So Sánh Văn Hóa Tiêu Dùng Của Hà Nội Và Của Tp.hồ Chí Minh


nhàng nên cách ăn mặc, trang điểm cũng khá thanh thoát, kín đáo có phần cầu kỳ.

- Nhà ở: Do ảnh hưởng của tâm lý “ăn chắc, mặc bền”, nhà ở đối với người Hà Nội là một trong những vấn đề lớn trong đời. Nhà cửa tại Hà Nội vì vậy thường bền, chắc, nặng về hình thức và thường có kiến trúc cổ. Chi phí cho nhà ở của người Hà Nội bao gồm chi phí xây dựng và chi phí trang trí nội thất chiếm phần lớn trong thu nhập của họ.

- Thiết bị gia dụng: đồ gia dụng bao gồm kim khí điện máy, máy vi tính và dịch vụ Internet. Người Hà Nội thường mua những đồ gia dụng có đặc tính bền, đẹp và rẻ. Họ chi 4,6 triệu đồng/tháng, mỗi tháng 1,26 lần cho mua sắm các dụng cụ gia đình. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet tại Hà Nội vào tháng 3-2007 là 49%, tăng 10% so với tháng 11- 2006 [29].

- Đi lại: Do đặc trưng ưa hình thức của người Hà Nội mà trong việc lựa chọn các phương tiện đi lại họ thường yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Trên đường phố ít thấy các loại xe đã lỗi thời. Chi tiêu cho vấn đề đi lại của người Hà Nội cũng chiếm một phần lớn trong thu nhập của họ. Gần đây người Hà Nội mua ô tô ngày càng nhiều mặc dù đường sá tại Hà Nội còn nhiều bất cập cho thấy thu nhập người dân đã tăng hơn trước và thị hiếu tiêu dùng đối với các sản phẩm chứng tỏ được vai trò, địa vị của cá nhân ngày càng tăng.

- Học tập: Người Hà Nội vốn trọng chữ nghĩa nên chi tiêu cho sản phẩm liên quan đến học tập như văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, trung tâm học ngoại ngữ cũng vì thế mà cao hơn các địa phương khác.

- Chăm sóc sức khỏe: các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gồm dược phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm vệ sinh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, bác sĩ tư, bác sĩ gia đình. Trung bình người Hà Nội chi 1,039 triệu đồng/tháng và mỗi tháng chi 3,16 lần cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe [33]

- Vui chơi giải trí: người tiêu dùng Hà Nội chi đến 14,9 triệu đồng/tháng cho du lịch nước ngoài, với mức độ thường xuyên là 1,17


lần/tháng trong khi du lịch trong nước ở mức 4 triệu đồng/tháng nhưng thường xuyên hơn với 1,71 lần/tháng [33]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.2. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của TP.Hồ Chí Minh

Người tiêu dùng TP.HCM

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 6

- Người tiêu dùng TP.HCM có bản tính phóng khoáng nên ít tiết kiệm, chi tiêu nhiều, có phần hoang phí.

- Người Sài Gòn ưa sự đơn giản, trẻ trung, không câu nệ lễ nghĩa. Do vậy họ không quá cầu kỳ, không quá chú trọng đến hình thức.

- Người Sài Gòn mang đặc trưng chung của người Nam bộ, là những người “trọng nghĩa khinh tài”, do đó họ không đề cao địa vị, của cải.

- Do TP.HCM là một thành phố mở nên người Sài Gòn mang trong mình tính cách ưa mạo hiểm, sẵn sàng đổi mới. Vì vậy họ dễ đón nhận cái mới, hiện đại. Gia đình, hàng xóm...không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua của họ.

- Sài Gòn là một thành phố đã từng rất phát triển trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ nên người Sài Gòn rất biết cách làm ăn lớn mà vẫn giữ được vẻ thư thái, ung dung. Ở TP.HCM giàu có là do làm ăn lớn mà ra.

- Người Sài Gòn rất trọng chữ tín, cương trực nên trong kinh doanh người bán thì lịch thiệp, cởi mở với khách, bán hàng đúng giá, đúng chất lượng còn người mua thì không quá kiêu kỳ, đòi hỏi.

Sản phẩm và cách thức tiêu dùng của người tiêu dùng TP.HCM

- Ăn uống: ẩm thực Sài Gòn chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa - do 1 cộng đồng rất lớn người Hoa đang sinh sống tại TP.HCM - và của các tỉnh phía Nam nên có đặc điểm khác biệt: các món ăn lấy chất là chính nên có nhiều món lai rai, gia vị thì béo ngọt [9]. Người Sài Gòn ăn uống đơn giản, thường tiêu dùng thực phẩm chế biến sẵn và ăn ở tiệm. Nhậu lai rai là đặc trưng riêng của người Sài Gòn. Do vậy đây là thị trường tiêu thụ rất lớn rượu, bia, đồ nhậu. Uống cà phê cũng là một đặc trưng tiêu dùng riêng của


người Sài Gòn. Mỗi người dân TP.HCM chi 121.000 đồng để mua 1,65kg cà phê mỗi năm và lượng cà phê tiêu thụ tăng 21% trong 2 năm 2005- 2006 [26].

- Làm đẹp: Người Sài Gòn rất chú ý và rất biết làm đẹp. Họ chi trung bình 1,8 triệu đồng/tháng cho làm đẹp với mức thường xuyên là 3,85 lần/tháng. Với thu nhập bình quân gấp 3 lần của cả nước, người tiêu dùng Sài Gòn là những khách hàng tiềm năng của hàng hiệu và các dịch vụ làm đẹp hiện đại [33]. Họ ăn mặc cũng thoải mái, không quá cầu kỳ và rất hiện đại.

Nhà ở: với bản tính phóng khoáng, ăn tiêu nhiều hơn tiết kiệm, người Sài Gòn dành rất ít thu nhập cho vấn đề nhà ở. Quan điểm của họ là chỉ cần một chỗ ở, quan trọng là ăn uống, tiêu xài; do vậy họ tiêu cho nhà ở 5 triệu đồng/tháng so với đi du lịch là 10 triệu đồng/tháng [33]. Nhà cửa tại TP.HCM không kiên cố, cầu kỳ mà nhẹ nhàng, giản dị.

Thiết bị gia dụng: người Sài Gòn chi 4,7 triệu đồng/tháng cho đồ gia dụng với mức thường xuyên là 1,48 lần/tháng. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet giảm từ 32% vào tháng 11- 2006 xuống còn 29% tháng 3- 2007 [29]

Đi lại: người Sài Gòn không câu nệ hình thức nên phương tiện đi lại với họ chỉ là phương tiện đi lại mà không mang giá trị thẩm mỹ cao. Có thể bắt gặp trên đường những chiếc xe cũ, lỗi thời. Vì vậy chi tiêu cho vấn đề đi lại không thực sự quan trọng trong tổng mức chi tiêu của người Sài Gòn.

Học tập: Người Sài Gòn thường chú trọng đến thực hành hơn là lý thuyết, vì vậy văn hóa phẩm, các chuyên ngành đào tạo tại các trường cũng mang tính thực hành cao, đi sâu vào vấn đề cần bàn đến.

Chăm sóc sức khỏe: Sài Gòn là một trong những trung tâm hàng đầu về dịch vụ y tế chất lượng cao của Việt Nam. Trung bình người Sài Gòn chi 1,2 triệu đồng/tháng với mức 3,38 lần/tháng cho nhu cầu này [33].

Vui chơi giải trí: Sài Gòn nổi tiếng là khu vui chơi giải trí lớn nhất cả nước. Hoạt động vui chơi giải trí ở thành phố rất đa dạng và điểm đặc biệt là Sài Gòn chủ yếu hoạt động về đêm.

3. So sánh văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh

Những đặc điểm chung về văn hóa tiêu dùng

Tuy là hai thành phố ở hai miền Nam Bắc khác nhau nhưng TP.HCM và Hà Nội đều là các thành phố lớn nhất Việt Nam nên có một số điểm giống nhau trong văn hóa tiêu dùng như sau:

Những đặc điểm chung của người tiêu dùng Hà Nội và TP.HCM

- Do nền kinh tế còn kém phát triển nên người tiêu dùng Hà Nội và TP.HCM có tâm lý tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu. Có tới 16% người được hỏi trong điều tra của Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp đều trả lời có sử dụng thu nhập cho tiết kiệm. Tuy nhiên tâm lý tiết kiệm đang xu hướng giảm sút. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực (70% so với Thái Lan 67,7%; Singapore 55,9%). Tiêu dùng của Việt Nam cũng tăng trưởng ở mức độ cao hơn so với mức tăng trưởng kinh tế (7,7% so với 7,5% trong vòng 5 năm 2001-2006). Điều này chứng tỏ khi nền kinh tế tăng trưởng lâu dài và ổn định, người dân an tâm hơn và giảm bớt tâm lý tiết kiệm phòng xa [33].

- Chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Á Đông lẫn văn hóa phương Tây nên người dân hai thành phố này có xu hướng vừa lưu giữ truyền thống, vừa tiếp thu sự hiện đại. Chính vì vậy dù hình thức phân phối hiện đại đang rất phát triển nhưng chợ vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng ở Hà Nội và TP.HCM.

- Do ảnh hưởng khá sâu đậm của Nho giáo, với người Hà Nội và Sài Gòn gia đình, hàng xóm vẫn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ đề cao việc học hành, trọng lý thuyết, kinh nghiệm nhưng vấn đề thực hành, phát huy năng lực càng ngày càng được chú trọng trong đào tạo con người.


- Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong tiêu dùng và vai trò này ngày càng quan trọng hơn. Tại Hà Nội và tại TP.HCM chi tiêu bình quân một người một tháng của gia đình do nữ làm chủ hộ cao hơn của gia đình do nam làm chủ hộ (482,8 nghìn đồng so với 373,4 nghìn đồng). Chênh lệch giữa thu và chi bình quân một người một tháng của gia đình mà chủ hộ là nữ cũng cao hơn so với gia đình mà chủ hộ là nam (106,3 nghìn đồng so với 82 nghìn đồng). Thứ tự ưu tiên trong tiêu dùng giữa nam và nữ cũng khác nhau. Nữ giới có xu hướng chi tiêu ít hơn nam giới với ngành hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là đồ uống và hút (2,5%/3,1%). Nhưng nữ giới lại chi tiêu nhiều hơn cho ở, y tế, giáo dục, nhất là văn hóa thể thao giải trí so với nam giới. (3,7%/1,7%) [33].

Những đặc điểm chung về sản phẩm và cách thức tiêu dùng

- Cơ cấu tiêu dùng của người dân Hà Nội và TP.HCM đã khác trước. Kết quả điều tra của Báo Sài Gòn tiếp thị về “những khoản tiêu dùng trong 12 tháng qua” cho thấy có 51,67% số người được hỏi chi tiêu cho làm đẹp; 30,15% cho hàng điện tử; 58,19% cho du lịch [33].

- Chi tiêu cho ăn uống ở hai thành phố này cũng giảm so với trước. Nếu năm 2001 cuộc điều tra của Công ty TNS về nghiên cứu lối sống thị dân Việt Nam (Vietcycle) cho thấy chi tiêu bình quân cho ăn uống của người dân ở cả Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chiếm khoảng 24% tổng thu nhập thì nay tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 20%. Cơ cấu thực phẩm được tiêu dùng cũng thay đổi: tỷ lệ các loại thịt giảm, thay vào đó là các loại tôm, cá, rau, hoa quả... bởi hiện nay ngoài chuyện ăn ngon, người tiêu dùng còn chú ý đến việc ăn uống sao cho có lợi cho sức khỏe. Qua phỏng vấn 6144 người về các loại đồ uống họ mua trong 24h qua công ty Customer Insights cho biết 23% trả lời họ mua trà, 20% mua nước đóng chai, 15% mua nước trái cây, 8% mua sữa đậu nành; số còn lại mua sữa, nước ngọt có ga, bia, cà phê. Có lợi cho sức khỏe đang là một tiêu chí quan trọng trong lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng [33].


Nếu trước kia việc ăn uống chủ yếu tập trung tại gia đình thì nay chi tiêu cho ăn uống ở bên ngoài tăng lên (chiếm 20%) [33].

- Do cuộc sống ngày càng bận rộn nên người tiêu dùng ở hai thành phố lớn này khá chú trọng đến yếu tố dễ mua khi mua hàng. Trong 3 năm 2004- 2006, trong các yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng, phân phối luôn đứng vị trí thứ hai sau chất lượng (phân phối: 23,74%, chất lượng 35,29%), trên cả yếu tố giá cả (21,08%), ấn tượng thương hiệu (9,5%), sản phẩm mới (6,46%) và tiếp thị (3,94%) [33]. Người Hà Nội và TP.HCM ngày càng chú ý đến thương hiệu nhiều hơn tiếp thị, chứng tỏ thu nhập cao tác động mạnh đến tâm lý muốn thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng.

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.HCM

Những điểm khác biệt về người tiêu dùng Hà Nội và TP.HCM

- Người Hà Nội có thói quen dự trữ, tiết kiệm phòng xa còn người Sài Gòn tiêu xài nhiều, không quen mua dự trữ phòng xa.

- Người Hà Nội hướng về truyền thống nên ưa thích các sản phẩm truyền thống hơn là các sản phẩm mới trong khi người Sài Gòn năng động lại ưa thích các sản phẩm của cuộc sống hiện đại hơn.

- Người tiêu dùng Hà Nội ngại thay đổi, thích ổn định trong khi người Sài Gòn sẵn sàng thích nghi với sự đổi mới, dễ dàng đón nhận sản phẩm mới. Do vậy người Hà Nội khi đã tin dùng một thương hiệu thì rất trung thành với thương hiệu đó trong khi người Sài Gòn dễ thay đổi vì thích đổi mới.

- Trong việc lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng Hà Nội chú ý đến hình thức nhiều hơn người Sài Gòn. Người Hà Nội thường cân nhắc rất kỹ khi quyết định mua một sản phẩm trong khi người Sài Gòn dễ tính và quyết định mua nhanh chóng hơn.

- Người Sài Gòn ít chịu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, hàng xóm khi mua sản phẩm như người Hà Nội. Kênh thông tin chủ yếu của họ là phương


tiện truyền thông đại chúng… hơn là truyền miệng như của người Hà Nội. Các chương trình khuyến mãi lớn, hệ thống phân phối lớn, quảng cáo và giới thiệu của người bán tại cửa hàng trở nên rất hiệu quả tại TP.HCM [30].

- Sự khác biệt tính cách giữa một bên là tính hướng nội và một bên là “mở”, người Hà Nội và người Sài Gòn cũng không giống nhau trong quan niệm về truyền thống gia đình, biểu tượng giá trị. Trong điều tra của TNS, khi được hỏi “bạn sẽ làm gì nếu có một khoản tiền lớn trong tay?” 16% người Hà Nội trả lời sẽ dùng để mua đồ nội thất trong nhà và 16% người Sài Gòn lại có ý định thành lập công ty riêng. Biểu tượng giá trị theo quan điểm của người dân hai vùng cũng khác nhau. Với người Hà Nội biểu tượng giá trị là có nhiều tiền và có nhà ở còn người Sài Gòn lại cho rằng trang sức quý và khả năng chi tiêu nhiều mới thể hiện đẳng cấp cá nhân. Qua đây có thể thấy giá trị truyền thống như nhà ở, gia đình, thu nhập vẫn có vị trí quan trọng ở Hà Nội trong khi ở Sài Gòn sự nghiệp cá nhân, khả năng tiêu dùng quan trọng hơn [15].

- Người Hà Nội chỉ quen làm cái vừa nhỏ trong khi người Sài Gòn rất biết cách làm ăn lớn.

- Người Hà Nội đề cao lý thuyết, coi trọng địa vị hơn người Sài Gòn.

Những điểm khác biệt về sản phẩm và cách thức tiêu dùng tại Hà Nội và tại TP.HCM

- Ăn uống: Các món ăn Sài Gòn có vị béo ngọt trong khi ở Hà Nội là vị thanh mát do khí hậu hai nơi khác nhau. Người Sài Gòn tiêu dùng thực phẩm chế biến sẵn và ăn ở ngoài nhiều hơn so với người Hà Nội. Thói quen ăn nhậu hàng ngày vốn chỉ có ở Sài Gòn cũng bởi vì người Sài Gòn thích giao lưu kết bạn. Thói quen uống cà phê cũng khác nhau giữa hai nơi. Chi tiêu cho cà phê của người Sài Gòn cao gấp 3 lần so với Hà Nội. Số lần mua cà phê trong dân ở TP.HCM nhiều hơn so với Hà Nội: có tới 12% dân Sài Gòn mua cà phê uống vài lần trong tuần và 40% mua uống vài lần trong tháng, trong khi ở Hà Nội chỉ có 0,6% số người mua cà phê uống vài lần trong tuần. Điều này dễ


dàng nhận thấy qua số lượng quán cà phê và thói quen uống cà phê vỉa hè của người Sài Gòn, còn người Hà Nội ngồi vỉa hè là để uống nước chè (trà). Khách tới nhà thì người Hà Nội hay pha chè mời khách, nhưng ở TP.HCM có khá nhiều gia đình thay chè bằng cà phê, do vậy có tới 78% người Sài Gòn mua cà phê về nhà dùng cho việc tiếp khách [26].

- Làm đẹp: Người Hà Nội chi cho quần áo, mỹ phẩm nhiều hơn người Sài Gòn 1,1 lần nhưng số lần mua lại gần gấp đôi nên số tiền mua mỗi lần lại thấp hơn (302.000 đồng so với 460.000 đồng) [33]. Điều này cho thấy người Hà Nội mua nhiều lần nhưng với khối lượng ít, người Sài Gòn ít mua hơn nhưng khối lượng mỗi lần mua lớn. Quần áo, giày dép ở Hà Nội cũng phải phù hợp với khí hậu có mùa đông gió mùa trong khi ở Sài Gòn có phần thoáng mát, đơn giản hơn do Sài Gòn không có mùa đông.

- Nhà ở: Người Hà Nội chi nhiều tiền cho mua đồ nội thất nhưng số lần mua lại ít hơn người Sài Gòn, do đó số tiền bình quân là gần 6 triệu đồng cao hơn so với gần 5 triệu đồng của người Sài Gòn [33]. Điều này là do người Hà Nội chịu ảnh hưởng của tâm lý trước đây coi nhà cửa là một trong những vấn đề lớn nhất đời người còn với người Sài Gòn nhà ở chỉ đơn thuần là để ở. Do vậy nhà của người Sài Gòn có kết cấu đơn giản hơn nhà ở Hà Nội.

- Thiết bị gia dụng: dù thu nhập thấp hơn của người Sài Gòn nhưng người Hà Nội lại chi nhiều hơn cho đồ điện tử (3,6 triệu đồng/lần so với 3,1 triệu đồng/lần) [33]. Bên cạnh đó tỷ lệ người sử dụng Internet của Hà Nội cao hơn của TP.HCM (39% so với 29%) [29].

- Chăm sóc sức khỏe: Người Sài Gòn chi nhiều hơn người Hà Nội cả về số tiền lẫn số lần cho vấn đề sức khỏe, lý do là TP.HCM có dịch vụ y tế chất lượng cao nhất cả nước và thu nhập bình quân của người Sài Gòn gấp 1,5 lần của người Hà Nội [33]. Một xu hướng mới của người dân hai thành phố này là ngày càng chú ý đến dinh dưỡng, ăn kiêng, dành thời gian luyện tập thể dục cũng như các chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. 85%

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí