Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nội Dung Giáo Dục Lý Luận Chính Trị


không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông… và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” [104, 95];

Như vậy, giáo dục LLCT mà chỉ có lý luận suông, không gắn với thực tiễn, khác gì tìm hiểu về một cái cây mà chỉ cho người ta biết phần ngọn. Hơn nữa, lý luận được khái quát từ thực tiễn cho nên, nếu không đem những tri thức chính trị đó trở về với thực tiễn thì nó sẽ mất đi tính dễ hiểu, tính thuyết phục đối với người học. Mặt khác, quần chúng luôn có nhu cầu vận dụng những tri thức chính trị đã học vào thực tiễn hoạt động của họ để nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy, giáo dục LLCT phải gắn với thực tiễn. Đây chính là cách giáo dục toàn diện nhất. Giáo dục LLCT thông qua thực tiễn chính trị không những nâng cao được tri thức chính trị mà còn bồi dưỡng kỹ năng thực hành chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh chính trị của người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở rằng: Muốn khẳng định và giữ vững vị thế của một đảng cầm quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải: “Có lý tưởng lại có tinh thần thiết thực và công tác thực tế hợp lại, mới là người đảng viên tốt” [99, 289]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đề ra yêu cầu phải gắn chặt việc huấn luyện với thực tiễn, học đi đôi với hành. Người cũng nhấn mạnh cán bộ, đảng viên khi học LLCT cần nhớ:

“Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn” [104, 611].

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, phương châm giáo dục lý luận chính trị


Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó, ví dụ như phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy; phương châm là tư tưởng chỉ đạo hành động, chỉ rò phương hướng và mục tiêu phấn đấu và hành động.

Về phương pháp, phương châm giáo dục LLCT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm rất mới, rất hiện đại về cách học. Người đã nêu một số phương pháp, cách thức cơ bản, chủ yếu trong giáo dục LLCT.

Thứ nhất, giáo dục phải rèn luyện cho con người tinh thần tự học và ý thức học suốt đời.

Bằng sự trải nghiệm của một người tự học mà trở thành danh nhân văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh coi tự học là một phẩm chất mà giáo dục phải trang bị cho người học và giáo dục khả năng tự học là một nội dung quan trọng trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nhắc nhở người học: “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập” [99, 360].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Không một nhà trường hay người thầy nào có đủ thời gian và điều kiện truyền dạy cho người học khối lượng tri thức đủ dành cho suốt cuộc đời nên điều quan trọng là phải giáo dục cho người học ý thức tự học và khả năng học tập. Việc biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo sẽ giúp nâng nâng chất lượng, hiệu quả đào tạo lên nhiều lần. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”, “Phải biết tự động học tập” [99, 360]. Muốn tự học thành công thì còn phải có phương pháp. Để giúp người học hình thành thói quen tự học, Hồ Chí Minh đã đúc kết “quy trình học tập” gồm 3 khâu: Đầu tiên, người học phải tự giác đào sâu nghiên cứu, sau đó tiến hành thảo luận tập thể và cuối cùng là giáo viên củng cố thêm kiến thức: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [98, 312].

Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã chủ trương phải bắt đầu từ người học, nghĩa là người học phải biết tự giác, chủ động học tập và nghiên cứu - lấy đó

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 8


làm cốt; sau đó tiến hành thảo luận rồi kết hợp với việc bổ sung, nâng cao thêm kiến thức của giảng viên mà hoàn thiện nhận thức của mình. Tri thức của loài người là vô tận và cuộc sống không ngừng đòi hỏi ở con người những tri thức mới, do đó, học tập là việc suốt đời phải làm. Hồ Chí Minh còn rút ra chân lý: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” [99, 61]. Người cũng khẳng định:

“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [103, 377].

Có thể nói, tư tưởng, triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh đã đi trước thời đại khá xa khi mà ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm “học suốt đời”, còn UNESCO đến năm 1996 mới đề ra khẩu hiệu “Học suốt đời” (Life long learning). So sánh như vậy để chúng ta hiểu rằng, nhiều nội dung trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh vẫn đang rất cập nhật, rất hiện đại và còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó.

Thứ hai, giáo dục phải rèn luyện cho con người tư duy độc lập, sáng tạo.

Về phía người học, Hồ Chí Minh yêu cầu:

“Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”… tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều” [104, 98-99].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới việc rèn luyện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của người học. Kinh viện, giáo điều, sùng tín mù quáng, coi


sách “thánh hiền” là những chân lý bất biến là điều mà Hồ Chí Minh hết sức đả phá. Người còn căn dặn không nên “học gạo, học vẹt”, nhồi nhét theo kiểu “chất vào kho” mà phải luôn đào sâu suy nghĩ, luôn so sánh, liên hệ với thực tế. Muốn vậy thì người thầy phải chú trọng việc trang bị cho người học năng lực phản biện tri thức có sẵn và khả năng sáng tạo ra những tri thức mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khuyến khích tự do tư tưởng. Người nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý” [130, 378].

Đối với phương pháp này, Người không chỉ yêu cầu đối với người học mà còn đòi hỏi đối với người dạy phải độc lập suy nghĩ, đào sâu hiểu kỹ, suy nghĩ chín chắn mới có thể hiểu sâu lý luận, nâng cao tư tưởng, giữ vững lập trường. Hồ Chí Minh yêu cầu trong giảng dạy cần xác định nội dung cốt lòi trong toàn hệ thống. Chỉ có trên cơ sở bao quát toàn bộ thì mới xác định được vấn đề cốt lòi, nội dung chính, trọng tâm cần nắm vững và vận dụng; có như vậy mới khắc phục được tình trạng phiến diện, nhìn cây mà không thấy rừng hoặc tình trạng chung chung, đại khái, chỉ biết rừng mà không biết các loại cây cụ thể. Đồng thời, trong huấn luyện phải chú ý vào rèn luyện phương pháp, kỹ năng, tạo cho người học nắm được bản chất của các quan điểm lý luận, có thể độc lập, tự chủ xử trí đúng công việc trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Người còn nhắc nhở, người thầy không được “độc tôn” chân lý mà phải xây dựng môi trường giáo dục mang tính dân chủ. Mối quan hệ giữa thầy và trò vừa phải đúng đạo lý theo văn hóa truyền thống, vừa phải dân chủ, cởi mở về học thuật để người học có thể tiếp cận tri thức một cách đầy đủ, đa


chiều nhất.


“Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng đầu”[102, 266].

Thứ ba, phương châm của giáo dục lý luận chính trị là phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với đối tượng, với thực tiễn.

Hồ Chí Minh nêu rò quan niệm của mình về tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với đối tượng, với thực tiễn của việc giáo dục LLCT: Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước cũng như “Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế” [99,359].

Hồ Chí Minh cũng khẳng định, nội dung giáo dục LLCT phải phù hợp với từng đối tượng... “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc. Nhưng tài liệu phải lựa chọn, xếp đặt lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có ích lợi gì” [99, 359].

Đồng thời, Người cũng lưu ý, để truyền tải được nội dung giáo dục LLCT tốt, thì khi viết sách cần chú ý đến đối tượng, viết ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu, súc tích và sinh động thì người học mới tiếp thu được. Người thường chỉ trích: “Viết làm gì mà dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là quyết không muốn cho quần chúng xem” [98, 339]. Vì vậy, nội dung giáo dục LLCT phải cụ thể, thiết thực, tránh việc: “Viết dài mà rỗng, thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài” [98, 339]. Người căn dặn:

“Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề.


Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được” [99, 357-358].

Vì vậy, người dạy cần hiểu rò và nắm chắc nhu cầu nhận thức của người học và mối liên hệ giữa nội dung học tập với chức trách, nhiệm vụ của người học và thực tiễn địa phương, đơn vị công tác của họ. Nội dung, phương pháp giáo dục lý luận phải xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước, của địa phương, của từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới đạt hiệu quả thiết thực.

Khi nói về cách thức giáo dục, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ dẫn hết sức rò ràng:

“Trung ương, khu, tỉnh ra sức lãnh đạo, giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra việc giáo dục. Dạy dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Không tham nhiều, không nhồi sọ. Dạy một cách thiết thực. Lý luận gắn chặt với thực hành. Cán bộ huyện và xã thì vừa học vừa dạy. Giáo dục theo cách ấy, thì nhất định làm được” [101, 273].

Đây thực sự là những chỉ dẫn quý báu cho công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

2.1.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục lý luận chính trị

Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã đề cập đến nội dung giáo dục LLCT. Người căn dặn: “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên” [108, 547].

Nội dung giáo dục LLCT đầu tiên được Hồ Chí Minh nhắc đến là: Giáo dục lý luận Mác - Lê-nin.

Khẳng định học thuyết Mác - Lênin là học thuyết về sự giải phóng giai


cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội, là vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải đặc biệt quan tâm tới giáo dục lý luận Mác - Lênin. Đây là lý luận cách mạng nhất, thiết thực nhất chỉ đạo mọi hành động. Người thể hiện rò quan điểm:

“Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [105, 563].

Người còn khẳng định: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [104, 611].

Thứ hai, giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng và các nguyên tắc rèn luyện các chuẩn mực đó.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cách mạng trước hết phải giác ngộ đạo đức cách mạng, có cái đức để đi đến cái trí; khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái để người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mình theo, lý tưởng mình chọn, con đường mình đi. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục phẩm chất đạo đức, tư cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhân tố đóng vai trò quyết định.

"Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng,... làm cách mạng để tự giải phóng và để cải tạo xã hội cũ xấu xa thành xã hội mới tốt đẹp... là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ... Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới


hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang... "[104, 600-602].

Con người muốn tiến bộ thì phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, nhưng đó không phải là sự rèn luyện nhất thời, mà là một quá trình rèn luyện không ngừng, phấn đấu suốt đời. Càng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thì con người sẽ ngày càng mang đầy đủ tư cách, phẩm chất của một người cộng sản tiên phong. Người nói:

"Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"[104, 612].

"phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà, liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc” [105,419].

Từ quan niệm trên, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên của Đảng đều phải tự giáo dục, rèn luyện, trau dồi tư tưởng chính trị, đạo đức cho bản thân, nghiêm khắc tự phê bình và phê bình. Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải tự mình nêu gương người tốt, việc tốt để hướng dẫn mọi người cùng hành động, cùng noi theo, lời nói phải đi đôi với việc làm, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân.

Thứ ba, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích:

Huấn luyện chính trị

Có hai thứ: thời sự và chính sách.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí