Xây Dựng Kế Hoạch Bài Dạy Ls Lớp 10 Vận Dụng Lý Thuyết Đa Trí Thông Minh

2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy LS lớp 10 vận dụng lý thuyết đa trí thông minh

2.2.1. Đánh giá trí thông minh của học sinh

Đánh giá trí thông minh của HS là thao tác mang tính đặc thù và bắt buộc đối với việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH nói chung và DHLS ở trường PT nói riêng. Thao tác này cần được thực hiện ngay từ đầu năm học và cần được đánh giá bằng những công cụ khoa học. Dựa trên kết quả thu thập từ phiếu khảo sát, GV trả phiếu kết quả cho HS (Phụ lục 4) kết hợp với đối chiếu học bạ và quan sát HS trên lớp mà GV có nhận định khái quát về trí thông minh nổi trội của từng HS và cả lớp. Bên cạnh đó là sự phân hóa trí thông minh của mỗi em. Từ đó, đề xuất các PPDH phù hợp để phát triển các trí thông minh nổi trội của cả lớp và thúc đẩy sự phát triển của các trí thông minh yếu.

Thông qua kết quả khảo sát, có thể đánh giá bước đầu về trí thông minh của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia như sau: Các HS có thế mạnh chủ yếu về trí thông minh vận động, hình ảnh, âm nhạc. Các trí thông minh kém nổi trội là tự nhiên và nội tâm. Sự phân hóa các trí thông minh của cả lớp và của từng em HS cũng rất đa dạng. Những trí thông minh mạnh cũng thường là những trí thông minh có điều kiện phát triển hơn trường học và cuộc sống.

Việc đánh giá trí thông minh của HS cần gắn liền với sự theo dõi quá trình trong cả năm học. GV ghi chép những thông tin liên quan đến sự phát triển cũng như điều chỉnh trí thông minh của HS; tìm cách lý giải nguyên nhân vì sao lại có sự điều chỉnh đó... Nếu sự điều chỉnh này tương ứng với sự thay đổi của PPDH thì có thể thấy mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại giữa GV với HS.

2.2.2. Xác định mục tiêu bài học

Xác định mục tiêu bài học luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với bất kì kế hoạch bài dạy nào. Mục tiêu bài học nhằm định hướng DH và là căn

cứ để GV lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp, cùng với đó là việc tập hợp các nguồn tài liệu tham khảo và phương tiện hỗ trợ giảng dạy, PPDH, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp....

Căn cứ vào mục tiêu chung của môn học, bài học ; chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, định hướng đào tạo của nhà trường và nhu cầu HS, GV cần hệ thống hóa mục tiêu trong từng bài học, từng chuyên đề. Mục tiêu bài học cần cụ thể, đo đếm được, khả thi, vừa sức và có giới hạn về không gian, thời gian.

Đối với việc xây dựng kế hoạch bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh, mục tiêu bài học cũng cần được xây dựng trên cả ba mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên, điểm nhấn trong phần xác định mục tiêu lại chính là kĩ năng và thái độ. DH vận dụng lý thuyết đa thông minh không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức. Điều này không có nghĩa là việc xác định mục tiêu kiến thức là sơ sài mà cần hiểu rằng: Kiến thức đưa ra trong mỗi bài học vẫn đảm bảo được yếu tố xác định đúng trọng tâm, chính xác, có chọn lọc nhưng không quá hàn lâm, bác học. Để đạt được mục tiêu kiến thức, GV hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các PPDH phát triển các kĩ năng, cùng với đó là việc hình thành thái độ, cách đánh giá đúng đắn.

Việc lựa chọn PP, hình thức DH trên cơ sở mục tiêu kĩ năng góp phần thúc đẩy phát triển một vài trí thông minh cụ thể như:

- Kĩ năng đọc hiểu thông tin trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; viết luận, hùng biện có quan hệ mật thiết với trí thông minh ngôn ngữ.

- Kĩ năng lập sơ đồ tư duy, tìm mối quan hệ logic giữa các nhân vật và sự kiện lịch sử; nhớ tốt các con số gắn liền với trí thông minh logic.

- Kĩ năng cảm thụ âm nhạc, nhận diện các tiết tấu, bản nhạc và sáng tác ca khúc liên quan đến trí thông minh âm nhạc.

- Kĩ năng diễn xuất (đóng vai, đóng kịch) và sử dụng cơ thể để giải quyết công việc phản ánh trí thông minh vận động.

- Kĩ năng quan sát, phân tích, nhận diện tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, vẽ tranh minh họa liên quan đến trí thông minh hình ảnh – không gian.

- Kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức các chương trình, hoạt động trong giờ học cũng như ngoại khóa phản ánh trí thông minh giao tiếp (tương tác xã hội).

- Kĩ năng làm việc độc lập, điều tiết cảm xúc, thái độ phù hợp với chuẩn mực xã hội... thể hiện trí thông minh nội tâm.

Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Văn hóa Việt Nam thời trung đại”, GV có thể xác định mục tiêu như sau:

Kiến thức

- Trình bày được cơ sở hình thành văn hóa trung đại Việt Nam.

- Liệt kê và giới thiệu được những thành tựu văn hóa trung đại tiêu biểu (Tác giả, tác phẩm, giá trị lịch sử, văn hóa…)

- Phân kỳ văn hóa trung đại Việt Nam: Chỉ ra điểm khác biệt của văn hóa Việt Nam TK X - XV và XVI – XVIII.

- Khái quát được đặc điểm cơ bản của văn hóa trung đại Việt Nam (VD: Tư tưởng chủ đạo, mô típ truyền thống, phong cách nghệ thuật tiêu biểu.

Kỹ năng

- Tự xây dựng kế hoạch học tập và làm việc theo quy trình thống nhất dưới sự giám sát của giáo viên.

- Sưu tầm, phân loại, thẩm định và đánh giá tài liệu.

- Xây dựng kịch bản, làm phim, dựng phim, thuyết minh.

- Lựa chọn hình thức thuyết trình và trình bày phong phú, sáng tạo như bộ sưu tập tranh ảnh, lịch, bưu thiếp, sổ tay du lịch, sử dụng PPT trình bày thông tin.

- Hợp tác, làm việc nhóm.

- Tự tổng hợp kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng tổng hợp.

Thái độ

- Tôn trọng giá trị, ý nghĩa những thành tựu văn hóa trung đại.

- Chủ động tìm hiểu, có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa trung đại đối với cuộc sống đương đại.

2.2.3. Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với việc vận dụng lý thuyết đa thông minh

Việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH cần được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình DH song trên thực tế: không phải nội dung bài học nào cũng thuận lợi để triển khai việc vận dụng lý thuyết này. Chính bởi vậy, trên cơ sở xác định mục tiêu bài học, GV lựa chọn bài hoặc nội dung phù hợp để tiến hành triển khai. Sự lựa chọn này giúp GV tiết kiệm được thời gian và chuyên tâm hơn một số nội dung có thể phát huy được hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết này.

DH vận dụng lý thuyết đa thông minh hướng đến việc phát triển đa dạng các loại hình trí thông minh của trẻ. Tính mới mẻ của lý thuyết này trong vận dụng DH ở trường phổ thông đòi hỏi việc lựa chọn những nội dung phù hợp, tạo nhiều hứng thú và đam mê đối với HS.

Trên cơ sở phân tích nội dung cơ bản của chương LS lớp 10 THPT có thể nhận thấy những nội dung sau đây dễ khai thác và triển khai việc vận dụng lý thuyết đa thông minh. Cơ sở của sự thống kê này chủ yếu dựa vào sự phong phú của các nguồn tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu hình ảnh và tài liệu chữ viết:

- Lịch sử văn hóa (Các quốc gia cổ đại, các quốc gia phong kiến Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, văn hóa Phục hưng, văn hóa trung đại Việt Nam)

- Phát kiến địa lý

- Việt Nam nửa đầu TK XIX

- Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa TK XVI đến cuối TK XVIII)

- Cách mạng công nghiệp và phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)

Trong số các nội dung kể trên, mảng văn hóa luôn là nội dung được HS hứng thú nhất trong môn LS. Bởi lẽ, với nội dung này, HS sẽ ít phải nhớ những con số và sự kiện – điều mà HS luôn cảm thấy “ngán ngẩm” khi nhắc đến LS. Thêm vào đó, văn hóa là tổng thể những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần được lắng đọng và kết tinh qua hàng nghìn năm của thế giới loài người. Văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc mang những bản sắc và đặc thù riêng. Văn hóa không phân biệt sang hèn. Với văn hóa – dường như không phân chia thứ bậc cao thấp. Bởi xét cho cùng, văn hóa mang giá trị bình đẳng dân tộc.

Khi vận dụng lý thuyết đa thông minh trên các nội dung văn hóa, GV sẽ dễ dàng triển khai được các ý tưởng DH, các PPDH tích cực bởi đề tài văn hóa luôn có được nguồn tranh ảnh và tài liệu tham khảo phong phú. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng internet và sự nhạy bén trong tiếp cận các nguồn thông tin của giới trẻ hiện đại, GV sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn HS chủ động tìm tranh ảnh và các tài liệu phục vụ bài học.

HS các trường quốc tế nói chung và trường PT liên cấp Olympia nói riêng đều có những tố chất tiêu biểu là tư duy mở và sự năng động trong các hoạt động tập thể. Đây là một lợi thế quan trọng để GV có thể phát huy sở trường và tính cách của các em. Đối với các HS đó, việc tìm hiểu về văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại không chỉ đơn thuần xuất phát từ niềm yêu thích mà còn gắn với trách nhiệm và nhu cầu của chính bản thân trước khi đi du học và tiếp cận với một nền văn minh mới.

Ví dụ: Những nội dung chủ yếu trong chuyên đề “Văn hóa Việt Nam thời trung đại” là:

* Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa trung đại Việt Nam:

- Tính kế thừa những thành tựu của nền văn minh Việt cổ.

- Ý thức độc lập về chính trị dẫn đến độc lập về văn hóa (Thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm củng cố thêm tinh thần tự hào dân tộc).

- Bối cảnh lịch sử diễn biến khá phức tạp: Thời kỳ độc lập tự chủ Ngô- Đinh-Tiền Lê-Lý-Trần-Hậu Lê-Nguyễn (nửa đầu TK XIX); Minh thuộc 1407-1427; Nội chiến chia cắt XVI-XVIII.

- Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và các nước phương Tây làm phong phú nền văn hóa nước nhà.

* Thành tựu của văn hóa trung đại Việt Nam (Tôn giáo – Tín ngưỡng, giáo dục, văn học, khoa học kĩ thuật…).

- Liên hệ các thành tựu của văn hóa trung đại Việt Nam với các làng nghề, các di tích LS.

- Giá trị của văn hóa trung đại Việt Nam đối với tiến trình phát triển của văn hóa dân tộc.

2.2.4. Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ giảng dạy

LS là môn học có nhiều thế mạnh trong việc khai thác các tài liệu tham khảo và phương tiện DH trong quá trình giảng dạy. Nguồn tài liệu tham khảo thường là các tư liệu thành văn như các sách chuyên khảo, các bài tạp chí, bài nghiên cứu lịch sử; các tác phẩm văn học... làm phong phú và sâu sắc nội dung bài học. Với những nguồn tài liệu này, GV có thể chủ động tìm kiếm ở các hiệu sách, thư viện hoặc các phòng truyền thống, các khu di tích LS hoặc tài liệu mạng. GV sau khi tìm đọc những nguồn tài liệu này có thể hướng dẫn HS cách khai thác để các em có sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới đồng thời giúp các em chọn lựa được những tài liệu có chất lượng, rèn thao tác đọc – hiểu và tư duy khoa học.

Cùng với hệ thống tài liệu tham khảo được chọn lọc là các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cho GV như: Lược đồ, sơ đồ, biểu đồ; tranh, ảnh, sa bàn... thường được trang bị trong các phòng đồ dùng DH. Việc phát huy thế mạnh này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của mỗi GV và cơ sở vật chất của nhà trường. Đối với HS Olympia, các phương tiện DH kể trên hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của các em. Lý do giải thích điều này không chỉ bởi đây là ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Việt Nam mà còn bởi HS hoàn

toàn có thể chủ động tạo ra các đồ dùng DH sinh động để sử dụng thực tế trong từng tiết học.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng: Việc khai thác các tranh ảnh trên mạng cũng là cách thức phù hợp để đảm bảo sự thành công của ý tưởng DH. Nếu như việc khai thác các nguồn tài liệu thành văn và lược đồ, biểu đồ, sa bàn... có lợi thế trong việc phát huy các trí thông minh ngôn ngữ và hình ảnh

– không gian thì việc lựa chọn các PPDH đa dạng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các trí thông minh còn lại.

Một điểm rất khác trong việc xây dựng nguồn tài liệu tham khảo cho HS trường quốc tế là GV và HS hoàn toàn có thể khai thác các tư liệu tiếng nước ngoài. Từ các bài báo, tạp chí, các trang web, các phóng sự, bản tin hay phim có phụ đề hoặc thuyết minh. Sự đa dạng trong nguồn tài liệu góp phần quan trọng tạo nên sự chính xác, khách quan nhiều chiều, giúp HS hình thành tư duy khoa học ngay từ những môn học trong trường PT.

Bản thân HS Olympia cũng hoàn toàn đủ trình độ để xây dựng các dự án, các bài phỏng vấn và thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng anh. Điều này làm nên không gian đa văn hóa trong lớp học và dần hình thành cho HS tác phong làm việc chuyên nghiệp và phong thái tự tin khi giao tiếp ở môi trường quốc tế sau này.

2.2.5. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp

PPDH chính là cách thức để thực hiện mục tiêu DH. Trí thông minh của mỗi HS là vô cùng đa dạng nên PPDH cũng cần sự phong phú để phát huy trí thông minh của các em theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, sử dụng các PPDH phù hợp cũng góp phần tạo nên bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn.

Với bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh, GV có thể lựa chọn sử dụng một số PPDH sau:

- Tổ chức trò chơi LS vào đầu hoặc cuối buổi học để tạo không khí thỏa mái cho lớp học và khơi gợi sự hứng thú cho HS. Các trò chơi thường được sử dụng để mở đầu hoặc kết thúc bài học là giải ô chữ; đoán ý đồng đội, nối

sự kiện với thời gian, nhân vật hoặc nội dung tương ứng; nhanh tay nhanh mắt... Khi tổ chức các trò chơi này, GV cần phổ biến cách thức tham gia và phần thưởng (nếu có) một cách mạch lạc, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả giờ dạy.


BÀI TẬP CỦNG CỐ

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

6

6

7

7

8

8

T

R

U

N

G

Q

U

C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 9

P

A

P

I

R

Ú

T

T

R

N

G

T

R

T

T

H

I

Ê

N

T

Ví dụ: Khi kết thúc chuyên đề Văn hóa cổ đại, GV có thể tổ chức cho HS tham gia phần chơi giải ô chữ. Bằng việc trả lời 8 câu hỏi hàng ngang là những thuật ngữ liên quan đến nội dung bài học, GV tạo điều kiện để HS phát hiện được từ chìa khóa là cụm từ hàng chéo màu đỏ.


K

I

M

T

T

H

Á

P


T

Ư

N

G

H

Ì

N

H

T

R

I

T

H

C

I

T

A

L

I

A

Đây là trò chơi phù hợp với nội dung sơ kết, tổng kết bài học. Việc sử dụng phần chơi này rất phù hợp để phát huy trí thông minh ngôn ngữ của HS.

- Dựng phim để mô tả một nội dung bài học hoặc sử dụng đoạn phim làm phương tiện để yêu cầu HS thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Điều quan trọng trước khi dựng phim là xác định mục đích, nội dung và ý tưởng kịch bản. Các đoạn phim thường có thời lượng từ 2 đến 5 phút, được xây dựng trên một số phần mềm làm phim như movie maker, producer hay powtoon... Đoạn phim có thể có thuyết minh, phụ đề hoặc cả hai và có sự kết hợp tranh ảnh, hội thoại phỏng vấn hoặc cắt ghép từ những phim trước đó nhằm tăng tính hấp dẫn và sinh động. HS cũng có thể trực tiếp tham gia và trở thành nhân vật trong chính các tác phẩm điện ảnh đầu tay của mình. Việc phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023