Một Số Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs

và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân và lứa tuổi. Một số GV chưa quan tâm sử dụng các phương pháp như phương pháp phòng sửa động tác sai, phương pháp luyện tập, các phương pháp luyện tập bằng trò chơi và thi đấu.

Trong đánh giá, một số GV chưa đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá và đánh giá kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.

Trong công tác quản lý, vẫn còn một bộ phận CQBL ở các trường THCS chưa quan tâm thực hiện nội dung khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất. Công tác chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh chưa qua tâm thực hiện.

CBQL các trường THCS chưa quan tâm thực hiện chế độ chính sách cho GV và HS có thành tích trong thi đấu thể thao cấp thị xã, cấp tỉnh. Vì vậy, chưa tạo động lực để GV và HS nâng cao chất lượng hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực.

Nguyên nhân của mặt hạn chế:

GV còn yếu về năng lực lập tổ chức, lập kế hoạch huấn luyện các nội dung thể thao phù hợp cho HS, mặt khác, kinh phí nhà trường phân bổ cho hoạt động GDTC chưa đáp ứng yêu cầu về sân bãi, dụng cụ thể dục...nên việc tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp chưa đem lại hiệu quả cao..

Các trường chỉ trông chờ vào kinh phí các dự án tài trợ. Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giờ học TDTT và các hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực.

Các lực lượng xã hội chưa xây dựng được môi trường GDTC theo tiếp cận năng lực thống nhất trong trường, ở gia đình và trong cộng đồng.

Tiểu kết chương 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên cho thấy, đa số CBQL, GV nhận thức đúng đắn mục tiêu giúp HS củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm. GV thường xuyên thực hiện phương pháp hỏi đáp, làm mẫu động tác trong các giờ học chính khóa, giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa, các buổi theo tổ chức nhóm, tuy nhiên, GV chưa thường xuyên thực hiện hương pháp phòng sửa động tác sai, phương pháp luyện tập, các phương pháp luyện tập bằng trò chơi và thi đấu…GV thường xuyên sử dụng đánh giá định tính và sử dụng đánh giá định lượng, tuy nhiên còn xem nhẹ đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá.

Kết quả quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên cho thấy, đa số CBQL đã thường xuyên thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dòi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn; Tổ chuyên môn xây dựng nội dung môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS; Chỉ đạo GV quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những HS có năng khiếu thể dục thể thao ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy theo đặc thù của từng môn tuy nhiên còn xem nhẹ kế hoạch hóa việc phối hợp với các Đoàn thể, Liên đội, Chi đội, thực hiện chương trình, nội dung và kiểm tra đánh giá nề nếp học tập và rèn luyện thể dục thể thao cho HS và chỉ đạo xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực...

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 10

Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng cho thấy, các yếu tố như: Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường; Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục; Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC rất ảnh hưởng đến quản lý GDTC theo tiếp cận năng lực cho HS THCS.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Hoạt động giáo dục thể chất ở mỗi một giai đoạn, mỗi một cấp học có mục tiêu riêng. Với đối tượng là học sinh ở các trường THCS quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực thể chất, để từ đó học sinh có thể tự định hướng cho bản thân, lên kế hoạch để sinh hoạt và rèn luyện, sống có ý thức, tự tin, dũng cảm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh, và cả xã hội. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp nhằm quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh luôn cần phải bám sát mục tiêu, đối tượng. Để làm được điều đó nhà trường cần lên kế hoạch chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn, từng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; sau khi chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất, cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công việc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống

Để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS cần đảm bảo nguyên tắc tính hệ thống. Thực chất của nguyên tắc này nghĩa là đảm bảo hoạt động giáo dục thể chất một cách thường xuyên và đồng thời kết hợp luân phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi, các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định trong quá trình luyện tập. Để đáp ứng với mục tiêu trong giáo dục thể chất, đòi hỏi các thầy cô trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh cần có những kế

hoạch cụ thể, cân đối phân chia thời gian sao cho hợp lý giữa luyện tập và nghỉ ngơi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Nhưng vẫn luôn đảm bảo tính liên tục.

Tính hệ thống trong chương trình giáo dục thể chất còn được biểu hiện tính lặp lại và tính biến động trong nội dung chương trình, có nghĩa là với một số bài tập cần tiến hành lặp lại nhiều lần để học sinh có thể luyện thành những kỹ năng, để từ đó phát triển các yếu tố nâng cao thể chất và tinh thần người học Tính hệ thống trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận

năng lực người học còn thể hiện ở một số quy tắc như “từ dễ đến khó”, “từ đơn giản đến phức tạp”, “từ chưa biết đến biết”. Giúp người học cảm thấy hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất. Sau đó, nếu có thể cần xây dựng chương trình nâng cao tùy thuộc vào đối tượng.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Với mục đích là tăng tính tự lựa chọn cho học sinh, hướng tới phát triển năng lực cho người học. Để xây dựng những giải pháp nâng cao hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS tính kế thừa là một nguyên tắc hết sức cơ bản, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng trong thiết kế, xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả. Ngoài rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, môn giáo dục thể chất còn rèn cho mỗi học sinh tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ luật cao, tinh thần tập thể và có thêm các phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. Vì thế, bên cạnh kế thừa các nội dung cốt lòi như: Đội hình đội ngũ, tác phong, tư thế và kỹ năng vận động truyền thống, các bài khởi động, bài thể dục hay những trò chơi vận động; cần xây dựng lại chương trình giáo dục thể chất để đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống để phù hợp với từng đối tượng.

Tính kế thừa trong hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học còn thể hiện ở chỗ khi áp dụng các phương pháp dạy học: kết hợp linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng. Trong quá trình kết hợp giữa các phương phương dạy

học không nên xem nhẹ các phương pháp truyền thống, cần nắm bắt tình hình đối tượng cụ thể để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Trong việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học, tính kế thừa còn được thể hiện ở chỗ kiểm tra đánh giá kết quả người học. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá hiệu quả của người học, với mục tiêu của chương trình là đánh giá năng lực và phẩm chất người học, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở hệ thống kiến thức về lý thuyết, nên có thể kết hợp nhiều hình thức như: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm trên giấy, kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ, kiểm tra mức độ rèn luyện về kỹ năng…

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Một nguyên tắc quan trọng để nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh đó là phải đảm bảo tính hiệu quả, tức là cái mà giáo viên mong muốn các em học sinh đạt được, hướng tới. Tính hiệu quả của chương trình giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho các e học sinh được thông qua quá trình đánh giá chất lượng trong quá trình và sau khi thực hiện chương trình giáo dục thể chất.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Một trong những cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS là xây dựng một chương trình giáo dục có tính khả thi tức là khả năng được hiện thực hóa. Tức là nội dung chương trình phải đảm bào tính phổ thông,tính đại trà, không đề ra quá cao hay quá khó để cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy lung túng và . Vì thế:

Về phía giáo viên, cần phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy các môn giáo dục thể chất: Dựa trên nội dung khung chương trình, yêu cầu cần đạt được, mục tiêu môn học… các giáo viên có thế quy định các nội dung môn học, phân luồng thành các môn tự chọn hay bắt buộc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của học sinh. Từ đó có thể

định hướng kết quả đầu ra để học sinh chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả môn học.

Để hoạt động quản lý giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh các trường THCS đảm bảo tính khả thi cần điều chỉnh một số nội dung chương trình sao cho sát với thực tế, điều kiện cụ thể của nhà trường. Giáo dục thể chất hướng tới rèn luyện năng lực thể chất, phẩm chất cho học sinh nên cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để học sinh có thế thực hành, điều chỉnh một số nội dung học tập phù hợp với thời gian, đối tượng.

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS

Tên một số biện pháp còn mang màu sắc của giáo dục học, cần chỉnh sửa tên cho rò hơn như: Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch, Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, chỉ đạo đổi mới ...

Nội dung các biện pháp cần thể hiện rò vai trò của chủ thể quản lý thực hiện biện pháp.

Từ các biện pháp này, quay về bổ sung thêm một số phân tích ở chương 2 để có sự logic giữa chương 2 và chương 3

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực đây là nội dung hết sức cấp thiết, lâu dài,phải có chương trình cụ thể, kế hoạch phù hợp. Với mục tiêu là xây dựng những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và các em học sinh ở các trường THCS về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực của người học, tích cực tham gia các hoạt động quản lý, giảng dạy góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Để thực hiện được mục tiêu trên, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, của đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng, giữ vai trò chủ đạo quyết định lớn đến chất lượng môn học. Chính vì vậy để nâng cao nhận thức của đội ngũ này cần tập trung vào một số nội dung như sau:

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ tuy không trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp, nhưng cũng giữ vai trò lớn quyết định hiệu quả môn học. Cần nhận thức hoạt động giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình của bộ GD & ĐT. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý về hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh tức là chính bản thân đội ngũ này cũng cần nhận thức tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất, không đơn thuần là rèn luyện về sức khỏe, mà còn ở cách thức tổ chức. Vì thế xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng, điều kiện thực tế cơ sở vật chất của từng đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện một cách có hiệu quả nhất; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và thường xuyên tổ chức những buổi rút kinh nghiệm; tuyên truyền cho đội ngũ lãnh đạo quản lý luôn có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giảng dạy môn giáo dục thể chất hiểu vai trò của mình trong phụ trách giảng dạy.

Luôn đặt hoạt động giáo dục thể chất trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt động khác của nhà trường: như những hoạt động ngoại khóa, nội khóa, gắn với những ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu văn nghệ thể thao, các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ… để từ đó có thể chủ động xây dựng nguồn lực cần thiết cho các hoạt động, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho các cán bộ, giáo viên về những hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường.

Đối với đội ngũ giáo viên: ở đây bao gồm cả những người trực tiếp lên lớp và những người không trực tiếp lên lớp (đối với giáo viên dạy những môn khác môn giáo dục thể chất). Giáo dục thể chất là môn học quan trọng trong rèn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022