quan trọng và xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của việc học tập lý luận chính trị.
Các đề tài, đề án, luận án, nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy LLCT, tiêu biểu là các công trình sau:
Đề tài KX. 10-08, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung”, do Nguyễn Hữu Vui, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm; Đề án: “Đổi mới giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” (2013) do Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện. Các công trình đã làm rò mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục LLCT hiện nay và có những đánh giá tương đối toàn diện về tình hình đổi mới việc giảng dạy, học tập các môn LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân; về những yếu tố cơ bản tác động đến việc giảng dạy, học tập các môn LLCT cũng như đề ra quan điểm, giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng việc giảng dạy, học tập các môn LLCT. Giải pháp mà hai công trình này tập trung vào là: đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá…
Đề án: “Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và nội dung học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì báo cáo Bộ Chính trị khóa XII. Đối tượng nghiên cứu của Đề án này bao gồm cả các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống trường Đảng. Đề án đã nêu lên ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục LLCT trong việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra thực trạng của việc học LLCT và nguyên nhân của việc ngại học LLCT, đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Đóng góp của Đề án không chỉ là việc nêu lên được thực trạng của việc học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà với những điều tra, khảo sát khá bài bản, mặt thành công của đề án này còn là ở việc phân tích, chỉ rò nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, gây nên “bệnh” ngại học LLCT. Theo Đề án, nguyên nhân của “bệnh” ngại học LLCT là do: nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT còn hạn chế; nội dung giáo dục LLCT vẫn còn áp đặt, chưa gắn với thực tiễn, chưa tạo sự hứng thú thực sự cho người học, chưa thể hiện được vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong dòng chảy trí tuệ của nhân loại; chưa thực sự gắn kết, theo kịp, giải đáp được những vấn đề cuộc sống đang đặt ra hiện nay; nội dung, chương trình giảng dạy chưa thực sự tinh gọn, còn có sự trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các chương trình cho các đối tượng, cấp học khác nhau, chưa tạo được sự thống nhất, đồng bộ, tính liên tục, liên thông giữa các chương trình, gây lãng phí không nhỏ về thời gian, sức lực cho cả người dạy và người học;… Có thể nói, các nguyên nhân mà Đề án đưa ra là đúng, trúng và khá toàn diện; số liệu khảo sát, điều tra công phu, khoa học, đánh giá sát thực. Đề án cũng đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là căn cứ để chúng ta vận dụng, phát triển công tác giáo dục LLCT.
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Trần Hùng: “Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”, đã nêu lên được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục LLCT, những yếu tố tác động đến hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, luận án còn đưa ra hệ thống các căn cứ để đánh giá hiệu quả giáo dục, đó là: Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức; việc chuyển hóa kiến thức thành lý tưởng, niềm tin cộng sản chủ nghĩa; năng lực vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống; sự phát triển độ trưởng thành của sinh viên… Những nội dung mà luận án đã nghiên cứu cũng gợi mở cho tác giả thêm căn cứ về hướng tiếp cận những yếu tố tác động, hiệu quả giáo dục trong việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 1
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 2
- Nghiên Cứu Về Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Cấp Huyện
- Khái Quát Kết Quả Của Các Công Trình Nghiên Cứu
- Những Nội Dung Cơ Bản Của Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Lý Luận Chính Trị
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Hanh Thông “Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ (qua khảo sát một số trường chính trị trong khu vực)”, đã làm rò quan niệm về đổi mới, về đổi mới giáo dục LLCT và những yếu tố quy định chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp xã. Luận án đã phân tích làm rò những thành tựu, hạn chế trong giáo dục LLCT và đề xuất các giải pháp đổi mới công tác giáo dục LLCT ở một số trường chính trị. Đối tượng nghiên cứu, thực trạng và những yếu tố đặt ra trong quá trình đổi mới giáo dục LLCT mà tác giả Lê Hanh Thông đã phân tích, luận giải có khá nhiều điểm tương đồng với đề tài luận án nên đã giúp cho chúng tôi khá nhiều trong cách thức, hướng tiếp cận.
Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT, tác giả luận án nhận thấy, các công trình đã có sự thống nhất về khái niệm, nội dung giáo dục LLCT. Giáo dục LLCT là hoạt động tác động vào nhận thức của khách thể những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học.
Các công trình có những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều thống nhất, giáo dục LLCT là một nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Giáo dục LLCT nhằm bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để họ không chỉ được lĩnh hội, bồi dưỡng về tri thức LLCT mà còn rèn luyện những kỹ năng cơ bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức phong trào; rèn luyện tác phong, tính sáng tạo, độc lập trong công tác... Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, theo các
tác giả, việc giảng dạy LLCT trong thời gian tới cần đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học về tầm quan trọng và xác định được đúng đắn nhiệm vụ học tập LLCT, cần phải coi việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập LLCT.
1.2. Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị
1.2.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị
Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT.
Nghiên cứu, tổng hợp, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT và vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT có các công trình tiêu biểu:
Hồ Chí Minh - về công tác giáo dục LLCT (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách là tập hợp các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, thể hiện rò quan niệm của Người về giáo dục LLCT; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục LLCT đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời, xác định rò nội dung, phương pháp, nguyên tắc giảng dạy và học tập LLCT. Nội dung sách được tập hợp làm bốn phần. Trong đó, đáng chú ý là phần thứ 3 và phần thứ 4. Phần thứ 3: Về nội dung và nhiệm vụ học tập LLCT, gồm nhiều bài nói, viết của Hồ Chí Minh về vị trí, nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm học tập nâng cao trình độ nhận thức chính trị, tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm rèn luyện năng lực lãnh đạo của đảng viên. Phần thứ tư: Về vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT, gồm những bài nói, viết bàn về các biện pháp nâng cao chất
lượng học tập, đặc biệt là biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng lý luận vào thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một tư liệu rất đáng quý để tác giả luận án hệ thống và đi sâu vào khai thác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT vào giảng dạy LLCT tại các TTBDCTCH ở Việt Nam hiện nay.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận” của tác giả Lương Gia Ban [5]. Tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận, theo tác giả, “lý luận mà Hồ Chí Minh quan tâm, trước hết là lý luận trong công tác của Đảng - đó là LLCT, lý luận cách mạng” [5,152]. Vì thế, cùng với tư tưởng về lý luận, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc học tập LLCT, việc học lý luận, trước hết là để củng cố nền tảng tư tưởng, lập trường giai cấp công nhân và nhân sinh quan cách mạng trong toàn Đảng cũng như trong mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tác giả khẳng định về vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác lý luận và việc học tập lý luận, nhất là việc học tập lý luận của cán bộ, đảng viên: “Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận chính là cái soi đường cho chúng ta đi” [5, 155].
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị” (2017), Trương Văn Bắc, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2017; “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” (2014), Song Thành, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử số 6-2014; “Triết lý giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh” (2016), Nguyễn Xuân Trung, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016 … Các công trình này, bên cạnh việc nêu lên những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục LLCT, như vị trí, vai trò, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, giáo dục LLCT, các tác giả còn khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh, “không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn
là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với công tác giáo dục LLCT hiện nay”[37, 40].
“Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận”, Nguyễn Thị Kim Dung [44], đã khái quát được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận. Trên cơ sở tổng hợp, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận, tác giả cũng đã đưa ra quan niệm về giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định, hiện nay, trước sự suy thoái về nhận thức lý luận, tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên (coi thường lý luận, ngại học lý luận, chạy theo bằng cấp, học chiếu lệ, học chắp vá...) và yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, hơn lúc nào hết, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận cần phải được quán triệt một cách thấu đáo và vận dụng một cách sáng tạo. Từ sự nghiên cứu, phân tích của tác giả, chúng tôi nhận thấy, tư tưởng về giáo dục lý luận của Hồ Chí Minh chính là giáo dục LLCT mà hiện nay chúng ta quan niệm.
Cùng quan điểm với công trình của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, tác giả Ngô Đình Xây trong bài: “Công tác lý luận chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó trong giai đoạn hiện nay” đăng trong Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, tháng 7-2020, ngoài việc khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ, nội dung, mục đích, đặc trưng, phương thức của công tác LLCT, tác giả cũng khẳng định: Sinh thời, Hồ Chí Minh đã bàn đến công tác LLCT, mặc dù Người chưa sử dụng khái niệm này. “Người chỉ sử dụng các khái niệm: học lý luận, dạy lý luận và làm lý luận. Song, khi nói đến học lý luận và dạy lý luận, tức là nói đến thực chất của công tác giáo dục LLCT…” [167, 33]. Theo tác giả: Việc vận dụng thiết thực tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác LLCT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chính là “nắm vững và triển khai có hiệu quả tinh thần định hướng của Đảng trong Chỉ thị 23 - CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”[167, 33].
Như vậy, các công trình trên đã nghiên cứu, tổng hợp, luận giải khá bài bản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT. Đồng thời, hầu hết các công trình sau khi nghiên cứu, tổng hợp, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT, tác giả của các công trình còn khẳng định, cần phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đây chính là một trong những giải pháp quan trọng, thiết yếu của công tác giáo dục LLCT.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT
Nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT có một số các công trình tiêu biểu sau:
Khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT tại các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân có công trình nghiên cứu chuyên khảo do Hoàng Anh chủ biên, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay”[2]. Công trình đã phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Điểm nổi bật của công trình là các tác giả đã nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đưa ra quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; khẳng định: “Di sản đồ sộ đó có thể được coi là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” [2,9]. Theo các tác giả, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện trong quản lý, trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; trong các hoạt động “tự học” của mỗi sinh viên và trong xây dựng đội ngũ giảng viên đại học. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Đây là những gợi mở cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục nhà trường" (2015), do Bùi Thị Thu Hà biên soạn, tuyển chọn, Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành. Công trình được chia làm hai phần: Phần thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhà trường thông qua các tác phẩm, bài nói, bài viết của Người. Phần thứ hai: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu trình bày việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhà trường trong lĩnh vực cụ thể. Đáng chú ý, trong phần hai, có bài của GS.TS. Phan Ngọc Liên: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT trong nhà trường”, tác giả đã đề cập, luận giải một số nội dung cơ bản của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT. Đó là sự cần thiết của công tác giáo dục LLCT; nội dung, phương pháp giáo dục LLCT; yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT trong các trường hiện nay. Theo tác giả, yêu cầu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT trong các trường chính trị là phải xác định đối tượng nghiên cứu và dạy học bộ môn phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học viên; xử lý đúng mối quan hệ giữa tài liệu - sự kiện và khái quát lý luận; xử lý đúng mối quan hệ giữa quan điểm giai cấp và quan điểm lịch sử trong công tác giáo dục LLCT.
Khẳng định về tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT, có bài “Tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục lý luận chính trị hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Thắng. Theo tác giả, từ việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, kết hợp với quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục và tiếp biến có chọn lọc lý luận, kinh nghiệm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các nước trên thế giới hiện nay, có thể hình thành nên một triết lý cho nền giáo dục nói chung cũng như cho công tác giáo dục LLCT - hành chính nói riêng. Tác giả khẳng định: “…Việc đổi mới tư duy, triết lý giáo dục đều cần đặt trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một chủ