Những Tập Quán Trong Việc Sinh Đẻ, Cưới Hỏi, Tang Ma Của Cư Dân Vùng Biển Đảo Vân Đồn

của người dân đều do trao đổi mua bán, trao đổi với các khu vực khác. Theo các cụ cao niên thì: “Xưa kia, phụ nữ để tóc dài, đội nón lá già, mặc áo cánh màu nâu, xẻ tà, cổ tròn. Dưới vạt của hai thân có hai túi nhỏ... Yếm nhiều màu sử dụng trong nhiều dịp khác nhau”11. Quần có ống rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần to bản. Khi mặc người ta buộc dây thắt lưng nên gọi là quần lá tọa. Bên ngoài cạp quần có bao tượng và thắt lưng bằng vải. Chỉ trong những ngày hội hè, lễ tết, phụ nữ mới mặc thêm áo dài với 2 kiểu là áo 4 thân và áo 5 thân. Đàn ông cắt tóc ngắn, mặc áo cánh nhuộm nâu. Áo cánh của nam giới chỉ khác áo của nữ giới ở độ dài, rộng. Vào ngày lễ, nhiều người mặc áo dài đen, quần trắng hoặc nhuộm nâu. Cả nam và nữ đều đi chân đất, ít người mang guốc dép. Ngày nay, người dân trên các đảo ăn mặc giống như người dân nội đồng. Trong các ngày lễ tiết, đa số dân chúng ăn mặc lịch sự, quần áo âu phục, riêng những quan viên trong làng là mặc áo the khăn xếp ra đình làm

lễ. Những ngày lễ hội và các dịp sóc vọng, đội ngũ quan tế còn thêm dải thắt lưng đỏ khi làm lễ tại đình.

Trong việc đi lại, nếu như trước đây, cư dân Vân Đồn di chuyển chủ yếu bằng thuyền thì hiện nay di chuyển của người dân ngoài thuyền còn có xe gắn máy. Cũng như thuyền, xe gắn máy là phương tiện di chuyển đồng thời là phương tiện vận chuyển hàng hóa trên các đảo. Khoảng 3 năm trở lại đây, trên đảo Quan Lạn, do nhu cầu phát triển du lịch xanh trên đảo, số ít hộ dân đã đầu tư xe điện nhằm phục vụ khách du lịch được thuận tiện hơn. Tuy nhiên xe gắn máy vẫn là phương tiện phổ biến trên đảo và thuyền vận tải là phương tiện chủ đạo chở người và hàng hóa giữa các đảo trong huyện.

Như vậy, về cơ bản cư dân vùng biển đảo Vân Đồn có nhiều nét đặc trưng giống với ngư dân ở các vùng biển khác. Đó là ngư dân tận dụng các sản phẩm đánh bắt được từ môi trường biển và sử dụng những nguyên liệu từ xung quanh để làm thức ăn và thức uống.


11Cụ Nguyễn Văn Duy 94 tuổi, làm nước mắm, xã Quan Lạn.

3.2. Những tập quán trong việc sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn

Tập quán là những thói quen, nề nếp có từ lâu đời. Tập quán của cư dân Vân Đồn vừa mang những đặc điểm chung, thống nhất với văn hóa phong tục của cư dân Quảng Ninh nói chung, có những sắc thái riêng của cư dân vùng biển này. Tập quán của người dân nơi đây rất phong phú hiện diện trong mọi lĩnh vực của xã hội, trong phạm vi của luận án, chúng tôi xin trình bày các phong tục tập quán gắn liền với vòng đời của mỗi người chủ yếu là: việc sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma.

3.2.1. Những tập quán trong việc sinh đẻ

Việc sinh con được ngư dân Vân Đồn rất coi trọng. Ở Vân Đồn và đặc biệt là các xã đảo, vợ chồng lấy nhau không có con được xem là trường hợp đặc biệt, người ta coi đó là duyên số, duyên phận của hai người hoặc do phúc đức của hai bên phối ngẫu hoặc do quả báo từ kiếp trước theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Họ cầu cúng, lễ bái tại đình chùa, miếu, để tích đức thiện chuộc tội, giải oan nghiệp của kiếp trước. Hoặc nếu họ tin do ma tà ám ảnh gây nên cảnh: hữu sinh vô dưỡng thì phải cúng bái những hồn người đã khuất về quấy nhiễu hoặc cúng hà bá, thủy thần. Cũng có trường hợp khi cho rằng tuổi của hai người xung khắc thì phải nhận con nuôi. Dù trong trường hợp nào mọi điều tiếng mọi phiền muộn người vợ không sinh đẻ phải gánh chịu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Khi có thai người phụ nữ phải kiêng cữ rất nhiều. Việc kiêng cữ tập trung ở các mặt: ăn uống, cử động và giao tiếp.

Về ăn uống, tránh ăn thức ăn quá bổ sợ thai to khó sinh, kiêng ăn sú, ốc để tránh cho con bị dãi rớt, không ăn cua để tránh con nói ngang, không ăn mực vì sợ con tăm tối, không ăn những lễ vật, đồ cúng tế tại những đám tang, đám cưới để tránh bệnh sài [126; tr.35]..

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 12

Về cử động, tránh mọi cử động mạnh trong lúc mang thai, không chèo thuyền, không tiễn người ra biển. Người phụ nữ cũng phải tránh xa những cảnh tượng hãi hùng hoặc đau đớn, tránh mọi hoạt động gian tà, không kêu la

hò hét. Tuy nhiên người phụ nữ mang thai cũng cần phải có những việc làm, cử động chân tay nhẹ nhàng để sinh nở được dễ dàng. Mặc dù không ra biển đánh bắt nhưng họ cũng tham gia các hoạt động ngư nghiệp khác như đào sá sùng, đánh bắt cầu gai.

Về giao tiếp, người mang thai phải ăn nói dịu dàng, cử chỉ khoan thai, tươi cười, giữ cho tâm hồn trong sáng. Với cách thức giao tiếp như vậy, người ta quan niệm, đứa trẻ sinh ra sẽ có tính cách vui vẻ, hoạt bát và tự tin trong cuộc sống sau này.

Có thể thấy rằng, về cơ bản khi một phụ nữ mang thai cũng có những quan niệm và cử chỉ tương tự nhau. Duy chỉ có ở vùng biển đảo có những kiêng kị gắn liền với cuộc sống mưu sinh trên biển mà ở đó, người phụ nữ mang thai phải để ý và phòng tránh những kiêng kỵ nhất định trong sinh hoạt cũng như lao động sản xuất.

Nếu như cư dân nội đồng, sản xuất nông nghiệp, sinh con trai nối dõi được coi trọng thì cư dân vùng biển đảo cũng có quan niệm tương tự. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó, họ lại có quan niệm tương đối bình đẳng về giới. Thông thường, ngư dân hay mong sinh con trai để nối dõi tông đường nhưng đối với ngư dân Quan Lạn có lý tưởng bình đẳng nam nữ khá rõ nên trong cộng đồng ngư dân truyền nhau câu nói: có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ hoặc khẳng định:

“Trai mà chi, gái mà chi, Sinh ra có ngãi, có nghì thì hơn”

Đây là câu tục ngữ phổ biến nhằm phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ. Với ý nghĩa là sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái phải biết hiếu nghĩa với cha mẹ.

“Nếu mà sinh được con trai thì tốt, còn con gái cũng chẳng sao vì ở đất này, con trai hay con gái cũng quý như nhau. Sinh con ra, nhọc nhằn nuôi con lớn chỉ mong sau này chúng nó biết hiếu thảo với cha mẹ thì còn gì hơn nữa. Còn chuyện con trai nối dõi thì cũng quan trọng như miễn sao con nào

thì cứ có hiếu với cha mẹ đều quý cả”-Bà Vũ Thị Vị, 44 tuổi, ngư dân, thôn Thái Hòa.

Sau khi sinh con người phụ nữ phải ở cữ ba ngày theo quan niệm mỗi người có ba hồn, và bảy ngày sau nếu là con trai (nam giới có bảy vía), hoặc chín vía nếu là bé gái [139; tr.500].

Hết ba ngày đầu thì gia đình làm lễ cúng thần Dưỡng bà. Hết cữ gia đình phải làm lễ đầy cữ để trả cho công lao của các bà mẹ. Vì ngư dân có quan niệm mỗi bà mụ chịu trách nhiệm nặn một bộ phận cơ thể. Lễ cúng mụ được ngư dân Quan Lạn tuân thủ rất nghiêm túc, không một đứa trẻ nào được sinh ra mà không có lễ cúng mụ. Lễ vật dâng cúng mụ gồm 12 suất, chia thật bằng nhau tất cả các loại thức cúng, để mỗi bà một phần. Họ quan niệm rằng nếu không thực hiện sự công bằng đó sẽ tạo ra sự ganh tị giữa các bà mụ ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ.

Sau lễ đầy cữ là lễ đầy tháng. Với quan niệm “dương sao âm vậy” nên khi sinh con nhất là sinh con trai, gia đình thường phải làm lễ cúng gia tiên tại nhà và lễ cúng tại từ đường của dòng họ để trình tổ tiên báo tin mừng rằng nội giống họ tộc đã thêm chồi, để tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ khoẻ mạnh. Trong lễ đầy tháng, ông bà, người thân đến mừng cháu bằng quà tặng hoặc những lời chúc tốt đẹp. Với ngư dân nơi đây quà tặng thưởng là một hai chục ngàn, một vài con cá bớp... toàn những thứ quen thuộc của địa phương nhưng cần thiết để sản phụ bồi bổ sức khỏe [139; tr.500].

Nếu dân nội đồng cùng với việc cúng gia tiên là việc cáo trình thổ công để ngài che chở cho đứa trẻ, thì ngư dân Quan Lạn lại làm lễ cúng thủy thần tại miếu hoặc dọc bờ biển để yết trình về tên tuổi, gia tộc của đứa trẻ để thủy thần nhận mặt, che chở cho đứa trẻ như một con dân sẽ sinh sống khai thác trên địa phận mà thủy thần cai quản. Ngoài ra nếu gia đình nào có điều kiện hơn, tâm linh hơn thì làm lễ cúng tại đình, đền, miếu để các vị thần linh trong làng ban phúc cho đứa trẻ.

Nếu là bé trai, vào ngày 11/6 Âm lịch mỗi gia đình phải có một lễ xôi và trình lên miếu Đức Ông để lo chức cai đám cho đứa trẻ như báo hiệu một sứ mệnh của đứa trẻ đặc biệt với việc phụng sự làng sau này. Đến đây nghi lễ đầu tiên với một đứa trẻ khi chào đời mới thật sự hoàn tất, và chúng thực sự được công nhận là thành viên của họ tộc làng xóm.

Có thể nói, việc sinh đẻ của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn không khác nhiều so với cư dân nội đồng. Cái khác ở đây là những tập tục và quan niệm về nghi thức tín ngưỡng khi đứa trẻ chào đời, đặc biệt khi sinh con trai.

3.2.2 Những tập quán trong việc cưới xin

Việc cưới xin có ý nghĩa quan trọng đối với một cá nhân. Trong chu kỳ sinh ra, lớn lên và mất đi, hôn nhân được coi là công việc lớn, có ý nghĩa quyết định đến hạnh phúc gia đình và công việc làm ăn sau này của ngư dân.

Trong truyền thống, trước khi bàn tính chuyện hôn nhân, các chàng trai phải làm lễ thành đinh để đóng góp với làng, từ nay sẽ gánh vác việc làng cũng là mốc đánh dấu đến tuổi tìm hiểu, giao duyên. Trong những lần hội làng, những cuộc hát hội, hát ví giữa các thuyền, hát đối trong đám cưới, trai gái có cơ hội giao duyên. Nhưng mọi chuyện chỉ dừng lại ở tình yêu. Muốn thành đôi phải có cưới xin theo “lệ làng phép nước”.

Ngư dân Vân Đồn theo chế độ phụ quyền, hôn nhân cư trú bên nhà chồng. Nhà trai nhờ người mai mối, tìm vợ cho con trai mình. Ông mối (hay bà mối) là người ăn nói hoạt bát, hiểu biết, vui vẻ, trung thực. Người mới đến nhà gái thăm hỏi tìm hiểu gia thế, đặc biệt là về cô gái (tuổi, sức khỏe, vóc dáng, tính tình). Sau đó giới thiệu với nhà gái về lai lịch chàng trai, nếu cả hai bên ưng thuận thì lo việc thành thân cho đôi trẻ.

Trước khi cưới phải xem tuổi, chọn ngày tốt. Thông thường, đám cưới tiến hành theo các bước:

- Lễ dạm (lễ chạm ngõ còn gọi là dấp ngũ. Đại diện nhà trai cùng người mai mối đem cau ngon đến nhà gái, chính thức trình bày ý định của mình. Nhà gái nhận cau, tức là đã ưng thuận.

- Lễ ăn hỏi: Ngư dân đảo Quan Lạn gọi là đưa trầu. Nhà trai chọn ngày tốt đưa trầu cau sang nhà gái, chính thức đặt vấn đề kết hôn giữa đôi trai gái với hai họ. Ngư dân thường đem 100 quả cau, 100 lá trầu không và đem thêm một số cau lệ 1- 3- 5 - 7 hoặc 9 quả. Số cau thường được lấy nguyên từ một buồng. Ngoài ra còn có rượu, chè,... Tất cả được xếp trong các quả cưới sơn son thiếp vàng, cử các nam thanh nữ tú đội cùng các ông bà chủ bắc sang nhà gái. [139, tr.501].

Đại diện nhà trai thường là người diện mạo đàng hoàng biết ăn nói có lời thưa với nhà gái, đặt lễ để bố cô gái làm lễ gia tiên. Lễ xong, nhà gái mở hộp xem lễ vật và công khai với hai họ, rồi lại lễ cho nhà trai một phần, số còn lại chia cho anh em họ hàng, làng xóm để thông báo về việc con gái mình đã có nơi có chốn.

Sau lễ ăn hỏi, đôi trai gái được coi như vợ chồng, hiện tượng trả lại trầu cau rất ít xảy ra. Song nếu vì lý do nào đó, cô gái và gia đình nhà gái không muốn tiếp tục hôn nhân thì phải trả lại trầu cau cùng toàn bộ số lễ vật mà nhà trai mang sang. Còn nếu nhà trai từ chối hôn lễ thì phải nói lại với nhà gái.

Cũng sau lễ ăn hỏi, người con trai phải sêu tết, tức biếu bố mẹ vợ những thức ăn quý đầu mùa. Sêu là nghĩa vụ gần như bắt buộc. Với ngư dân Quan Lạn, chàng rể phải sêu tết từ 2 - 3 năm mới được cưới. Trong thời gian đó, chàng rể còn phải giúp công việc nhà cửa, làm ăn, đánh bắt cho bố mẹ vợ tương lai.

- Lễ cưới: Ngày cưới được gia đình, họ hàng hai bên ấn định vào một ngày tốt. Đám cưới thường được tổ chức vào những ngày giữa tháng âm lịch từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đối với cư dân Vân Đồn đây được coi là mùa cưới trong năm.

Trước ngày cưới, nhà gái phải nộp cheo cho làng. Nộp cheo thực chất là khoản tiền nhà nhà trai nộp thay cho nhà gái để được dân làng công nhận cuộc hôn nhân của đôi trai gái. Còn nhà trai đưa lễ vật cho nhà gái. Lễ vật được gọi là thực thi cho cưới, tuỳ theo yêu cầu của nhà gái. Song nhìn chung

gồm có: xôi, thủ lợn, rượu gồm 3 lễ cho ngành trưởng của họ cô dâu, gia đình cô gái, lễ cúng gia tiên. Hiện vật cho tiệc cưới của nhà gái gồm trầu cau, gạo nếp, gạo tẻ, rượu, chè, thuốc, tiền cọc để bù dưỡng tiền nuôi nấng của bố mẹ cô dâu.

Ngày cưới, cả hai bên nhà trai gái đều làm cỗ mời họ hàng bạn bè làng xóm. Nhà trai thường đón dâu bằng vài ba thuyền lớn. Sau bữa cơm chiều đoàn thuyền nhà trai xuất hành. Dẫn đầu nhà trai là một vị cao niên trong họ gọi là chánh sứ.

Trong đám cưới của ngư dân Quan Lạn có tục hát đám cưới. Kiểu hát này gọi là hát cưới trên thuyền - kiểu hát có đĩa hoa, nhà trai, nhà gái lần lượt xướng họa. Đây là lối hát điển hình trong cộng đồng dân chài ở vùng đảo Vân Đồn.

Cuộc hát bắt đầu từ hát dậy gánh Chánh sứ hát:

Bây giờ đã đến giờ thân

Nào trai nào gái nhanh chân xuống thuyền

Hoặc gia chủ hát:

Bây giờ đã đến giờ mùi

Xin mời chánh sứ, xin mời bù đa

Bù đa là ông mối hoặc bà mối. Dọc đường đi, các chàng trai vui vẻ hát chúc mừng chú rể nhưng chủ yếu là để luyện giọng sắp xếp đội hình, dự tính tình huống để quyết thắng trong cuộc hát đấu với nhà gái.

Thấy thuyền nhà trai tới, nhà gái thường chủ động hát hỏi:

Thuyền ai mà đến bến ta Mua tơ lụa hay là mua duyên Thuyền quan thì đậu bến quan

Thuyền buôn thuyền bán đậu sang bên người

Nhà trai phải trả lời cho phải lẽ. Chẳng hạn:

Không dưng thuyền đến bến này

Vì tình vì nghĩa vì dây tơ hồng [139, tr.305]

Cũng có khi nhà gái chào trước lại đưa ra rất nhiều lí do để gây khó bắt nhà trai phải chờ đợi. Nhà trai nài nỉ kêu mỏi gối chồn chân, ngựa đói người khát. Nhà gái có cảnh thương tình mới hát: mở ngõ khách, mời nhà trai vào. “Mở ngõ khách” tức là tháo bỏ dải lụa treo cao nhất và bắc cầu nối hai họ nhà:

Cầu này cầu trúc cầu mai Cầu ân cầu ái nối hai họ nhà

“Mở ngõ khách” chỉ để mời các ông già bà cả. Sau khi mở ngõ khách nhà gái hát mời trầu, mời nước ông chánh sứ và các vị cao tuổi nhà trai tiếp đó hát: mở ngõ cheo: để mời chủ bác cô dì - các vị trung niên.

Nhà trai hát:

Đường này thăm thẳm nó thông Vì cây dây quấn nhọc lòng đến đây

Cớ sao chỉ mở ngõ ngoài

Đường quan lại gặp chông gai chặn đường Đã là giao kết thông thường

Cớ sao rào giậu chặn đường nhà trai

Nhà gái đáp lại:

Xin đừng ăn nói đơn sai

Nhà quan cửa đóng then cài thâm nghiêm Phải đầu suồng sã buông tuồng

Phải đầu bãi sú trăm đường vào ra

Cuối cùng nhà gái cũng cởi dải lụa thứ hai “Mở ngõ cheo”. Nếu không hát đối đáp thì các vị trung niên họ nhà trai phải đưa tiền phong bao thay lời hát cho nhà gái và hát tượng trưng:

Ngày vui bác cũng mừng cho Một trăm nén bạc, mười bồ gạo thơm

Dì cho mười mẫu ruộng liền Một trăm sải lưới, một thuyền gỗ lim

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024