Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Chủ Thể, Đối Tượng Giáo Dục Llct


những hành vi tự phát trước những biến động chính trị và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với bản thân, luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà còn được thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu, lý tưởng mà mình đã chọn. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của người học. Vì vậy, giáo dục LLCT có vai trò quan trọng đối với việc hình thành niềm tin, bản lĩnh chính trị, trong việc định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ ba, giáo dục lý luận chính trị giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, bài học đầu tiên đối với người cách mạng, phải là bài học về đạo đức cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà Người đặt “Tư cách một người cách mệnh” là bài mở đầu của cuốn Đường Kách mệnh. Đích đến của việc học chủ nghĩa Mác - Lênin chính là rèn luyện đạo đức, là “sống với nhau có tình có nghĩa”. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng là xây dựng cái nền tảng, cái "gốc" vững chắc của người cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [104, 601].

Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người cũng không quên nhắc nhở việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và yêu cầu họ: “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[108, 611].

Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hy


sinh, tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi. Nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì dù có tài cũng thành vô dụng, thậm chí càng có tài thì họ càng trở nên nguy hiểm đối với xã hội. Vì vậy, Người đặt đạo đức cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu, đặc biệt là những người cán bộ cách mạng của Đảng. Người chỉ rò:

“Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rò phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [102, 354].

Thứ tư, giáo dục LLCT giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Đây là mục tiêu quan trọng của giáo dục LLCT. Bởi vì, học LLCT mới hiểu quy luật phát triển của xã hội, quy luật vận động của cách mạng Việt Nam, do đó mà có niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cho thấy, niềm tin là một yếu tố tinh thần rất cơ bản, tạo nên động lực phấn đấu trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết, hy sinh” [99, 361].

Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Nếu không có niềm tin vô hạn của những người cách mạng vào sự nghiệp cách mạng thì không một cuộc cách mạng nào có thể thành công” [105, 559].

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 7

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình cải tạo và phát triển đất nước cũng là cuộc đấu tranh


giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, có những lúc cái mới, cái tiến bộ chưa hẳn đã thắng thế... Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân: “Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin tưởng vào tương lai cách mạng. Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hy sinh” [99, 360-361].

Người cán bộ, đảng viên nếu không có niềm tin thì dễ dẫn tới sa ngã và thất bại. Niềm tin giúp cho cán bộ, đảng viên hăng hái hết mình khi thực thi nhiệm vụ, lúc gặp khó khăn thì kiên quyết phấn đấu, khi cần có thể hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và tương lai của dân tộc Việt Nam.

Từ vị trí, vai trò to lớn của giáo dục LLCT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục đích của giáo dục lý luận chính trị. Trong trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Hồ Chí Minh đã viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”[99, 208].

Như vậy, đích đến đầu tiên trong giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đào tạo ra những con người đáp ứng sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. “Học để làm việc” là yêu cầu, mục đích đầu tiên của học LLCT. Tức là, việc dạy và học LLCT phải nhằm mục đích làm cho người học biết cách làm việc tốt hơn, công tác tốt hơn, chuyên môn giỏi hơn.

Học lý luận chính trị còn là “để làm người”. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu dạy và học làm người là một yêu cầu căn cốt của dạy học chính trị. Muốn làm việc tốt thì phải làm người tốt, giáo dục LLCT trong đó có giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng chính là để mỗi cán bộ, đảng viên “sống với nhau có nghĩa, có tình”. Người tốt sẽ quyết định việc trở thành người cán bộ tốt, và làm người tốt, cán bộ tốt là để “phục sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”[99, 208]; làm cán bộ thì phải luôn tâm niệm “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết


sức tránh”. Đồng thời, trong một bài viết khác, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc”[98, 240]. Hiệu quả, kết quả công việc, việc “phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” chính là thước đo phẩm chất, năng lực của người cán bộ, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả, chất lượng của việc học tập LLCT.

Tư tưởng của Người về vị trí, vai trò, mục đích của giáo dục LLCT giản dị, dễ hiểu nhưng hết sức sâu sa, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là định hướng của công tác giáo dục LLCT cả trước mắt và lâu dài.

2.1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ thể, đối tượng giáo dục LLCT

Đảng, Nhà nước, nhà giáo, người học chính là chủ thể, lực lượng giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động giáo dục và tự giáo dục.

Đối với hoạt động giáo dục LLCT, Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là cấp uỷ đảng các cấp và các cơ quan chức năng như Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện, các ngành, các địa phương, các cơ quan chính trị trong lực lượng vũ trang, các học viện, trường chính trị, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện,… là các cơ quan, tổ chức có vai trò chỉ đạo, định hướng nội dung, tổ chức hoạt động giáo dục LLCT để các lực lượng giáo dục thực hiện đúng và thực hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống giáo dục và trong quá trình giáo dục LLCT.

Nhà giáo là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục, là người truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho người học, cùng người học xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập và góp phần khai sáng người học. Nhà giáo là người tạo ra môi trường và hỗ trợ người học để họ có thể làm chủ việc học, quá trình giáo dục mà họ tham gia vào.

Người được giáo dục (người học) vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể giáo dục. Người học vừa là đối tượng để người dạy tác động nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Người học chính


là trung tâm của quá trình giáo dục.

Khi nói về vai trò của Đảng trong việc giáo dục LLCT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rò: Đảng muốn hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình phải đào tạo được những cán bộ cốt cán của Đảng. Vì vậy, giáo dục LLCT là công việc “cần kíp của Đảng”, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là “công việc gốc” của Đảng. Giáo dục LLCT có vai trò trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Khi nói về giảng viên, Người yêu cầu đội ngũ giảng viên phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc: “Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [99, 356].

Để kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, người thầy phải tu dưỡng và học rất nhiều trong suốt cả cuộc đời mình. Người nhắc nhở với các thầy, cô giáo: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình… Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” [99, 356].

Đồng thời, Người cũng khẳng định: “Không phải ai cũng huấn luyện được”[99,356]. “Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy”[98, 313].

Những chỉ dẫn của Người định hướng cho các nhà quản lý giáo dục trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên tại các TTBDCTCH. Các TTBDCTCH cần xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là những cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tham gia giảng dạy tại trung tâm.

Về đối tượng của giáo dục LLCT, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ


máy cũng tê liệt. Cán bộ là nhưng người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”[98, 68].

Với quan điểm này, Người yêu cầu: "Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình"[108, 117]. Người cũng khẳng định: “phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý luận trong Đảng, trước hết là trong những cán bộ cốt cán của Đảng”[104,93].

Từ quan điểm của Người, việc giáo dục LLCT được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng. Giáo dục LLCT được triển khai ở các bậc học đến toàn thể học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhưng trong đó đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

2.1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương châm, phương pháp giáo dục lý luận chính trị

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc giáo dục lý luận chính trị

Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên tắc trong giáo dục LLCT chính là hệ thống nguyên tắc tính đảng và tính khoa học, lý luận gắn với thực tiễn. Đây là những nguyên tắc cần phải quán triệt trong suốt quá trình giáo dục LLCT nói chung và giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH nói riêng.

Khi nói về nguyên tắc tính đảng và tính khoa học, Người chỉ rò vị trí, vai trò của từng thành tố cũng như mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa hai thành tố này. Về nguyên tắc tính đảng, Hồ Chí Minh đã huấn thị:

“Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác -


Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” [104, 92].

Tính đảng là nguyên tắc cơ bản nhất của công tác giáo dục LLCT, xuất phát từ bản chất giai cấp của hệ tư tưởng. Tính đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp, là tính giai cấp ở trình độ triệt để nhất, sâu sắc nhất, tự giác nhất. Hệ tư tưởng Mác - Lênin phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên mang tính giai cấp và tính đảng. Tính đảng trong giáo dục LLCT là các chủ thể giáo dục phải lấy quan điểm, lập trường, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để soi chiếu vào thực tế, phân tích một cách đúng đắn đặc điểm cụ thể của Việt Nam, từ đó có cách vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, để làm tốt hơn công việc của mình, để làm tốt hơn “công việc mà Đảng giao phó”. Đồng thời, tính đảng trong giáo dục LLCT còn được thể hiện qua việc phê phán những nhận thức sai trái, luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Về nguyên tắc tính khoa học, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, chủ nghĩa cộng sản khoa học là thế giới quan, phương pháp luận khoa học đúng đắn nhất. Vì vậy, giáo dục LLCT nhất định phải mang tính khoa học. Tính khoa học yêu cầu giáo dục LLCT phải được tiến hành trên cơ sở khoa học, có quan điểm lịch sử - cụ thể. Nội dung giáo dục LLCT phải phản ánh được sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; thể hiện kết


quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể để đạt tới chân lý khách quan. Tính khoa học còn là việc bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá các sự kiện. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử - cụ thể các sự kiện, các vấn đề, tránh việc áp đặt, cường điệu hóa các chủ trương của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tính đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực, khách quan là yêu cầu về mặt nguyên tắc cần được quán triệt sâu rộng trong công tác giảng dạy hiện nay. Giữa tính đảng và tính khoa học luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau trong giáo dục LLCT. Khi tiến hành giảng dạy LLCT, người giảng viên phải nhận thức rò và nắm chắc nguyên tắc sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học để áp dụng vào bài giảng, nhằm phản ánh một cách trung thực và đầy đủ nhất đến người học các nội dung của môn học. Đấy chính là những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong giảng dạy LLCT.

Nói về nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn, Người chỉ rò: Lý luận gắn với thực tiễn là nguyên tắc quan trọng của giáo dục LLCT, bởi vì lý luận khoa học chỉ có sức mạnh khi đi vào quần chúng, gắn bó mật thiết với thực tiễn cách mạng, với đời sống của nhân dân. Lý luận gắn với thực tiễn trong giáo dục LLCT thể hiện trước hết ở chỗ, giáo dục LLCT phải xuất phát từ thực tiễn và quay trở về phục vụ thực tiễn. Đồng thời, thực tiễn giáo dục LLCT phải được soi sáng, định hướng bằng lý luận, được chỉ đạo, tổ chức thực hiện bởi lý luận khoa học. Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành” [100, 120]. Đây cũng chính là nguyên tắc hàng đầu của nền giáo dục mới do Hồ Chí Minh tạo dựng. Người căn dặn:

“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí