Chọn Đối Tượng, Địa Bàn Thực Nghiệm Sư Phạm


(3) Lưu huỳnh


1.

Phòng chữa ngộ độc khi ăn sắn và măng tươi (H2S)

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 11/2010

trang 36

2.

Thần chết vô hình (khí phun từ núi lửa: H2S, HX)

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 12/2010

trang 38

3.

Mưa axit

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 20/2010

trang 41

4.

Mưa axit và những tác hại

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 12/2011

trang 29

5.

Vì sao để ngỏ bình axit sunfuric đặc, khối lượng sẽ ngày càng tăng?

Chìa khoá vàng Hoá học

Trang 106

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 16


(4) Halogen


1.

Hoạt tính của chất tẩy rửa clo

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 12/2010

trang 31

2.

Muối iot

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 21/2011

trang 31

3.

Khí flo

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 22/2010

trang 37 – 38

4.

Iot

Tạp chí Hoá học và ứng dụng

Số 2/2011

trang 35 – 36

5.

Vì sao bột tẩy trắng có khả năng khử trùng?

Chìa khoá vàng Hoá học

Trang 256

6.

Vì sao clo, kali pemanganat, muối ăn lại có khả năng diệt khuẩn?

Chìa khoá vàng Hoá học

Trang 278

… Các chất và nguyên tố khác trong chương trình hoá học phi kim chương trình THPT (như được trình bày ở phần Phụ lục 6).

* Tài nguyên mạng: Ví dụ các trang web: (Phụ lục 6)


Axit sunfuric (Sulfuric Acid)

http://www.youtube.com/watch?v=100 Bk580mPY

C60, The Buckminsterfullerene

http://www.youtube.com/watch?v=xVZ RGcg–BXI

Cách tạo C60 tại nhà (How to make Buckyballs at home)

http://www.youtube.com/watch?v=ysn QcmRKjo0

Cách tạo oxi lỏng và phản ứng nhiệt nhôm (How To Make Liquid Oxygen and Thermite)

http://www.youtube.com/watch?v=Yoe LPLkorK0


2.4.3. Cách sử dụng nguồn tư liệu

2.4.3.1. Sử dụng nguồn tư liệu cho học sinh

Trong quá trình xây dựng DA, sau bước HS chọn nhóm, chọn đề tài DA, đưa được sơ đồ tư duy về nội dung, đặt tên nhóm và tên DA, GV đưa ra bộ câu hỏi định hướng, xác định mục tiêu của DA và chỉ dẫn về tài liệu tham khảo từ một hoặc một vài nguồn và những đối tượng cần phải tiếp cận. Khuyến khích các nhóm HS tìm hiểu, thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhau như các trang báo điện tử, công ty, cơ sở sản xuất, làng nghề, chuyên gia, dân gian,...

Trong hồ sơ phân công trách nhiệm và công việc cụ thể luôn yêu cầu HS đưa nguồn tài liệu tham khảo để GV kiểm tra, bổ sung tiếp tục cho nguồn tư liệu tham khảo của mình thêm phong phú và cập nhật.

2.4.3.2. Sử dụng nguồn tư liệu cho giáo viên

+ Từ một số tài liệu tham khảo ban đầu GV xây dựng được, GV sử dụng nguồn tài liệu HS đã sử dụng tạo DA, kiểm tra, phân loại và lưu trữ (hợp lí, khoa học) cho HS và các GV khác cùng tra cứu. Liên tục cập nhật và loại bỏ các tài liệu trùng lặp. Đây là nguồn tư liệu phong phú để giới thiệu cho HS tham khảo xử lí trong việc thực hiện các DA học tập. Từ các nguồn tư liệu, GV có thể dùng để phát triển nội dung DA để chuyển từ DA nhỏ đến DA trung bình hoặc DA lớn, với cùng một chủ đề DA học tập.

+ GV sử dụng nguồn tư liệu đã xây dựng cho các bài dạy hoá học làm phương tiện dạy học (tư liệu hình ảnh tĩnh, động,...) hoặc cấu trúc thành các bài tập nhận thức kích thích hoạt động tư duy của HS hoặc sử dụng các tư liệu lịch sử hoá học để hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, hứng thú học tập bộ môn cho HS.

+ GV có thể sử dụng các sản phẩm DA của HS như: sơ đồ tư duy, tranh vẽ, bộ mẫu sản phẩm,... trong các bài dạy hoá học để HS khai thác thông tin, đồng thời yêu cầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá và đưa ra những ý tưởng trình bày của mình. Thông qua hoạt động này để phát triển năng lực nhận thức tư duy ở mức độ cao (đánh giá) và năng lực sáng tạo ở HS.

Như vậy, nguồn tư liệu trong DHTDA luôn được bổ sung, cập nhật từ HS tìm kiếm thêm và các sản phẩm của DA. GV có thể sử dụng nguồn tư liệu này như là phương tiện dạy học trong các bài dạy khác nhau thông qua bước xử lí sư phạm của mình cho phù hợp với mục tiêu, nội dung các bài dạy. Khi đó, PPDHTDA góp phần kết nối, phối hợp với các PPDH khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục hiệu quả hơn.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần hoá học phi kim chương trình hoá học nâng cao THPT để làm cơ sở cho các đề xuất của mình như:

– Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung để xây dựng các hệ thống DA học tập và từ đó xây dựng hệ thống các đề tài DA theo các chủ đề nghiên cứu về chất và các học thuyết, định luật hoá học cơ bản và các khái niệm hoá học cơ bản làm cơ sở nghiên cứu chất.

– Từ các chủ đề nghiên cứu đã xây dựng hệ thống đề tài DA học tập theo quy mô của DA nhỏ, trung bình và DA lớn có thể sử dụng trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT. Với mỗi chủ đề DA và quy mô DA, chúng tôi có xác định mục đích và xây dựng câu hỏi định hướng nội dung DA và các ví dụ cụ thể về sản phẩm của một số DA này.

– Đề xuất việc tổ chức các hoạt động học tập trong DHTDA và vận dụng thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng DA nhỏ, DA trung bình và DA lớn (14 giáo án).

– Thiết kế bộ công cụ và phương án đánh giá kết quả học tập của HS: phiếu quan sát, bảng kiểm đánh giá, thang đo thái độ, phiếu đánh giá tổng hợp kết quả DA dùng trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT.

– Xây dựng nguồn tư liệu học tập hỗ trợ DHTDA và đề xuất phương pháp sử dụng chúng trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT.

– Xác định nguyên tắc lựa chọn nguồn tư liệu học tập và xây dựng hệ thống tư liệu học tập sử dụng trong DHTDA. Các tư liệu được sắp xếp theo chủ đề lịch sử hoá học, các nguyên tố phi kim và hợp chất của chúng với các địa chỉ tìm kiếm (bài báo, tạp chí, sách, trang web,...) và các hình ảnh tĩnh, động,... Đây là nguồn tư liệu hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin cho thực hiện DA và là tư liệu dạy học bổ ích cho GV dùng trong dạy học hoá học.

Với các đề xuất vận dụng PPDHTDA trong dạy học phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT, chúng tôi tiến hành TNSP và trình bày ở chương sau.


CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Chúng tôi tiến hành TNSP nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của luận án, cụ thể là:

– Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các DA đã thiết kế, của bộ công cụ đánh giá, qua đó nâng cao hứng thú, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS.

– Phân tích kết quả TNSP về định tính và định lượng, qua đó đánh giá tính hiệu quả của việc vận dụng DHTDA vào dạy học hoá học ở trường THPT nói chung, hoá học phi kim chương trình nâng cao nói riêng.

3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Với mục đích TNSP như trên, chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP đó là:

– Chọn đối tượng, địa bàn để tổ chức TNSP.

– Xác định nội dung TNSP: đề tài DA, mức độ, phương tiện, GV.

– Chuẩn bị giáo án bài dạy, các phương tiện thực hiện và trao đổi với GV dạy TN về PPDHTDA, giáo án,...

– Chuẩn bị bộ công cụ đánh giá tính hiệu quả của PPDHTDA: bài kiểm tra nhận thức, các bảng kiểm quan sát quá trình hoạt động nhóm, quá trình thực hiện DA nhóm, đánh giá bài trình bày đa phương tiện, đánh giá bài tự giới thiệu nhóm/đội, đánh giá Sổ theo dõi DA và phiếu đánh giá hoạt động thành viên nhóm.

– Lập kế hoạch tiến hành TNSP và tiến hành theo kế hoạch: vòng thử nghiệm nhằm thăm dò, rút kinh nghiệm; TN chính thức các vòng 1, 2, 3.

– Xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), kết luận.

3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.1. Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm

TNSP được tiến hành trên đối tượng HS lớp 10, 11 tại các trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Phạm Hồng Thái, Thăng Long, Nguyễn Thị Minh Khai, Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Chúc Động (Hà Nội), Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Lê Xoay, Trần Phú (Vĩnh Phúc), Kiến An (Hải Phòng) và Đinh Thiện Lý (Thành phố Hồ Chí Minh).


3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi căn cứ tiêu chí sự quan tâm, ủng hộ của GV để lựa chọn cơ sở TNSP và lớp TN. Trước khi TNSP, chúng tôi đã tổ chức trao đổi, cung cấp thông tin, cung cấp các DA mẫu với GV dạy TN,… bao gồm các nội dung sau:

1) Mục đích TNSP.

2) Cách thức tiến hành DHTDA trong môn Hoá học ở trường THPT, các giáo án minh hoạ cho từng loại quy mô DA.

3) Phân tích nội dung kiến thức phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT để lựa chọn chủ đề DA, xác định mục tiêu DA, xây dựng bộ câu hỏi định hướng và dự kiến sản phẩm DA.

4) Xác định cách thức đánh giá trong DHTDA, thiết kế bộ công cụ đánh giá (bao gồm các phiếu, bảng kiểm, đề kiểm tra,...) để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động học.

5) Xác định và trao đổi về một số kĩ năng, kĩ thuật dạy học cần thiết của GV và HS trong DHTDA.

6) Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thiết bị CNTT hiện đại, các hoá chất và dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo cho tiến trình dạy học đạt hiệu quả.

7) Tổ chức dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm.

3.3.3. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo tính khách quan của của việc thu thập số liệu TN, chúng tôi đã tiến hành TNSP ở cả địa bàn thành thị và vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận CNTT tốt và dễ dàng trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

* TNSP thử nghiệm, có tính chất thăm dò, được thực hiện vào năm học 2009 – 2010, ở 2 trường THPT Kiến An (Hải Phòng) và Thăng Long (Hà Nội). Đây là hai trường ở địa bàn có điều kiện đầu tư cho giáo dục (thành phố), GV có kinh nghiệm và thành tích dạy học. Tuy nhiên, GV dạy TN mới tiếp cận DHTDA trong thời gian ngắn, chưa có điều kiện vận dụng DHTDA trước đó nên sử dụng các DA nhỏ và trung bình, gắn nội dung với kiến thức hoá học, chưa có tính liên môn.

* TNSP vòng 1, tiến hành trên 5 trường THPT: Đinh Thiện Lý (TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Gia Thiều, Chuyên ĐHSP HN và Thăng Long (Hà Nội), và Kiến An (Hải Phòng) được thực hiện vào năm học 2010 – 2011. Chúng tôi tiến hành 19 DA với 5 bài dạy ở lớp 10 và 5 bài dạy ở lớp 11.


Từ phân tích kết quả TNSP vòng 1, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa, bổ sung tiến trình dạy học đã thiết kế và bộ công cụ đánh giá để phục vụ cho TNSP vòng 2 với số lượng DA tăng lên và tiến hành ở nhiều trường hơn.

* TNSP vòng 2, được thực hiện trong năm học 2011 – 2012, gồm 8 trường THPT Chuyên (Hải Dương), Trần Phú (Vĩnh Phúc), Nguyễn Gia Thiều, Phạm Hồng Thái, Chúc Động, Thăng Long, Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) và Đinh Thiện Lý (TP. Hồ Chí Minh). Chúng tôi tiến hành 37 DA với 8 bài dạy ở lớp 10 và 6 bài dạy ở lớp 11. TNSP vòng 2 nhằm mục đích hoàn thiện các bản kiểm, phiếu đánh giá, phiếu thăm dò, bộ công cụ đánh giá.

* TNSP vòng 3, được thực hiện trong năm học 2012 – 2013, tiến hành ở 8 trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Phúc), Nguyễn Gia Thiều, Phạm Hồng Thái, Chúc Động, Nguyễn Thị Minh Khai, Thăng Long (Hà Nội). Chúng tôi tiến hành 27 DA với 7 bài dạy ở lớp 10 và 5 bài dạy ở lớp 11. Bên cạnh các DA nhỏ và trung bình, có thực hiện thêm các DA lớn.

– Đánh giá kết quả thực nghiệm: Kết quả TNSP được đánh giá theo định tính (phân tích các bảng kiểm quan sát) và đánh giá định lượng (qua kết quả bài kiểm tra).

Chúng tôi đã thực nghiệm 44 DA học tập trên tổng số 119 đề tài DA trung bình (32 DA) và lớn (12 DA) (không kể các DA nhỏ) trong 3 vòng TNSP, trong đó có 17 đề tài DA lớp 10 và 27 đề tài DA lớp 11. Số lần lặp lại các đề tài DA này ở lớp 10 là 2 đề tài chỉ thực hiện 1 vòng TN, 11 đề tài thực hiện 2 vòng và 4 đề tài thực hiện 3 vòng; ở lớp 11 tương ứng là 8, 18 và 1 đề tài.

3.3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TNSP theo kế hoạch đề ra. Bảng 3.1 thống kê danh sách đề tài DA học tập, trường, lớp, giáo viên, số HS các nhóm thực hiện DA học tập. Bảng kê cụ thể số lượng HS các lớp TN và ĐC cho mỗi vòng TN được trình bày trong phần xử lí kết quả kiểm tra các bài TN ở các vòng tương ứng.

Bảng 3.1. Bảng thống kê danh sách đề tài dự án học tập, trường, lớp, giáo viên các lớp thực nghiệm



117

117


TT

Tên dự án

Vòng 1 (2010 – 2011)

Vòng 2 (2011 – 2012)

Vòng 3 (2012 – 2013)

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy


1.


Clo và nước sinh hoạt (Bài 30)

Thăng Long (HN) 10T4 (17HS)

Nguyễn Thuý Hằng





Kiến An (HP) 10A2 (13HS)

Bùi Thị Tuyết Mai

Chuyên Nguyễn Trãi (HD) 10L (11HS)

Nguyễn T. Thanh Xuân




2.

Vai trò của clo trong thực tế (Bài 30)

Thăng Long (HN) 10T5 (15HS)

Nguyễn Thuý Hằng

Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) 10L (11HS)

Nguyễn T. Thanh Xuân




3.

Muối ăn: Quá trình khai thác và vai trò của muối ăn với cơ thể con

người (Bài 31)

Thăng Long (HN) 10T5 (15HS)

Nguyễn Thuý Hằng

Chuyên Nguyễn Trãi (HD) 10L (11HS)

Nguyễn T. Thanh Xuân



4.

NaCl và ứng dụng (Bài 31)

Kiến An (HP) 10A2 (12HS)

Bùi Thị Tuyết Mai

Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn T. Thanh



5.

KClO3 và pháo hoa (Bài 32)

Thăng Long (HN) 10T5 (17HS)

Nguyễn Thuý Hằng

Chuyên Nguyễn Trãi (HD) 10L (11HS)

Nguyễn T. Thanh Xuân

Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 10E (9HS)

Đỗ Thị Hằng

6.

Flo và kem/thuốc đánh răng (Bài 34)

Kiến An (HP) 10A2 (13HS)

Bùi Thị Tuyết Mai

Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn Thị Thanh

Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 10E (9HS)

Đỗ Thị Hằng


7.

Tìm hiểu oxi và ứng dụng (Bài 41)



Nguyễn Thị Minh Khai (HN) 10A5 (26HS)

Nguyễn Thanh Thảo

Nguyễn Thị Minh Khai (HN) 10A6

(26HS)

Nguyễn Thanh Thảo

8.

Tính oxi hoá của oxi (Bài 41)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A2 (12HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A2 (24HS)

Nguyễn Minh Châu

118


TT

Tên dự án

Vòng 1 (2010 – 2011)

Vòng 2 (2011 – 2012)

Vòng 3 (2012 – 2013)

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

9.

Vai trò sinh học của oxi (Bài 41)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A2 (12HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (12HS)

Nguyễn Minh Châu


10.


Tìm hiểu ozon và vai trò của tầng ozon (Bài 42)


Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A1 (6HS)


Nguyễn Minh Châu


Nguyễn Thị Minh Khai (HN) 10A5 (25HS)


Nguyễn Thanh Thảo

Nguyễn Thị Minh Khai (HN) 10A6 (26HS)


Nguyễn Thanh Thảo

11.

Hãy cứu lấy Trái Đất (Bài 42)

Kiến An (HP) 10A2 (12HS)

Bùi Thị Tuyết Mai






12.

Ozon – chất bảo vệ hay chất gây ô nhiễm môi trường? (Bài 42)



Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn T. Thanh

Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 10E (9HS)

Đỗ Thị Hằng


13.

Ozon và sự suy giảm tầng ozon (Bài 42)

Chuyên ĐHSP Hà Nội 10S (35HS)

Phạm Thị Bình

Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn T. Thanh



14.

Lưu huỳnh: sản xuất và ứng dụng (Bài 43)





Thăng Long (HN) 10T4 (48HS)

Tạ Thị Kiều Anh

15.

Mưa axit (Bài 44)



Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn T. Thanh

Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 10E (9HS)

Đỗ Thị Hằng


16.

Chất tẩy màu – lợi ích và ảnh hưởng tới môi trường (Bài 45)



Trần Phú (Vĩnh Phúc) 10E (8HS)

Nguyễn T. Thanh

Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 10E (9HS)

Đỗ Thị Hằng


17.

Chất tẩy rửa và H2SO4trong lĩnh vực tẩy rửa

(Bài 45)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A1

(7HS)


Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A2

(13HS)


Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1

(11HS)


Nguyễn Minh Châu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022