hàng năm, giá bán trung bình ngay tại bãi từ 250.000-300.000 đồng/kg, tùy thuộc vào từng loại sá sùng to, nhỏ. Giá thành phẩm khô khoảng 4 triệu đồng/kg.
“Việc chế biến và buôn bán sá sùng ở đây khá tấp nập, tập chung vào mùa hè khi vào vụ khai thác chính con sá sùng. Thường thì sá sùng tươi sẽ được tiêu thụ tại chỗ vì là mùa du lịch nên các nhà hàng khách sạn lấy nhiều. Số dôi dư còn thừa thì sẽ được làm khô để chuyển về đất liền. Thông thường là chuyển về Hạ Long, Hải Phòng và Hà Nội để tiêu thụ. Nói chung là buôn bán con sá sùng này cũng dễ dàng vì đây là đặc sản, bổ và ngày càng nhiều người biết đến con sá sùng Vân Đồn mình nên tiêu thụ nhanh”- Bà Vũ Thị Vị, 44 tuổi, buôn bán, thôn Thái Hòa.
Hiện nay, đứng trước việc khai thác tận diệt của người dân, lãnh đạo Vân Đồn đang chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu, rà soát, quy hoạch vùng bảo tồn, nuôi trồng sá sùng để đảm bảo sự phát triển đa dạng các nguồn lợi thủy sản, phục vụ cho sự phát triển bền vững.
Nghề chế biến sứa xuất khẩu: Sứa sau khi khai thác ngoài biển được các tàu lớn chế biến tại chỗ hoặc đưa về đất liền chế biến trong các nhà máy. Sứa chỉ thực sự có giá trị khi qua tay các xưởng chế biến. Trên các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, các xưởng chế biến hoạt động suốt ngày đêm. “Thu mua đưa lên sân xưởng rồi công nhân sẽ tập trung phân loại, lấy đầu, chân. Đầu tiên đưa vào bể máy quay ly tâm, mục đích để đánh sạch nhớt và làm con sứa cứng lại, thải hết tạp chất trong thân. Quay 10-12 tiếng rồi mình đưa ra bể có nước muối, nồng độ tăng dần đến 20-25%. Mình cứ thế ngâm vài ngày tới cả tháng. Cuối cùng con sứa sẽ cứng, trắng, sáng đẹp, không còn nước ở trong là đảm bảo”- Ông Phạm Quang Hoài, 35 tuổi, thôn Thái Hòa, Quan Lạn.
Mỗi xưởng chế biến sứa có khoảng 50 nhân công, tất bật từng ca nhưng thu nhập rất ổn định. Mỗi tháng cao điểm, mỗi công nhân chế biến sứa thu nhập cả chục triệu đồng. Cả vụ sứa, người công nhân có thể thu về gần 50 triệu đồng, đủ để chi tiêu trong gia đình trong một năm.
“Đến mùa khai thác sứa, tàu ở khắp mọi nơi đến vùng biển này để làm sứa, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh có đủ cả. họ khai thác rồi bán lại có các xưởng chế biến ở ven bờ như thế này, họ làm khoảng vài tháng, hết mùa là họ về thôi. Nếu mà nói thì khai thác sứa là ở các xã Quan Lạn, Hạ Long, Minh Châu, Thắng Lợi là nhiều nhất”, - Ông Đỗ Minh Hoàn, 41 tuổi, Phó chủ tịch xã Quan Lạn.
“Nghề khai thác sứa có từ lâu đời rồi nhưng chế biến sứa xuất khẩu sang Trung Quốc thì có khoảng trên dưới 25 năm nay. Nếu như trước đây bà con mình chỉ khai thác để ăn hoặc tích trữ nhỏ thì từ lúc Trung Quốc mua sứa đã chế biến thì mức độ khai thác rất lớn. Họ làm các xưởng chế biến với dây truyền và máy móc hẳn hoi để xuất khẩu. Như vậy là làm ăn lớn rồi” - Ông Phạm Văn Nhương, 75 tuổi, thủ nhang đền 3 tướng quân họ Phạm.
Có thể thấy, nghề chế biến sứa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều lao động làm việc trong nghề này. Chính từ nghề làm sứa và chế biến sứa đã tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, đây cũng là sinh kế chủ đạo của cư dân Vân Đồn trong những ngày đầu năm.
Nghề làm nước mắm: Nghề làm nước mắm ở Quan Lạn đã có từ rất lâu và được truyền đời này qua đời khác nhiều thế hệ nên không ai rõ thời gian cụ thể từ bao giờ. Người ta chỉ biết làm mắm gắn liền với nghề cá, đồng hành cùng sự hưng suy từ nghề đi biển. Do ở gần biển và có nguồn hải sản dồi dào mà người dân trên đảo Quan Lạn đã sáng tạo ra nghề làm mắm độc đáo và đây dường như là cách để lưu giữ món quà quý giá từ biển cả.
Hiện nay ở thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn duy nhất chỉ có gia đình hai vợ chồng cụ Nguyễn Văn Duy và Vũ Thị Dược giữ được nghề truyền thống làm mắm gia truyền từ 3 đời nay. Hai vợ chồng cụ đã học nghề làm nước mắm từ nhỏ nhờ các cụ thân sinh chỉ dạy truyền lại [hình 17, phụ lục 8].
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Của Vùng Biển Đảo Vân Đồn
- Nghề Đi Biển Và Những Công Việc Phụ Trợ Cho Nghề Đi Biển Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn
- Các Công Việc Phụ Trợ Cho Nghề Đi Biển Của Cư Dân Vân Đồn
- Tập Quán Ăn, Mặc, Ở, Đi Lại Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn
- Tập Quán Ăn Mặc, Đi Lại Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn
- Những Tập Quán Trong Việc Sinh Đẻ, Cưới Hỏi, Tang Ma Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Qua nhiều năm gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống, người dân Quan Lạn đã đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu để làm ra loại nước mắm thơm ngon và chất lượng. Nguyên liệu được dùng làm mắm thường lựa
chọn các loại cá: cá cơm, cá duội, cá nhâm… Cá tươi sau khi về đất liền sẽ được thực hiện ướp, chượp, phơi, quấy mỗi ngày… Thao tác này sẽ kéo dài trong suốt khoảng thời gian dài từ 2 đến 3 năm cho đến khi thành sản phẩm mắm.
Nghề làm nước mắm ở Quan Lạn thực sự khác biệt và độc đáo so với các nơi khác đó chính là tuân thủ theo hình thức hoàn toàn thủ công. Các khâu từ ướp chượp, quấy, đảo, chắt lọc… đều được người dân lao động cần cù, khéo léo thực hiện bằng tay.
Với phương pháp sản xuất truyền thống là ướp, phơi ngấu, đánh quậy, phơi nắng, lên hương tự nhiên, sử dụng ang và chum sành. Tuy phương pháp truyền thống này cho năng suất nước mắm kém song việc phơi ngấu sẽ kỹ hơn và sản phẩm nước mắm nguyên chất giữ được tinh hoa của biển.
Ngoài ra, để có những chai nước mắm thơm ngon mang đậm mùi vị và nét riêng của Quan Lạn, người dân trên đảo có biết bí quyết riêng. Đó là lựa chọn nguyên liệu tốt với các loại cá tươi ngon, cá nhiều và béo nhất rơi vào thời điểm tháng 3, tháng 4. Trong suốt quá trình chế biến phải chọn đúng thời điểm nắng to để phơi, đánh, đảo. Nếu không mắm sẽ bị hỏng và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa: Vân Đồn nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, Asean - Trung Quốc, là một trong khu vực tăng trưởng nhanh, trung tâm phát triển năng động của khu vực. Với vị trí gần Trung Quốc, Vân Đồn là khu vực giao thương quan trọng bậc nhất của nước ta. Vân Đồn có khả năng kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế cả bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển.
Nội thương căn bản là sự buôn bán và trao đổi sản phẩm trong huyện đảo, cũng như giữa Vân Đồn với các vùng khác. Chợ ở Vân Đồn được phân bố ở các cụm đảo lớn, thông thường mỗi xã có một chợ, hoặc 2 xã có chung một chợ. Trên đảo Cái Bầu có chợ trung tâm của huyện. Trong các chợ thường có những cửa hàng buôn bán hoặc nhà kho phục vụ cho khách buôn
trong thời gian neo đậu thuyền tại bến. Đây cũng là nơi mọi người trong vùng và cả những lái buôn ở nơi xa tới mua bán, trao đổi sản phẩm, hàng hoá. Tại các chợ, người dân thường đem sản phẩm của mình đánh bắt được từ biển như cá, hải sản, bảo ngư, ngọc trai... tới để trao đổi hoặc bán cho cư dân các đảo khác và lấy hoặc mua về những sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống như lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thủ công, các loại hoa quả, chè, lụa, đồ gốm... Cư dân ở đây không có nhiều đất để sản xuất nông nghiệp, nghề nghiệp chính của họ là đi biển đánh cá, đồng thời họ đã tham gia vào hoạt động nội thương bằng nghề đi thuyền vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá ở trong bến cảng và rất nhiều gia đình đã mở nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách buôn.
Ngoài trao đổi buôn bán trong địa phương, nơi đây đã hình thành những luồng lưu thông buôn bán rộng rãi với các tỉnh và nước ngoài. Các lái buôn trong đất liền đã đem lương thực, đồ gốm, máy móc... ra vùng đảo bán cho cư dân hoặc bán cho thương nhân nước ngoài và đưa về các mặt hàng nổi tiếng của Vân Đồn như lâm thổ sản (lim, tấu, nghiến, hương liệu)..., các loại hải sản (bào ngư, hải sâm, tôm, mực..). Việc trao đổi hàng hóa giữa cư dân Vân Đồn với các địa phương khác cả nước có tác dụng thúc đẩy các hoạt động trao đổi mua bán nơi đây. Các hoạt động này chủ yếu tạo ra sinh kế ở một bộ phận người dân kinh doanh chuyên nghiệp, phần còn lại là các hoạt động trao đổi buôn bán thông thường của ngư dân.
Ngoại thương: Cảng Vân Đồn xưa nằm ở vùng đảo Vân Hải vừa xa đất liền vừa dễ kiểm soát lại kín gió nên suốt nhiều thế kỉ nơi đây là cảng ngoại thương quan trọng của nước ta. Nơi đây đã từng là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn, sầm uất và thịnh vượng ngay từ thế kỉ XI, đảo Quan Lạn là nơi cập đỗ của rất nhiều thuyền buôn đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo lịch sử hàng hải, đây được coi là vùng đất cực kỳ hiểm yếu của biển Đông. Vì thế từ thế kỉ XIX, người Pháp đã cho xây dựng ở đây ngọn hải đăng án ngữ nhằm xác định vị trí và toạ độ cho các tàu buôn.
Về đường vận chuyển hàng hoá: Các nguồn hàng từ đất liền theo đường sông Bạch Đằng, sông Chanh ra biển rồi men theo bờ biển tới Cửa Lục. Tại Cửa Lục, các thuyền bè chuẩn bị cho chặng đường mới đi vào vùng hải đảo Vân Đồn. Các thuyền nhổ neo từ Cửa Lục đi tiếp ra bến Cống Đông- đây là trạm dừng chân thứ nhất ngoài hải đảo.
Từ Vân Đồn, các đoàn thuyền đi buôn xa với Trung Quốc sẽ ngược sông Mang, sông Cống Đồn theo dọc đảo Ba Mùn, hướng về phía tây qua cửa Mô để tránh sông lớn rồi lại men theo các đảo Vạn Mặc, Vĩnh Thực vào bến Vạn Ninh, kết thúc hành trình trên lãnh thổ Việt Nam và tiếp tục mở đầu chặng đường đi vào nước Trung Quốc láng giềng.
Hàng hoá bán ra cho khách buôn nước ngoài tại thương cảng Vân Đồn là những hàng hoá thủ công và sản phẩm thiên nhiên: ngọc trai, ngà voi, trầm hương, gỗ lim, cá, tôm, mực, sỏ, tơ lụa, đường, vàng sống... Riêng về đồ gốm, phần lớn là bát đĩa các loại, từ đồ men ngọc thời Lý, đổ men nâu thời Trần, cho đến đồ gốm thời Lê. Bên cạnh đó là những đồ gốm tráng men cao cấp của Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngày nay, Vân Đồn được xác định sẽ là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp. Vân Đồn còn là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Có thể thấy, diện mạo thương cảng bị lãng quên một thời đang “thay da đổi thịt” từng ngày khi tỉnh Quảng Ninh khai trương cùng lúc các đại dự án như: sân bay quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn vào cuối năm 2018. Đây là điều kiện để Vân Đồn lưu thông buôn bán với các vùng miền khác trong và ngoài nước.
Năm 2019, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80km cũng chính thức được khởi công, trở thành mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện tuyến giao
thông gắn kết Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, cửa ngõ nối Trung Quốc với ASEAN, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chính nhờ các điều kiện này mà hoạt động giao thương với Trung Quốc phát triển và có tiềm năng lớn thu hút đầu tư nước ngoài vào Vân Đồn trong tương lai gần.
Hoạt động ngoại thương của Vân Đồn có liên quan chặt chẽ với cơ sở hạ tầng và giao thông. Nếu như trước kia, chế biến sứa ở Vân Đồn đi đến các địa phương khác như Hà Nội mất hơn nửa ngày, hiện nay hoạt động này mất 3 tiếng. Bên cạnh đó các hoạt động giao thương quốc tế với Trung Quốc và ASEAN được đẩy mạnh với các ngành hàng xuất khẩu sứa, sá sùng, hải sản tươi sống, đông lạnh,...Bên cạnh hoạt động giao thương thì du lịch là một trong thế mạnh phát triển nổi trội khu vực này. Hàng năm, Vân Đồn đón 3 triệu lượt du khách đến lưu trú [143], sử dụng các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp tại đây như của Sun Group, khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao của tập đoàn FLC, Heritage Road, Vingroup....
Có thể thấy, hoạt động trao đổi buôn bán của cư dân Vân Đồn khá tấp nập, bao gồm các hoạt động buôn bán trong huyện, trao đổi buôn bán với các vùng trong và ngoài nước. Nếu như 10 năm trước đây, năm 2010 hoạt động buôn bán của Vân Đồn chỉ giới hạn với các vùng phụ cận chủ yếu là thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Phòng, Hà Nội và Trung Quốc. Quy mô buôn bán nhỏ, tập trung chủ yếu vào thủy hải sản và nông lâm nghiệp với kim ngạch ước chừng 20 tỷ đồng. Đến năm 2020, quy mô buôn bán với các hoạt động giao thương được mở rộng và nhanh chóng hơn. Từ khi có sân bay Vân Đồn và đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn, các hoạt động giao thương với các
nước phát triển nhanh chóng. Quy mô kim nghạch xuất nhập khẩu ước đạt trên 100 tỷ đồng5. Đây là sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động buôn bán gắn liền với sự thay đổi sinh kế của cộng đồng cư dân nơi đây.
5UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020
Vận tải biển: Bên cạnh hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá, người dân nơi đây còn có sinh kế dựa vào vận tải biển. Vân Đồn có khoảng 600 đảo lớn nhỏ, phân bố khắp vịnh Bái Tử Long nên nghề vận tải rất phát triển bởi đây là trạm trung chuyển, điểm dừng của hàng hoá từ trong nội địa ra các đảo, từ cảng Cái Rồng đi khắp các tỉnh thành trong và ngoài nước.
Ngoài những chủ thuyền lớn, đa số những chiếc thuyền ở Quan Lạn đều là thuyền nhỏ, trọng tải từ 2 đến 10 tấn. Các tuyến chạy của đội tàu này chỉ loanh quanh các đảo trong vịnh. Hoạt động chủ yếu là vận chuyển gỗ cho các lò đốt than, và chuyển than vào đất liền. Sau này, các đội thuyền vận chuyển các nhu yếu phẩm từ đất liền ra đảo và chuyển lâm, hải sản về đất liền.
Đội thuyền buôn Vân Đồn là một trong những đội thuyền buôn chuyên nghiệp ở Quảng Ninh. Cũng giống như các đội thuyền buôn Trà Cổ, Tiền An, đường vận chuyển của đội thuyền buôn Quan Lạn chủ yếu đi từ Hải Phòng đến Quảng Yên- Hạ Long- Mũi Chùa- Vạn Ninh- Đông Hưng và ngược lại. Dần dần tuyến đường của họ đi sâu vào phía nam như Nghệ An, Huế và ngược dòng lên vùng trung du và miền núi như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Các mặt hàng được chuyển đi là đặc sản rừng, đặc sản biển như gỗ quý, cá mực khô, nước mắm... Về sau, cùng với những thay đổi của kinh tế thị trường, hoạt động vận tải biển ở Vân Đồn cũng bị hạn chế chỉ giới hạn trong dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hoạt động buôn bán kèm theo hầu như không có.
Ở Vân Đồn, một số cá nhân có vốn lớn thành lập ra công ty tàu du lịch có trọng tải lớn để chuyên chở khách từ đất liền ra các đảo. Đội thuyền này có các tàu hiện đại, có thể chuyên chở cùng lúc từ 50- 200 người và hàng hóa. Công suất máy từ 70-200CV, tùy thuộc vào kích thước tàu. Các đội tàu này hoạt động cao điểm vào mùa du lịch ở Vân Đồn từ tháng 3 đến tháng 8 với lưu lượng khách đến hàng trăm nghìn lượt người.
Có thể thấy, hoạt động vận tải biển ở Vân Đồn nằm trong tay một số ít các cá nhân và tổ chức có tiềm lực trong lĩnh vực này. Sinh kế của họ phụ thuộc lớn vào hoạt động du lịch trên các đảo. Số lượng cư dân nhỏ lẻ sinh
sống bằng nghề vận tải biển và tàu gỗ ngày càng suy giảm. Nguyên nhân là do các công ty vận tải biển dần chiếm thị phần vận tải cũng như nhu cầu của du khách chuyển dần về đội tàu hiện đại và phục vụ chuyên nghiệp.
2.2. Tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn về biển và nghề đi biển
Cùng với các nghề đặc trưng như khai thác sá sùng, câu tay, đánh bắt cầu gai, khai thác sứa và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển..., cư dân Vân Đồn đã hình thành được các tri thức văn hóa gắn với sinh kế của mình. Những tri thức đó được thể hiện trên những khía cạnh cơ bản như sau:
Sinh sống và hành nghề trên biển, ngư dân Vân Đồn đã đúc kết những tri thức về lịch con nước quan trọng đối với đời sống của họ. Qua lịch con nước, ngư dân biết được quy luật của nước, của biển trong khung thời gian nhất định, từ đó tính được ngày “nước sinh”, “nước đứng”, “nước ròng” để tính toán cho công việc đánh bắt. Bên cạnh việc nắm bắt lịch con nước, ngư dân còn phải căn cứ vào tình hình thời tiết, khí hậu để tính chuyện làm ăn. Người ta thường quan sát bầu trời, mặt nước, gió, các con sóng, dòng chảy và sự xuất hiện của các sinh vật để dự đoán thời tiết.
Hiện nay bà con ngư dân ra biển thường sử dụng kinh nghiệm quan sát thời tiết và lịch con nước để ra khơi khai thác thủy sản, chẳng hạn như:
Ngư dân mách nhau đặc điểm mỗi loài cá:
Nước chảy xuôi, cá buôi bơi ngược
Nước chảy ngược, cá vược bơi ngang. Mách nhau kinh nghiệm dự báo thời tiết: Tháng bảy, mưa gãy cành trám
Mùng chín tháng chín không mưa Mẹ con mang bán cày bừa mà ăn; Bao giờ sấm chớp chùa Lôi
Con ơi trở dậy mang nồi ra sân .v.v. Kinh nghiệm đánh bắt tùy vào thời điểm: Tôm chạng vạng/ Cá rạng đông;