Hàng lậu được chuyển về xuôi
Trước diễn biến của tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp như vậy, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, trong những năm qua. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là phải tập trung đấu tranh kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh trong lưu thông hàng hóa, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao đồi sống nhân dân.
Kết quả công tác chống buôn lậu:
Trong năm 2000 và tám tháng đầu năm 2001, các lực lượng chống buôn lậu trong tỉnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính, kinh tế 2.625 vụ buôn lậu, trốn thuế, xử phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu về cho ngân sách 34,5 tỷ đồng. Riêng lực lượng công an tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 825 vụ buôn hàng Trung Quốc nhập lậu, tạm giữ 38 xe ô tô, 141 xe mô tô, 26 xe công nông để xử lý, phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu được 12,7 tỷ đồng nộp cho ngân sách. Đã phát hiện 215 vụ buôn bán hàng cấm, thu giữ 3kg bạch phiến, 31,07 kg thuốc phiện, 10,19 kg hêrôin, 158 khẩu súng các loại, 230 triệu
đồng tiên Việt Nam và 15 vạn đồng nhân dân tệ giả, đã đề nghị truy tố 189 vụ với 301 bị can. Năm 2008, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý khoảng
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Quan Hệ Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại Việt Nam
- Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Việt Nam Và Trung Quốc Tại Tỉnh Lạng Sơn
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Lạng Sơn Với Trung Quốc Giai Đoạn 2005-2008
- Định Hướng Và Triển Vọng Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc – Thực Tế Ở Lạng Sơn
- Triển Vọng Mặt Hàng Xnk Giữa Hai Nước Trong Những Năm Tới
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 14
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
6.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với tổng số tiền giá trị khoảng 50 tỷ đồng, bắt giữa 900 vụ vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu, thu 270 tấn gà và nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm, thu giữ một số phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu… Đã xử lý 1.289 vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 641m3 gỗ các loại, 6.713 chiếc thớt qui đơn, 219 kg động vật hoang dã, quý hiếm, thu nộp ngân sách
3.424 triệu đồng.
Những yếu kém tồn tại trong công tác chống buôn lậu của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động chống buôn lậu. Lạng Sơn vẫn còn có nhiều hạn chế trong công tác chống buôn lậu, vì tình trạng buôn lậu diễn ra ngày một tinh vi và xảo quyệt. Tuy có chủ trương kế hoạch, song tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành chưa liên tục, chưa đồng bộ. Chưa phát động được phong trào rộng khắp trong quần chúng nhân dân để họ tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn lậu. Một số vụ việc đã được phát hiện nhưng chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh nên đã hạn chế tác dụng răn đe và giáo dục. Trình độ năng lực của một số cán bộ trong các lực lượng chức năng liên quan đến công tác chống buôn lậu còn hạn chế. Các biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biên chất của một số cán bộ có chức, có quyền nhất là trong các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại các Đội và các trạm đã làm ảnh hưởng lòng tin của cán bộ và nhân dân vào cuộc đấu tranh này.
2.4. Nhận xét về thương mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc
2.4.1. Điểm mạnh
Về vị trí địa lý, Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có biên giới phía Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 253km, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên
giới; ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma, các cặp chợ như cặp chợ Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư lớn khang trang hiện đại rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách du lịch… trong đó Tân Thanh là cửa khẩu lớn buôn bán hàng tiểu ngạch với khối lượng lớn. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyênViệt đi qua và sang Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 150 km. Ngoài ra còn có các đường quốc lộ: 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên, 4A từ Lạng Sơn đi Cao Bằng, 4B từ Lạng Sơn đi Móng Cái thông ra biển. Hai cửa khẩu quốc gia và hai cửa khẩu quốc tế từ lâu đời đi sang Trung Quốc, nối bằng đường bộ và đường sắt với các nước châu Á khác và sang châu Âu. Các xã giáp biên giới còn có hàng trăm đường mòn mà từ lâu đời nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung qua lại, giao lưu tình cảm, trao đổi kinh tế với nhau.
Về địa chính trị, Lạng Sơn là cầu nối không chỉ riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà nó còn là cầu nối giữa Việt Nam với các nước khác, là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Trung Quốc có quan hệ buôn bán với tất cả các nước trong khối ASEAN. Quốc vụ viện Trung Quốc đã chọn Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc làm trụ sở để thực hiện hoạt động trao đổi buôn bán với các nước ASEAN và Quảng Tây trở thành khu tự trị tự do. Hai hành lang: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (kéo dài từ các tỉnh ven biển phía Đông, Nam và Tây – Nam Trung Quốc đến Hà Nội) đang được hình thành. Lạng Sơn chính thức trở thành cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN do vậy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn sẽ càng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn nhiều.
Về cơ sở hạ tầng, so với các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá, chợ (Lạng Sơn đã xây dựng được một số chợ lớn như Đông Kinh, Lạng Sơn…),
trung tâm thương mại tương đối thuận tiện để trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa hai nước với nhau.
Về quan hệ đối ngoại, nhân dân ở hai tỉnh giáp biên giới có quan hệ thân tình. Từ lâu đời nhân dân vùng giáp biên thuộc hai bên biên giới đã có mối quan hệ láng giềng, thân tộc, họ hàng. Hai bên vẫn thường qua lại thăm nhau, giúp đỡ lẫn nhau và mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy nó chính là nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Về thể chế, Lạng Sơn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đang cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra khu kinh tế Việt Trung đã thống nhất giữa hai địa phương Lạng Sơn và Quảng Tây, mỗi bên bỏ ra 8 km2 tức tổng diện tích là 16 km2 để xây dựng khu thương mại tự do và hiện khu thương mại tự do này đang được xúc tiến xây dựng.
2.4.2. Điểm yếu
Thứ nhất, nhận thức, quan điểm chưa thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau trong định hướng, chính sách và đường lối xây dựng và phát triển thể hiện qua sự chậm trễ trong việc cải tạo và mở rộng quốc lộ Lạng Sơn – Hà Nội.
Thứ hai, nguồn tài chính còn hạn hẹp: Mức thu ngân sách hàng năm của tỉnh Lạng Sơn còn quá khiêm tốn so với mức cần chi ra. Vì vậy tỉnh Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể như việc Lạng Sơn muốn mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A nằm trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn chưa có ngân sách để mở rộng.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng mặc dù so với các tỉnh miền núi giáp biên giới thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng khá tốt, tuy nhiên để mà tương xứng với nhu cầu hiện tại thì nó còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Có một thực tế là có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Lạng Sơn làm việc nhưng chỉ đều làm việc thôi còn các sinh hoạt khác như ngủ nghỉ thì họ
lại quay về Hà Nội để nghỉ vì hệ thống khách sạn ở Lạng Sơn không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Thứ tư, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, có nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn dẫn đến hiện tượng có nhiều người dân tiếp tay cho chủ buôn lậu gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
2.4.3. Cơ hội
+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO vì vậy cả hai nước sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan và một số chính sách khác theo nguyên tắc của WTO.
+ Xu hướng tăng cường hợp tác đã được các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về mặt ý tưởng với theo phương châm 16 chữ đó là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
+ Nền kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều theo cơ chế kinh tế thị trường vì vậy các doanh nghiệp được tự do buôn bán và làm ăn trong khuôn khổ pháp luật của hai nước, các doanh nghiệp có thể tự do trao đổi và học hỏi công nghệ của nhau, tự đổi mới phương thức kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm để họ vươn lên, các doanh nghiệp được tự chủ không bị ràng buộc bởi khoảng cách địa lý hay bởi sự khác nhau về quốc gia.
+ Trung Quốc là một nước lớn, thị trường cũng rộng lớn, trình độ phát triển kinh tế cao vì vậy cơ hội học hỏi về công nghệ, trình độ quản lý rất nhiều. Đặc biệt là cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đang là một tiềm năng to lớn đối với Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng.
+ Lạng Sơn có quan hệ làm ăn buôn bán với Trung Quốc từ rất lâu, thậm chí trước khi chúng ta mở cửa và khi chúng ta chưa chính thức cho phép hai nước tự do buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau. Chính vì vậy kinh nghiệm của
các nhà quản lý, các nhà kinh tế sẽ giúp cho hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa giảm bớt rủi ro.
+ Việt Nam là nước đang phát triển nên việc mở rộng thị trường của mình sang các nước khác là việc cần thiết và hiện nay chúng ta đang có xu hướng gia tăng thương mại tự do để phát triển thị trường trong nước, điều này tạo cơ hội hơn nữa cho Lạng Sơn trao đổi buôn bán hàng hóa với Trung Quốc.
2.4.4. Thách thức
+ Tình trạng buôn lậu ở Lạng Sơn luôn luôn diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp. Chủ buôn lậu luôn luôn tìm mọi cách để vận chuyển hàng lậu qua biên giới, khi bị phát hiện chúng chống trả hết sức quyết liệt vì vậy gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Tài chính của Lạng Sơn còn quá ít khiến cho tỉnh Lạng Sơn không thể xây dựng và phát triển cơ sở hàng tầng, khách sạn…đạt tiêu chuẩn chất lượng cao để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn.
+ Trình độ chênh lệch về công nghệ và khoa học kỹ thuật giữa nước ta và Trung Quốc quá lớn, vì vậy chúng ta thường xuất khẩu những mặt hàng còn thô sơ chưa qua chế biến sang Trung Quốc và chúng ta nhập phần đa những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.
+ Trung Quốc là một nước lớn trong khi đó Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo hơn nhiều so với Trung Quốc do đó khi làm ăn buôn bán với Trung Quốc chúng ta hay bị thiệt thòi, phía Trung Quốc hầu như họ đều có quyền tự chủ và quyền quyết định trong trao đổi hàng hóa.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NÓI CHUNG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NÓI RIÊNG
3.1. Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế mới
3.1.1. Những nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới
Bước sang thế kỷ XXI khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nỗ lực cải cách mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì cơ hội phát triển quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc vô cùng rộng lớn nhờ những nhân tố khách quan và chủ quan sau đây:
Một là xu thế liên kết kinh tế khu vực phát triển sâu rộng hơn bao giờ hết
Hiện nay mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, song hòa bình và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong sự phát triển thế giới và khu vực, đồng thời đây cũng là thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Đây là xu thế phát triển khách quan đang cuốn hút mọi quốc gia vào quỹ đạo kinh tế toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cùng thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Là cơ hội lớn nếu quốc gia đang phát triển đó có năng lực cải cách, mở cửa, tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau, hội nhập kinh tế quốc tế vào khu vực hiệu quả, sẽ có nhiều khả năng tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến. Là thách thức lớn nếu quốc gia đang phát triển đó không có năng lực cải cách, mở cửa, không tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải khỏi quỹ đạo phát triển của thế giới.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia đàm phán, ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) với một số đối tác thương mại lớn, việc ký kết này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam đặc biệt là lợi ích trong thương mại. Lợi ích thương mại thể hiện ở chỗ khi tham gia ký kết các FTA, Việt Nam và các nước đối tác phải cùng nhau thực hiện cam kết giảm thuế đối với những hàng hoá nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi đó, cơ hội bán hàng vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ rất thuận lợi do được hưởng các ưu đãi thương mại, dẫn đến chi phí đầu vào thấp hơn so với những nước khác không phải là thành viên của FTA. Khi đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị phần tại các nước FTA thành viên, gia tăng xuất khẩu, tăng cường năng lực sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một tác động ngược lại của FTA đối với thương mại đó là có thể gây ra nguy cơ nhập siêu từ những nước thành viên FTA do Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến cho hàng hoá trong nước phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên trong FTA được hưởng mức thuế quan ưu đãi thấp.
Tuy nhiên, không phải mọi tác động mở cửa thị trường đều ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam và các nước thành viên, việc giảm thuế quan cũng có thể tạo ra lợi thế đáng kể cho Việt Nam nếu biết tận dụng nó, đặc biệt trong tình trạng nhập siêu và lạm phát hiện nay. Đó chính là việc giảm thuế quan đối với nguyên liệu cho các ngành sản xuất của Việt Nam, các mặt hàng hoá chất và các sản phẩm hoá chất dùng cho sản xuất công nghiệp, hoá chất hữu cơ, phân bón, clinker và tư liệu sản xuất như máy móc điện năng và thiết bị điện. Việc giảm thuế quan này sẽ giúp chi phí sản xuất giảm và giúp giảm giá tiêu dùng trong nước hiện nay, hạ bớt nhiệt của tình trạng lạm phát.
Trong trường hợp Việt Nam không tham gia FTA cùng với các nước ASEAN, Việt Nam có thể sẽ đối mặt với sự chuyển hướng thương mại một cách rõ nét, phần xuất khẩu của ViệtNam sẽ bị thu hẹp. Bởi vì, tác động chuyển hướng thương mại được thể hiện rõ qua việc cầu đối với xuất khẩu của các nước