Lịch Sử Thế Giới Thời Nguyên Thủy, Cổ Đại Và Trung Đại

-Liệt kê được thời gian, phạm vi và một số đặc điểm chính của các quốc gia cổ đại trên đất nước ta; phân tích được tiền đề ra đời nhà nước Văn Lang.

-Trình bày được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc, liệt kê được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong giai đoạn này, giải thích được nguyên nhân nước ta vẫn giành lại được độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

-Nêu được những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển văn hóa của dân tộc tộc ta TK X – giữa TK XIX, phân tích được những biểu hiện của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Học xong phần Lịch sử thế giới cận đại, HS có khả năng:

-Nhớ được các mốc thời gian, nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (giữa TK XVI đến đầu thập niên 70 của TK XIX).

-Trình bày được nguyên nhân và những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp; phân tích được hệ quả của cách mạng công nghiệp và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

-Nêu được tình hình kinh tế, chính trị của các nước đế quốc cuối TK XIX, đầu TK XX, từ đó nhận xét được đặc điểm và bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

-Trình bày được nguyên nhân bùng nổ và diễn biến của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế ở TK XIX- XX; đánh giá được những điểm tích cực, hạn chế của phong trào công nhân giai đoạn này.

Về kĩ năng, DHLS lớp 10 trường THPT nhằm hướng đến việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng như:

-Biết phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa sự kiện LS; so sánh, đánh giá, phân biệt; rút ra được nhận xét, kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

-Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài học

-Giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm

Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 8

-Vẽ, tìm kiếm và quan sát và khai thác nội dung tranh, ảnh; ghi nhớ bằng hình ảnh

-Sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ hiệu quả việc học tập (Làm phim, ấn phẩm, bài thuyết trình, làm báo...)

Về thái độ:

-Tôn trọng sự phát triển khách quan của lịch sử loài người, nhận thức được lao động chính là động lực chính của quá trình tiến hóa.

-Có ý thức trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ.

-Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước và xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc; lòng biết ơn tổ tiên và xây dựng ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

-Nâng cao lòng yêu thích môn LS, xây dựng mục đích, động cơ học tập đúng đắn.

2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT

Chương trình giáo dục PT môn LS và Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn LS của Bộ Giáo dục và đào tạo được coi là nguồn tài liệu chính thống để định hướng trong việc xác định nội dung DHLS. Nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT gồm 3 phần, 13 chương, chia làm 40 bài, được học trong 53 tiết và thể hiện các nội dung cơ bản sau đây:

2.1.3.1. Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Nội dung 1. Xã hội nguyên thủy

Đây là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người với hai dấu mốc quan trọng: Chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ và từ người tối cổ trở thành người tinh khôn.

Nội dung 2. Xã hội cổ đại

Trình bày có hệ thống sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, các giai cấp (tầng lớp) trong xã hội, thể chế nhà nước và các thành tựu văn hóa mà cư dân cổ đại đã tạo dựng được.

Nội dung 3. Trung Quốc thời phong kiến đã khái quát được các đặc điểm chính của xã hội phong kiến Trung Quốc.

Nội dung 4. Ấn Độ thời phong kiến trình bày một cách hệ thống với các nội dung: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ.

Nội dung 5. Đông Nam Á thời phong kiến trình bày nét nổi bật về điều kiện tự nhiên cùng sự hình thành, phát triển, suy thoái của các quốc gia cổ đại và phong kiến Đông Nam Á.

Nội dung 6. Tây Âu thời trung đại lý giải được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu gắn liền với quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man. Một nội dung quan trọng khác là thành quả của các cuộc phát kiến địa lý TK XV-XVI.

2.1.3.2. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa TK XIX

Nội dung 1. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến TK X

Mở đầu nội dung là việc phát hiện các dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta. Trên đà phát triển, người tối cổ đã tiến hóa thành người tinh khôn, chuyển sang hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, biết đến kĩ thuật mài đá, làm đồ gốm và quan tâm hơn tới đời sống tinh thần của mình.

Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa là hai bước tiến quan trọng trong đời sống của cư dân Việt cổ. TK VII TCN: Nhà nước Văn Lang ra đời và từ TK II TCN, nước ta rơi vào thời kì Bắc thuộc đầy đau thương trong lịch sử dân tộc.

Nội dung 2. Việt Nam từ TK X đến TK XV

Trải qua các triều đại Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ – Lê sơ, tổ chức nhà nước không ngừng được hoàn thiện và đạt đỉnh cao ở triều đại Lê sơ. Bên cạnh đó là thành tựu vang dội trong công cuộc chống ngoại xâm và phát triển kinh tế, văn hóa.

Nội dung 3. Việt Nam trong các TK XVI – XVIII

TK XVI – XVIII là thời kì nội chiến, chia cắt dân tộc do sự tranh chấp của các tập đoàn phong kiến Mạc – Lê và Lê – Trịnh. Đây cũng là thời kì phát

triển nhanh chóng của kinh tế hàng hóa và là thời kì thống trị của các trào lưu nghệ thuật phi chính thống.

Nội dung 4. Việt Nam ở nửa đầu TK XIX

Đây là thời kì chuyển giao LS trung đại và cận đại với vai trò thuộc về triều Nguyễn – Vương triều phong kiến cuối cùng trong LS nước nhà. Bao trùm xã hội Việt Nam là tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội, là mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa nông dân và địa chủ phong kiến.

2.1.3.3. Lịch sử thế giới cận đại

Nội dung 1. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa TK XVI đến nửa cuối TK XVIII)

Nội dung 2. Các nước Âu – Mĩ (từ đầu TK XIX – đến đầu TK XX) với hai nội dung chủ yếu là cách mạng công nghiệp và từ 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Nội dung 3: Phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác và là cơ sở cho sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Phri-đích Ăng-ghen sáng lập.

Bám sát nội dung chương trình LS10 THPT, chương trình LS lớp 10 trường PT Liên cấp Olympia có sự điều chỉnh các đơn vị bài học thành các chuyên đề dựa trên sự tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức với nội dung chủ yếu như sau:

Chuyên đề 1 “Quá trình tiến hóa của loài người” giới thiệu các phát minh quan trọng của người tối cổ và người tinh khôn như lửa, nhà ở, quần áo, cung tên và lao. Bên cạnh đó là những tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ như kĩ thuật ghè đẽo (định dáng công cụ) và kĩ thuật mài (làm nhẵn bề mặt, tăng độ sắc) trong chế tác công cụ lao động. Cùng với việc tìm hiểu đời sống vật chất của người nguyên thủy, chuyên đề còn tìm hiểu về nghệ thuật sơ khai của người nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam.

Chuyên đề 2 “Thể chế chính trị thời cổ đại” giới thiệu về sự hình thành, quá trình dân chủ hóa, tổ chức bộ máy nhà nước và ý nghĩa lịch sử của

thể chế dân chủ chủ nô A-ten. Một nội dung quan trọng khác là khái niệm, tổ chức bộ máy nhà nước và nguyên nhân dẫn đến sự chuyên chế của hoàng đế trong thể chế quân chủ chuyên chế phương Đông cổ đại.

Chuyên đề 3 “Văn hóa cổ đại” giới thiệu cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu (gắn với hiện tại) của văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây như: lịch (nông lịch, dương lịch), toán học (hệ đếm thập phân, diện tích các hình cơ bản, các định lý, định luật...), nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; văn học (sử thi, kịch... và nền điện ảnh đương thời).

Chuyên đề 4 “Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ trung đại” với hai nội dung chính. Một là khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc, Ấn Độ thời phong kiến. Hai là những thành tựu văn hóa tiêu biểu (nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo...) và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.

Chuyên đề 5 “Đông Nam Á thời phong kiến” trình bày hệ thống điều kiện tự nhiên và những đặc trưng tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, xã hội; những giá trị văn hóa quý báu và sự tiếp thu tới văn hóa Việt Nam.

Chuyên đề 6 “Phát kiến địa lý và những hệ quả của nó” gồm các nội dung cơ bản sau: Nguyên nhân, điều kiện, tên các cuộc phát kiến địa lý lớn TK XV- XVI và phân tích hệ quả (quá trình tích lũy tư bản và sự mở rộng về tri thức khoa học).

Chuyên đề 7 “Văn hóa Phục hưng” gồm các nội dung chính: Nguyên nhân, thành tựu (nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, văn hóa...) và ý nghĩa hiện thực, nhân văn của thời kì văn hóa Phục hưng.

Chuyên đề 8 “Sự ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản” sơ lược về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên các phương diện chính như: mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng cách mạng, hình thức và kết quả... Kế tiếp là ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản tới lịch sử thế giới như việc xác lập quan hệ sản xuất TBCN, tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ.

Chuyên đề 9 “Các nước đế quốc cuối TK XIX – đầu TK XX” khái quát chung về xu thế phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối TK XIX – đầu TK XX: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh và sự phát triển không đồng đều giữa các nước TBCN. Một nội dung quan trọng khác là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc: Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền, tư bản tài chính và đầu tư tài chính; xuất khẩu tư bản, xuất hiện các tổ chức độc quyền quốc tế, xâm lược thuộc địa và phân chia thế giới.

Chuyên đề 10 “Các nước châu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)” với ba nội dung chủ yếu. Một là Nhật Bản – 3 lần cải cách – 3 sự lựa chọn: Hướng về lục địa Trung Hoa và văn minh Phật giáo, thách thức của văn minh Cơ đốc giáo và sự lựa chọn đối tác Hà Lan, mở cửa với Mỹ “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây...). Hai là châu Phi – một vết thương lớn trong lương tâm thế giới và cuối cùng là chính sách bành trướng của Mỹ và cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực Mỹ la tinh.

Chuyên đề 11 “Những phát minh vĩ đại trong cách mạng công nghiệp đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX” giới thiệu các phát minh quan trọng như máy kéo sợi, máy hơi nước (1874) và đầu máy xe lửa (Xtiphenxơn). Một nội dung khác là tác động của các phát minh đó đới với kinh tế và xã hội.

Chuyên đề 12 “Quá trình đấu tranh chống đồng hóa về văn hóa thời Bắc thuộc” trình bày có hệ thống các nội dung chính sau: Một là, chính sách về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta (Truyền bá Nho giáo, dạy chữ Hán, đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục tập quán). Hai là hệ quả của những chính sách đó và cuối cùng là quá trình đấu tranh chống đồng hóa văn hóa của nhân dân ta (Bảo tồn chữ viết và tiếng nói riêng của dân tộc, gìn giữ các phong tục, tập quán truyền thống như nhuộm răng, ăn trầu, đấu vật...; trong quan hệ gia đình, kết cấu làng xã).

Chuyên đề 13 “Pháp luật Việt Nam thời phong kiến” giới thiệu sơ lược về các triều đại phong kiến Việt Nam, thành tựu lập pháp Việt Nam thời phong kiến (Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần, Hồng Đức thời Lê và Gia Long thời Nguyễn) và đặc điểm luật pháp Việt Nam thời phong kiến (bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo).

Chuyên đề 14 “Xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX” khái quát tình hình xã hội Việt Nam trong các thế kỉ từ X – XIX và những cuộc cải cách xã hội tiêu biểu của Khúc Hạo (TK X), cải cách của Hồ Quý Ly (TK XIX - XV), cải cách của hành chính Lê Thánh Tông (TK XV) và cải cách hành chính của vua Minh Mệnh (TK XIX).

Chuyên đề 15 “Xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX” giới thiệu sự phát triển của nghề gốm (quá trình phát triển, làng gốm Bát Tràng) và thương nghiệp Việt Nam gắn liền với các đô thị cảng như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam)...

Chuyên đề 16 “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X – XIX” giới thiệu một cách hệ thống sự hình thành, phát triển và những giá trị văn hóa tiêu biểu (Tôn giáo – tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, khoa học – kĩ thuật) và ý nghĩa nhân văn cao đẹp của văn hóa trung đại Việt Nam.

Chuyên đề 17 “Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lớn TK X- XVII” giới thiệu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc chiến tranh lẫy lừng của dân tộc như: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, kháng chiến chống Tống 1075-1077, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn.

Trong các chuyên đề kể trên, nội dung LS văn hóa được đan xen với các nội dung LS chính trị - kinh tế và bố trí thành mục hoặc bài riêng. Những nội dung LS văn hóa được đề cập trong chương trình LS 10 THPT là:

Văn hóa cổ đại của các quốc gia phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc) và phương Tây (Hy Lạp – Rôma).

Văn hóa truyền thống Ấn Độ thời phong kiến.

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

Văn hóa Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến.

Văn hóa Phục hưng.

Văn hóa nước ta TK X-XV, XVI-XVIII và nửa đầu TK XX (thời Nguyễn).

Văn hóa thế giới đem đến thế giới quan đa dạng về văn hóa truyền thống của các dân tộc và các vùng lãnh thổ trên thế giới qua các thời kì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lối tư duy, suy nghĩ, hành động và đặc điểm sinh hoạt của mỗi công dân toàn cầu. Với sự tăng nhanh không ngừng của xu thế toàn cầu hóa, khi biên giới quốc gia không còn là rào cản thì yếu tố văn hóa trở thành vũ khí quyền năng của mỗi người trong giao tiếp, ứng xử để hiểu nhau nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn.

Học về văn hóa cũng là cách để mỗi cá nhân hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Ta sinh ra từ đâu? Ta lớn lên như thế nào? Quê hương ta, tổ quốc ta đã kết tinh những giá trị cao đẹp nào?... Ý nghĩa nhân văn của chiếc bánh chưng ngày Tết không đơn thuần là món ăn truyền thống dân tộc mà ẩn sâu trong đó là sự hòa quyện của những gì được coi là quý giá nhất của nền nông nghiệp thời vua Hùng, là sự trân trọng giá trị của sức lao động và cũng là quan niệm bước đầu của ông cha ta về thiên văn trời đất.

Bất cứ điều gì liên quan đến văn hóa cội nguồn dân tộc đều rất thiêng liêng và cao quý. Hiểu được điều này thì mỗi chúng ta mới có thể hiểu về chính bản thân mình, gia đình mình và rộng hơn là quê hương, đất nước. Bước ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, mỗi người con đất Việt cần ý thức được giá trị của dân tộc, của đất nước mình, phải khẳng định được bản lĩnh của cái tôi Việt Nam thật khác biệt và đặc thù so với các nước khác trên thế giới.

Định hướng trong tương lai của HS trường Olympia là du học ở bậc PT hoặc đại học. Nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi HS trong việc tích lũy hành trang để chủ động hội nhập với những miền đất mới, các chuyên đề văn hóa rất được chú trọng và giành được nhiều thời lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023