nhẫn đến đớn đau:
“Hóa nhi thật có nỡ lòng, Làm cho dày tía vò hồng lắm nao”
(Truyện Kiều Nguyễn Du)
Vì vậy, cũng là chủ
thể
GT (người “phát”) nhưng GT với nhà văn
không giống như GT với hình tượng. Nếu tiếp xúc với hình tượng VH là tiếp xúc với người “phát” trên cơ sở các chi tiết cụ thể, sống động đầy chất cảm tính về hình dáng, tính cách, thì tiếp xúc với nhà văn lại tiếp xúc với người “phát” hiện diện ở phương diện tinh thần với những lập trường, quan điểm, tình cảm, thái độ.
So sánh với người “phát” trong GTNN sẽ thấy rằng, người “phát” trong GTNN chỉ mang màu sắc cá nhân, đại diện cho cá nhân, nhưng người “phát” trong GTVH mang đậm tính chất xã hội. Dù trong vai hình tượng nghệ thuật hay vai nhà văn, “người phát” ấy bao giờ cũng có tính đại diện cho số đông,
phản ánh cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của một nhóm người, lớp người
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Dương Thị Duyên - 1
- Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Dương Thị Duyên - 2
- Lí Thuyết Về Hoạt Động Giao Tiếp Vàhoạt Động Day Hoc Tpvc Trong Nhàtrươǹ G Thpt.
- Đặc Điểm Nhận Thức Của Hs Thpt Trong Quá Trình Học.
- Vị Trítruyện Ngắn “Hai Đưá Trẻ” Của Thạch Lam Trong Chương Triǹ H
- Đinh Hươń G Chung Cho Việc Dạy Học Đọc Hiểu Truyện Ngắn “ Hai Đứa Trẻ ” Của Thạch Lam Theo Líthuyết Vềhoạt Động Giao Tiếp.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
nhất định. Chẳng hạn, hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắnHai đứa trẻ, Thạch Lam không chỉ ngợi ca nhưñ g giátrị nhân văn cao đẹp mà còn giuṕ ngươì đọc thấu hiểu nỗi buồn đau cua dân tộc trong gần một thế kỷ dươí aćh
đô hộ tàn bạo của bọn thưc dân đếquốc. Cái nhìn của nhà văn Nam Cao trong
truyện ngắn Đôi mắt đâu chỉ là của Nam Cao mà là quan điểm của con người kháng chiến, con người cách mạng.
Về nội dung giao tiếp văn học.
Nội dung GTVH chính là những vấn đề mà nhà văn muốn “giao lưu”, gửi gắm, bày tỏ, GT với độc giả. Tác phẩm chính là phương tiện GT giữa người đọc và nhà văn, muốn GT với tác giả thì trước hết người đọc phải tiếp
xúc với tác phẩm, thông qua các yếu tố
có trong tác phẩm:
ngôn ngữ, hình
tượng tác phẩm, tư
tưởng tác phẩm…Đó là những yếu tố
góp phần thành
công cho cuộc GTVH.
Ngôn ngữ văn học có nguồn gốc từ ngôn ngữ tự nhiên, được nhà văn lựa
chọn, gia công, tinh luyện đạt tới trình độ
nghệ
thuật thẩm mĩ. Qua NNVH
người đọc không chỉ thấy nghĩa hiển ngôn mà còn thấy nghĩa hàm ngôn, không chỉ thấy nghĩa đen mà còn nghĩa bóng, nghĩa phái sinh, nghĩa nghệ thuật. Với các khả năng đặc biệt, NNVH không chỉ truyền tải thông tin mà còn chuyển tải “tiếng lòng” của tác giả đến với người đọc, buộc người đọc phải tạo cho mình tâm thế sẵn saǹ g, phải vận dụng tối đa kinh nghiệm sống cùng với những năng lực liên tưởng, tưởng tượng mới có thể thực hiện thành công hoạt động GT của mình.
Khía cạnh thứ hai của phương tiện GTVH là hình tượng. Nhà văn phản ánh cuộc sống, gửi gắm quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật bằng hình tượng, thông qua những hình tượng. Hình tượng VH được xây dựng bởi chất liệu ngôn ngữ là loại hình tượng phi vật thể. Sự tác động của hình tượng VH chủ yếu là tác động vào thế giới tinh thần của con người, đưa đến khả năng liên tưởng, tưởng tượng, tái hiện trong tâm trí con người những cảm nhận bằng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác…Mỗi loại thể VH, mỗi thời đại VH bao giờ cũng mang đặc trưng cùng lí tưởng thẩm mĩ riêng. Do đó, khi tiếp nhận VH người đọc cần chú ý tơí các đặc điểm về loại thể, thời đại VH để có thể lĩnh hội đầy đủ những thông điệp mà nhà văn muốn chuyển tải thông qua phương tiện GT là ngôn ngữ và hình tượng VH.
GT với hình tượng VH như GT với một thực thể sống ở ngoài đời. Do vậy khi GT với mỗi hình tượng VH cần phải nhận ra diện mạo của hình tượng đó trên cơ sở những chi tiết cụ thể được miêu tả trong tác phẩm. Đọc bất kì một TPVH nào người đọc cũng đều phải trả lời được các câu hỏi: hình tượng đó là gì, quá trình phát triển của hình tượng ra sao, ý nghĩa của nó với việc biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm như thế nào ? Câu trả lời thu
được từ các câu hỏi này sẽ hình thành nên kết quả của hoạt động GT giữa người đọc và hình tượng VH. Khi GT với hình tượng tự sự, người đọc phải
quan tâm đến những chi tiết, tình tiết, sự kiện. Chẳng hạn với hình tượng
Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, người đọc thường quan tâm đến chi đôi bàn tay. Khi còn nguyên vẹn, đó là bàn tay của trung thực, yêu thương, tình nghĩa. Khi bị đốt cháy đó là đôi bàn tay ngụt cháy của lòng căm thù, trở thành bó đuốc châm lửa cho cuộc nổi dậy của buôn làng. Khi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng vẫn có thể cầm suń g, thậm chí không cần vũ khí vẫn có thể giết chết giặc. Đôi bàn tay ấy là chứng tích tội ác của kẻ thù để nhắc nhở con cháu muôn đời không thể quên. Đối với hình tượng trữ tình, người đọc lại quan tâm hơn đến tâm trạng và cảm xúc. GT với nhà văn là GT qua sự thể hiện tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhà văn với đời sống xã hội. Thông qua các lĩnh vực như đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề mà nhà văn bộc lộ những quan điểm, tư tưởng và tài năng của mình.
Chủ
đề và nhất là
đề tài, là phương diện cơ
bản của nội dung tác
phẩm. Nhiều tác giả cùng viết một đề tài gần gũi nhưng chủ đề khác nhau. Nhiều tác giả cùng viết về một đề tài gần gũi nhưng chủ để khác nhau. Cùng một đề tài nông dân những Ngô Tất Tố và Nam Cao lại có những hướng đi khác nhau. Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ.
Như vậy, với những yếu tố trên đã chứng tỏ GTVH là một dạng đặc biệt của GT ngôn ngữ.
1.1.4. Líluận vềhoat động day hoc TPVC trong nhàtrươǹ g THPT.
1.1.4.1. TPVC ở nhà trường THPT: phương tiện giao tiếp đa chiều.
* Nhà văn Giáo viên.
Hoạt động dạy học TPVC yêu cầu GV không chỉ nắm được ý tưởng của nhà văn mà phải tiến tới làm cho HS nhận ra mối liên hệ xã hội giữa tác
phẩm với thế
hệ HS đang sống và với hiện thực hôm nay. Nhiệm vụ
của
người GV là có trách nhiệm phải làm cho nhà văn, “người phát tin vắng mặt” hiện diện đầy đủ trong quá trình tiếp nhận VH của HS. Đó chính là bản chất
của công việc “cầm lái” thấm đẫm chất nghệ sĩ của người GV dạy VH.
Trong dạy học TPVC, giá trị của “tác phẩm” phải đến được với HS bằng
chính sự
tiếp nhận của HS. GV không bao giờ
phát ngôn thay cho tác giả,
cũng không tiếp nhận các giá trị của VH để rồi truyền thụ cho HS theo cách
hiểu của mình. GV chi là nhân tố tiếp nhận VH của HS mà thôi.
* Nhà văn Học sinh.
tác
động, điều chỉnh, kích thích quá trình
Một điều dễ nhận thấy giữa nhà văn và HS là khoảng cách lớn về không gian, thời gian, về vốn sống, vốn ngôn ngữ, cách tiếp cận hiện thực. Để làm tốt vai trò gạch nối giữa nhà văn và HS, người dạy TPVC phải đọc, nghiên
cứu, nghiền ngẫm, thụ
đắc tư
tưởng, phong cách sáng tác của nhà văn cũng
như định hướng sư phạm của SGK. Nhiệm vụ của GV là bằng những cách nào đó, cố gắng giúp HS lấp càng nhiều càng tốt khoảng cách giữa nhà văn, nhà thơ với các em. Tất nhiên không phải bằng lối thuyết giảng áp đặt tư tưởng theo kiểu “chim mẹ mớm mồi cho chim con”. Vậy bằng cách nào cho phù hợp? Khơi gợi những rung động, cảm xúc thẩm mỹ, kích thích tính tích cực tư duy của HS bằng lời gợi mở, định hướng, dẫn dắt vấn đề của GV, từ đó giúp các em tự cảm nhận, khám phá chiếm lĩnh tri thức VH. Đó là một thủ pháp thích hợp với việc dạy học TPVC.
* Giáo viên Học sinh.
Trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa GV và HS là
mối liên hệ
giữa người giảng dạy với người nghe, người truyền thụ
với
người tiếp thu, người thông tin và người tiếp nhận, người trình bày và người giải thích. Vì thế mối liên hệ giữa HS với TPVC bị phá vỡ. Khi coi HS là chủ thể nhận thức sẽ tạo lập được mối liên hệ hợp lí giữa GV với HS, giữa HS
với TPVC cũng như
ý thức chủ
động nhận thức, tự
phát triển của HS. HS
được hướng dẫn, tổ chức để tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách
chủ động sáng tạo. GV là nhạc trưởng điều khiển cho mọi nhạc công sử
dụng hài hòa nhạc cụ của mình. HS là những ngọn lửa và GV có nhiệm vụ thắp sáng ngọn lửa ấy.
* Học sinh với cuộc sống.
Thông qua TPVC, HS nhận thức được giá trị của cuộc sống. Đây là cái mà HS phải tự chiêm nghiệm, khám phá, nhận thức từ việc đọc cảm thụ,
đọc phân tích, đọc hiểu tác phẩm dưới sự dẫn dắt của người thầy. Nó
không hiển hiện lên bề mặt của trang giấy như tri thức của các bộ môn khoa học khác, nó gần như là sự khám phá mới, chứ không hẳn là sự “khám phá
lại”. Vì vậy mà để
hình thành tri thức khoa học về
cuộc sống thông qua
TPVC, trước hết GV phải làm thế
nào để
HS rung động trước cái đẹp, cái
hay của tác phẩm. VH nghệ thuật là quy luật của tình cảm. VH nghệ thuật là con đường dẫn vào tình cảm, cảm xúc, “con đường chạy thẳng vào tim”. Chính vì vậy mà chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của VH không thể tách rời chức năng thẩm mỹ. Người dạy TPVC giúp HS nhận thức cuộc sống và giáo dục các em bằng TPVC nhất thiết phải làm cho các em thực sự rung động, xúc cảm, thực sự đắm mình trong cái chân, cái thiện, cái mỹ của những áng văn, bài thơ. Đó chính là sự khác biệt căn bản giữa VH với các bộ môn khoa học khác vốn chỉ yêu cầu phát huy trí lực, tính tích cực học tập của HS.
1.1.4.2. Dạy học TPVC: một hoạt động GT đặc biệt.
* Dạy học TPVC là một hoạt động GT có tính định hướng.
Dạy học TPVC được định hướng từ chương trình môn học nhằm:
Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và VH...Hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận VH, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống...Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá;
tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự chủ nhân dân, trách nhiệm công dân.
hào dân tộc, tinh thần dân
Một tác phẩm VH được biên soạn để dạy học không chỉ hiện diện với tư cách là một đối tượng thẩm mĩ mà còn là một đối tượng nhận thức, một công cụ giáo dục giúp HS phát triển nhân cách. Mỗi bài học “tác phẩm”, ngay từ đầu đã phải xác định được các mục tiêu về bồi dưỡng những tri thức về giáo dục tình cảm thái độ và rèn luyện kĩ năng cho HS. Trong hàng loạt vấn đề mà tác phẩm VH đặt ra, bài học TPVC chỉ chọn lựa một số vấn đề chủ chốt nhất phục vụ mục đích giáo dục vả giáo dưỡng. Cho nên không phải tất cả các nội dung của tác phẩm đều được đưa vào làm nội dung dạy học mà chỉ có những nội dung nào đáp ứng được mục tiêu bài học, đáp ứng được khả
năng nhận thức của một đối tượng HS cụ nhất định.
thể
trong một khoảng thời gian
Dạy học TPVC được định hướng từ một đối tượng tiếp nhận cụ thể
với những đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức riêng biệt. Bài học
TPVC là một hoạt động tiếp nhận VH có nghi thức, mang tính tập thể và có sự hướng dẫn trực tiếp của GV, hoàn toàn khác với hoạt động tiếp nhận VH thông thường. Tiếp nhận VH trong bài học TPVC vừa là lĩnh hội kiến thức vừa là rèn luyện kĩ năng. Trong giới hạn của thời gian được chương trình quy
định, người GV dạy văn phải căn cứ vào nội dung “tác phẩm”, yêu cầu giáo
dục của bài học, đặc điểm nhận thức của HS mà đề xuất ra các biện pháp
giúp HS tiếp cận tác phẩm một cách có hiệu quả nhất. Đối tượng được tác động sẽ phải biến đổi theo một mục tiêu đã được định trước ngay trong và sau quá trình tiếp nhận VH.
* Dạy học TPVC là hoạt động GT có tính hệ thống.
Trước hết hoạt động dạy học TPVC có sự
liên kết chặt chẽ
với các
hoạt động dạy học Tiếng Việt và Làm văn trong một định hướng tích hợp. Những kiến thức dược dùng làm nội dung GT cũng có mối quan hệ chặt chẽ
với kiến thức về
văn học sử, về
lí luận văn học về
ngôn ngữ...Như
vậy,
trong hoạt động dạy học, TPVC được quy định bởi các nhân tố nằm trong
cùng một hệ thống, tạo nên một hoạt động GT vừa chặt chẽ khoa học theo mạch liên kết của một hoạt động giáo dục, lại vừa theo mạch cảm hứng của một GT nghệ thuật.
Tính hệ
thống của hoạt động GT trong bài học TPVC còn thể
hiện
ngay trong các quan hệ giữa HS với “tác phẩm”, giữa GV với quá trình tiếp nhận VH của HS. Các quan hệ này vừa là quan hệ song phương vừa là quan
hệ trực tiếp. Là quan hệ song phương bởi HS đồng thời phải GT với hình
tượng và với nhà văn. Là quan hệ trực tiếp bởi HS phải tự mình nhận diện được các yếu tố về ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu...trong văn bản, để hiểu
được “cái gì”, “vấn đề
nào” nhà văn muốn nói tới. Với tư
cách là chủ
thể
nhận thức, HS phải luôn luôn nâng miǹ h lên để
thực hiện các cuộc
“trò
chuyện” này. Tuy nhiên không nên lầm tưởng giữa GTVH với các quan hệ
GT thông thường khác. Nhà văn thực hiện “giao tiếp” để thông báo và tác
động làm biến đổi HS, mặt khác HS cũng tác động lại nhà văn (thông qua việc đọc TPVH) để tự nhận thức và tự biến đổi. Mục đích tác động của HS không phải nhằm biến đổi nhà văn mà là tự mình biến đổi theo cách đem cái
“tôi” cùng nhà văn sáng tạo ý nghĩa cho TPVH. Bằng cách đó, giữa HS và
“tác phẩm” đã hình thành nên mối quan hệ GT hai chiều, có “cho” và có
“nhận”. Qua hình tượng, nhất là hình tượng nhân vật, HS hiểu được nhân phận con người, khám phá ra các tính cách xã hội của một giai đoạn lịch sử, một tầng lớp hay giai cấp nào đó…, nhà văn miêu tả cuộc sống là để người đọc có một kênh thông tin giúp cho việc nhận ra các giá trị thế nào là đúng, thế nào là sai, cái gì là đáng yêu, cái gì là đáng ghét. Điều quan trọng là từ
những nhận thức khách quan và từ nhu cầu được giáo dục, quá trình nhận
thức, quá trình giáo dục được chuyền hoá thành quá trình tự nhận thức và tự giáo dục. Chính vì vậy mà sức mạnh giáo dục của VH là cụ thể, thiết thực, là lâu bền và có sức lay động lòng người.
Dạy học TPVC sư
dụng một hệ
thống các hoạt động tiếp nhận VH
khiến cho quá trình dạy học là quá trình GT có hệ thống “bắt đầu từ sự cảm
thụ
văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ
thuật, cảm hứng, quan niệm nghệ
thuật,tài nghệ của tác giả” [8, 325] bao gồm những hoạt động cơ bản: đọc, phân tích và tổng hợp, bình giả văn học và kiểm tra đánh giá:
Hoạt động đọc là con đường duy nhất “tiếp cận để làm quen với cái mới, cái độc đáo và duy nhất trong tác phẩm” [11, 200]. Đọc văn là một hoạt
động của người tiếp nhận tác động vào văn bản để nhận ra diện mạo của
hình tượng và tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Do đó, đọc văn là một hoạt động GT. Khi đọc văn, người đọc được tiếp xúc với nhiều đối tượng từ thiên nhiên, hiện tượng, sự vật, con người, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, với biết
bao số
phận. Hiệu qua
của hoạt động GT trong đọc văn thể
hiện ở
việc
người đọc nhận biết được những gì người sáng tác muốn gửi tới bằng thái độ nhiệt tình và cách thức riêng. Người đọc văn phải thể hiện được tinh thần tiếp nhận có phê phán, có phát triển làm giàu thêm ý nghĩa của tác phẩm. Kết quả cuối cùng của việc đọc văn là người đọc “chuyển hóa ra ngoài cái xảy