Khái Quát Kết Quả Của Các Công Trình Nghiên Cứu


khẳng định được vị trí, vai trò của trung tâm trong hoạt động giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Đồng thời, các công trình cũng đã chỉ ra được nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động giáo dục LLCT của trung tâm trong thời gian qua là việc quan tâm, quản lý, chỉ đạo hoạt động của trung tâm từ Trung ương đến cơ sở còn chưa thống nhất, cơ chế, chính sách đối với trung tâm còn nhiều hạn chế, bất cập… Từ đó, các tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT như nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng về vai trò, tầm quan trọng của trung tâm trong hoạt động giáo dục LLCT; về việc đầu tư nguồn nhân lực, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm nhằm đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy và học tập của trung tâm; nâng cao chất lượng giảng viên; đổi mới nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy, …

Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện: cần tiếp tục xác định rò hơn vai trò, vị trí” (2018) của tác giả Đỗ Văn Lược, Tạp chí Cộng sản 03/7/2018, ngoài việc khẳng định vị trí, vai trò của TTBDCTCH trong việc đào tạo, bồi dưỡng LLCT, công trình còn nêu lên những hạn chế, bất cập, những vấn đề đặt ra trong quá trình giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Theo tác giả, cần làm rò tính đặc thù của loại hình cơ sở này. Từ đó quy định thống nhất về cơ chế hoạt động, sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý; quy định rò về chế độ, chính sách, việc đào tạo, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy; việc sử dụng mẫu con dấu. Điều quan trọng trong của các giải pháp mà tác giả nhấn mạnh là phải xác định rò vị trí, vai trò của TTBDCT cấp huyện, cần coi đó là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở…

Các công trình “Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện - sau 20 năm nhìn lại” (2016), Tạp chí Tuyên giáo số 6/2016; “Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện - đổi mới để phát triển” Tạp chí Tuyên giáo


11/2019, “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở”, Tạp chí Tuyên giáo số 01/2021 của tác giả Mai Yến Nga đã đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các trung tâm. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các trung tâm, các nhà quản lý cần làm rò một số vấn đề sau: Thứ nhất, TTBDCTCH thuộc về đâu? Thứ hai, quy định rò cơ cấu biên chế của trung tâm; Thứ ba, cần quy định, hướng dẫn về xây dựng TTBDCTCH đạt chuẩn. Tác giả cũng tiếp tục khẳng định: Trong thời gian tới, cấp ủy các cấp cần có những đổi mới trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động trung tâm, trong đó, chú trọng vào những nhóm giải pháp như sau: Trước hết, nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trung tâm đối với hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Thứ hai, cần đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm. Thứ ba, cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đảm bảo kịp thời, đầy đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm.

Đề tài khoa học nghiên cứu về các TTBDCTCH có công trình KHBD (2013) - 01: “Xây dựng bộ tiêu chí chuẩn, thống nhất cho các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện”, Mai Yến Nga (chủ nhiệm). Đề tài đã có những điều tra, khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý; về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức quản lý tại các TTBDCTCH trên toàn quốc sau 5 năm thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của TTBDCTCH. Từ các số liệu thống kê, khảo sát và thực trạng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, tác giả đã xây dựng nên 05 tiêu chí cần phải có và đạt được để đảm bảo hoạt động giáo dục LLCT của trung tâm. Đó


là tiêu chí về tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính. Theo tác giả, việc xây dựng bộ tiêu chí chuẩn, thống nhất cho các TTBDCTCH nhằm hướng dẫn các địa phương kiện toàn TTBDCTCH theo mô hình chung, đồng thời là thước đo đánh giá kết quả phấn đấu của địa phương trong việc phát huy vai trò của TTBDCTCH như một “trường chính trị” ở cơ sở.

Luận văn chuyên ngành Quản lý giáo dục của nghiên cứu sinh: Phạm Nguyên Nhung: “Quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội” đã luận giải những vấn đề lý luận về bồi dưỡng và hoạt động quản lí bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lí bồi dưỡng LLCT tại các TTBDCT cấp huyện của thành phố Hà Nội. Công trình đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hạn chế và đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí bồi dưỡng LLCT tại các TTBDCTCH của thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Đánh giá chung về các công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động giáo dục LLCT tại TTBDCTCH, tác giả luận án nhận thấy, số lượng các công trình nghiên cứu về TTBDCTCH còn chưa nhiều. Tuy nhiên, các công trình cũng đã đề cập trực tiếp và làm rò được một số nội dung cơ bản trong hoạt động giáo dục LLCT của trung tâm như: Vị trí, vai trò của trung tâm trong giáo dục LLCT ở cơ sở; tình hình giảng dạy, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giáo dục LLCT, những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hoạt động của trung tâm… Nhưng rất ít công trình đề cập đến vị trí, vai trò và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, mà có tiếp cận cũng chỉ ở trên một vài khía cạnh như vận dụng phương pháp, phương châm giảng dạy theo tư tưởng Hồ Chí Minh… Đây là những khoảng trống mà tác giả luận án sẽ phải tiếp tục nghiên cứu làm rò.


Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 5

1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu

1.3.1. Kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu

- Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, chủ đề giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Các công trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định khi hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về giáo dục LLCT: Khái niệm, mục đích, nội dung, chương trình, nguyên tắc, phương châm, phương pháp giáo dục LLCT, các yếu tố tác động đến giáo dục LLCT; vị trí, vai trò của giáo dục LLCT trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận, hệ tư tưởng của một giai cấp. Luận giải những nội dung cơ bản về hoạt động giáo dục LLCT.

- Các công trình nghiên cứu đã khẳng định vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong định hướng các hoạt động giáo dục LLCT. Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT.

- Một số công trình đã đánh giá tình hình, tìm ra nguyên nhân, xác định điều kiện, đề xuất những giải pháp cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong một số trường đại học, học viện, trường chính trị ở nước ta nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT.

- Một số công trình đã bước đầu chỉ ra thực trạng công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT của các trung tâm.

Những nội dung chưa được làm rò trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.

- Những công trình nghiên cứu chưa làm rò cơ sở lý luận việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

- Các công trình nghiên cứu chưa phân tích, làm rò thực trạng và xác


định được những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH ở Việt Nam hiện nay.

- Các công trình nghiên cứu chưa có những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH trong thời gian tới.

Tuy nhiên, từ các tiếp cận khác nhau của các công trình nghiên cứu trên, đưa lại nhiều cách nhìn nhận, nghiên cứu đa dạng, phong phú, có thể coi là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài luận án.

1.3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình liên quan đề tài luận án, có thể thấy, dưới góc độ triết học, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, làm rò một cách có hệ thống nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Vì vậy, rất cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã nêu ở trên, nhất là những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục LLCT, luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề sau :

Thứ nhất, làm rò một số vấn đề lý luận về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

Thứ hai, phân tích, làm rò thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH trong thời gian tới.


Tiểu kết chương 1

Trong những năm qua, công tác giáo dục LLCT và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong hoạt động giáo dục LLCT đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu trước đó đã khái quát được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT như vị trí, vai trò của giáo dục LLCT trong sự nghiệp cách mạng; mục đích, nguyên tắc, phương pháp, phương châm, nội dung giáo dục LLCT; đồng thời, các công trình cũng đã khẳng định, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT là yếu tố cơ bản, quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT. Các công trình cũng đã làm rò được phần nào thực trạng, nguyên nhân và đề ra những giải pháp cơ bản về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại một số trường đại học, trường chính trị ở nước ta hiện nay …

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đó đang thiếu vắng việc nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Các công trình nghiên cứu cũng chưa có những khảo sát, phân tích, làm rò thực trạng, những yếu tố tác động cũng như yêu cầu, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

Kế thừa có chọn lọc kết quả, giá trị nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, những vấn đề mà các công trình chưa đề cập, liên quan đến luận án sẽ được nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận án.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN


2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị

2.1.1. Bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị

Trong suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt giáo dục ở một vị trí đặc biệt. Trải qua hoạt động thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giáo dục nói chung và giáo dục LLCT nói riêng. Chỉ riêng tư tưởng về giáo dục LLCT của Người cũng đã là một kho tàng, ngày càng được khẳng định tính minh triết, sâu sắc, mang tầm chiến lược.

Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) lớn lên trong cảnh “nước mất, nhà tan”, đời sống nhân dân rên xiết, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phong trào cứu nước rơi vào thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (12/1907), cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (4/1908), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (6/1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (1/1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (2/1909), các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung Kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi,...) người bị đầy ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Chính hoàn cảnh đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới (năm 1911). Hành trang mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành mang theo là mong muốn tìm hiểu các nước phương Tây vừa là để tiếp bước tư tưởng của các bậc tiền bối “Khai dân trí, chấn dân khí,


hậu dân sinh” đồng thời là nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp. Người từng nói: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[92, 28].

Với mong muốn như vậy, Nguyễn Tất Thành đã vượt qua ba đại dương, đến bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước trong khoảng thời gian 30 năm sống ở nước ngoài (1911 - 1941). Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc

- Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những nhà hoạt động chính trị đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các nước thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc trong nửa đầu của thế kỷ XX. Nhờ quá trình khảo nghiệm đó, Nguyễn Tất Thành không chỉ hiểu tính ưu việt của Cách mạng Tháng Mười Nga, mà còn hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc cũng như khát vọng giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ.

Để giúp cho người dân cùng khổ ở các nước thuộc địa hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc và con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành (lúc này lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) đã nhận thấy, cần phải tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân đều có thể hiểu, tin và làm theo. Cuối năm 1917, khi trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã học làm báo. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 6/1919, các nước thắng trận tổ chức hội nghị bàn về vấn đề thuộc địa tại Versailles (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách tám điểm đã có tác động lớn, như hồi chuông cảnh tỉnh, đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối, phương pháp đấu tranh, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tin của nhân dân sau thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. “Yêu sách của nhân dân An Nam” là bản tuyên bố chính trị đầu tiên của nhân dân Việt Nam, là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu tranh đòi quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX. Đồng

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí