Bảng Thể Hiện Các Trí Thông Minh Nổi Trội Của 30 Hs Lớp 10 Trường Pt Liên Cấp Olympia

- Tìm ra nguyên nhân khiến HS đặc biệt thích môn học (nhóm môn học) cụ thể.

Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên việc mô tả các biểu hiện (thói quen) thể hiện các loại hình trí thông minh trong suy nghĩ, hành động của HS; trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Hình thức của phiếu học tập cũng cần khoa học, sinh động nhằm khơi gợi sự hứng thú và kì vọng cho các phiếu học tập và giờ dạy sau này. (Phiếu khảo sát HS – Phụ lục 1)

Phiếu khảo sát được xây dựng với 10 câu hỏi, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận và được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

Phần

Mục tiêu

Nội dung

Trắc nghiệm

Tìm ra các trí thông minh nổi trội của mỗi học sinh

Câu 1: Ước mơ

Câu 2: Nhóm môn học HS yêu thích

Câu 4: Thói quen hàng ngày

Câu 5: Cách thức học tập giúp tiếp thu bài

hiệu quả

Câu 6: Thứ tự ưu tiên thực hiện công việc

trong tình huống cụ thể: Nếu giành được một khoản học bổng với giá trị 10 triệu đồng

Câu 7: Các hoạt động đã từng tham gia

Tìm ra yếu tố giúp học sinh yêu thích

nhóm môn học

Câu 3: Yếu tố quyết định HS lựa chọn nhóm môn học có hứng thú nhất

Tự luận

Lựa chọn được học sinh có trí thông minh nổi bật so với cả lớp

Câu 8: Trí thông minh ngôn ngữ

Câu 9: Trí thông minh Logic – Toán học và

Hình ảnh – Không gian

Câu 10: Trí thông minh Hình ảnh – Không

gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Đối tượng khảo sát là 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia năm học 2014-2015.

1.2.2.3. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát việc vận dụng lý thuyết đa thông minh môn LS trường PT liên cấp Olympia được tổng hợp dựa trên 3 nguồn sau:

- Kết quả trao đổi với GV

- Việc quan sát lớp học.

- Khảo sát trí thông minh của HS lớp 10 theo lý thuyết đa thông minh.

Một là, thông qua sự trao đổi với giáo viên:

Việc trao đổi với GV bộ môn LS trường PT liên cấp Olympia được tiến hành vào trung tuần tháng 8 năm 2014. Sự hợp tác và chia sẻ thẳng thắn của các GV đã tạo điều kiện rất lớn đối với chúng tôi trong quá trình thu thập thông tin về tình trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh tại trường PT liên cấp Olympia. Một số kết quả trao đổi đã được chúng tôi tổng hợp sau đây:

- Thứ nhất, các GV đều nhất trí cho rằng: “Lý thuyết đa thông minh hướng đến 8 loại hình trí thông minh tồn tại với mức độ khác nhau trong mỗi cá nhân và việc DH cần phải căn cứ vào sự phân hóa trí thông minh của HS”.

- Thứ hai, các GV đều bày tỏ quan điểm: “Trí thông minh có thể thay đổi. Phương pháp DH có thể tác động theo chiều tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển trí thông minh của HS”.

- Thứ ba, việc vận dụng các phương pháp DH như: PP dùng lời, PP trực quan, PP sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; PP sử dụng câu hỏi, bài tập LS; PP thảo luận nhóm; PP graph; DH nêu vấn đề; DH tích hợp; DH dự án; hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu được các GV sử dụng tương đối thường xuyên. Trong đó, HS đặc biệt hứng thú với các PP trực quan, PP thảo luận nhóm, DH tích hợp hay DH dự án...

- Thứ tư, đánh giá về tính khả thi của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS, các GV cũng cho rằng việc vận dụng lý thuyết này là hoàn toàn có thể thực hiện được và trên thực tế: Trường PT liên cấp Olympia cũng đang triển khai và thu được những tín hiệu khả quan.

- Thứ năm, các GV đều tán thành việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS. Điều này không chỉ thể hiện sự ủng hộ đối với chủ trương của nhà trường mà còn xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng và tính khả thi của lý thuyết đa thông minh trong hoạt động giáo dục.


- Cuối cùng, các GV cũng chia sẻ một số góp ý (đề xuất) để nâng cao tính khả thi và hiệu quả DH khi vận dụng lý thuyết đa thông minh. Đó là cần có thêm những buổi hội thảo để giới thiệu, trao đổi sâu sắc hơn lý thuyết đa thông minh để nâng cao nhận thức GV; thực hiện định kì các tiết dạy chuyên đề vận dụng lý thuyết đa thông minh để các GV trong tổ bộ môn đánh giá, góp ý cải tiến giáo án; Cần thiết phải có một công cụ để đo lường trí thông minh HS và đánh giá sự biến chuyển của trí thông minh đó sau từng kì học...

Kết quả trao đổi của chúng tôi đối với GV Lịch sử trường PT liên cấp Olympia trên đây là những chia sẻ, góp ý vô cùng quan trọng để đánh giá một phần thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT. Theo đó, có thể nhận định bước đầu là: GV LS trường PT liên cấp Olympia đã có những hiểu biết rất khách quan đối với nội dung và giá trị thực tiễn trong việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS. Bản thân các GV cũng rất ủng hộ việc sử dụng các PPDH tích cực và đa dạng trong giảng dạy để phát huy tối đa năng lực của HS. Những góp ý chân thành của các GV về biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng lý thuyết đa thông minh cũng là gợi ý quan trọng để chúng tôi tiếp tục tìm tòi, suy ngẫm để triển khai và đưa vào nội dung vận dụng lý thuyết đa thông minh trong chương 2 của luận văn.

Hai là, thông qua việc quan sát lớp học:

Một điểm chung thường thấy của HS trường quốc tế, trong đó có Olympia là phong thái tự tin, chủ động của HS trong không gian trường học thực sự tiện nghi và đẹp mắt. Thay vì ngồi cố định trong lớp, HS chủ động di chuyển tới các phòng học chuyên môn. Đó là nơi mà chỉ cần bước vào, HS đã

sống trong môi trường đúng chất của môn học đó: Phòng âm nhạc, phòng LS hay khoa học…

Sĩ số của từng lớp có sự khác biệt song cơ bản không quá 30 HS một lớp. Đây là điều kiện lý tưởng để GV có thể quản lý lớp và triển khai các PPDH hiệu quả và có nhiều điều kiện theo dõi, quan tâm đến sự phát triển của từng em.

Trong các môi trường giáo dục quốc tế, sự dân chủ được coi là một trong những yếu tố được lưu ý đặc biệt. Sự dân chủ không có nghĩa là “Thầy”

= “Trò” mà là: HS được tôn trọng và được tạo điều kiện bày tỏ quan điểm, lập trường và cách đánh giá của mình. Giờ học ở trường quốc tế Olympia thật hiếm khi im phăng phắc hay là GV trở thành nhân vật chính của tiết học. Thay vào đó, những cuộc trao đổi, thảo luận được diễn ra thường xuyên. HS thực sự trở thành trung tâm của lớp học. Tất cả đã biến không gian lớp học trở nên cởi mở hơn, năng động hơn rất nhiều.

Điều kiện gia đình, môi trường học tập tạo điều kiện cho mỗi HS Olympia có cái tôi cá nhân rất cao. Các em luôn bày tỏ cá tính mạnh của mình ngay trong trang phục, kiểu tóc và cả cách giao tiếp, lối ứng xử hàng ngày. Tuy nhiên, sự bản lĩnh và cái tôi cá nhân đó không cào bằng vai trò và vị thế của GV trong giờ học. Đối với các giờ học, nguyên tắc “tôn trọng” luôn được đề cao. Và vì thế, người GV vẫn hoàn toàn nắm bắt và quản lý được lớp học của mình.

Bên cạnh sự độc lập, tự tin và cá tính mạnh, HS Olympia còn có tính cách khá cởi mở, đặc biệt với những vấn đề liên quan đến văn hóa. Những cơ hội trải nghiệm những nền văn hóa mới, miền đất mới trong những chuyến tham quan cùng gia đình và việc tham gia các trại hè tạo cho các em có vốn sống tốt và sự mở mang tầm hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, phần lớn các em đều có nguyện vọng đi du học nên việc tìm hiểu cũng như làm quen với các nền văn hóa mới cũng khiến các em dễ tiếp nhận cũng như hứng thú hơn.

Cũng thông qua việc quan sát lớp học, có thể nhận thấy HS Olympia có thế mạnh trong kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đóng kịch và dựng phim. Điều này được phản ánh thông qua sự hứng thú của các HS trong việc lựa chọn các hoạt động trên trong các bài kiểm tra, đánh giá và sự hợp tác của các em trong các giờ nội khóa trên lớp.

Như vậy, bước đầu có thể đánh giá một số ưu điểm của HS Olympia là: Năng động, tự tin, độc lập và cá tính. Thế mạnh của các em là các hoạt động ngoại khóa và khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, điều GV cần lưu tâm ở các em là sự độc lập, quyết đoán nên GV cần kiểm soát và điều chỉnh phù hợp với các hoạt động chung của lớp.

Ba là, thông qua việc khảo sát trí thông minh của HS:

* Cách xử lý số liệu

- Nhóm câu hỏi trắc nghiệm:

Với các câu 1, 2, 4, 5, 7: Mỗi lựa chọn của HS đối với 1 trí thông minh được tính là 8.

Câu 6 có cách tính điểm theo chiều giảm dần ứng với các hoạt động phản ánh trí thông minh nên trí thông minh được lựa chọn đầu tiên được tối đa 8 điểm. Các trí thông minh còn lại có số điểm từ 7 đến 1.

Việc tổng hợp kết quả điểm từ các câu 1, 2, 4, 5, 6, 7 sẽ có được bảng điểm của từng loại hình trí thông minh của mỗi HS. Từ đó, xác định nhanh chóng các loại hình trí thông minh nổi trội của từng em và cả lớp.

Câu 3: GV ghi phương án lựa chọn của HS vào bảng tổng hợp.

- Nhóm câu hỏi tự luận:

Câu 8: Tìm hiểu trí thông minh ngôn ngữ thông qua phần thi “Đuổi hình bắt chữ”, GV ghi số lượng câu đúng trên tổng số 10 câu vào bảng tổng hợp.

Câu 9: Tìm hiểu trí thông minh logic – toán học thông qua phần bài tập “Hình học”, GV ghi kết quả đúng (Đ), sai (S) hoặc không làm (0) vào bảng tổng hợp.

Câu 10: Tìm hiểu trí thông minh hình ảnh – không gian thông qua bài tập “Vẽ”, GV mô tả hình vẽ của HS rồi ghi vào bảng tổng hợp.

Ví dụ:Hs Cao Hà Châu Anh có kết quả tổng hợp điểm như sau:


Tên

Số câu vi phạm

Điểm đánh giá trí thông minh

Câu 3

Câu 8

Câu 9

Câu 10

NN

LG

ÂN

HA

GT

TN

NT

Phương

án chọn

Kết

quả

1

18

5

22

25

24

32

4

7

1

6/10

0

Bút

chì

Trong đó:

32: Là điểm đạt được của trí thông minh Giao tiếp.

25: Là điểm đạt được của trí thông minh Vận động.

24: Là điểm đạt được của trí thông minh Hình ảnh – Không gian.

1: Lựa chọn của HS đối với câu hỏi 3 là phương án 1.

6: Là số lượng đáp án trả lời đúng cho câu hỏi “Đuổi hình bắt chữ”.

0: Là kết quả của câu 9. HS không có phương án trả lời.

Bút chì: Là hình vẽ của HS đối với câu hỏi 10.

Tương tự như vậy, mỗi HS sẽ có một kết quả tổng hợp riêng. GV dựa trên bản khảo sát của HS (Phụ lục 1) để tổng hợp rồi gửi lại HS phiếu trả kết quả (Phụ lục 4). Bảng tổng hợp kết quả của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia sẽ được thể hiện ở phụ lục 2 và 3

* Kết quả

- Sự phân hóa trí thông minh của cả lớp:

* Dựa trên kết quả thu được của HS (phụ lục 5), ta có bảng sau:

Bảng 1: Bảng thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia

Trí thông

minh

Ngôn ngữ


Logic

Âm nhạc

Vận động

Hình ảnh

Giao tiếp

Nội tâm

Tự nhiên

Lượt

HS

0

5

7

9

9

3

0

0

Dựa vào bảng trên, ta có biểu đồ sau:


10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

9

9

7

5

3

0

0

0

Ngôn ngữ Logic Âm nhạc Vận động Hình ảnh Giao tiếp Nội tâm Tự nhiên

Đơn vị: Lượt


Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia

Dựa vào biểu đồ trên, ta nhận thấy:

Các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia là: Trí thông minh vận động (9), hình ảnh (9) và âm nhạc (7). Các trí thông minh kém nổi trội của HS là: Trí thông minh ngôn ngữ, nội tâm và tự nhiên. Các trí thông minh logic (5) và giao tiếp (3) được đánh giá ở mức độ trung bình. Tổng số HS tham gia khảo sát là 30 nhưng tổng số lượt học sinh là 33 vì có 3 HS có điểm tổng hợp của 2 trí thông minh là ngang nhau.

Đối với nhóm trí thông minh nổi bật, trí thông minh vận động và hình ảnh được đánh giá ngang nhau và cùng có lượt học sinh nổi trội là 9 lượt. Đối với nhóm trí thông minh kém nổi trội, kết quả điểm là 0. Không có bất kì HS nào có thế mạnh nhất là ba trí thông minh ngôn ngữ, nội tâm và giao tiếp.

* Dựa vào bảng tổng hợp (phụ lục 5), ta có biểu đồ sau:


Biểu đồ 1 2 Biểu đồ thể hiện số lượt các thông minh được xếp hạng cao 1

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lượt các thông minh được xếp hạng cao của 30 HS lớp 10 trường phổ thông liên cấp Olympia

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy:

Thứ tự các trí thông minh nổi bật của cả lớp là: Hình ảnh, vận động, âm nhạc, giao tiếp, tự nhiên, logic, ngôn ngữ và cuối cùng là nội tâm. Trí thông minh hình ảnh – không gian và vận động có tổng số lượt xếp thứ hạng 1, 2, 3 bằng nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ trí thông minh hình ảnh – không gian giữ thứ hạng 1 và 2 cao hơn tỉ lệ này ở trí thông minh vận động nên ta xếp được các trí thông minh theo trình tự trên.

Như vậy, 3 trí thông minh nổi bật nhất của 30 HS là hình ảnh – không gian, vận động và âm nhạc. Việc các loại hình trí thông minh này có kết quả cao vì học sinh lớp 10 là những HS có tuổi đời còn rất trẻ. Hơn thế nữa, các

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí