Nghề Đi Biển Và Những Công Việc Phụ Trợ Cho Nghề Đi Biển Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn

hiện vật (được coi là để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu, tập trung dày đặc), các nhà khảo cổ còn tìm được nhiều đồ gia dụng đã qua sử dụng, vật liệu kiến trúc, di vật văn hóa,… Đó chính là những dấu ấn mà cư dân Vân Đồn xưa đã để lại trong các sinh hoạt vật chất, tâm linh,… Sự xuất hiện của các bãi sành, gốm sứ và những di vật còn lại là minh chứng vững chắc cho quan điểm về độ trù mật của các lớp cư dân, sự phát triển mang tính hệ thống và phạm vi rộng lớn của thương cảng Vân Đồn. [67; tr.200].

Mặt khác, chính vì ở gần Trung Quốc, nên người Trung Quốc đã di cư đến Vân Đồn. Họ di cư bằng nhiều con đường, từ nhiều địa phương khác nhau, vào các thời điểm lịch sử khác nhau nhưng đều chung mục đích là tìm kế sinh nhai và tìm chốn nương thân, tránh sự áp bức bóc lột, truy lùng của các các thế lực và các tộc người ở nơi đất cũ. Chính các luồng di dân này tạo nên cộng đồng dân cư ở Vân Đồn đa dạng và cơ cấu tổ chức phức tạp.

Ở Vân Đồn, ngoài những xã ven biển vừa làm nông nghiệp vừa làm ngư nghiệp, cũng có những làng tụ cư khá đông đúc như các làng chài trên vịnh Hạ Long. Các làng này chỉ làm ngư nghiệp, làm các nghề buôn bán, chế biến thủy hải sản, nghề đan lưới, đóng thuyền... Đây chính là các vạn hoặc vạn chài, cũng có người gọi là làng “thủy sinh” (làng sống trên nước). Đó là một tổ chức mang tính cộng đồng của ngư dân chuyên đánh bắt trên biển. Ngày nay, dọc ven biển Quảng Ninh còn nhiều địa danh mang kèm chữ vạn như: Cửa Vạn, Vạn Ninh, Vạn Giã... Vạn tập hợp những ngư dân của một vùng, thường cùng một ngư trường. Vào những thời gian không đi khơi, đi lộng đánh bắt thủy hải sản, họ neo thuyền ở một cửa sông kín gió trong vùng và tạo nên một cộng đồng làng.

Các làng sống trên mặt nước ở Quảng Ninh không nhiều, hiện trên Vịnh Hạ Long còn khoảng 300 hộ dân sống tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long) nhưng có những đặc trưng rất riêng về gia đình, dòng họ, làng xã:

Gia đình là đơn vị xã hội cơ bản nhỏ nhất, cần có các điều kiện về môi trường và xã hội để tồn tại, song mỗi gia đình ở các làng chài (đặc biệt là làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long hiện nay, xưa kia gọi là làng chài Giang Võng, Trúc Võng) chỉ là một cái thuyền nhỏ. Tuy nhiên, trong các làng chài vẫn có các dòng họ. Vì ít người biết chữ nên các dòng họ thông thường không có gia phả, do đó chỉ nhớ được 5 đời. Nếu không nhớ được ngày giỗ tổ, thì cúng giỗ vào cuối năm và không có quỹ thường trực như cư dân nông nghiệp, khi cần họ sẽ cùng nhau đóng góp. Một nét khác biệt nữa của dòng họ ở làng chài là họ không phải đơn vị để tổ chức sản xuất, nhưng từng gia đình trong cùng một dòng họ thường đi làm ăn với nhau trong những khu vực nhất định.

Cơ cấu tổ chức làng xã: Hầu hết các làng chài có ba dạng tổ chức làng xã: Vạn: bao gồm dân chài sống trong các vụng không thành phe giáp, không có bộ máy tự quản, họ phụ thuộc hành chính vào cư dân trên bờ. Khi làng tổ chức lễ hội, dù đi đâu họ cũng về để tham dự. Tuy nhiên, họ chỉ tham gia thắp hương, cầu khấn… không phải là người tham gia vào việc tổ chức lễ hội. Vai trò của chủ nhân văn hóa không được phát huy và tính cộng cảm,

cộng mệnh của lễ hội cũng vì thế mà bị giảm.

Phường: có bộ máy tự quản, song về mặt hành chính, vẫn phụ thuộc vào xã trên bờ. Trong các vạn chài này bắt đầu có sự gắn kết nhưng chưa chặt chẽ. Vào dịp lễ hội, các ngư dân cũng thể hiện vai trò của mình dưới hình thức tham gia vào các nghi lễ như tham gia đội tế, chuẩn bị lễ vật… Trong phần hội là những người đua thuyền, người rước kiệu…

Làng chài: khá đông đúc, đôi khi phân tán, song đã có tổ chức tự quản, có bộ máy hành chính riêng, có hội đồng kỳ mục riêng, tức là hình thành đơn vị hành chính cấp xã với hệ thống lý dịch, có con dấu riêng, hoàn toàn tách biệt với cư dân trên bờ. Tiêu biểu cho mô hình này là hai làng Giang Võng và Trúc Võng ở khu vực vịnh Cửa Lục thuộc vịnh Hạ Long. Cư dân các làng chài là chủ nhân của các lễ hội truyền thống, họ hoàn toàn không phụ thuộc vào cư dân nội đồng. Họ tự đứng ra tổ chức lễ hội và liên kết các thành viên

của cộng đồng trong lễ hội. Thậm chí, mỗi gia đình đều tự tổ chức cho mình những nghi lễ như lễ giở mũi thuyền, lễ phát mộc, lễ hạ thủy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Về mặt tổ chức, đứng đầu mỗi chòm là một thôn trưởng, thường do lý trưởng cắt cử từ những người tương đối khá giả. Ông ta chịu trách nhiệm thu thuế, điều động phu dịch, quản lý nhân khẩu và các việc hành chính khác cùng việc an ninh trong cụm dân cư của mình. Nhiệm kỳ của thôn trưởng là 3 năm, về cơ bản ông ta không được hưởng quyền lợi gì. Hết hạn, nếu không vi phạm thì được tăng thêm ngôi thứ cùng với xã đoàn cựu. Bên cạnh thôn còn có giáp, một thiết chế theo lớp tuổi cũng giống như các làng nông nghiệp.

Cư dân vạn chài không có ruộng đất và sống nay đây mai đó, nên giáp ở đây có nhiều khác biệt với giáp ở trong nội đồng. Nó không phải là một đơn vị để phân cấp và quản lý công điền, càng không phải là nơi để người không có con trai gửi hậu. Giáp cũng không phải là đơn vị thu thuế, nhiệm vụ này do các thôn trưởng đảm nhiệm. Giáp ở đây chỉ duy nhất làm nhiệm vụ quản lý suất đinh để cắt cử người đăng cai hay tế đám, tức là những người phải chuẩn bị lễ vật vào các dịp tế thần, lễ hội trong năm.

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 7

Trong lễ hội Vân Đồn, mỗi năm làng cử một giáp chính lo cho hội. Ngoài những lễ vật riêng của cá nhân, giáp chính phải chuẩn bị lễ vật gồm một con lợn 80 kg, mâm xôi gà, thủ lợn làm lễ cúng ở miếu Đức Ông. Sau khi làm lễ tế thần ở đây, lễ vật được đem về hàng giáp hưởng lộc, chức sắc cũng theo giáp mà về dự đám. Ngoài ra, mọi chi phí chính cho ngày hội là do cai đám lo liệu. Đến ngày hội thường có từ 10 đến 20 người cai đám sắm sửa lễ. Số tiền đóng góp của họ tùy theo số lượng cai đám đông hay ít, vì thế mà số tiền đóng có khi lên tới 10 đồng, từ đây mà có câu ca:

Sinh con ra chưa hề báo đáp

Mới lọt lòng đã phải thập nguyên (10 đồng)

Cũng như làng nông nghiệp, trong một số làng chài trên bờ vẫn có sự đan xen cư dân nông nghiệp nhưng không nhiều. Vì vậy, bộ máy quản lý làng chài cũng không có gì khác biệt so với làng nông nghiệp, gồm hai thiết chế kỳ

mục và lý dịch. Tuy nhiên, có một điều khác biệt nổi bật ở làng chài là số người có phẩm hàm không nhiều; do đó, hội đồng kỳ mục chỉ gồm những người đã làm việc trong hội đồng chức dịch khi từ nhiệm không mắc lỗi và một số người cựu binh đã khao vọng.

Như vậy, ngư dân Vân Đồn đã có cơ cấu tổ chức làng xã với mô hình phù hợp với đời sống trên sông nước song các hoạt động văn hóa tinh thần vẫn diễn ra, nhất là trong thực hành tín ngưỡng. Quan niệm của ngư dân là ở đâu có thần thánh linh thiêng thì họ sẽ thờ ở đó. Vì không có nhà ở cố định trên đất liền, thuyền chính là ngôi nhà di động, họ coi trọng việc thờ cúng ở trên thuyền và cũng tham gia cả các hoạt động tín ngưỡng cùng các cư dân ở làng trên đất liền.

Với đặc điểm nổi trội về điều kiện địa lý - tự nhiên, Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Vì vậy, ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1296/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo chủ trương đó, Vân Đồn sẽ phát triển thành một khu hành chính - kinh tế đặc biệt, một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng và dịch vụ cao cấp; đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Vân Đồn. Ngày 26/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu là xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành khu vực phòng thủ vững chắc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điều đó một lần nữa khẳng định vị thế, tầm quan trọng của vùng biển đảo Vân Đồn đối với sự phát triển của khu vực Đông Bắc Việt Nam nói chung và cả nước nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Vân Đồn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, có địa sinh thái rất đặc sắc bởi lẽ nơi đây có sự đan xen giữa yếu tố đất liền và yếu tố hải đảo. Đây cũng là một vùng biển đảo có bề dày lịch sử, có nền văn hóa lâu đời vốn rất phong phú đa dạng, có sự tương đồng về dân cư, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có sự giao lưu văn hóa. Con người xuất hiện ở khu vực này từ rất sớm, trải qua quá trình lao động và sáng tạo, cư dân vùng biển đảo Vân Đồn đã tạo nên những đặc điểm văn hóa tiêu biểu là sự phức hợp của những yếu tố văn hóa mang tính đất liền và hải đảo. Những đặc điểm văn hóa này được thể hiện qua sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần (đặc biệt qua phương thức kiếm sống (sinh kế), tập quán, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống).

Văn hóa vốn là sản phẩm được sinh ra trong quá trình lao động và thích nghi với môi trường sống của con người. Chính vì từ khái niệm văn hóa đến các cách hiểu về văn hóa biển ở vùng biển đảo Vân Đồn chúng ta thấy rằng, nghiên cứu về văn hóa biển không phải là công việc mới, thậm chí đã có nhiều các công trình nghiên cứu văn hóa vùng biển ở dưới những góc độ khác nhau. Tuy vậy, những nghiên cứu về văn hóa ở một khu vực đặc thù như Vân Đồn còn thiếu hệ thống và chưa khái quát. Đặc biệt, trong bối cảnh có những thay đổi như hiện nay, việc nghiên cứu văn hóa khu vực biển đảo này càng có ý nghĩa và cần thiết.

Từ cách tiếp cận văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người, được hình thành và phát triển trong đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày; nội hàm khái niệm văn hóa của cư dân vùng biển đảo cũng bao gồm bao khía cạnh cơ bản: sinh kế, các phong tục tập quán, tín ngưỡng và các lễ hội truyền thống. Đây là cơ sở lý luận để luận án phân tích nội dung, đặc điểm của văn hóa cứ dân vùng biển đảo Vân Đồn ở các phần tiếp theo của luận án.

Chương 2

SINH KẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN


Sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn chủ yếu dựa vào môi trường tự nhiên và các hoạt động dịch vụ. Ngoài nghề khai thác biển, cư dân Vân Đồn còn có một số nghề khác như nghề nông, khai thác rừng... Tuy nhiên, đây không phải là nghề chính, là sinh kế chủ yếu của họ. Do vậy, khi bàn đến sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, luận án tập trung phân tích sinh kế chính của người dân qua nghề đi biển và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển; từ đó phân tích tri thức của cư dân Vân Đồn về biển và nghề đi biển.

2.1. Nghề đi biển và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn

2.1.1. Nghề đi biển

Nghề đi biển của cư dân Vân Đồn khá đa dạng và phong phú về loại hình, từ đánh bắt ven bờ đến đánh bắt xa bờ, từ khai thác thủ công thô sơ cho đến áp dụng máy móc trong khai thác và chế biến thủy hải sản. Trong số đó phải kể đến cư dân ở các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Sơn Hà đang đẩy mạnh khai thác biển với hệ thống các tri thức văn hóa đặc sắc.

Đối với dân đi biển, thuyền gắn liền với cuộc sống nghề nghiệp của mỗi người dân nơi đây. Thuyền không chỉ là tài sản lớn nhất, gắn liền với kế sinh nhai mà còn là ngôi nhà thứ hai trên biển của họ. Con thuyền truyền thống của cư dân Vân Đồn đan bằng tre già ngoài có trát vôi, hắc ín nhựa cây. Ngư dân nơi đây do ngày đêm trực tiếp với sóng gió biển khơi nên dùng chủ yếu là thuyền cóc đáy bằng, có buồm cánh dơi để đánh giã lưới. Cánh buồm trước đây đối với bè mảng, thuyền nan chỉ là những tấm phên đan bằng tre hoặc nứa, vừa làm vui che nắng mưa vừa làm buồm khi gặp gió thuận nước xuôi. Đối với thuyền gỗ, do điều kiện kinh tế hạn chế, ngư dân phải dùng các bao tải bằng cói, bao tải đay làm buồm.

Chiếc thuyền hiện nay ở Vân Đồn đã có nhiều thay đổi. Thuyền gỗ composit đã dần thay thế cho thuyền nan dễ bục, chóng hỏng, không thể đan to. Thuyền ngày nay chạy bằng động cơ thay cho cánh buồm và có các hệ thống đánh bắt tiên tiến để dò tìm các luồng cá, mực... Các thuyền đánh bắt trong vịnh thường là loại nhỏ dài khoảng 10-15m, rộng 2-3m. Loại thuyền nhỏ này thường được lắp động cơ nổ đẩy Đông Phong từ D4 đến D30 tùy thuộc vào hoạt động khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, các tàu lớn ở Vân Đồn dùng để khai thác thủy sản được làm bằng gỗ có chiều dài 20-40m, rộng 3-6m

thường dùng loại động cơ từ 90CV trở lên, tùy thuộc vào ngư trường khai thác ngoài khơi3. Tổng phương tiện tàu cá của Vân Đồn hiện nay là 1.146 chiếc, trong đó tàu có công suất máy trên 90 CV trở lên là 72 chiếc4. Ở đây ngư dân chưa dùng tàu đánh cá vỏ thép. Với những chiếc thuyền có động cơ mạnh, kích thước to lớn, ngư trường khai thác thủy sản của cư dân Vân Đồn vươn ra khỏi vịnh Bái Tử Long đến các ngư trường vùng Bạch Long Vĩ, Bắc Trung Bộ.

Như vậy, chiếc thuyền không những là tài sản, là nhà trên biển, mà còn là phương tiện nuôi sống con người. Mỗi lần ra khơi, hay đầu năm mới, ngư dân thường cúng lễ trên những chiếc thuyền của họ, mong một năm ra khơi được thuận buồm xuôi gió, mùa màng bội thu.

Người dân Vân Đồn đã sáng tạo ra nhiều hình thức khai thác thuỷ sản với những công cụ và phương tiện đánh bắt riêng, thúc đẩy kinh tế ngư nghiệp phát triển:

Nghề chắn đăng thường được ngư dân Quan Lạn và Bản Sen tiến hành vào mùa vụ thường từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Người dân lấy tre nuột để ken đăng, lấy cây làm cọc để cắm đăng. Một thuyền thường có khoảng 50 cuộn đăng dài 800 - 1000m hoặc có thể dài hơn, thường đăng vào ban đêm khi nước rút. Ngư dân đã tổng kết đăng phải dài, trải phải rộng mới mong



3Động cơ thường sử dụng HINO 8/46 hoặc loại HINO 10/39 của Nhật Bản.

4UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm 2018.

được nhiều cá. Các loại tôm cá bắt được thường là các loại tôm, tép biển, cua, mực và các loại cá bé sống ven bờ. Mặc dù nghề này có từ lâu đời nhưng hiện nay, còn ít ngư dân sử dụng vì cho hiệu quả kinh tế không cao. Theo thống kê của xã Quan Lạn, trên địa bàn còn dưới 10 hộ còn làm nghề này. Chính vì hiệu quả đánh bắt không cao nên thu nhập từ nghề này không bằng những nghề khác. Trong tương lai, có thể nghề này sẽ dần dần bị mai một.

Khai thác sá sùng: sá sùng (giun cát) chỉ sống trong môi trường bãi cát pha nước thủy triều.Với 400 hecta bãi lầy, nghề khai thác sá sùng là nghề chính đem lại nguồn thu lớn cho người dân trên đảo Quan Lạn, Minh Châu hiện nay [hình 16, phụ lục 8]. Với kinh nghiệm lâu năm, người dân chờ khi nước thuỷ triều cạn dùng mai đào sá sùng trong cát. Sá sùng bắt về có thể chế biến thành các món ăn tươi, khi đem phơi khô sẽ trở thành một loại đặc sản có giá trị cao để trao đổi mua bán.

Liên quan đến con sá sùng, có những tục truyền về quan hệ giữa người giàu và người nghèo, người chủ và người làm công đã được người dân truyền tụng. Xưa kia, người chủ đưa 3 đồng vốn để người nghèo đong gạo hàng ngày đi đào sá sùng, chiều về thu được bao nhiêu nộp cho chủ. Mỗi kg sá sùng tươi, người đào thu được thanh toán từ 1 đến 2 hào. Cứ 15 ngày hết một chu kỳ con nước, người đào thuê và chủ thanh toán với nhau. Nếu số sá sùng đào được quy đổi vượt quá số đã nhận thì người làm thuê được thanh toán đầy đủ và được vay thêm tiền mới. Nếu giá trị số sá sùng chưa bằng số tiền đã vay, chủ nợ vẫn cho người đào sá sùng vay tiếp. Tất cả các khoản vay đều không tính lãi. Điều đó đã tạo ra mối quan hệ liên kết phụ thuộc, theo kiểu hai bên cùng có lợi. Trên thực tế lãi suất của nghề này không cao, nhưng do mở rộng diện cho thuê để có nguồn thu chắc chắn nên nhiều người đã trở nên giàu có. Chẳng hạn như các ông Châu Văn Tất, Nguyễn Văn Sự, Vũ Văn Dũng, Phạm Văn Khu,... Những người này cho vay tiền để mua sá sùng về làm sá sùng khô bán cho người Trung Quốc. “Theo ngư dân nơi đây, vào những năm 1939- 1940, một kg sá sùng tươi giá 1 hào 2 xu, cứ 4 kg tươi được 1kg khô, giá 1kg

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí