà đá vỉa hè có thể tìm thấy ở bất cứ ngõ ngách nào trong thành phố. Người Hà Nội vốn hướng về truyền thống nên chè mạn và trà là những thức uống thường dùng của người dân nơi đây. Ngoài ra, cà phê ngày càng được tiêu thụ mạnh ở Hà Nội. Điều tra của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn IPSARD cho biết mỗi người dân Hà Nội bỏ ra 48.000 đồng mỗi năm để mua lượng cà phê 0,752 kg và lượng cà phê tiêu thụ tại Hà Nội trong hai năm 2005- 2006 tăng 25%[26].

Từ xa xưa, ăn ở ngoài vốn đã là một thú vui tao nhã của người Hà Nội thì nay với lối sống công nghiệp, thói quen ăn ở ngoài đã và đang góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn nơi đây.

- Làm đẹp: nhóm sản phẩm làm đẹp bao gồm quần áo, giày dép… và các dịch vụ làm đẹp, spa. Với GDP bình quân hàng năm 1100 USD, người tiêu dùng Hà Nội ngày càng chi nhiều hơn cho nhu cầu làm đẹp. Chi tiêu trung bình của người Hà Nội cho quần áo, mỹ phẩm là 2,2 triệu đồng/tháng; mỗi tháng họ mua sắm trung bình 7,32 lần. Người Hà Nội vốn tế nhị, nhẹ

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí