em lại được đào tạo trong một môi trường năng động với nhiều hoạt động học tập cũng như ngoại khóa sôi nổi, được tiếp cận thường xuyên với các sản phẩm tiện ích của công nghệ thông tin nên các loại hình trí thông minh kể trên càng có điều kiện để phát huy lợi thế.
Các trí thông minh có thứ hạng thấp là nội tâm và ngôn ngữ. Đặc biệt, trí thông minh nội tâm chưa từng được xếp hạng trong top 3. Điều này được lý giải bởi các HS trường Olympia phần lớn là những HS năng động, cởi mở và hướng ngoại. Bên cạnh đó, trí thông minh “Tự nhiên” ít liên quan đến môi trường học tập của HS nên kết quả thu được thấp nhất trong số các loại hình trí thông minh. Trí thông minh này phù hợp hơn với các hoạt động ngoài trời, các buổi dã ngoại hay du lịch.
- Sự phân hóa trí thông minh trong từng HS
Từ bảng tổng hợp kết quả (phụ lục 5) cũng có thể nhận thấy: Có những HS có sự phân hóa mạnh giữa các trí thông minh. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp thể hiện HS chưa có sự phân hóa giữa trí thông minh mạnh và yếu. Với mỗi trường hợp trên, tôi xin đưa ra 1 ví dụ để phân tích:
+ Trường hợp phân hóa rõ ràng giữa trí thông minh mạnh và yếu
VD:HS Đỗ Việt Hà có kết quả phân hóa trí thông minh như sau:
45
40
35
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yêu Cầu Khi Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Môn Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Thực Trạng Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Liên Cấp Olympia
- Bảng Thể Hiện Các Trí Thông Minh Nổi Trội Của 30 Hs Lớp 10 Trường Pt Liên Cấp Olympia
- Lịch Sử Thế Giới Thời Nguyên Thủy, Cổ Đại Và Trung Đại
- Xây Dựng Kế Hoạch Bài Dạy Ls Lớp 10 Vận Dụng Lý Thuyết Đa Trí Thông Minh
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 10
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
30
25
20
15
10
5
0
39
29
20
11
14
16
9
10
Ngôn ngữ Logic Âm nhạc Vận động Hình ảnh Giao tiếp Nội tâm Tự nhiên
Điểm
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Đỗ Việt Hà
Như vậy, sự phân hóa các loại hình trí thông minh của Đỗ Việt Hà rất rõ ràng. Trí thông minh mạnh nhất là hình ảnh – không gian, kế tiếp là giao tiếp, âm nhạc, tự nhiên. Trí thông minh yếu của HS này là logic – toán học. Sự phân hóa trí thông minh một cách rõ ràng như trên tạo điều kiện tốt cho GV đưa PPDH phù hợp với sự nhận thức và khả năng tiếp thu của HS.
+ Trường hợp chưa có sự phân hóa giữa trí thông minh mạnh và yếu
VD:HS Thái Khánh Linh có điểm số bằng nhau của một số loại hình trí thông minh
30
25
24
24
24
20
16
16
16
15
10
8
5
0
0
Ngôn ngữ Logic
Âm nhạc Vận động Hình ảnh Giao tiếp Nội tâm Tự nhiên
Điểm
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Thái Khánh Linh
Đối với trường hợp này, có thể dễ dàng nhận thấy các loại hình trí thông minh của HS Thái Khánh Linh chưa có sự phân hóa rõ ràng. Nhiều trí thông minh có điểm số bằng nhau và nhìn chung, điểm số dành cho các trí thông minh đều thấp. Lý giải về điều này, có thể do HS chưa thực sự đầu tư thời gian để thực hiện phiếu khảo sát hoặc trên thực tế, các trí thông minh tồn tại trong HS với mức độ chưa phân hóa như vậy.
* Các yếu tố khiến HS thích nhóm môn học (môn học)
Dựa trên kết quả tập hợp câu 2, ta có được sơ đồ sau:
22
7
5
0
1
Nội dung dạ y hấ p Giá o viên dạ y cuốn Cha mẹ định hướng Nhóm môn thi đạ i
Yếu tố khá c
dẫ n hút học
Column4 Column1 Column2
Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thể hiện các yếu tố giúp HS có hứng thú với môn học (nhóm môn học)
Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy:
Yếu tố được cho là nguyên nhân cơ bản khiến HS yêu thích môn học (nhóm môn học) là nội dung dạy hấp dẫn, tiếp đến là GV dạy cuốn hút, các yếu tố khác như môn học cần thiết cho cuộc sống (Gia Khánh); Vui, dễ (Tri Nguyên); Thảo Nguyên (Sở thích); Vì tương lai (Thành Long) hay Năng khiếu (Tô Hà Linh); Nguyên nhân “Thuộc nhóm môn thi đại học” đứng ở vị trí 4 còn nguyên nhân “Cha mẹ định hướng” xếp vị trí thấp nhất. Không HS nào lựa chọn phương án này.
Lý giải về điều này có thể đưa ra một số cơ sở sau đây:
Về nguyên nhân “Nội dung dạy hấp dẫn” được nhiều HS lựa chọn nhất. Đối với các cơ sở giáo dục quốc tế như Olympia thì chương trình, nội dung DH được xây dựng và xem xét rất kĩ lưỡng, phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo, nhu cầu của phụ huynh, HS và điều kiện cơ sở vật chất – kĩ thuật của nhà trường. Với một cơ sở đào tạo chất lượng cao như Olympia thì hẳn nội dung dạy hấp dẫn, phù hợp với các tiêu chí đề ra sẽ khơi gợi niềm say mê học tập và hứng thú của HS
Về nguyên nhân “GV dạy cuốn hút” xếp ở vị trí thứ hai. Đối với mỗi tiết học, GV chính là người điều khiển, tổ chức quá trình dạy học. Trình độ
chuyên môn, PPDH, kinh nghiệm đứng lớp… của GV cộng với “cái duyên” của nghề dạy học luôn là những yếu tố sống còn đối với hiệu quả giờ dạy. Chính bởi vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của người GV trong quá trình DH ở PT. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu để tạo động lực hay hạn chế sự hứng thú của mỗi HS trong tiết học
Một số yếu tố khác được HS đưa ra cũng rất phù hợp với nhận thức, mục tiêu và tâm sinh lý của các em. Để xây dựng được những tiết dạy hiệu quả, GV phải đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và mục tiêu học tập của các em để tạo động lực, sự hưng phấn hoặc tiết chế đối với những suy nghĩ có phần tiêu cực
Về nguyên nhân “Do cha mẹ định hướng” không được sự tán thành của bất kì HS nào. Đây cũng là điều dễ hiểu. Một là, đây là câu hỏi đánh giá sự hứng thú của HS đối với môn học (nhóm môn học). Đã là hứng thú thì hoàn toàn là sở thích xuất phát từ đam mê hoặc nhu cầu bản thân. Vì vậy, sẽ không thể có sự ép buộc hay tư vấn nhiều của gia đình. Hai là, đối tượng trả lời phiếu khảo sát là HS lớp 10. Ở độ tuổi này, các em đã có sự suy nghĩ và định hướng khá rõ ràng. Các em đã bước đầu trưởng thành và có thể tự quyết định một số việc liên quan đến tương lai của bản thân. Ba là, chính các em là những HS được học tập, rèn luyện trong một môi trường quốc tế thân thiện, chuyên nghiệp; được tự do phát triển toàn diện và phát huy cái tôi cá nhân…
Từ những công cụ khảo sát (phiếu phỏng vấn, quan sát lớp học và phiếu khảo sát trí thông minh của HS) có thể đưa ra những ưu điểm, hạn chế của HS trong việc vận dụng lý thuyết đa thông minh tại trường PT liên cấp Olympia trong môn LS như sau:
- Ưu điểm: HS có thiên hướng phát triển một số trí thông minh nổi bật; HS năng động và ủng hộ GV trong việc triển khai các phương pháp DH tích cực.
- Hạn chế: Một số HS có sự phân hóa các loại hình trí thông minh chưa rõ ràng nên GV cần nhiều thời gian để tìm hiểu
- Những kết luận trên đòi hỏi bài nghiên cứu phải chỉ ra được các biện pháp để phát huy các trí thông minh nổi bật của HS đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các trí thông minh yếu; đưa ra cách thức để HS khai thác tối đa trí thông minh của mình để học tập hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy các yếu tố thuận lợi để nhà trường tiếp tục phát huy việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH nói chung, DHLS nói riêng:
- Sự ủng hộ trong chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Nhà trường.
- Điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ GV đạt trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện.
- GV có sự hiểu biết về lý thuyết đa thông minh, có sự cởi mở và chủ động vận dụng trong DH.
- HS được khảo sát, đánh giá về các loại hình trí thông minh. Từ đó, GV có chiến lược và kế hoạch DH phù hợp theo lộ trình.
Đây chính là những yếu tố thuận lợi để người viết lựa chọn trường PT liên cấp Olympia là nơi khảo sát và thí điểm xây dựng quy trình DHLS lớp 10 vận dụng lý thuyết đa thông minh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT, cụ thể là:
1. Tổng quan một số quan điểm về trí thông minh của con người và cách đo lường trí thông minh; Giới thiệu về Howard Gardner, sự ra đời và nội dung cơ bản của lý thuyết đa thông minh, đưa ra một số yêu cầu và đề xuất quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT.
2. Đánh giá thực trạng việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT nói chung và trường PT liên cấp Olympia nói riêng.
Từ quá trình nghiên cứu và khảo sát, luận văn đã có đánh giá tổng thể về khả năng vận dụng lý thuyết đa thông minh sẽ phù hợp hơn ở các trường dân lập, tư thục chất lượng cao và trường chuyên, trường quốc tế. Bằng số liệu khảo sát, người viết cũng có nhận định bước đầu về đặc điểm trí thông minh của một bộ phận HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia năm học 2014- 2015.
Những nội dung tìm hiểu trên đây là cơ sở quan trọng, làm nền tảng để đề tài tiếp tục làm rõ quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT liên cấp Olympia.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP OLYMPIA
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT
2.1.1. Vị trí của chương trình LS lớp 10 THPT
Chương trình LS lớp 10 (chương trình chuẩn) bao gồm ba phần chính
sau:
- Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
- Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa TK XIX
- Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại
LS thế giới được đưa vào giảng dạy ở lớp 10 với yêu cầu cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản và tương đối hệ thống về 3 thời kì LS là thời kì xã hội nguyên thủy (kể từ khi người tối cổ xuất hiện đến khi xã hội có nhà nước, giai cấp ra đời), thời kì cổ đại là thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên gồm cổ đại phương Đông và xã hội chiếm nô ở Hy Lạp – Rô-ma, đến thời kì trung đại là thời kì hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến. Để thuận tiện cho việc sắp xếp chương trình toàn cấp, SGK LS 10 còn có thêm giai đoạn đầu của thời cận đại – thời kì cách mạng tư sản và bước đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. LS dân tộc được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 10 với yêu cầu hệ thống hóa một cách khái quát toàn bộ thời kì người tối cổ xuất hiện trên đất nước ta cho đến trước khi Pháp xâm lược nước ta năm 1858 [16, tr. 3].
So với chương trình LS PT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình LS của trường PT liên cấp Olympia có nhiều điểm khác biệt. Mặc dù vẫn dựa theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo song chương trình LS trường Olympia có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu, nguyện vọng của HS là: tập trung vào các mảng LS văn hóa – điều mà các HS Olympia đều cần được trang bị, trước khi các em đi du học và trở thành những công dân toàn cầu, hội nhập với văn hóa thế giới đa dạng. Cũng bởi vậy, nội dung chương
trình được sắp xếp lại theo các chuyên đề được thực hiện trong 18 tuần với thời lượng 36 tiết, mỗi tiết 50 phút.
2.1.2. Mục tiêu của chương trình LS lớp 10 THPT
Mục tiêu DH được xác định nhằm định hướng việc dạy cho GV và là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Do vậy, việc các định mục tiêu là cơ sở để xác định nội dung trọng tâm, hình thức tổ chức và phương pháp DH. Mục tiêu cần đạt của LS lớp 10 THPT được thể hiện qua 3 phần theo phân phối chương trình với ba phương diện là kiến thức, kĩ năng và thái độ
Về kiến thức:
Học xong phần LS thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại, HS có khả năng: Trình bày được quá trình tiến hóa của loài người từ người tối cổ đến người tinh khôn và giải thích được nguyên nhân của sự tan rã xã hội nguyên thủy.
-Nêu được quá trình tiến hóa của loài người từ người tối cổ đến người tinh khôn và giải thích được nguyên nhân của sự tan rã xã hội nguyên thủy.
-Trình bày được sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, nêu và đánh giá được tầm quan trọng của những thành tựu văn hóa cổ đại tới đời sống con người cho tới nay.
-Trình bày được đặc điểm chính của các quốc gia phong kiến Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á thời phong kiến; Đánh giá được thành tựu của các quốc gia này trên lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước và văn hóa.
-Trình bày được nguyên nhân, tiền đề của các cuộc phát kiến địa lý TK XV- XVI; nêu được sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu và phân tích được những thành tựu của văn hóa Phục hưng đối với nhân loại.
Học xong phần LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa TK XIX, HS có khả năng:
-Nêu được thời điểm sống và những địa điểm phát hiện được dấu tích của người nguyên thủy trên đất nước ta; đánh giá được ý nghĩa của sự ra đời thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa.