Các Công Việc Phụ Trợ Cho Nghề Đi Biển Của Cư Dân Vân Đồn

khô từ 7 đến 8 hào. Trừ các khoản chi phí, còn lãi được 1 hào 2 xu đến 1 hào 5 xu. Như vậy bình quân mỗi ngày đào được 2kg sá sùng tươi thì một tháng làm việc trung bình 25 ngày sẽ đào được 50 kg tươi, bằng 12 kg khô” [126, tr.22]. Như vậy với 3 đồng vốn bỏ ra, sau một tháng người chủ lãi được từ 1 đồng đến 1 đồng rưỡi, cao hơn mức cho vay nặng lãi.

Ngày nay, nghề khai thác sá sùng ở Vân Đồn không còn mối quan hệ ông chủ và người làm thuê như xưa kia. Cư dân Vân Đồn đã có thể tự chủ trong việc mưu sinh, nghề đào sá sùng chủ yếu là do chị em phụ nữ thực hiện, ước tính có khoảng 500 người chuyên làm nghề đào sá sùng ở hai xã Quan Lạn và Minh Châu. Công cụ khai thác sá sùng chỉ cần một chiếc mai với lưỡi dài (loại mai đào sá sùng đặc trưng của Vân Đồn (ảnh 16, phụ lục 8) là có thể khai thác được sá sùng. Tùy vào con nước, nghề đào sá sùng cũng lắm gian nan và cực nhọc. Người dân phải đi đào sá sùng từ 3 rưỡi, 4 giờ sáng cho đến tận trưa hoặc đầu giờ chiều mới về. Một buổi, mỗi người dân trung bình có thể đào được 1-2kg, thu về tiền công 300-400 nghìn. Sinh kế của cư dân trên đảo Quan Lạn, Minh Châu sống chủ yếu bằng nghề đào sá sùng. Đây là nghề chính của cư dân trên đảo.

Tuy nhiên, con sá sùng ở các bãi bồi Quan Lạn và Minh Châu đang bị khai thác tận diệt. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có tình trạng dùng máy móc đào cát bắt tận diệt (cả sá sùng mẹ và con) khiến cho nguồn lợi sá sùng suy giảm nghiêm trọng. Những người dân có sinh kế chủ yếu dựa vào con sá sùng rất lo ngại về tình trạng này:

Hiện nay xã và công an huyện Vân Đồn đã tổ chức tuyên truyền thậm chí bắt một vài vụ làm điểm để hạn chế tình trạng khai thác sá sùng tận diệt như hiện nay của một số cá nhân. Tuy nhiên việc làm này không xuể vì bãi triều rộng cả vài trăm ha nên khâu quản lý rất khó khăn. Nếu không sớm chấm dứt tình trạng này, người dân trên đảo trong tương lại không biết lấy gì mà sinh sống. Con sá sùng là đặc sản và nó cũng chính là nguồn sống cơ bản cho cư dân nơi đây” (Ông Đỗ Minh Hoàn, 41 tuổi, Phó chủ tịch xã Quan Lạn).

Giải pháp hiện nay của UBND xã Quan Lạn đưa nghề khai thác sá sùng vào các hoạt động trải nghiệm du lịch trên đảo cho khách du lịch. Đây là hướng đi mới vừa để giới thiệu quảng bá nghề riêng có của địa phương song đồng thời cũng bảo tồn và phát huy văn hóa sinh kế của cư dân Vân Đồn qua nghề khai thác sá sùng. Hoạt động thăm quan và trải nghiệm khai thác sá sùng là bước chuyển biến trong sinh kế của cư dân trước bối cảnh ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này.

Nghề dậu cá, dậu sam dựa vào các bãi ven đảo khi nước thuỷ triều rút trên các bãi cạn, ngư dân dùng các loại cây nhỏ dài, dài ngắn tuỳ thuộc từng nơi nước nông hay sâu nhưng thông thường dài 1m cắm dậu cố định để bắt cá, sam. Mỗi khi nước rút ngư dân chỉ việc ra bắt cá, bắt sam trong chuồng. Ngư dân xã Quan Lạn, Sơn Hào chuyên làm nghề dậu cá, dậu sam. Nghề dậu cá, dậu sam là nguồn sinh kế quan trọng của một bộ phận cư dân, tuy nhiên, cùng với những thay đổi trong phương thức khai thác và nguồn thủy sản ngày càng suy giảm, ngày càng ít hộ dân theo nghề này.

Nghề truyền thống lưới rẻ, đánh cá mòi. Từ tháng 8 cho tới đầu tháng 10 là cao điểm của mùa cá mòi. Cư dân trên xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen lại tập trung khai thác cá và có nguồn thu nhập đáng kể từ nghề này.

Nghề rẻ lưới đòi hỏi cư dân phải có thuyền trọng tải từ 1 tấn trở lên, có 3-4 lao động trên một thuyền. Họ dùng 5 - 6 cheo lưới dài 400- 500m/cheo, cao 3-4,5m, cỡ mặt lưới 2-3cm, có giềng, có phao và chì kéo cheo lưới căng ra trong nước [hình 18, phụ lục 8]. Khi phát hiện có cá, ngư dân rải lưới khoanh khu vực có cá, khua động cho cá mắc vào lưới. Nghề này hoạt động theo thời gian xuất hiện của cá mòi trên vùng vịnh từ tháng 5 năm trước đến tháng 3 năm sau.

“Nghề này có quan hệ mật thiết đến chuyện đan lưới. Nếu như muốn bắt cá mòi nhiều, các cụ ngày xưa đan mắt lưới dày dưới 2cm. Còn ngày nay người ta đan mắt lưới to hơn để bắt cá to. Lưới ngày xưa cũng ngắn hơn bây giờ, 100m, cùng lớn 200m đã là dài. Bây giờ, lưới toàn do máy móc làm thì

dài hơn, cao hơn và mắt đều hơn. Thuyền hiện đại, chạy bằng máy nên hiệu quả bắt cá sẽ cao hơn, đương nhiên thu nhập khá hơn. Mỗi thời mỗi khác ở chỗ đó”- Cụ Phạm Danh Mại, 92 tuổi, nguyên ngư dân xã Quan Lạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Hiện nay, nghề rẻ lưới đánh cá mòi đã được đưa vào “chương trình du lịch trải nghiệm cuộc sống ngư dân biển Quan Lạn”. Đây là loại hình du lịch được du khách yêu thích vì có tính tương tác và trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời cũng khai thác được sản vật của địa phương. Đây là nghề truyền thống đang được địa phương chuyển đổi sang phục vụ du lịch, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân; đồng thời bảo tồn sinh kế lâu đời của cư dân Vân Đồn.

Nghề thả bóng mực: Để làm nghề này, cư dân Vân Đồn dùng những chiếc bóng để bẫy mực. Bóng được đan bằng tre, giống như chiếc lờ, hình vuông hay tròn tuỳ ý, có một hom, phải buộc đá vào bóng khi thả và phải có mắc mồi để nhử [hình 13, phụ lục 8]. Thả bóng vào lúc nước cạn và thả vào chính giữa luồng nước chảy. Khi nước lên, chảy mạnh, mực theo nước lọt vào bóng không ra được. Nghề bẫy mực bằng bóng về cơ bản có thể làm quanh năm tuy nhiên mùa cao điểm thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9. Vị trí thả bóng nằm cách bờ khoảng 3-5 hải lý, có mực nước sâu từ 20-25m. Một bóng đánh mực được buộc vào khoảng hơn 20- 25m dây thừng to; đoạn dây cách miệng lồng chừng 5m được buộc vào một hòn đá tảng, giúp bóng chìm nhanh và nằm ổn định dưới đáy biển. Phía trên cùng đoạn dây là một tấm phao xốp, có tác dụng đánh dấu điểm thả lồng. Hiện nay, do nhiều yếu tố, nghề thả bóng mực chỉ còn tồn tại ở làng biển Quan Lạn và Sơn Hào. Không ít người mong muốn duy trì nghề này lâu dài vì đây là một nghề đánh bắt thủy sản thân thiện với môi trường.

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 8

“Thực tế mà nói, nghề thả bóng mực là cách đánh bắt đơn giản mà không gây gại môi trường. Mắt đan bóng mực đủ to để chỉ bắt được những con mực trưởng thành, mực nhỏ lọt ra hết. Làm như vậy mới duy trì được nguồn mực để có cái mà đánh bắt chứ” - Ông Hoàng Đình Đô, 60 tuổi, ngư dân, thôn Hải Yến.

Nghề thả bóng mực là nghề mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều bà con ở vùng biển Vân Đồn. Theo thống kê từ UBND xã Quan Lạn, nghề thả bóng mực mang lại giá trị kinh tế ước khoảng 3 tỷ đồng/mùa, mang lại nguồn thu quan trọng cho cư dân trong xã, đặc biệt là những hộ gia đình lấy nghề này làm nghề mưu sinh chính.

Đánh bắt cầu gai: Nghề này được tiến hành ở những nơi nước sâu của các xã Quan Lạn, Minh Châu, Sơn Hào, Bản Sen. Người dân thường đi bắt cầu gai vào các ngày nước ròng trong các khe đá, kè đá. Công việc đơn giản với một chiếc móc sắt và cái sô. Cầu gai thường giấu mình trong các khe đá, ngư dân dùng móc sắt lấy cầu gai. Thường khai thác vào lúc nước ròng từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm [hình 19, phụ lục 8]. Số người làm nghề khai thác cầu gai thường không nhiều, thường là phụ nữ nhưng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân các xã đảo, thông thường một ngày thu nhập từ 300-400 nghìn đồng.

Nghề câu tay là nghề đơn giản và phổ biến của cư dân Vân Đồn. Ngư dân các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Sơn Hào, Bản Sen và Thắng Lợi có số người làm nghề câu tay nhiều. Ngư dân thường ngồi trên thuyền, chuẩn bị cần câu, họ thường thả mồi câu ở những nơi nước sâu, lặng nước. Hiện nay, hình thức câu này ngày càng có nhiều tiềm năng do sự phát triển của dịch vụ câu du lịch trên biển. Bên cạnh đó, do sự cải tiến của công cụ câu nên câu rê, câu chùm, câu không mồi được ngư dân áp dụng cho kết quả đi câu tốt. Các loại cá câu được thường là cá măng, cá tầm, cá bống mú, cá chẽm,...

Câu tay hiện đang được đưa vào các chương trình du lịch trải nghiệm, tạo điều kiện cho du khách được làm ngư dân ở Quan Lạn. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng các ưu thế trong cách thực hành, thu được sản phẩm ngay tại chỗ và có chi phí đầu tư ban đầu tương đối rẻ. Điều này rất thu hút du khách khi đi du lịch trên đảo Quan Lạn.

Nghề khai thác sứa: Đây là một nghề quan trọng trong sinh kế của nhiều cư dân Vân Đồn. Sứa được coi là loại “vàng ròng” của biển nên nghề

khai thác sứa mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân và cả những doanh nghiệp chế biến loại hải sản quý này.

Từ tháng giêng đến tháng tư hàng năm là thời điểm sứa đầy ắp trên mặt biển với đủ loại màu sắc như trắng, xanh, đỏ. Đó là lức ngư dân Vân Đồn bước vào vụ khai thác sứa. Ngư dân các xã Quan Lạn, Bản Sen, Minh Châu và Thắng Lợi có người làm nghề khai thác sứa nhiều nhất. Hiện ở Vân Đồn có khoảng trên 100 hộ với tàu thuyền chuyên khai thác sứa, thu hút đến cả trăm công nhân. Với sinh kế theo vụ này, con sứa đã là nguồn thu nhập chính cho nhiều cư dân nơi đây. Đối với mỗi vụ thu hoạch sứa, mỗi nhân công trên các tàu có thể thu nhập từ 40-50 triệu đồng/vụ. Đây là khoản thu nhập quan trọng trong đời sống kinh tế của ngư dân nơi đây.

Dụng cụ khai thác và sơ chế sứa trên biển cũng khá đơn giản, chỉ cần một chiếc vợt cán dài và một con dao bằng lứa cật là có thể khai thác sứa:

Vào vụ sứa, chúng nổi đầy ắp trên mặt biển, chỉ cần vợt là đưa lên thuyền thôi, múc đến mỏi tay mỏi chân, không thể xuể. Đấy là những người vớt, còn bộ phận khác thì sơ chế ngay trên tàu. Họ lột lấy mũ và chân, bỏ thân sứa. Công đoạn này cần một đội, làm liên tục chỉ nghỉ ăn cơm thôi. Thông thường cần đến cả chục người cho một đội như vậy, chủ yếu là người làm công và người nhà chủ tàu thôi” - Ông Nguyễn Văn Năng, 46 tuổi, ngư dân, thôn Thái Hòa.

Nếu như xưa kia, con sứa luôn khiến ngư dân tránh xa vì lo rách lưới thì ngày nay đã biến thành nguồn hải sản quý nên nhiều người theo nhau đi vớt sứa. Loài nhuyễn thể này lại là đặc sản có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống cho cư dân Vân Đồn.

“Mình đã xác định đi làm thuê cho người ta là cũng đi kiếm miếng cơm rồi. Bình thường là anh em, hàng xóm ra vào giáp mặt nhau suốt, nay vào vụ mình đi làm cho họ là phải tuân theo yêu cầu công việc thôi. Đi làm sứa cũng có cực nhọc và làm từ 10-12 tiếng một ngày chứ không nhẹ nhàng gì. Đổi lại đồng tiền thu nhập ổn định trong nhiều tháng. Cũng được một khoản cho các con đi học ở nhà” - Ông Nguyễn Văn Năng, 46 tuổi, ngư dân, thôn Thái Hòa.

Không chỉ mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, con sứa còn tạo nên quan hệ giao thương kinh tế giữa xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các chủ buôn từ bên kia biên giới hàng năm thu mua cả trăm tấn sứa thành phẩm từ Vân Đồn. Ước tính giá trị kinh tế trên 100 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn thu quan trọng đối với kinh tế địa phương, đồng thời giải quyết công ăn việc làm và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đánh bắt bào ngư, hải sâm là hoạt động khai thác phổ biển ở Vân Đồn. Cư dân các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Sơn Hào, Bản Sen có số người khai thác hạn chế bởi đây là loài khó khai thác và có giá trị kinh tế cao. Bào ngư thuộc họ trai là một loại hải sản rất có giá trị trong làm thuốc và bồi bổ sức khỏe. Bào ngư thường sống ở dưới đáy các vùng vịnh sầu 4-5 sải nước, bám chắc vào làn đá. Ngư dân dùng móc và các dụng cụ đập, đẽo để tách bào ngư ra khỏi các lèn đá khi nước cạn để lấy. Đánh bắt bào ngư, hải sâm tự nhiên rất khó khăn nên bào ngư và hải sâm đã được nuôi công nghiệp trên vịnh Bái Tử Long. Khai thác bào ngư, hải sâm cũng mang lại nguồn thu nhập chính cho các cư dân các xã đảo, tuy nhiên số lượng người khai thác hạn chế và quy mô nhỏ.

Trong môi trường tự nhiên đa dạng, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Vân Đồn gặp khó, lương thực tự sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân, vì vậy người dân Vân Đồn phải sống nhờ vào biển. Họ đã khai thác những ưu thế mà tự nhiên đã ban tặng cho vùng biển này bằng những phương tiện, công cụ và bằng nhiều nghề đánh bắt mà họ đã sáng tạo ra làm cho khai thác thủy hải sản có điều kiện phát triển thuận lợi, hoạt động sinh kế trong khu vực ngư nghiệp diễn ra sôi nổi hơn, tấp nập và nhộn nhịp hơn. Biển đã nuôi sống người dân đảo Vân Đồn. Nhờ có biển mà họ có thực phẩm để ăn và trao đổi với các địa phương khác để lấy lương thực. Biển đã đưa đến cho họ những đặc sản quý giá làm đồ dâng tiến cho triều đình phong kiến, làm đồ cống nạp hoặc buôn bán với bên ngoài. Song hành với các hoạt động khai thác biển, các tri thức liên quan đến đời sống sinh kế của cư dân được bồi đắp từ đời này sang đời khác.

2.1.2. Các công việc phụ trợ cho nghề đi biển của cư dân Vân Đồn

Tuy nghề đi biển là sinh kế chính của cư dân Vân Đồn nhưng để nghề biển phát triển, cư dân Vân Đồn còn có một số công việc phụ trợ khác.

Nghề rèn: Sự xuất hiện nghề rèn có mối quan hệ mật thiết với sinh kế của người dân Vân Đồn, đặc biệt đối với người dân Quan Lạn và Minh Châu trong khai thác sá sùng. Theo các cụ cao niên trên đảo, nghề rèn ở Quan Lạn không biết chính xác từ khi nào nhưng cùng với khai thác biển, người dân nơi đây đã sáng tạo ra những dụng cụ phục vụ khai thác và đánh bắt thủy hải sản độc đáo.

Tương truyền, có hai anh em họ Đỗ là những người đầu tiên làm nghề rèn ở trên đảo. Gia đình này sản xuất chủ yếu là dao, cuốc, cào và mai. Những dụng cụ chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đi biển và các dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay ở Quan Lạn chỉ còn ba hộ sản xuất làm người rèn nhưng quy mô cầm chừng và theo thời vụ sá sùng. Nếu như chính vụ từ tháng 3 đến tháng 7, sá sùng được người dân khai thác nhiều nhất thì sản lượng mai làm ra cũng bán chạy nhất. Có ngày một cơ sở sản xuất có thể bán đến cả chục chiếc mai. Tuy nhiên, những tháng không phải vụ sá sùng thì các lò rèn sản xuất cầm chừng.

Nếu như chiếc mai của người đồng bằng như vùng Nam Định, Thái Bình thường được thợ rèn gò phần lưỡi, sau đó đánh chuôi mai, sau đó tra cán là hoàn thành sản phẩm. Kĩ thuật làm mai ở Quan Lạn rất đặc biệt, khác với nhiều nơi: các bộ phận của mai được đánh rời, sau đó thân mai và hai tai cháy lại với nhau tạo nên một chiếc mai hoàn chỉnh. Trong thực tế chiếc mai ở Quan Lạn và cũng có nhiều sự cải tiến, học hỏi nhiều địa phương khác nhưng người đào sá sùng vẫn ưa chuộng dùng mai ở Quan Lạn vì dễ đào và hiệu quả cao. Chính vì thế nghề rèn ở Quan Lạn vẫn được tồn tại và duy trì cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các người dân ở trên đảo.

Chế biến, buôn bán sá sùng: Ngoài các loại thủy hải sản của biển, vùng biển đảo Vân Đồn không thể không nhắc đến sá sùng. Sá sùng - một loài

hải sản được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau tùy từng địa phương, có nơi gọi chúng là địa sâm, có nơi gọi chúng là bi bi, lại có nơi gọi chúng là giun biển. Nhưng ở vùng đảo Quan Lạn, người dân ở đây gọi là “mồi”. Sở dĩ có cái tên này bởi từ trước kia, người ta đã dùng sá sùng làm mồi câu bởi chúng rất dai và không dễ bị đứt.

Từ thời xa xưa, sá sùng đã là một cống phẩm để tiến vua, một món ăn được rất nhiều gia đình có điều kiện tin dùng. Nó cũng là gia vị thay thế cho mì chính và bột nêm thời ấy và là gia vị đặc biệt trong món nước phở. Ngoài dùng để làm gia vị và món ăn thì sá sùng cũng là một bài thuốc Đông y quý, chữa được rất nhiều các chứng bệnh như tâm hàn, yếu sinh lý hay tăng cường thể lực cho người dùng.

Việc khai thác sá sùng khá vất vả bởi người nông dân phải dậy đi đào sá sùng từ 3- 4 giờ sáng, khi mà thủy triều xuống để lộ những doi cát mà sá sùng để lại, người dân chỉ cần theo dấu vết đó dùng chân đạp mạnh chiếc mai thêm một chút là sẽ thu hoạch được sá sùng, thông thường mỗi lỗ chỉ có một con sá sùng. Loài này rất nhanh, nếu không nhanh tay thì chúng sẽ lại lẩn đi ngay. Thường thì những người ngư dân quen với công việc này mỗi ngày đi đào sẽ thu được từ 2- 4kg sá sùng tươi. Toàn huyện có khoảng 1 nghìn lao động khai thác sá sùng, tập trung nhiều nhất ở Quan Lạn và Minh Châu. Khai thác sá sùng là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, sá sùng đóng góp lớn với sự phát triển kinh tế ở địa phương.

Công đoạn chế biến sá sùng tươi diễn ra khá phức tạp và cầu kỳ. Sau khi bắt về, người ta phải đem đi rửa sạch đất cát, lộn ruột rồi đóng vào trong các thùng xốp bảo quản, vận chuyển đi các nơi để tiêu thụ. Sá sùng tươi sau khi đã được làm sạch ruột, người ta đem sấy khô trên bếp than(ảnh 21, phụ lục 8). Trung bình khoảng 4kg sá sùng tươi được 1kg sá sùng khô.

Ở xã đảo Quan Lạn, có khoảng 10 hộ dân chuyên thu mua, chế biến và buôn bán sá sùng. Việc kinh doanh sá sùng phụ thuộc nhiều vào thời vụ khai thác sá sùng. Nếu như mùa khai thác chính từ tháng từ tháng 3 đến tháng 7

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí