Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Dương Thị Duyên - 2


tham gia hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực văn đoàn ­ một tổ chức văn chương uy tín theo khuynh hướng lãng mạn trước năm 1945,

nhưng trong khuynh hướng chung ấy, Thạch Lam vẫn có nhiều điểm khác

biệt.Văn phong của ông nhẹ nhàng, dung dị mà thấm thía; những trang viết đầy chất thơ mà phập phồng hơi thở sự sống hàng ngày như nó vẫn diễn ra nơi cuộc đời ngoài kia. Có thể thấy những sáng tác của Thạch Lam đọng lại trong lòng người đọc thật bền lâu với những tâm tình êm dịu, ngọt ngào.

­ Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam, được chọn giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 11, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, NXB Giáo dục năm 2004. Thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông cho thấy, việc dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn chỉ dừng lại ở những lối mòn, chưa theo kịp công tác nghiên cứu. GV và HS chưa nhận thức đúng đắn về bản chất TPVC (vừa là một bộ môn nghệ thuật vừa là một bộ môn khoa học). Chúng tôi cho rằng việc vận dụng líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một hướng đi khắc phục phần nào tình trạng trên, đồng thời giúp HS tiếp nhận một cách tích cực nhất, đem lại hiệu quả giảng dạy.

Xuất phát từ

những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề

tài

Vận

dụng líthuyết vềhoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam với mong muốn tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để khai thác tối đa các giá trị trong giờ học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam nói riêng và cũng là định hướng để áp dụng vào các TPVC nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.‌

1. Vấn đề dạy học theo líthuyết vềhoạt động giao tiếp.

Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Dương Thị Duyên - 2

Hiện nay, GT và vận dụng líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học là nội


dung được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Ở Việt Nam, dạy học theo líthuyết vềhoạt động GT vẫn là khá mới mẻ, song việc nghiên cứu đã đạt được hiệu qua cao:

+ Trong giảng dạy Tiếng Việt, GS.TS Bùi Minh Toán trong bài: V

quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt (TC Nghiên cứu Giáo dục,

5/1995), từ việc khẳng định “Hot động giao tiếp là hot động phát và nhn thông đip”, tác giả đưa ra những cơ sở đề xuất quan điểm GT trong giảng dạy. Điều này vừa xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ, vừa xuất phát từ mục tiêu của môn học. Từ đó, hướng GT được thể hiện trong nội dung và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. Về nội dung, quan điểm GT đòi hỏi môn Tiếng Việt cung cấp cho HS không chỉ tri thức về hệ thống kết cấu của tiếng Việt

mà cả tri thức về quy tắc hoạt động sử dụng và tri thức về sản phẩm của

hoạt động. Về phương pháp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng lực hoạt động bằng ngôn ngữ.

+ Đối với môn Làm văn, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh trong bài: Quan

điểm giao tiếp và việc dạy làm văn (TC Nghiên cứu Giáo dục 1/1995) cũng

đưa ra một số

cơ sở

trong việc đề

xuất quan điểm GT:

Xuất phát từ

chức

năng của ngôn ngữ; xuất phát từ

đặc thù của ngôn ngữ; xuất phát từ

mục

đích ca vic dy tiếng là vic dy cho HS cách tư duy và giao tiếp tt. Trong quan điểm này tác giả cho rằng HS học tiếng không phải chỉ để nắm những tri thức khoa học hệ thống về tiếng mà quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức khoa học tiếp thu được HS phải nắm được cách sử dụng tiếng mẹ

đẻ một cách thành thạo nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử

dụng ngôn ngữ. Công trình cũng chỉ ra việc làm văn chính là cách tổ chức GT hay nói một cách chính xác là cách dạy cách thức tổ chức GT bằng văn bản.

+ Trong công trình Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học

phthông theo hướng giao tiếp (Luận án tiến sĩ, ĐHSP, Hà Nội, 2009), TS


Phạm Văn Nam cho rằng hoạt động GT có nhiều ưu thế trong việc phát triển nhận thức của HS, hoàn toàn có thể ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học TPVC nói riêng. Từ đó tác giả làm rõ hoạt động GT trong giờ học TPVC bao gồm hai phương diện: GT văn học và GT sư phạm, về GT văn học tác giả chủ trương tổ chức cho HS thực hiện GT văn học là để các em trực tiếp đối thoại với tác phẩm, tìm ra giá trị thẩm mĩ của tác phẩm biểu hiện qua hệ thống

ngôn ngữvà hình tượng văn học. Về

GT sư

phạm, tác giả đề

xuất bài học

TPVC phải tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá trong một quy trình dạy và học chặt chẽ với sự tham gia của GV ­ người dạy và HS ­ người học. GT sư phạm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức: giữa GV và cá nhân HS, giữa GV và nhóm HS, giữa GV và tập thể lớp. Điều này giúp HS biết ứng dụng các kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ vào GT đời sống, GT văn hóa, sử dụng văn học như một phương tiện GT. Luận án cũng nghiên cứu một cách khá hệ thống từ quan điểm, nguyên tắc đến các bước thực hiện bài học TPVC theo hướng GT. Đây chính là cơ sở gợi mở cho đề tài của chúng tôi khi áp dụng vào dạy học một tác phẩm cụ thể trong nhà trường phổ thông.

+ Trong luận văn Dy hc thơ trtình giai đon sau 1975 cho hc sinh THPT theo hướng giao tiếp của Trần Thị Nga, ĐHSP, Hà Nội, 2010, tác giả đã nêu được những kiến thức lí luận cơ bản về vấn đề dạy học thơ trữ tình theo hướng GT. Đề tài khẳng định bản chất của thơ ca là GT bằng tâm hồn, tình cảm. Trong đó thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ, tình cảm trong thơ gắn với tình cảm của nhân dân và nhân loại, tình cảm trong thơ là tình cảm được cá thể hóa. Và từ đó tác giả đưa ra các nguyên tắc, phương pháp dạy học thơ trữ tình theo hướng GT sao cho việc truyền đạt của GV cũng như sự tiếp nhận của HS đạt kết quả cao nhất. Luận văn đã nêu ra định hướng GT cụ thể cho quá trình dạy học, mở ra chân trời mới cho cách tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trong nhà trường.


+ Trong khóa luận tốt nghiệp Dạy học tác phẩm “Vội vàng” của Xuân

Diệu theo định hướng giao tiếp

của sinh viên Đào Thị

Thu Trà, ĐHSP, Hà

Nội, 2012, đã vận dụng những phương pháp, biện pháp vốn quen thuộc vào một tác phẩm cụ thể nhưng được soi chiếu dưới định hướng GT: đọc sáng tạo; gợi tìm, nêu vấn đề; tái tạo kết hợp các biện pháp cắt nghĩa, so sánh, giảng bình.

Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở và hướng gợi mở để chúng tôi

tiếp tục vận dụng vào dạy học đọc hiểu một TPVC mà cụ truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

thể

là thể

loại

2. Vấn đề nghiên cứu dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường phổ thông.

Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách Thạch

Lam.Về phương pháp dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có

các công trình, bài viết sau:

­ Bài soạn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, sách GV lớp 11, tập 2, NXB

Giáo dục 2004 đưa ra cách phân tích truyện theo trình tự diễn biến qua các giai đoạn tâm trạng của nhân vật.

­ Thiết kế bài ging “Hai đứa trcủa GS Phan Trọng Luận và Thiết kế bài ging của Trần Thanh Xuân ­ Nguyễn Thị Hương (Thiết kế tác phm văn chương, tập 1, NXB Giáo dục 1999) đã vận dụng và kết hợp các thao tác mang tính nghiệp vụ vào việc tổ chức HS chiếm lĩnh tác phẩm theo cơ chế dạy văn mới.

­ Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, PGS.TS

Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam là cần làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm dựa trên đặc trưng loại

thể,

“phải xác định được thi pháp tư

tưởng, cái phong cách, cái tạng riêng

của từng nhà văn” [3], tác giả cũng khẳng định “chúng ta phải dạy học tác

phẩm của Thạch Lam theo hướng với tác phẩm trữ

[3].

tình cho dù nó truyện”

­ Luận văn

Hệ thống câu hỏi cảm thụ

trong truyện ngắn “Hai đứa

trẻ” của Thạch Lam

ở lớp 11

của Ngô Thị

Lùng Em, ĐHSP Hồ Chí Minh,

năm 2009, đã xây dựng hệ

thống câu hỏi cảm thụ

tác phẩm dựa trên đặc

trưng của môn học và đối tượng người học.

­ Luận văn Dạy học “Hai đứa trẻ” ở lớp 11 theo đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn của Thạch Lam của Nguyễn Anh Dinh, ĐHSP Hà Nội, năm 2012, và luận văn Từ góc độ loại thể xác định một phương hướng dạy ­ học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường trung học

phổ

thông

của Nguyễn Tiến Dũng, ĐHSP Hà Nội, năm 2003, đều đưa ra

được một số biện pháp dạy học dựa trên đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn là: Phân tích tác phẩm theo điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật; đọc kết hợp khơi gợi hình ảnh và tâm trạng; từng bước gợi mở, dẫn dắt định hướng HS bằng những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi cảm xúc; thông qua lời giảng và bình, phát huy những thế mạnh truyền thống trong dạy học TPVC; so sánh để mở rộng và khắc sâu ấn tượng của HS.

­ Khóa luận tốt nghiệp Xây dng hthng câu hi ti ưu cho tác phm “Hai đứa trcủa sinh viên Nguyễn Thị Vân, ĐHSP Hà Nội, năm 2000, đã dựa trên đặc điểm thi pháp truyện ngắn, ưu và nhược điểm của hệ thống câu hỏi tác phẩm Hai đứa trẻ, thực trạng dạy và học văn chương Thạch Lam để tiến hành xây dựng một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn phương pháp giảng dạy tác phẩm này là phương pháp đặt câu hỏi cảm thụ.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học

Hai đứa trẻ của Thạch Lam đều dựa trên đặc trưng thi pháp, loại thể của

truyện ngắn Thạch Lam để xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ nhằm khai

thác các giá trị

của tác phẩm. Có thể

thấy việc vận dụng líthuyết vềhoạt


động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là hướng đi mới mẻ, hứa hẹn đem lại hiệu quả tiếp nhận cao ở người học.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


1. Xác định những tiền đề lí luận vàthưc tiêñ để vận dụng líthuyêt́ về

hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Lam.

Hai đứa trẻ của Thạch

2. Áp dụng những nguyên tắc, tổ chức các hoạt động dạy học TPVC theo líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

3. Tiến hành các thực nghiệm sư phạm minh chứng cho việc vận dung líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌


1. Lựa chọn văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong chương trình

Ngữ văn chuẩn, lớp 11, NXB Giáo dục năm 2004.

2. Soi chiếu văn bản để dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo líthuyết vềhoạt động GT.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU‌

Với việc thực hiện đề tài: Vận dụng líthuyết vềhoat động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

1.GT; GT văn học; GT trong dạy học TPVC; đặc điểm nhận thức của

HS THPT, thưc

trang day

hoc

truyện ngăń

Hai đưá

trẻ của Thạch Lam ở

trươǹ g THPT hiện nay.

2. Vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy học TPVC theo líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.


VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU‌

1. Khái quát, khẳng định vai trò của líthuyết vềhoạt động GT để tăng hiệu quả dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

2. Thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy học bài học TPVC vào truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT.

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

Để thực hiện đề tài này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương pháp sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.

Các tài liệu về GT, GT văn học; tài liệu về lí luận văn học; tài liệu về tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS THPT…được chúng tôi tập trung nghiên cứu, làm tiền đề lí luận cho việc vận dụng líthuyết vềhoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Tham gia dự giờ, quan sát, tìm hiểu nắm bắt tình hình dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường THPT bao gồm các hoạt động như dạy học, chất lượng dạy học, các PPDH, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng cũng như phương hướng phát triển dạy học tác phẩm này đạt hiệu quả cao hơn.

3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

­ Tổ chức dạy thực nghiệm tại trường THPT.

­ Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả của HS bằng phiếu quan sát, phiếu hỏi, bài kiểm tra cả trong và sau quá trình học tập.

4. Phương pháp thống kê, so sánh.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các biện pháp thống kê, so sánh, đối chiếu...để đi đến những kết luận cần thiết cho khóa luận.


VIII. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN‌

Khóa luận bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.

Phần mở đầu.

Phần nội dung: Gồm ba chương.

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dung líthuyết vềhoạt động GT

vào dạy hoc đoc hiểu truyện ngắn “Hai đưá tre”̉ của Thacḥ Lam.

Chương 2: Tổ chưć dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của

Thạch Lam theo líthuyết vềhoạt động GT.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Phần kết luận: Trình bày những kết luận rút ra từ đề tài nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022