Kết Quả Và Phân Tích Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm

119


TT

Tên dự án

Vòng 1 (2010 – 2011)

Vòng 2 (2011 – 2012)

Vòng 3 (2012 – 2013)

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

18.

Những lợi ích của không khí (Bài 10)



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (7HS)

Nguyễn Thị Điểu



19.

Nitơ và ứng dụng trong y học (Bài 10)



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Thị Điểu



20.

Vai trò của nitơ trong cuộc sống (Bài 10)



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Thị Điểu

Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (12HS)

Nguyễn Thị Điểu


21.

Tìm hiểu về phân bón hoá học (Bài 16)

Đinh Thiện Lý (Tp.HCM) 11A2 (38HS)

Phan Đồng Châu Thuỷ

Đinh Thiện Lý (Tp.HCM) 11A3 (38HS)

Phan Đồng Châu Thuỷ



22.

Phân bón hoá học (Bài 16)



Chúc Động (HN) 11A9 (15HS)

Nguyễn Huy Ba

Chúc Động (HN) 11A9 (13HS)

Nguyễn Huy Ba

23.

Phân đạm (Bài 16)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (8HS)

Nguyễn Minh Châu



Chúc Động (HN) 11A9 (12HS)

Nguyễn Huy Ba

24.

Phân kali (Bài 16)



Chúc Động (HN) 11A9 (15HS)

Nguyễn Huy Ba

Chúc Động (HN) 11A9 (12HS)

Nguyễn Huy Ba

25.

Phân kali và phân vi lượng (Bài 16)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (8HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (9HS)

Nguyễn Minh Châu



26.

Phân lân (Bài 16)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (7HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Minh Châu

Chúc Động (HN) 11A9 (12HS)

Nguyễn Huy Ba

27.

Phân phức hợp và phân hỗn hợp (Bài 16)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (7HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Minh Châu



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

120

120



TT

Tên dự án

Vòng 1 (2010 – 2011)

Vòng 2 (2011 – 2012)

Vòng 3 (2012 – 2013)

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

28.

Kim cương – giá trị và điều chế nhân tạo (Bài 20)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (9HS)

Nguyễn Minh Châu

Chúc Động (HN) 11A10 (9HS)

Nguyễn Huy Ba

29.

Than chì – cấu trúc, sử dụng và điều chế (Bài 20)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (9HS)

Nguyễn Minh Châu




30.


Cát – ứng dụng của cát (Bài 21)



Chúc Động (HN)

11A9 (15HS)

Nguyễn Huy Ba

Chúc Động (HN)

11A10 (9HS)

Nguyễn Huy Ba



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Thị Điểu

Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (13HS)

Nguyễn Thị Điểu



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (9HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (11HS)

Nguyễn Minh Châu

31.

CO2– ứng dụng và tác hại (Bài 21)

Thăng Long (HN) 10T4 (16HS)

Nguyễn Thuý Hằng



Chúc Động (HN) 11A10 (9HS)

Nguyễn Huy Ba

32.

CO2 và cuộc sống (Bài 21)

Thăng Long (HN) 10T4 (16HS)

Nguyễn Thuý Hằng



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (13HS)

Nguyễn Thị Điểu

33.

CO2và nước giải khát (Bài 21)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (7HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 10A2 (13HS)

Nguyễn Minh Châu



34.

Hang động – sự hình thành và các biện pháp bảo tồn (Bài 21)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (9HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (12HS)

Nguyễn Minh Châu

35.

Hang động và những điều lí thú (Bài 21)





Chúc Động (HN) 11A10 (9HS)

Nguyễn Huy Ba

36.

NaHCO3với các ngành thực phẩm,



Nguyễn Gia Thiều

Nguyễn

Thăng Long (HN)

Nguyễn

121

121




TT

Tên dự án

Vòng 1 (2010 – 2011)

Vòng 2 (2011 – 2012)

Vòng 3 (2012 – 2013)

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy

Trường THPT

GV dạy


nước giải khát và các loại nước có

ga (Bài 21)



(HN) 11A1 (10HS)

Minh Châu

11T5 (23HS)

Thuý Hằng

37.

Bột nở và quy trình làm bánh (Bài 21)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (9HS)

Nguyễn Minh Châu



38.

Thuốc muối và bệnh đau dạ dày (Bài 21)



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (7HS)

Nguyễn Thị Điểu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (11HS)

Nguyễn Minh Châu

39.

Silic và công nghiệp điện tử (Bài 22)



Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Minh Châu



40.

Thế giới SiO2 (Bài 22)



Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Thị Điểu



41.

Xi măng – sản xuất và ứng dụng (Bài 23)

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A1 (6HS)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Gia Thiều (HN) 11A2 (8HS)

Nguyễn Minh Châu



42.

Công nghiệp silicat (Bài 23)



Thăng Long (HN) 11A10 (22HS)

Nguyễn Thuý Hằng

Thăng Long (HN) 11T5 (22HS)

Nguyễn Thuý Hằng


43.

Gốm sứ và làng nghề Bát Tràng (Bài 23)



Thăng Long (HN) 11A10 (24HS)

Nguyễn Thuý Hằng

Phạm Hồng Thái (HN) 11A2 (13HS)

Nguyễn Thị Điểu

44.

Sản xuất gốm sứ Việt Nam (Bài 23)





Chúc Động (HN) 11A10 (9HS)

Nguyễn Huy Ba


3.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đã tiến hành 3 vòng TNSP trên 11 trường THPT, với 36 nhóm TN lớp 10, 47 nhóm TN lớp 11, trên tổng số 1165 HS. Kết quả TNSP được chúng tôi thu thập như sau:

– Kết quả đánh giá năng lực, thái độ, hứng thú của HS lớp TN qua các phiếu quan sát, bảng kiểm:

+ Đã thu được 102 phiếu đánh giá kết quả DA nhóm HS của GV (83 phiếu của GV trực tiếp đứng lớp và 19 phiếu của GV tham dự), 249 phiếu đánh giá kết quả DA nhóm HS của HS về các DA đã tiến hành TNSP, 83 phiếu đánh giá điểm thành viên nhóm, 996 phiếu “Nhìn lại quá trình thực hiện DA” (chiếm 85,49% số HS các lớp TNSP), 83 sổ theo dõi DA.

+ Đã thu được 83 sản phẩm DA của HS là các bài trình chiếu đa phương tiện, các video quay sản phẩm là HS đóng kịch và ảnh chụp các sơ đồ tư duy.

+ Đã ghi hình phỏng vấn 4 GV trực tiếp tham gia TNSP, thu được 24 phiếu hỏi GV trực tiếp về việc áp dụng DHTDA trong dạy học hoá học ở trường THPT.

Kết quả đánh giá kết quả học tập của HS lớp TN qua bài kiểm tra so với HS lớp ĐC:

+ Tiến hành kiểm tra 25 lớp TN, 23 lớp ĐC mỗi lớp 2 bài kiểm tra, gồm 1 bài 15 phút và 1 bài 45 phút được thiết kế đặc biệt, có liên quan tới kiến thức các DA HS đã tiến hành (Phụ lục 4).

+ Chấm 2230 bài kiểm tra của HS lớp TN và 2146 bài kiểm tra của HS lớp ĐC. Kết quả điểm kiểm tra được thu thập, xử lí thống kê ở phần phân tích kết quả TNSP.

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.2.1. Phân tích định tính

a) Đánh giá hiệu quả của quá trình học tập theo dự án đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập

Đối tượng TNSP là HS chưa từng được học theo DHTDA, nhưng khi làm quen với các DA học tập, các em rất hứng thú, tham gia nhiệt tình, thể hiện tích cực học tập, tăng cường hứng thú học tập bộ môn Hoá học. Thể hiện thông qua quan sát của GV như sau:


Biểu hiện bên ngoài:

– HS chú ý lắng nghe, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

– HS tự lựa chọn DA nghiên cứu dưới sự gợi ý của GV. Các nhóm HS tự đặt các câu hỏi thảo luận xung quanh đề tài mình nghiên cứu. Việc hình thành ý tưởng và vẽ sơ đồ tư duy, ý tưởng cho video giới thiệu nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho được mọi thành viên tham gia đóng góp sôi nổi.

– Lập kế hoạch thực hiện DA là giai đoạn thể hiện năng lực nhận thức đặc biệt của HS, bao gồm sự phân tích mức độ khó dễ của từng đầu việc, khả năng của từng cá nhân, ước lượng thời gian thực hiện,... để phân công công việc và thời gian hợp lí cho mọi thành viên. Năng lực này thể hiện rất rõ ở HS nhóm trưởng.

– HS tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan tới nội dung DA thông qua sách báo, mạng Internet. Đặc biệt có những HS thường ngày không thích môn Hoá học, khi tham gia làm DA lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là những thành viên rất tích cực, đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

– Mặc dù HS rất bận rộn với các công việc học tập trên trường lớp và học tại các trung tâm bồi dưỡng kiến thức, thể hiện ở có đến trên 76% số HS khó khăn về thời gian họp nhóm nhưng đa số các em cố gắng tham gia các buổi họp nhóm nhiệt tình, đóng góp các ý kiến mang tính xây dựng cho DA.

– Việc tìm kiếm và xử lí thông tin cũng làm các nhóm cũng gặp nhiều khó khăn, 90% số HS cho rằng đây là khó khăn lớn nhất vì đa số các nhóm HS không muốn chỉ sử dụng tài liệu tham khảo do GV gợi ý với lí do “sợ trùng ý tưởng”, muốn có những thông tin đầy đủ nhất, video độc đáo và hình ảnh đẹp nhất có thể. Mọi thành viên nhóm đều phải tham gia tích cực công việc này để hoàn thành nhiệm vụ nhóm phân công. Nhiều nội dung không có bằng tiếng Việt nên HS phải tìm kiếm trên các tài liệu nước ngoài, nên có khi phải huy động cả cha mẹ, người thân biết ngoại ngữ vào quá trình tìm kiếm và đọc dịch. Nhưng cũng chính quá trình tìm kiếm và xử lí thông tin lại được HS cho là thể hiện năng lực sáng tạo cao nhất (xem bảng 3.2) (19,98% HS cho biết sau khi làm DA đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong học tập và làm việc sau này, từ đó có thái


độ và hành động tích cực hơn với môn học này). Đa số các em thường xuyên liên lạc với GV dạy môn Hoá để hỏi ý kiến, trao đổi thắc mắc trong khi thực hiện DA.


– Các nhóm tích cực tìm hiểu về các sử dụng các kĩ thuật dạy học và các 1


– Các nhóm tích cực tìm hiểu về các sử dụng các kĩ thuật dạy học và các phần mềm ứng dụng tin học để sản phẩm trình bày (đa phần trên PowerPoint) để bản báo cáo được đẹp, sinh động và thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết. Việc lập sơ đồ tư duy đem lại một không khí mới, đặc biệt khiến HS thể hiện được sự sáng tạo qua màu sắc, bố cục, hình ảnh tổng thể và ấn tượng chung – điều mà chưa môn học nào giúp HS không thuộc khối ngành mỹ thuật thể hiện được. Cùng một sơ đồ tư duy sơ lược nhưng mỗi nhóm, mỗi lớp, mỗi trường lại tạo được sự khác biệt đến ngạc nhiên. Các sơ đồ tư duy thường vẽ tay trên giấy hoặc bằng các phần mềm Mindmap rồi in ra nên HS chưa khai thác được tối đa hiệu quả của sơ đồ tư duy hiện đại là có thể tích hợp với hình ảnh, âm thanh đa phương tiện. Tuy vậy, thời gian vẽ sơ đồ tư duy trên giấy hiện là giai đoạn khiến hoạt động nhóm trở nên thú vị nhất so với các các giai đoạn hoạt động nhóm khác (92% HS).



– Thuyết trình sản phẩm là công việc thường do các nhóm trưởng phụ trách 2


– Thuyết trình sản phẩm là công việc thường do các nhóm trưởng phụ trách hoặc một số HS mạnh dạn nên thường mỗi lớp không nhiều HS cho rằng nâng cao được khả năng thuyết trình (21,32%). Trong các DA sau, chúng tôi đề nghị GV gợi ý HS đổi vai trò thuyết trình để mọi HS đều được tập dượt công việc này cho nghề nghiệp sau này. Bài thuyết trình thường cũng là sản phẩm do nhóm xây dựng và thống nhất cách trình bày. Có nhóm chọn một MC, có nhóm chọn hai MC với nam và nữ kết hợp, hoặc cả hai đều là nam hoặc nữ với bảng phân vai rõ ràng. Có nhóm chọn MC có thể không là HS học Hoá tốt nhất, nhưng nói năng lưu loát hoặc là những hotboy/girl với một số tiêu chí gây hấp dẫn GV và các HS khác – điều thú vị ngoài dự kiến của chúng tôi. HS cũng đã biết thuyết trình không lệ thuộc vào bài trình chiếu mà trình bày theo ý hiểu và đưa thêm nhiều thông tin bên ngoài.

Khi tham dự các buổi họp nhóm HS chúng tôi cho rằng thuyết trình ở đây còn 3


Khi tham dự các buổi họp nhóm HS, chúng tôi cho rằng thuyết trình ở đây còn được hiểu là khả năng bộc lộ ý kiến, quan điểm, tranh luận, phủ nhận quan điểm khác, bảo vệ ý kiến cá nhân và ý kiến HS khác cùng quan điểm. Nhiều HS nói nâng cao kĩ năng thảo luận (13,60%), biết học cách lắng nghe ý kiến trái chiều, tôn trọng và tiếp thu ý kiến khác (12,10%), phối hợp hoạt động trên tinh thần xây dựng để hoàn thành công việc (13,30%). Đó cũng là sự tích cực trong nhận thức, xây dựng thái độ đúng đắn khi giải quyết tình huống thực tế của HS.

– Tính tích cực học tập của HS cũng thể hiện qua việc trao đổi kiến thức với GV dạy Hoá học, các GV môn học khác có liên quan tới DA (Sinh học, Địa lí, Tin học, Vật lí,...) và bạn bè, người thân, thể hiện ở 64,34% HS chọn cách giải quyết hỏi ý kiến khi gặp khó khăn với thông tin. Số còn lại hỏi cha mẹ, người thân, bạn bè, tìm hiểu qua sách báo, ti vi,...


– Trong quá trình thực hiện DA vào các giờ ra chơi các nhóm thường tranh thủ 4


– Trong quá trình thực hiện DA vào các giờ ra chơi các nhóm thường tranh thủ 5


– Trong quá trình thực hiện DA, vào các giờ ra chơi, các nhóm thường tranh thủ thảo luận, trao đổi về tiến độ công việc được giao, trao đổi những thắc mắc khi chưa được giải thích thoả đáng. Không khí lớp học lúc nào cũng thấy sôi nổi hào hứng. Có nhóm tận dụng ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ để trực tiếp tham quan làng nghề, phỏng vấn, làm thí nghiệm minh hoạ, quay video, chụp ảnh tư liệu làm cho hoạt động nhóm luôn tươi mới, gắn kết tình bạn giữa các thành viên. Qua đó cũng thể hiện năng lực nhận thức và hành động của HS được bồi dưỡng và phát huy cao hơn nhiều so với cách học thông thường.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí