cách thức dạy học truyền thống. Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học theo mô hình BL nói riêng đang là xu thế tất yếu của thời đại 4.0, góp phần quan trọng thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, PPDH, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học trong giáo dục của đất nước hiện nay.
(4) Mối liên hệ giữa sử dụng các PPDHTC và ứng dụng ICT trong việc phát triển NLTH cho HS: Hiện nay, có nhiều PPDHTC có thể phát triển NLTH cho HS, tuy nhiên việc vận dụng các PPDH này thường mất nhiều thời gian, công sức và gặp phải những khó khăn nhất định. Nếu GV biết ứng dụng ICT, đặc biệt kết hợp các hoạt động DH trực tuyến vào trong quá trình vận dụng các PPDHTC thì có thể khắc phục các hạn chế, khó khăn đó và phát huy tối đa hiệu quả các PP trong DH.
(5) Kết quả điều tra thực tiễn: Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay HS có các nhu cầu được hướng dẫn về cách học, được chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp kế hoạch và thực hiện TH dưới sự quản lí, động viên, hỗ trợ của GV. Bên cạnh đó, các kĩ năng CNTT cơ bản đã được hình thành và công cụ kĩ thuật truy cập internet cũng đã trở nên phổ biến đối với HS THPT, điều này đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho việc triển khai DH trực tuyến và DH theo mô hình BL.
Từ các cơ sở nêu trên và hướng tới mục tiêu phát triển hiệu quả NLTH cho HS, chúng tôi đề xuất hai biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH phần HHHC lớp 11 bao gồm: (1) vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) và (2) vận dụng DHDA theo mô hình BL.
2.4.2. Biện pháp 1. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT
Qua phân tích cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu về vận dụng mô hình LHĐN trong DH, chúng tôi nhận thấy LHĐN chính là một mô hình tiêu biểu của BL, phù hợp với việc DH một số bài dạy phần HHHC lớp 11, đáp ứng được mục tiêu phát triển NLTH cho HS. Tuy nhiên để vận dụng mô hình này hiệu quả cần thiết phải có một quy trình DH cụ thể với các bước tổ chức kết hợp chặt chẽ và các tư liệu phù hợp với các nội dung DH được lựa chọn phù hợp.
2.4.2.1. Quy trình dạy học theo mô hình LHĐN
Dựa trên cơ sở lý thuyết TH, cấu trúc của NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL đã xây dựng và đặc điểm của mô hình LHĐN, chúng tôi đề xuất quy trình DH cụ thể phần HHHC lớp 11 theo mô hình LHĐN gồm 4 bước với các hoạt
động học của HS theo thứ tự được trình bày trong hình 2.4 và bảng 2.2 dưới đây, các hoạt động trực tuyến được tiến hành trên nền tảng học tập trực tuyến MS Teams.
Hình 2.4. Quy trình DH theo mô hình LHĐN
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình dạy học theo mô hình LHĐN với việc phát triển NLTH
Hoạt động học trực tiếp (trên lớp) của HS | Phát triển NLTH | |
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập | ||
2. HS đọc hiểu và nhận định các mục tiêu bài học được GV cung cấp cùng với bài giảng điện tử qua MS Teams. 3. HS lập kế hoạch TH (trong sự phối hợp với bạn cùng tiến), xác định rõ thời gian, phương tiện, cách thức tiến hành và dự kiến một số kết quả TH đạt được (Đôi bạn cùng tiến có trách nhiệm hỗ trợ, nhắc nhở nhau thực hiện kế hoạch vạch ra). | 1. Các HS tiếp nhận vấn đề, các nhiệm vụ tự học và yêu cầu cần đạt do GV giới thiệu và chuyển giao. HS đặt câu hỏi thắc mắc về nhiệm vụ (nếu có). Sau đó, lựa chọn bạn cùng tiến để thực hiện nhiệm vụ TH. | - Nhận định mục tiêu, nội dung học tập; - Xác định phương tiện, cách thức thực hiện các nhiệm vụ TH; - Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Vấn Đề Tự Học, Phát Triển Năng Lực Tự Học Và Vận Dụng Blended Learning Trong Dạy Học Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Biện Pháp Vận Dụng Mô Hình Blended Learning Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Phân Tích Chương Trình Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11
- Bài Giảng Điện Tử Hỗ Trợ Dạy Học Theo Mô Hình Lhđn
- Nội Dung Bộ Domino Hóa Học Về Đồng Đẳng, Đồng Phân, Danh Pháp Của Hiđrocacbon Không No
- Học Sinh Nộp Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Sơ Đồ Kwl Qua Teams
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
4. HS tiến hành TH với học liệu (bài giảng điện tử, video thí nghiệm,... ) được GV cung cấp qua Teams. Trả lời các câu hỏi định hướng, vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức vào vở TH,... . 5. HS thảo luận trực tuyến về các thắc mắc, khó khăn để hỗ trợ/nhận được hỗ trợ từ GV và bạn học khác. Sau đó điều chỉnh nội dung trong vở ghi cho phù hợp. 6. HS nộp sản phẩm TH (ảnh chụp vở ghi,...) qua Teams, tiếp tục nhận phản hồi từ GV và chỉnh sửa. HS có thể yêu cầu họp trực tuyến với GV (nếu cần). 7. HS tự đánh giá lần 1 các mục tiêu đã đạt được sau TH trực tuyến. | - Xác định điều đã biết có liên quan; - Thu thập thông tin; - Hợp tác với thầy cô, bạn học; - Trình bày và bảo vệ kết quả học tập; - Đánh giá kết quả học tập. | |
Bước 3: Luyện tập, vận dụng | ||
9. HS giải bài tập thực tiễn (nếu có) do GV đưa ra. Các bài tập này thường yêu cầu HS tìm kiếm, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ thực tiễn và không bắt buộc đối với toàn bộ HS. HS gửi phần trả lời qua Teams. GV sẽ phản hồi, đánh giá kết quả, công bố đáp án để các HS cùng tham khảo, có thể trao thưởng (nếu có). | 8. HS tham gia các hoạt động học tập dưới sự tổ chức trực tiếp của GV như: Đặt câu hỏi làm rõ nội dung học tập, hệ thống kiến thức, thuyết trình kết quả/sản phẩm TH, hợp tác theo nhóm/cặp đôi để giải bài tập hóa học, tiến hành thí nghiệm, tham gia trò chơi học tập,... . | - Thu thập thông tin; - Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề; - Hợp tác với thầy cô, bạn học; - Trình bày và bảo vệ kết quả học tập; |
10. HS hoàn thành các bài tập tự luyện và tự đánh giá lần 2 các mục tiêu đã đạt được sau toàn bộ bài học. Suy ngẫm, rút kinh nghiệm và đề xuất cách cải thiện, khắc phục các hạn chế/khó khăn. Nộp lại kết quả tự đánh giá cho GV. 11. HS tiếp nhận kết quả phản hồi và đánh giá của GV về quá trình TH qua MS Teams. | 12. HS xây dựng hồ sơ học tập, lưu lại các minh chứng và nộp theo yêu cầu của GV (nếu cần). | - Đánh giá kết quả học tập; - Rút kinh nghiệm và điều chỉnh. |
2.4.2.2. Công cụ và tư liệu hỗ trợ tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN
a. Nền tảng học tập trực tuyến - Microsoft Teams
Trong luận án, chúng tôi đã lựa chọn MS Teams làm nền tảng dạy học trực tuyến.
Việc tổ chức DH theo các mô hình BL sẽ sử dụng các tính năng cơ bản dưới đây:
(1) Tạo nhóm lớp học: Để tổ chức DH, GV chọn loại nhóm “Lớp học” (mỗi nhóm tương ứng với một lớp học mà GV giảng dạy), sau đó GV mời HS vào nhóm qua email hoặc gửi “mã lớp” hay “đường link liên kết đến nhóm”. Để sử dụng Teams, HS có thể tải và cài App Microsoft Teams vào điện thoại hoặc trên máy tính, cũng có thể truy cập ứng dụng web trực tuyến. HS có thể tham gia lớp học với tư cách khách và có những quyền cơ bản để học tập mà không cần có tài khoản của Office 365.
Hình 2.5. Tạo nhóm lớp học của Microsoft Teams
Trong nhóm lớp học có chứa các kênh (Chanel), ngoài kênh chung là nơi hiển thị các thông báo và hoạt động chung cho toàn bộ lớp học, GV còn có thể tạo ra các kênh
mới khác nhau tương ứng với các chủ đề/bài học/dự án,… hoặc kênh tương ứng với các nhóm nhỏ hơn (các tổ/nhóm trong lớp học) giúp chia nhỏ không gian làm việc theo mục đích dạy học. Từ đó, GV có thể quản lý và tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến của HS một cách tốt nhất.
(2) Tạo cuộc hội thoại: GV sử dụng tính năng này để chuyển giao nhiệm vụ, cung cấp các học liệu, bài giảng điện tử và hướng dẫn cho HS, có thể bình luận để hỏi đáp, hỗ trợ kịp thời cho HS giải quyết các thắc mắc, khó khăn trong quá trình TH. Ngược lại, HS có thể chia sẻ các tài nguyên và tương tác, trao đổi với GV trong các không gian làm việc của lớp học.
Hình 2.6. Tạo cuộc hội thoại trên Microsoft Teams
Các hoạt động của lớp học sẽ được Teams cập nhật nhanh chóng, liên tục đến GV và HS. HS có thể tiếp nhận ngay các thông báo và đưa ra quyết định kịp thời để theo kịp các hoạt động của lớp học. Các tệp GV và HS chia sẻ trong cuộc hội thoại cũng được lưu trữ, GV có thể sắp xếp các tệp để thuận tiện tra cứu lại khi cần thiết.
(3) Tạo cuộc họp trực tuyến: GV có thể tổ chức các buổi học trực tuyến để kịp thời giải đáp, hướng dẫn cho cả lớp hoặc nhóm HS trong quá trình TH bài mới hoặc thực hiện dự án học tập. HS cũng có thể dùng chức năng này để chia sẻ, thảo luận về các kết quả TH, kết quả thực hiện DA của cá nhân trong nhóm/lớp học dưới sự tổ chức, điều hành của GV hoặc nhóm trưởng.
(4) Tạo nhóm chat (group chat): GV và HS sử dụng tính năng này tạo các cửa sổ chat riêng (trong phần trò chuyện) để trao đổi cá nhân về các thắc mắc, khó khăn và
phản hồi cho HS trong suốt quá trình HS tự tìm hiểu một nội dung học tập. GV và HS có thể tạo ra các nhóm chat cho các nhóm trao đổi kín trong quá trình thực hiện các dự án, chia sẻ các kết quả và tạo một file chung để cả nhóm cùng cộng tác làm việc. Ngoài ra, GV có thể tạo các nhóm chat ngay trong lúc đang diễn ra buổi học trực tuyến của cả lớp để tổ chức DH hợp tác trực tuyến cho các HS.
(5) Tạo và giao bài tập và quản lý số điểm: GV sử dụng tính năng này tạo ra các bài tập/bài kiểm tra và chuyển giao tới HS. HS có thể nộp sản phẩm TH, thực hiện kiểm tra sau mỗi giai đoạn TH. GV có thể phản hồi, chấm điểm sản phẩm/phần trả lời của HS, sắp xếp và theo dõi bài tập và điểm số của HS trong lớp học.
Hình 2.7. Giao và quản lý sổ điểm trên Microsoft Teams
Ngoài ra, GV còn sử dụng chức năng khen thưởng (Praise) để khích lệ và tăng cường động lực học tập cho HS. Các tính năng trên của MS Teams đã được chúng tôi sử dụng để tổ chức DH trực tuyến cho HS ở cả hai biện pháp tác động được nghiên cứu trong luận án.
b. Bài giảng điện tử và câu hỏi định hướng tự học
Bài giảng điện tử là toàn bộ kịch bản DH của GV được số hóa, ở đó thông tin được truyền dưới các dạng văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio), phim video (video clip) và có thể thay thế vai trò của GV ở một số thời điểm nhất định. Để hỗ trợ cho quá trình TH của HS trong môi trường trực tuyến, chúng tôi đã tiến hành thiết kế các bài giảng điện tử nhằm cung cấp các học liệu và các câu hỏi định hướng TH tương ứng cho HS. Việc tạo các bài giảng điện tử được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung dạy học
Xác định và diễn đạt mục tiêu cụ thể của bài học bằng các động từ có thể lượng hóa và đánh giá được, thể hiện rõ hành động mà HS cần thực hiện, đồng thời xác định các nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy và sắp xếp một cách rõ ràng.
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi định hướng tự học
Câu hỏi định hướng TH được thiết kế dựa trên mục tiêu và nội dung bài học. Trả lời các câu hỏi định hướng TH chính là các yêu cầu cụ thể đối với việc TH của HS.
Bước 3: Chuẩn bị các học liệu điện tử
Tiến hành sưu tầm và lựa chọn các học liệu điện tử cho bài giảng (gồm văn bản, hình ảnh, đồ họa, đoạn phim, âm thanh, …) phù hợp với nội dung hướng dẫn của GV và các câu hỏi định hướng TH. Trong đó, các video của GV được thiết kế bằng phần mềm Powerpoint kết hợp với Camtasia. GV thiết kế nội dung các slide của bài trình chiếu Powerpoint, sau đó quay và biên tập video bài giảng bằng phần mềm Camtasia với các thao tác cơ bản sau: (1) Quay phim màn hình, (2) Cắt và ghép video, (3) Trộn và điều chỉnh âm thanh, (4) Chèn phụ đề, (5). Đóng gói và xuất file video.
Bước 4: Thiết kế các bài tập tự luyện bằng MS Forms và kết nối các học liệu thành bài giảng điện tử bằng MS Sway.
Chúng tôi sử dụng MS Forms để thiết kế các bài tập tự luyện cuối bài học và MS Sway để kết nối các câu hỏi định hướng TH, các học liệu và bài tập tự luyện thành bài giảng điện tử hoàn chỉnh.
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia. Sau khi xây dựng được bài giảng điện tử, chúng tôi gửi bài giảng đến các chuyên gia (giảng viên và GV môn Hóa học) để xin ý kiến về mức độ chính xác, khoa học và hình thức của bài giảng.
Bước 6: Chỉnh sửa, thử nghiệm và hoàn thiện: Chúng tôi chỉnh sửa theo góp ý của các chuyên gia, sử dụng bài giảng điện tử trong DH thử nghiệm ở trường THPT, thu thập phản hồi từ GV và HS để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện.
Trong luận án này, chúng tôi đã thiết kế được các 05 bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học các KHBD về các loại chất hữu cơ, cụ thể là chủ đề Hiđrocacbon không no (03 bài giảng), bài 44: Anđehit (01 bài giảng), bài 45: Axit cacboxylic, tiết 2 (01 bài giảng). Cấu trúc mỗi bài giảng gồm các phần chính sau đây:
Giới thiệu bài học
Mở đầu mỗi bài giảng có các câu hỏi đặt vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập của HS, sau đó giới thiệu về mục tiêu học tập tương ứng với các nội dung của bài học. Đây là những định hướng quan trọng cho quá trình TH, đánh giá sau mỗi giai đoạn học tập, góp phần hình thành thói quen và phát triển năng lực xác định mục tiêu học tập và đánh giá cho HS.
Tiếp đó là phần giới thiệu các nhiệm vụ học tập và tiêu chí đánh giá. Mỗi bài học bao gồm các nhiệm vụ học tập cụ thể và tương ứng là các tiêu chí đánh giá và điểm số được GV đưa ra để tăng cường ý thức tự giác của HS, tạo không khí thi đua trong lớp học đồng thời làm cơ sở để GV đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi bài học.
Câu hỏi định hướng TH và các hướng dẫn
Phần này đưa ra các câu hỏi định hướng TH mà GV sẽ giao cho HS, HS cần trả lời trong quá trình TH với bài giảng điện tử. Với mỗi câu hỏi, GV đưa ra các hướng dẫn và học liệu (văn bản, hình ảnh, video bài giảng, video thí nghiệm,… ) để hỗ trợ HS, HS dựa vào các hướng dẫn để hoàn thành các câu hỏi được giao và trình bày vào vở ghi theo yêu cầu của GV. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với HS trước khi tham gia giờ học trực tiếp trên lớp học.
Trao đổi và thảo luận
Một không gian hợp tác giống như “bức tường” được tạo ra bằng công cụ Padlet và nhúng vào bài giảng là nơi HS chia sẻ, trao đổi các khó khăn, thắc mắc trong quá trình TH. Qua đó HS cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ GV và các bạn học khác để hoàn thành nhiệm vụ TH của mình.
Việc trao đổi của HS cũng có thể diễn ra ngay trong các bài viết chuyển giao nhiệm vụ được đăng trên không gian nhóm lớp học của MS Teams.