huy sở trường diễn xuất và làm phim chính là cách thức quan trọng để phát huy trí thông minh vận động, ngôn ngữ và giao tiếp của HS.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề Văn hóa cổ đại, GV có thể yêu cầu HS dựng một đoạn phim với nội dung: Sự kế thừa văn hóa cổ đại trong đời sống ngày nay. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi HS vừa có kiến thức cơ bản vững vàng, vừa có sự tìm tòi, mở rộng, liên hệ với thế giới xung quanh. Từ đó, HS có thể tự rút ra kết luận rằng: Những thành tựu văn hóa cổ đại luôn có giá trị thực tiễn to lớn đối với đời sống con người.
HS có thể lấy ý tưởng từ cỗ máy thời gian của mèo máy Đô-rê-mon để đi ngược dòng thời gian, về với thời kì cổ đại để chứng kiến những thành tựu của cư dân thời đó. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại sẽ giúp cho những thành tựu cổ đại hiện lên thật tự nhiên và gần gũi. Về nội dung, HS có thể tiếp cận từ thành tựu lịch, thiên văn cho đến chữ viết, khoa học và cuối cùng là kiến trúc – điêu khắc. Để hoàn thiện đoạn phim này, HS cần có sự cộng tác với nhau như: Viết kịch bản, diễn xuất (nếu có), tìm tranh ảnh, clip tương ứng, quay phim, cắt phim, lồng tiếng, thuyết minh, dựng phim... Sự phân công chuyên môn phù hợp không chỉ giúp phát huy thế mạnh trí thông minh của từng HS mà còn góp phần tạo ra một sản phẩm có chất lượng tốt.
- Sử dụng câu hỏi vấn đáp: Một điều rất khác biệt trong PP vấn đáp ở trường quốc tế nói chung và Olympia nói riêng đó là: Trong mỗi tiết học không hề có sự giới hạn số lượng câu hỏi vấn đáp. Không gian trong lớp học như một diễn đàn mở. GV và HS đối đáp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hết sức cởi mở. HS giơ tay tự do trong giờ, không nhất thiết phải có sự khuôn mẫu trong cách trả lời mà hoàn toàn tự nhiên. Sự trao đổi học thuật diễn ra một cách nhẹ nhàng và đạt được hiệu quả rất cao. Các câu hỏi đặt ra thường là câu hỏi ngắn lấy thông tin nên thời gian hỏi và trả lời cho mỗi câu rất nhanh chóng. Việc đối đáp mau lẹ như vậy cũng góp phần hình thành và phát triển trí thông minh ngôn ngữ và giao tiếp của HS.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ thời trung đại, GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Vạn lý trường thành. Sau khi cho HS quan sát một số hình ảnh về công trình này, GV đặt những câu hỏi ngắn như: Vạn lý trường thành được xây dựng từ bao giờ? Công trình này được xây dựng nhằm mục đích gì? Tần Thủy Hoàng có vai trò như thế nào đối với việc xây dựng Vạn lý trường thành? Để hoàn chỉnh được công trình đó, Tần Thủy Hoàng đã huy động bao nhiêu dân phu và lính khổ sai... Cuối cùng, GV yêu cầu HS xâu chuỗi các đáp án để trở thành một nội dung có nghĩa về quá trình xây dựng và ý nghĩa của Vạn lý trường thành.
•Chiến quốc
•Hung Nô, Đột Quyết, Mông Cổ
•Tần, Triệu, Yên
•Tần Thủy Hoàng
•6700km
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Thể Hiện Kết Quả Các Loại Hình Trí Thông Minh Của Hs Đỗ Việt Hà
- Lịch Sử Thế Giới Thời Nguyên Thủy, Cổ Đại Và Trung Đại
- Xây Dựng Kế Hoạch Bài Dạy Ls Lớp 10 Vận Dụng Lý Thuyết Đa Trí Thông Minh
- Xác Định Hình Thức, Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Đối Tượng Và Địa Bàn Thử Nghiệm
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2015), Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể (Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới .
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
•2 triệu
•10 năm
Vạn lý trường thành
Như vậy, với cách thức này, HS vừa luyện được kĩ năng phản ứng nhanh đối với những câu hỏi yêu cầu lượng thông tin ít, vừa luyện được khả năng diễn đạt và liên kết ý khi xâu chuỗi các đáp án lại. Đây là PP hiệu quả để phát huy trí thông minh ngôn ngữ và logic của HS.
- Dùng lược đồ, bản đồ, sa bàn LS. Các phương tiện DH này thường được trình chiếu bằng PPT, đảm bảo được yếu tố sinh động và phù hợp với việc quan sát của các HS. Đối với lược đồ, bản đồ, sa bàn, GV có thể thiết kế các bản đồ câm hoặc sử dụng các hiệu ứng trình chiếu phù hợp để giúp HS dễ hình dung. HS cũng có thể tự tay thực hiện sa bàn LS để phát huy trí thông minh hình ảnh – không gian của mình.
Calicut
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề Phát kiến địa lý và những hệ quả của nó, GV sử dụng lược đồ thế giới để mô tả về những chuyến thám hiểm lớn của các nhà hàng hải như C. Cô – lôm – bô hay Ph. Ma – gien – lan.
9-1519
San
sanva đo
Tây
C. Colombo
Ban F. Magienlan
Nha
Phi- lip- pin
06-3-1521
Mũi Hảo Vọng
13-2-1522
11-1519
Với lược đồ này, GV hoàn toàn có thể triển khai nhiều cách thức khác nhau để phục vụ nội dung bài học. Ưu điểm của việc sử dụng lược đồ này là HS dễ dàng theo dõi hướng đi của các nhà phát kiến. Từ đó, có sự đối chiếu, so sánh dễ dàng. Đây là PP có khả năng phát huy tốt trí thông minh hình ảnh
– không gian và ngôn ngữ, giao tiếp.
- Sử dụng tranh, ảnh minh họa luôn là PPDH quan trọng trong DHLS nói riêng và các môn học nói chung. Việc sử dụng tranh ảnh cần gắn liền với ý tưởng dạy học, việc tìm kiếm tranh ảnh cũng cần có nguồn trích dẫn rõ ràng, đáng tin cậy. Đây là PPDH có lợi thế trong việc phát huy trí thông minh hình ảnh – không gian của HS. Để phát huy tốt nhất hiệu quả DH sử dụng tranh ảnh minh họa, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng tranh ảnh gắn với các nhiệm vụ khác, ví dụ như xây dựng slide thuyết trình, thực hiện bộ sưu tập, báo tường, cắt ghép tranh... để tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn trong tiết học.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề Xã hội nguyên thủy, GV có thể sử dụng tranh ảnh để gợi ý cho HS trả lời câu hỏi: Lao động có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình tiến hóa của con người?
1.3: Vai trò của lao động đối với sự tiến hóa
Kết hợp với kiến thức HS được học, trải nghiệm thực tế và sự gợi ý trong hình ảnh minh họa, GV đặt câu hỏi, cho HS thảo luận rồi hướng đến câu trả lời. Vai trò của lao động là: Tìm kiếm thức ăn, duy trì cuộc sống; giúp cho các giác quan phát triển và hoàn thiện bộ não; Dáng đứng thẳng và đôi bàn tay nhỏ gọn, khéo léo, linh hoạt; Tiếng nói thuần thục hơn.
Từ cuộc sống săn bắt, hái lượm bấp bênh hàng triệu năm, con người đã biết đến trồng trọt, chăn nuôi và đưa tới cuộc sống ngày một ổn định. Chính lao động đã đưa con người thoát khỏi thế giới loài vật. Với con người, lao động là hoạt động có ý thức chứ không đơn thuần là bản năng sinh tồn. Không chỉ là ăn no, mặc ấm mà đang tiến tới ăn ngon, mặc đẹp. Và như vậy, trong bất kì thời đại nào thì lao động vẫn là nhân tố quyết định sự đi lên của sản xuất và đời sống con người.
- DH dự án không còn là PPDH lạ lẫm đối với các HS trường QT bởi tính ưu việt và hiệu quả của nó. Đối với GV, khi sử dụng PPDH này cần chú ý: Truyền đạt mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, tiêu chí và cách thức đánh giá điểm khách quan, chính xác để HS dễ dàng nắm bắt. Cùng với đó là hoạt động giám sát, tư vấn, hỗ trợ tích cực cho HS trong quá trình hình thành dự án.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề Văn hóa Việt Nam TK X – XIX, GV có thể lấy ý tưởng tổ chức một hội chợ triển lãm các sản phẩm văn hóa Việt Nam với tên gọi “Hội chợ quảng bá du lịch văn hóa qua các triều đại phong kiến (TK X- XIX)” hưởng ứng “Năm du lịch quốc gia năm 2015”.Với dự án, HS sẽ được tham gia các hoạt động khác nhau như nhà tổ chức, dẫn chương trình, nhân viên makerting, đại diện các công ty du lịch, khách mời... Việc thực hiện các vai trò khác nhau không chỉ biến những đam mê, thế mạnh của các em được thể hiện rõ hơn mà hơn hết, các em biết cách thể hiện đúng vai trò của mình, chủ động tìm tòi kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của bài học. DH dự án rất phù hợp để phát huy trí thông minh giao tiếp và ngôn ngữ của HS.
- Lập sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức. Đây là một PP rất phù hợp với nội dung có nhiều thông tin phức tạp, các phần sơ kết, tổng kết bài học và các bài ôn tập. Việc lập sơ đồ phải đảm bảo các thông tin kiến thức cơ bản và hình thức thể hiện sinh động, bắt mắt. Mỗi HS có một thế mạnh riêng về một trí thông minh nào đó và trong mỗi trí thông minh lại có sự phân hóa cụ thể. Bởi vậy, tùy vào năng lực của HS, GV tôn trọng và tạo điều kiện để HS bộc lộ tự nhiên khả năng của mình thông qua từng nhiệm vụ cụ thể. PPDH này có rất nhiều lợi thế trong việc phát huy trí thông minh logic, hình ảnh – không gian và ngôn ngữ của HS.
Lý Cao Tông
Trần Lý
Trần Huệ Tông
Trần Thị Dung
Trần Thừa
Thuận Thiên
Chiêu Thánh
Trần Cảnh
Trần Liễu
1226: Nhà Trần
thành lập
Trần Quốc Tuấn
Ví dụ: Khi trình bày về sự chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý với nhà Trần, GV có thể sử dụng sơ đồ sau:
Với sơ đồ trên, GV trước hết sẽ để khuyết một số nhân vật, giới thiệu mối quan hệ giữa các nhân vật bằng việc giải nghĩa các mũi tên từ trên xuống (quan hệ cha – con hoặc mẹ – con) và mũi tên hai chiều (quan hệ vợ – chồng); cho HS dự đoán các nội dung còn thiếu. Sau đó, GV thuyết trình, HS theo dõi và tự hoàn thiện những nhân vật còn thiếu. Cuối cùng, một HS sẽ lên bảng, thuyết trình toàn bộ sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Ưu điểm của sơ đồ này là HS có được tư duy logic và hình ảnh – không gian khi sắp xếp được các nhân vật tương ứng với sơ đồ.
- Lập bảng. Đây là PPDH phù hợp với các nội dung so sánh, phân biệt; thống kê diễn biến, sự kiện hay các nội dung mang tính chất ôn tập, tổng hợp. Điều quan trọng của việc lập bảng là cần chỉ ra được tiêu chí và hướng dẫn HS tìm được các thông tin cô đọng, chính xác để hoàn thành bảng. PP lập bảng phát huy rất tốt trí thông minh ngôn ngữ, logic và không gian của HS.
Ví dụ 1: Khi tổng kết nội dung các triều đại nước ta và cuộc nội chiến TK XVI – XVIII, GV có thể đưa ra bảng sau:
Với 2 bảng trên, GV có thể thực hiện hai hoạt động DH. Một là thống kê các triều đại trong LS nước ta tới trước năm 1858 với 2 tiêu chí chính: Vua
mở đầu và tên nước. Hai là tìm ra những điểm khác biệt về thời gian, các bên tham gia và kết quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn (TK XVI – XVII).
- Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để làm phiếu ghi chép bài hoặc thực hiện một nhiệm vụ (ý tưởng DH) nào đó. Đối với HS, việc ghi chép bài luôn là công việc bắt buộc để hệ thống hóa thông tin kiến thức sau mỗi buổi học. Và trên thực tế, HS thường không hứng thú với hoạt động này. Tuy nhiên, nếu GV thay đổi hình thức ghi chép của HS thành phiếu học tập thay cho vở ghi thì chắc chắn sẽ khiến HS thích thú hơn rất nhiều. Đối với phiếu học tập sử dụng với mục đích hệ thống kiến thức bài học, GV cần có ý tưởng về nội dung và hình thức trình bày sinh động để kích thích thị giác của HS. Lượng tri thức thể hiện trong phiếu cần cô đọng và phản ánh trung thực nội dung DH trong bài.
Ví dụ 1: Khi dạy chuyên đề Phát kiến địa lý và những hệ quả của nó, GV có thể hướng dẫn HS ghi chép vào phiếu học tập sau đây:
Với phiếu học tập trên, HS có thể dễ dàng theo dõi tiến trình bài học và tóm tắt được nội dung kiến thức với những thông tin mạch lạc, rõ ràng. Nếu GV duy trì được việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập đều đặn qua từng tiết
học thì sẽ kích thích thị giác, phát huy trí thông minh hình ảnh – không gian của HS.
Ví dụ 2: Khi dạy chuyên đề Xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam từ TK X đến TK XIX và chuyên đề Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lớn TK X – XVIII, GV có thể thiết kế phiếu học tập phục vụ cho 1 nội dung của từng chuyên đề trên như sau: