Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 2


Vì vậy định hướng và quản lý các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch gắn với thiên nhiên đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm nghiên cứu.

Liên quan đến việc thuê rừng, Theo Nghị định số 23/2006NĐ-CP ngày 03 tháng 3năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng.Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, thuê rừng là một trong những giải pháp để sử dụng rừng có hiệu quả góp phần ổn định cuộc sống của người dân trong nghề rừng. Việc cho thuê rừng cơ bản tập trung vào rừng đặc dụng nhưng cũng cần có các giải pháp khuyến khích thuê rừng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất [10].

Trên thế giới, việc cho thuê rừng đó diễn ra từ lâu. Ở nước ta đây là một vấn đề cũng rất mới mẻ. Có một số cơ sở đang hình thành các phương án cho thuê rừng và khu vực cảnh quan như Vườn quốc gia Ba Vì, Bến En... Tuy nhiên, các cơ sở này gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các phương án cho thuê vì nhiều lý do nhưng trong đó lý do cơ bản là thiếu cơ sở và phương pháp xác định giá cho thuê các tài nguyên này. Bên cạnh đó, các phương án quản lý, khung pháp chế về việc cho thuê rừng và tài nguyên rừng vẫn là những câu hỏi mở cần có các định hướng của các cấp quản lý và ngành lâm nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc cho thuê rừng là một đòi hỏi cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và công tác quản lý trong ngành lâm nghiệp.

Vườn quốc gia Ba Vì được được thành lập từ ngày 16-01-1991 khi Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên đã ký quyết định số 17/CP về việc thành lập và phê chuẩn Luận chứng kinh tế kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì thuộc UBND Thành phố Hà nội trực tiếp quản lý.


Qua 17 năm xây dựng và phát triển, Vườn quốc gia Ba Vì từng bước đi vào ổn định về mặt tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình nghiên cứu về điều tra cơ bản, về bảo tồn nguồn gen cây rừng, các dự án phát triển kinh tế vùng đệm, đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ. Hiện tại Vườn đã thu được những kết quả nhất định như: rừng được bảo vệ và phát triển tốt, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện. Đặc biệt một số dự án có ý nghĩa khoa học sâu sắc đã và đang được thực hiện khá thành công.

Vườn quốc gia Ba Vì phối hợp cùng UBND huyện Ba Vì lập phương án giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái (DLST) và giáo dục hướng nghiệp, môi trường kết hợp bảo vệ phát triển rừng áp dụng cho các đối tượng đang nhận khoán QLBVR có nhu cầu kết hợp hoạt động DLST. Tuy nhiên việc định giá rừng đặc dụng và môi trường cảnh quan du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với những lý do trên, việc tiến hành đề tài: “Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội ” là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn của Vườn quốc gia Ba Vì, đồng thời góp phần sử dụng tốt nguồn tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 2

1.1. Những nghiên cứu nước ngoài

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cho thuê rừng trên thế giới

Thuê rừng và đất rừng là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia trên thế giới và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp. Việc cho thuê rừng và đất rừng thường được thực hiện giữa hai chủ thể là Chính phủ (cho thuê) và tư nhân (đi thuê), đây là một cách để duy trì sự kiểm soát tài nguyên rừng và đất rừng ở một mức độ nhất định hơn là để tư nhân hoá toàn bộ tài sản quốc gia. Những kinh nghiệm về thuê rừng và đất rừng của nhiều quốc gia trên thế giới được đề cập đến trong tham luận của Adrian Whiteman (1998) tại hội thảo “Leasing of Publicly owned forests: learning from international experiences”. Trong tham luận này, tác giả đã có luận bàn về mục đích của các quốc gia khi đưa ra chính sách này; các khía cạnh kinh tế của chính sách cho thuê rừng như làm thế nào xác định được giá cho thuê; các khía cạnh thể chế của việc cho thuê; các nhân tố kinh tế và tài chính chủ yếu cần được cân nhắc khi thiết lập các phương án cho thuê...

- Các mục đích của chính sách: (1) Cải thiện tình hình tài chính của Chính phủ từ sự loại bỏ các tài sản công cộng. Đối với ngành lâm nghiệp, áp dụng đối với những tài sản rừng không có lợi ích phi thương mại đáng kể (các lợi ích chiến lược quốc gia, các lợi ích xã hội hay môi trường) hoặc những tài sản rừng có đem lại những lợi ích đó trong tương lai nhưng phải được bảo đảm hợp lý bằng một khung pháp lý đủ mạnh. (2) Tăng hiệu quả của ngành lâm nghiệp thông qua việc tiếp nhận những kỹ năng quản lý và đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân. (3) Phát triển công nghiệp nội địa trên nền tảng tài sản thuộc sở hữu công cộng. (4) Hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng địa phương.


- Những hình thức: (1) Cho thuê thương mại hoàn toàn: Người đi thuê có quyền sử dụng đất và các tài sản có liên quan trên đất trong một chu kỳ nhất định; giá thuê được xác định là giá thị trường; (2) Hợp đồng hoặc giấy phép khai thác gỗ; (3) Chuyển nhượng rừng; (4) Thoả thuận quản lý rừng. Theo tác giả, việc lựa chọn hình thức nào là phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể cần quan tâm đến nhân tố sau:

- Loại rừng và mức độ phức tạp đòi hỏi của công tác quản lý

- Lượng thu nhập mà Chính phủ mong muốn đạt được từ việc cho thuê…

- Năng lực thể chế của quản lý hành chính lâm nghiệp để kiểm soát việc

cho thuê

- Sức mạnh của các thước đo khác, chẳng hạn như khung điều chỉnh

pháp lý chung cho thành phần kinh tế tư nhân…

- Các khía cạnh kinh tế của thuê rừng: Ở đây chủ yếu liên quan đến vấn đề định giá rừng cho thuê, có hai kỹ thuật được sử dụng để xác định giá trị của rừng trồng thuộc sở hữu công cộng là:

Sử dụng giá thị trường của rừng trồng có khả năng so sánh mà được mua hoặc bán gần đây để phân tích nhằm đưa ra giá định hướng. Kỹ thuật này thường đòi hỏi phải có một bộ cơ sở dữ liệu đồ sộ về giá bán rừng trồng, đây là một điều không tưởng đối với nhiều quốc gia.

Tính toán giá trị thặng dư của các khoản thu nhập mong đợi trong tương lai và chi phí từ mỗi rừng trồng (đã được chiết khấu), còn gọi là phương pháp giá trị mong đợi (the expectation value method – EVM). Việc tính toán giá trị mong đợi của rừng trồng đòi hỏi phải đáp ứng đủ 4 loại thông tin sau: Lợi tức dự kiến thu được từ rừng trồng (dựa trên kích thước, chủng loại, chất lượng gỗ); giá bán gỗ tương ứng; các chi phí quản lý rừng trong tương lai; tỷ lệ lãi suất chiết khấu cho thu nhập và chi phí.


Nhìn chung, đây là những kinh nghiệm cần nghiên cứu vận dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chính sách cho thuê rừng của nước ta cũng cần phải được nghiên cứu đầy đủ các nội dung sau:

Mục đích của chính sách thuê rừng hiện tại và tương lai;

Các khía cạnh kinh tế của chính sách cho thuê rừng như làm thế nào xác định được giá cho thuê;

Các khía cạnh thể chế của việc cho thuê;

Các nhân tố xã hội, môi trường;

1.1.2.Kinh nghiệm của một số nước cụ thể về thuê rừng

a. Thuê rừng ở Nam Phi

Chính phủ Nam Phi có nắm giữ một diện tích chủ yếu là đất rừng, với tổng tài sản bao gồm 892.000 ha rừng và đất rừng. Trong diện tích nhà nước nắm giữ, có sự đa dạng rất lớn về rừng và đất rừng bao gồm: rừng trồng thương mại, đất có rừng khác; rừng bản xứ/địa; các diện tích rừng được bảo hộ (bản xứ) một cách hợp pháp; đất trống. Đất này được sở hữu một phần bởi nhà nước và một phần được nắm giữ bởi đại diện các cộng đồng địa phương; trong đó một số cũng đã có sẵn các quyền sử dụng đất rừng này cho các mục đích khác nhau. Chính phủ Nam phi đang lập kế hoạch để rút lui khỏi sự liên quan trực tiếp trong lĩnh vực lâm nghiệp và hiện tại đang xem xét và cân nhắc các sự lựa chọn để thu hút lĩnh vực tư nhân vào trong sự quản lý nguồn tài nguyên này.

Để nắm giữ một số kiểm soát về tài nguyên rừng, Chính phủ Nam phi đang đề xuất cho thuê đất rừng đối với lĩnh vực tư nhân hơn là tư nhân hoá toàn bộ tài sản này (đối với mục đích của tài liệu này, việc cho thuê đã được định nghĩa bởi tác giả bao hàm cả phạm vi/hình ảnh rộng của sự sắp xếp giữa lĩnh vực nhà nước và lĩnh vực tư nhân, bao gồm: các hoạt động cho thuê đất thương mại; các giấy phép khai thác; các chứng chỉ về chuyển nhượng và các


thoả thuận về quản lý rừng). Tài liệu này đã được chuẩn bị để hỗ trợ cho các Nước và Cục Lâm nghiệp Nam Phi (DWAF) đánh giá các phương án của các hợp đồng thuê rừng đó. Cục này xem xét các phương án thuê rừng khác nhau sẵn có cho chính phủ và soạn thảo các kinh nghiệm từ các quốc gia khác mà có liên quan đến lĩnh vực tư nhân trong việc quản lý rừng sở hữu Nhà nước. Phần 2 và phần 3 của tài liệu này thảo luận các mục tiêu mà các nước khác nhau đã theo đuổi với các chính sách của họ nhằm khuyến khích sự liên quan nhiều hơn của lĩnh vực tư nhân vào trong lĩnh vực lâm nghiệp và các phương án điển hình sẵn có đối với các chính phủ. Phần 4 thảo luận về các khía cạnh kinh tế của thuê rừng chẳng hạn như phương pháp xác định giá trị của các hợp đồng thuê rừng. Phần 5 thảo luận về các khía cạnh về thể chế của việc thuê rừng chẳng hạn phương pháp/cách mà các khoản chi nên được kết cấu và nên được tập hợp, và sự giám sát của sự sắp xếp của việc cho thuê. Phần cuối cùng trình bày các nhân tố tài chính và kinh tế chủ yếu nên được xem xét khi thiết lập các hoạt động thuê rừng.

b. Các kinh nghiệm về tư nhân hoá tại Vương Quốc Anh và Niu Zê Lân

Cả Vương Quốc Anh và New Zealand đã tư nhân hoá phần lớn tài nguyên rừng sở hữu nhà nước của 2 nước này từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, các cách tiếp cận được dùng cho việc tư nhân hoá có sự khác nhau giữa 2 quốc gia này. Trong trường hợp Vương quốc Anh, tư nhân hoá được giới thiệu đầu tiên vào năm 1979, nhưng việc bán rừng sở hữu Nhà nước chỉ bắt đầu vào cuối những năm 1980. Các khoảnh rừng được lựa chọn kỹ lưỡng để bán là được chọn chủ yếu từ những nơi sự chuyển nhượng (bán) của nó có thể hợp lý hoá sự quản lý của tài sản rừng của Nhà nước này. Tuy nhiên, các mục đích cho các khoản thu nhập từ việc bán rừng và diện tích được bán mỗi năm cũng được thiết lập bởi Chính phủ (150 triệu bảng và 100,000 ha vào năm 2000). Rừng được bán bằng hình thức đấu thầu có sự cạnh tranh hoặc bằng đàm phán, vào tháng 3/1997 Hội đồng/Uỷ ban Lâm nghiệp đã bán 66.000ha


(ngoài tổng số 900.000ha trước khi các cuộc bán đấu giá bắt đầu) và thu về 75 triệu bảng. Loại rừng đã được bán chủ yếu là các diện tích rừng Tùng Bách trồng ở vùng sâu vùng xa hoặc các diện tích rất khó khăn trong việc bảo vệ. Những diện tích rừng cho lợi ích rất lớn về giá trị phi gỗ không được bán, trừ những năm đầu của những năm 1990, các sự quan tâm được tăng lên về sự thiệt hại của sự tiếp cận mang tính chất công cộng. Để trả lời/giải quyết vấn đề này, Hội đồng Lâm nghiệp đã khởi xướng chính sách nhường cho chính phủ địa phương cơ hội để bước vào ràng buộc mang tính pháp lý các thoả thuận tiếp cận qua các diện tích đã được bán. Việc tư nhân hoá của tài sản rừng sở hữu nhà nước còn lại đã được xem xét vào năm 1994. Tuy nhiên, việc tư nhân hoá toàn bộ này đã bị từ chối/loại bỏ dựa trên các cơ sở/lý do rằng:

1. Có thể không chắc chắn rằng toàn bộ nguồn tài nguyên này có thể được bán cho một ai với một khối lượng đáng kể;

2. Điều đó có thể rất phức tạp về mặt pháp lý và hành chính và vì vậy rất tốn kém;

3. Sẽ có sự kháng cự một cách đáng kể của công chúng đối với hoạt động đó.

Vì vậy, chính sách chuyển nhượng từng bước một vẫn duy trì, với mục đích tương tự như trước đây. Tuy nhiên, chính sách này đã bị tạm dừng trước đợt tổng tuyển cử vừa qua (03/1997) và nó đã không được tiếp tục lại chính phủ mới của Đảng Lao Động. Tư nhân hoá tại New Zealand đã được thông qua đầu tiên vào tháng 12/1987. Các tài sản của chính phủ đã được bán với mục đích chủ yếu là giảm nợ cho công chúng/công cộng. Các nguyên nhân khác của việc bán tài sản nhà nước cũng đã được đưa ra, bao gồm:

1. Các Bộ trưởng đó không phải là các người chủ kinh doanh giỏi;

2. Nhằm để tránh/huỷ bỏ những nhu cầu có thể có cho đầu tư của chính

phủ trong tương lai;


3. Nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của các rủi ro của chính phủ trong các

lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế;

4. Nhằm để cho phép các Bộ trưởng tập trung vào các vấn đề của chính

sách kinh tế xã hội.

Các tiêu chí cho việc bán tài sản đó là các người đóng thuế phải nhận được nhiều từ việc bán hơn là họ sẽ tiếp tục sở hữu và rằng việc bán này phải tạo ra được sự đóng góp tích cực cho các chính sách kinh tế và xã hội của chính phủ.

Mục tiêu chủ yếu trong lĩnh vực Lâm nghiệp nhằm để hợp lý hoá tài sản và để sản xuất mang tính hiệu quả, tính cạnh tranh quốc tế cao hơn cho lĩnh vực Lâm nghiệp. Mối quan tâm đặc biệt là nhu cầu để đảm bảo các nguồn cung cấp cho các nhà chế biến nhằm để thu hút nguồn đầu tư mới vào trong lĩnh vực lâm nghiệp. Sự bán các nguồn tài nguyên rừng, cho phép các nhà chế biến hợp nhất nguồn cung cấp gỗ vào trong các hoạt động sản xuất hiện nay của họ, được xem như là một cơ chế tối ưu để đạt được kết quả này trong một thời gian dài. Vòng đầu tiên của việc bán rừng này là ở dưới hình thức/dạng bỏ thầu với giá kín/được niêm phong. Các giá đấu thầu được xây dựng cho việc mua bán chọn gói toàn bộ cây cối và các tài sản cố định trừ đất rừng sẽ được thuê dưới chứng chỉ lâm nghiệp hoàng gia có thể trao đổi trên thị trường. Vòng bán rừng đầu tiên này chưa chắc đã thành công: chỉ có 2 mức thầu (cho 72600 ha trong tổng số) đã được chấp thuận. Còn tất cả các mức thầu khác đều đã bị từ chối vì các mức thầu này quá thấp. Tuy nhiên, chính phủ sau đó đã bước vào vòng bán có tính đàm phán và kết quả là đã bán thêm được 174.000ha. Bước thứ ba của quá trình tư nhân hoá, được thông báo Ngân sách của chính phủ năm 1991, là việc bán rừng được quản lý bởi các doanh nghiệp nhà nước/Lâm trường quốc doanh: New Zealand Timberlands. Vào tháng 4/1992, New Zealand Timberlands đã được bán cho một công ty của Mỹ tên là ITT Rayonier.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí