Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 13

Hát đám cưới hay nhất vẫn là hát ngõ hoa. Nhà trai là khách mua hoa, nhà gái là người bán hoa, ẩn sau những lời hỏi giá và mặc cả giằng co là tình yêu đôi lứa tha thiết đằm thắm đậm tính nhân văn. Chẳng hạn các chàng trai hát:

Hỡi nàng thấp thoáng ngõ hoa Hoa còn tươi tốt hay là hoa ôi ?

Mua hoa xin hỏi thực thà

Hoa còn phong nhụy hay là ong châm ?

Mấy cơn gió bắc mưa dầm Hoa tàn nhị rữa mấy lần hỡi hoa ?

Hoa còn tươi tốt trên cây Hay là hoa đã vào tay ai cầm ? Mua hoa những sợ mua nhầm

Tiếc công lại phí tiền trăm người cười !

Bên nhà gái, cô dâu hoặc bạn bè hát đáp lại, khiêm nhường nhưng cứng rắn:

Cũng thân cỏ nội hoa đồng

Liệu chàng có kén một bông hoa hèn ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Hoa thơm thoang thoảng mà bên Còn hơn xanh đỏ tím vàng mà hôi Hoa này ngan ngát chàng ơi

Hoa bền còn bởi tay người cắm hoa Cho dù bão táp mưa sa

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 13

Che mưa che nắng biết là mấy công Cho dù ong bướm lượn vòng

Nhụy còn phong kín ở trong hoa này!

Hoa thơm hái tự vườn nhà

Xin đừng chuộng rẻ mua hoa giữa đường [139; tr306-307]

Trong hát ngõ hoa thường có hát đố hát giảng. Bắt đầu là hỏi về các loại hoa, cách trồng hoa rồi miên man dẫn đến hỏi nhà, hỏi họ hàng, hỏi về thuyền cá, về nghề trên cạn dưới nước, về kiến thức thiên văn địa lí, về lịch sử

văn chương về truyện Kiều và truyện thơ, Những câu hát đố rất giàu chất trí tuệ nếu không biết trước hoặc được bày cách thì rất dễ thua:

Đến đây hỏi khách tương phùng Con gì một cánh bay cùng nước non

Lời giải là:


Và hỏi lại:


Lời giải là:


Tương phùng nhắn bạn tưởng tri Con thuyền một cánh buồm đi tít trời


Nơi nào mà cao tít trời

Mà sâu hơn biển mà dài hơn tơ


Trán người thì cao hơn trời

Lòng sâu hơn biển, đường dài hơn tơ [71, tr.45]

Say sưa đối đáp trắng đêm, ẩn giấu trong những lời ca tiếng hát mặc cả giằng co là tình yêu đôi lứa tha thiết, mặn mà mang đậm tính nhân văn. Một cô gái bung ra một mâm hoa tươi, đủ loại hoa trong vườn trên rừng. Một cô gái khác dùng đũa dài bằng gỗ mần lái gắp từng bông hoa bỏ vào vạt áo của chàng trai và hát:

Chàng nâng vạt áo chàng ơi Hoa rầu hoa rập tủi người bán hoa

Hoặc, các cô gái lần lượt bán hoa cho từng người, mỗi bông hoa kèm theo một câu hát:

Hoa này đẹp cửa đẹp nhà Hoa này thơm cả đường ra lối vào

Hoa này chàng hãm chè Tàu Hoa này chàng cắm bên lầu ngâm thơ

Hoa này giữ trọn lời thề

Thuỷ chung chỉ quyết một bề thuỷ chung Hoa này nên nghĩa vợ chồng

Nên tình nên nghĩa ở trong hoa này [139, tr307 ]

Tiếp đó là hát than hoa, lời hát than hoa muôn vẻ thường bắt đầu bằng câu: “hoa hời hoa hỡi là hoa” và gửi vào đó niềm xót xa phải xa mẹ xa cha bước sang nhà người, lênh đênh vô định. Đây là phần hát cảm động nhất:

Hoa hời hoa hỡi là hoa

Tiếc công hôm sớm mẹ cha vun trồng Từ đây vườn trống nhà không

Hoa trôi hoa giạt hãi hùng nắng mưa...

Hay:


Hoa hời hoa hỡi là hoa Từ đây hoa có còn là tốt tươi Hoa thơm trong vạt áo người

Rối tơ héo hắt rã rời cánh hoa Mai ngày hương sắc phôi pha

Hoa tàn nhụy rữa kiếp hoa giã cành Phải tay va đập phũ phàng

Ong chê bướm chán bẽ bàng đời hoa


Hoặc:


Hoa hời hoa hỡi là hoa

Hôm nay chàng quý mai là còn yêu Hôm nay ngon ngọt trăm điều

Mai này hoa khác làm xiêu lòng chàng Hôm nay tay đón tay nâng

Mai ngày chàng giẫm bên đường chàng đi [139, tr307]

Trước những lời đắn đo xúc động day đứt ấy, chàng rể hoặc phù rể đáp lại an ủi lòng cô gái bằng những lời thề nguyện chân thành, tốt đẹp:

Trăm năm một cuộc tình duyên Phải đâu thăm ván bán thuyền cho qua

Một lời đã nói cùng ta


Hoặc:

Đâu như bãi sú vào ra trăm đường Đã thương thì một lòng thương

Nào như tép lẫn vãi đường vịt ăn


Đã thề thắm thiết với hoa

Bể sâu núi dựng với là trăng soi Yêu mình lắm lắm mình ơi

Đôi ta ra lộng vào khơi chung tình [139, tr.308]

Bên cạnh hát mua hoa, cá biệt ở một số đám cưới còn hát Mua chim để mong loan phượng có đôi, mong chim được nuôi gạo trắng nước trong và cũng như hát than hoa, cuối đám cưới là hát cá chậu chim lồng.

Nhiều cuộc hát đám cưới kéo dài tròn ba đêm mới đón cô dâu về. Trước khi sang nhà trai, cô dâu bao giờ cũng hát lạy ông bà cha mẹ, từ biệt người thân bằng giọng than xúc động.

Trên đường đón dâu về hai họ vẫn hát đối đáp.

Đến nhà trai, đại diện nhà trai vào nhà trước, nhà gái theo sau, nhà trai cử hai người phụ nữ có chồng con, khoẻ mạnh, biết làm ăn ra đón. Mẹ chồng không bao giờ ra đón con dâu, chú rể và cô dâu làm lễ trước bàn thờ gia tiên thực hiện lễ tế tơ hồng. Một người đàn ông khỏe mạnh, song toàn, đặt giữa sân có gói: gà, xôi, 100 miếng cau. Hai vợ chồng quỳ trước bàn thờ. Người đàn ông làm chủ lễ đọc văn tế. Tế xong người chồng bưng chén rượu mời vợ uống, vợ bưng đĩa cau mời chồng, còn lễ vật thì biếu người tế tơ hồng.

Sau lễ tế tơ hồng là tiệc mừng của nhà trai. Họ hàng và khách mời của nhà trai lại hát chúc gia chủ, chúc đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc.

Ngày nay, ở Quan Lạn và một số đảo ở Vân Đồn không còn tồn tại tục hát giao duyên này nữa. Các tục lệ được làm giản tiện, ngắn gọn và tương đối giống các lễ tục trong nội đồng. Các cư dân vùng biển đảo Vân Đồn tự do tìm hiểu/yêu đương và thực hiện các nghi lễ: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới và lại mặt mà không còn thông qua mai mối nữa. Điều đáng tiếc trong lễ cưới của cư dân

vùng biển đảo Vân Đồn là không còn giữ được màn hát đối đáp giữa nam và nữ. Có thể thấy rằng tục hát cưới trong đám cưới của ngư dân Quan Lạn có tính chất như tục hát giao duyên. Hát cưới không chỉ để chúc mừng cô dâu, chú rể mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của trai gái trong cộng đồng. Qua những câu hát, lời đối đáp thử tài nhau mà trai gái nên duyên vợ chồng.

Ngày nay, đám cưới của cư dân Vân Đồn chỉ giữ lại những nghi thức chính căn bản như dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới song cũng được giản tiện rất nhiều về mặt thủ tục. Việc thách cưới, tiền cheo hay việc nhà trai đem hiện vật cho tiệc cưới của nhà gái chỉ mang tính chất tượng trưng thể hiện sự đền đáp của chàng rể đối với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ cô gái, chứ không nặng nề như trước. Thời gian thử thách từ sau lễ ăn hỏi đến lễ cưới chính thức rút ngắn, thường được cử hành ngày sau khi ăn hỏi, chứ không còn kéo dài trong 2 - 3 năm như trước.

Tục hát cưới qua ba lần mở ngỏ và hát mua hoa, bán hoa, mua chim không còn phổ biến nữa. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, kiểu hát có đĩa hoa nhà trai nhà gái lần lượt xướng hoạ chỉ thấy ở vùng đảo Vân Đồn nhất là ở cộng đồng dân chài. Đến nay, loại hình nghệ thuật dân gian này bị quên lãng, chỉ có một số cụ già xưa là “cây hát”, “thợ hát” mới có thể hát được những bài hát cưới theo lối giao duyên này. Theo chủ trương xây dựng đời sống mới gắn liền với quá trình tôn trọng và phát huy các vốn cũ trong thời đại mới, trong những năm gần đây, ngành văn hóa Quảng Ninh đã có nhiều dự án khôi phục lại đám cưới truyền thống của ngư dân xã đảo Quan Lạn, phục hồi lại tục hát cưới cũng như các điệu hò biển, hát giao duyên của ngư dân nơi đây.

3.2.3. Những tập quán trong việc tang ma

Tang ma là nghi lễ quan trọng trong đời sống của cộng đồng cư dân Vân Đồn. Do đặc điểm cư trú trên đất đảo rộng lớn, lại có sự giao lưu văn hoá với đất liền từ sớm nên tang ma của ngư dân Vân Đồn không có những đặc trưng khác biệt nhiều. Một đám tang của ngư dân Vân Đồn về cơ bản thuận theo các bước của người dân trong nội đồng. Cụ thể là [126; tr.45-46]:

- Lúc hấp hối: Với quan niệm hoà quyện âm dương, nên lúc hấp hối, con cháu khiêng ra gian giữa, đầu quay về hướng Đông để đón sinh khí từ phía mặt trời cho người chết. Sau khi tắc thở, con cháu đặt thi thể người chết xuống chiếu trải dưới đất từ 3 - 5 phút xong lại đặt lên giường để tiếp sinh khí cho người chết, rồi đậy mặt kín đáo.

- Gọi vía cho người chết thường là con trai trưởng gọi. Việc gọi vía của ngư dân rất đơn giản, không có vai trò của thầy cúng.

- Gội và tắm thi thể bằng nước nóng, cắt hết móng chân móng tay, xong phải gói riêng đặt theo thứ tự phải trái khi nhập quan.

- Lễ phạn hàm: Ngư dân quan niệm người chết ai cũng bị hành tội dưới âm phủ nếu không chịu đựng được mà nói sai thì làm hại người sống, cũng là để người chết trả tiền thuyền đò trên đường sang thế giới bên kia, nên người cháu đặt một đồng tiền đã mài sáng rửa sạch cùng hạt gạo để khô (nam 7 hạt, nữ 9 hạt) vào miệng người chết.

- Liệm: Thưởng xem chọn giờ tốt để liệm. Vải tốt hay xấu tuỳ từng điều kiện gia đình.

- Lễ nhập quan: Sau khi liệm xong thì tiến hành nhập quan, sau nhập quan con cháu khiêng linh cữu ra đặt ở gian giữa đầu quay vào trong nhà.

- Về phát tang: Con cháu làm lễ thành phục (mặc áo tang). Con trai đội rế trên đầu, buộc bằng dây chuối ở ngang lưng đứng phục tang. Nếu không có con trai thì con rể phải đóng phục tang nhưng không chống gậy. Sau lễ phát tang, tang chủ cùng gia tộc cử người am hiểu lễ nghi làm chủ lễ, chủ trì công việc hộ tang cử người tiếp khách đến phúng viếng. Con cháu của người quá cổ phải ngậm khăn tang vào mồm theo sau người vào phúng viếng.

Lễ đưa đám: Việc đào huyệt cho người chết phải do người trong dòng họ đảm nhiệm, còn việc khiêng linh cữu do 8 người trong thôn (đã được cắt cử từ trước) thực hiện. Ngoài ra, việc di quan còn có thêm 2 người đánh trống và 2 ngược phụ khiêng quan tài cùng đi.

Trước khi đưa đám, tang chủ và gia tộc phải đưa ảnh người quá cố sang nhà thờ họ cáo yết tổ tiên, sau lễ an táng rước về làm lễ 3 ngày. Việc này gây tốn kém nhiều cho tang quyến. Sau này, khi trong thôn xóm có người chết, mọi người đều tự giác đến hộ tang, đến khi chôn chất xong, tang chủ bắt buộc phải làm cơm mời mọi người trong xóm. Về sau, có những người giàu đã mời hàng đi đưa tang để được tiếng. Làng ở đây là các vị tân cựu, chức sắc, chức dịch dần dần hình thành một hội tư vấn để lo tang lễ cho những người giàu có hoặc những người có địa vị trong làng. Tất nhiên người ta vẫn mời xóm đi đưa tang. Đầu thế kỉ XX, hội nghĩa hợp đã được tổ chức gồm những người nghèo không có chức vị gì trong làng tập hợp nhau lại để làm việc nghĩa. Hội có hội trưởng là người phải trên 40 tuổi, am hiểu phong tục, biết tổ chức và có uy tín với mọi người. Hội trưởng mỗi năm bầu một lần vào ngày 6 tháng Giêng. Mỗi hội viên tham gia hội phải đóng tiền chân là một đồng, hằng năm đóng phí táng là một hào. Tất cả số tiền này đều do hội trưởng giữ và cho vay lãi. Khi có tang sự, hội trưởng cùng với xóm trưởng đứng ra tổ chức tang lễ.

Sau lễ 3 ngày là lễ tuần đầu, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng (có thể từ 3 - 5 năm), ngư dân ở một số xã đảo không tổ chức 49 ngày [139, tr506]. Đó là với trường hợp chết bình thường (người chết ốm, hay chết già), còn những người chết mất xác hay chết đuối trên biển thì phải chiêu hồn lập mộ. Những đám ma này thường phức tạp hơn ở phần nghi lễ nhưng so với dân nội đồng thì đơn giản hơn vì không có vai trò của thầy phù thuỷ, thầy cúng. Trước hết gia quyến của người xấu số phải làm lễ cúng ngoài biển để cầu xin thần biển, vua hà bá bao bọc lấy thân xác người thân của họ (với trường hợp chết mất xác) và thả hồn người chết để họ trở về với người thân. Sau đó gia quyến phải làm lễ gọi hồn, bắc cầu cho người chết trở về.

Đối với người chết đuối mà tìm thấy xác thì khi nhập quan với quan niệm “sét đánh không có là thiên, chết đuối không có là địa” quan tài của người chết đuối không có lá địa mà thay bằng tấm lót ken ở sàn bằng tre, nứa. Đặc biệt với người chết mất xác thì gia quyến phải tạo ra một hình người giả xương bằng thân cây dâu, đầu bằng vỏ dừa, dài khoảng 2 thước (80 cm) đặt

trong quan tài gỗ, lấy máu của con hoặc anh em người quá cố phết vào hình giả, gọi hồn đem chôn, lập mộ giả.

Có thể nhận thấy, tang ma của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn có những điểm tương đồng và khác biệt so với các vùng khác. Về nghi lễ và lễ thức, về cơ bản giống như cư dân nội đồng. Tuy nhiên, nếu như cư dân nội đồng thường có sự có mặt của pháp sư, thầy cúng trong các đám tang thì cư dân vùng biển Vân Đồn đơn giản hơn, không mời thầy cúng và không có người làm thầy cúng. Đây là một đặc điểm trong văn hoá tâm linh của ngư dân vùng đất này. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp chết trên biển, mất xác cách ứng xử của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn tương đối giống với các cư dân ven biển miền Trung nước ta. Nếu như ở đảo Lý Sơn, mộ gió, mộ giả là một trong những cách thức gia quyến làm tang cho người mất xác thì ở Vân Đồn người dân cũng có những cách ứng xử tương tự. Mộ gió hay là “mộ chiêu hồn” là những ngôi mộ không chôn cất thi thể người quá cố (không có thi thể ở dưới lòng huyệt). Người dân thường đắp những nấm đất tượng trưng và nhờ sự giúp sức bằng hình thức phù phép, rước vong, để tưởng niệm người đã khuất khi không tìm được thi thể để an táng. Mộ gió thường là của những người chết trên biển, sông nước mà không tìm được thi thể.

Ngày nay, việc tang của cư dân cũng được giản tiện hơn so với trước đó. Nếu như lo tang lễ cho người quá cố được coi như “cái nợ cái nần” hay “nay rầy, mai ta” của tất cả mọi người trong thôn xóm. Mọi người đều có ý thức tự giác tham gia hộ tang cùng với gia quyến. Ngày nay, những trách nhiệm văn hóa đó dần đang bị mai một ở một vài xã trên đảo Cái Bầu. Sự xuất hiện các dịch vụ tang lễ dần thay thế cho những giúp đỡ của cộng đồng khi “nhà có việc”. Điều này làm hạn chế những phần việc truyền thống của đám tang như không giúp góp mà chỉ phúng điếu, không phải lo chôn cất, không phải lo hậu cần,...

Cũng như cư dân ở nhiều vùng miền khác, tang lễ của ngư dân Vân Đồn ngày nay được tổ chức theo nếp sống văn hoá mới. Đó là việc tuyệt đối không sử dụng thầy cúng trong cử hành tang lễ, đơn giản hoá các thủ tục

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024