Nhận Diện Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Đối Với Hệ Thống Bctc Doanh Nghiệp Hiện Nay

- 110 -



Nội dung

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 38)

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 04 )


Hai điều kiện ghi

Ba trường hợp chủ yếu :


nhận tài sản

- Các tài sản được mua riêng


- Doanh nghiệp thu được các

biệt (Giá mua – chiết khấu,

Ghi nhận

lợi ích kinh tế trong tương

giảm giá, chi phí đưa vào hoạt

tài sản vô

lai gắn liền với tài sản;

động);

hình.

- Chi phí cho việc hình thành

- Các tài sản phát sinh từ việc


tài sản được ghi nhận một

sáp nhập doanh nghiệp (Giá


cách đáng tin

trị hợp lý);


cậy.

- Các tài sản xây dựng nội bộ



(Chi phí được tính vào chi phí



kinh doanh).

Các chi phí

- Lợi thế thương mại phát

- Lợi thế thương mại phát sinh

không được

sinh nội bộ;

nội bộ;

hạch toán

- Chi phí trước khi đi vào hoạt

- Chi phí trước khi hoạt động;

vào tài sản vô

động;

- Chi phí đào tạo;

hình

- Chi phí đào tạo;

- Chi phí quảng cáo trong giai

(phân bổ vào

- Chi phí quảng cáo;

đoạn tiền hoạt động;

chi phí kinh

- Chi phí di chuyển địa điểm.

- Chi phí phát sinh trong giai

doanh).


đoạn nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 16

Nguồn: IAS 38; VAS 04; tổng hợp của tác giả.


Bảng 2.5 cho thấy, phạm vi phản ánh của các tài sản vô hình giới hạn ở quy mô hẹp, tập trung vào các nguồn lực tổ chức hơn là các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực con người. Trong hệ thống kế toán Việt nam, các tài sản vô hình thường được coi là các TSCĐ, điều này phần nào không phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, theo đó, các tài sản vô hình của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là các tài sản cố định.

Về báo cáo trách nhiệm xã hội, trong khi báo cáo trách nhiệm xã hội đã trở nên rất phổ biến trong BCTC doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới thì tại Việt Nam, bên cạnh báo cáo thường niên của một số tập đoàn, công ty

- 111 -


có quy mô lớn có đề cập đến kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội, hầu như hệ thống kế toán Việt Nam chưa có quy định cụ thể về ghi nhận và trình bày các thông tin này trên BCTC. Theo một nghiên cứu gần đây của Word Bank, tại Việt Nam, rào cản và thách thức chủ yếu cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam bao gồm: nhận thức về trách nhiệm xã hội còn hạn chế, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật, sự nhầm lẫn giữa quy định trách nhiệm xã hội với và bộ luật lao động (World Bank, 2006).

Thứ năm, những hạn chế về công bố thông tin BCTC.

Tính hữu ích của thông tin chỉ có thể được hiện thực hóa khi nó kịp thời và dễ tiếp cận, điều này liên quan mật thiết đến phương thức công bố và tiếp cận thông tin.

Việc công bố thông tin về BCTC hiện nay được thực hiện theo Chế độ kế toán và Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK.

Ngày 5/4/2012, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK. Tuy nhiên, hàm lượng các thông tin phân tích và phi tài chính vẫn chưa thực sự đầy đủ; lổ hổng về tính trung thực của thông tin công bố, khi có sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán. Lợi nhuận năm 2013 nhiều công ty niêm yết giảm đến hơn 40% sau kiểm toán. Một số công ty đại chúng lớn bị hủy niêm yết không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin như quy định. Ngoài ra, ngày càng có nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ các quy định về phương tiện, hình thức và thời điểm công bố thông tin. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính đến phiên giao dịch 24/05/2013, trên cả hai sàn vẫn còn hơn 60 doanh nghiệp (gần 10%) chưa công bố báo cáo thường niên 2012 mặc dù đã hết hạn chót gần một tháng (UBCKNN, 2013). Những điều này gây trở ngại không ít cho những người muốn có được thông tin chính thức, đầy đủ và kịp thời về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Những hạn chế của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau. Về

- 112 -


khách quan, chủ yếu là ảnh hưởng của cơ chế cũ và môi trường văn hóa, pháp luật; ảnh hưởng của các thay đổi nhanh chóng trong quá trình hội nhập sâu và rộng. Về chủ quan, chủ yếu là là việc ban hành các văn bản lập quy về kế toán, đặc biệt là ban hành mới và cập nhật chuẩn mực kế toán, chưa kịp thời; nhà quản lý doanh nghiệp chưa thực sự xem trọng vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, phát hiện và kiểm soát các rủi ro đối với BCTC (Nguyễn Đình Hùng, 2010).

2.3.4. Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện nay

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng của hệ thống BCTC hiện hành, các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, luận án xác định những vấn đề quan trọng cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp, cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

(1) Xác lập một cách rõ ràng và phù hợp quan điểm, phương hướng phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC

Khi bắt tay xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính đã xác định, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phải được xây dựng “dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán”. Đến nay, nhìn lại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã xây dựng và ban hành, ngoài những kết quả đạt được, hiện đang tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa VAS và IAS/IFRS. Vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá chưa được định hướng một cách rõ ràng. Việc áp dụng VAS đã được điều chỉnh đối với thị trường vốn, TTCK như đã thực hiện, đã không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động trong thị trường này. Như vậy, quan điểm xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý, song, trong điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, ở một chừng mực nào

- 113 -


đó, chính sự chưa thống nhất cao về nội hàm của nó trong thực hiện, đã góp phần làm chậm lại quá trình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam.

Về chế độ kế toán, chúng ta đang cố gắng xây dựng một hệ thống quy định thật chi tiết và cụ thể về thực hành kế toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện trình độ quản lý, nhận thức và năng lực thực hành của đội ngũ làm công tác kế toán còn hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện đang tồn tại quá nhiều chế độ kế toán, thậm chí là quá nhiều hình thức sổ kế toán, vừa cụ thể lại vừa phức tạp… Đôi lúc, chúng ta lay hoay với việc nên tồn tại nhiều chế độ hay chỉ cần một chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất là đủ.

Về BCTC, như đã trình bày, nội dung, kết cấu BCTC mang tính khuôn khổ, thiếu linh hoạt. Kết quả là, hệ thống BCTC hiện hành vừa chưa thể hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, vừa chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin hữu ích của các đối tượng trong nền kinh tế.

Chính vì vậy, việc căn bản nhất và đầu tiên nhất cần giải quyết nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế về kế toán, là xác lập một cách rõ ràng, nhất quán và phù hợp quan điểm, phương hướng phát triển.

(2) Xây dựng lộ trình hợp lý phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp

Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam cần được thực hiện theo một lộ trình hợp lý. Việc xây dựng lộ trình hợp lý phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp không chỉ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn mà nó còn giúp cho việc kiểm soát quá trình thực hiện, phân bổ nguồn lực thực hiện hợp lý.

(3) Thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục các hạn chế của hệ thống BCTC hiện hành

Như đã đánh giá ở phần 2.3.3.2, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc soạn thảo BCTC, hệ thống BCTC, ghi nhận và trình bày các khoản

- 114 -


mục trên BCTC hiện hành tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này một phần liên quan đến nguyên tắc kế toán, phần lớn thuộc về phương pháp soạn thảo và trình bày, một số vấn đề mang tính kỹ thuật, có thể điều chỉnh được trong ngắn hạn, cần được khẩn trương thực hiện.

(4) Xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Những hạn chế về tính “cứng nhắc” của hệ thống BCTC cũng như nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của nhiều đối tượng trong nền kinh tế đã phân tích ở phần 2.3.3.2 cho thấy, xây dựng một hệ thống BCTC linh hoạt là một giải pháp cần thiết để nâng cao tính hữu ích của BCTC.

(5) Xây dựng và thực hiện các giải pháp dài hạn phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC

Nếu việc xác lập quan điểm, phương hướng một cách rõ ràng và nhất quán là then chốt thì việc xây dựng và thực hiện giải pháp dài hạn được xem là trọng tâm của quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC. Những giải pháp dài hạn liên quan đến: sử dụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC; ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức; ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. Những nội dung này đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Đó cũng là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến 7 xu hướng phát triển của kế toán quốc tế trong dài hạn, bao gồm: kế toán xã hội, kế toán nguồn lực tri thức, kế toán chi phí vốn, công bố dự toán tài chính, báo cáo dòng tiền, báo cáo lao động, báo cáo giá trị gia tăng (Ahmed et al, 2004).

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá là cần thiết và là xu thế tất yếu ở Việt Nam. Báo cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC cũng là điều không kém quan trọng để đáp ứng yêu cầu hòa hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

Căn cứ, định hướng và giải pháp cho các vấn đề này sẽ được trình bày ở Chương 3.

- 115 -


(6) Thực hiện đồng bộ những giải pháp mang tính hỗ trợ

Đây được xem như là điều kiện cần của quá trình phát triển hoàn thiện kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng. Môi trường kinh tế và pháp luật kinh tế bất cập thì hệ thống kế toán khó thể phát triển hoàn thiện. Thị trường giao dịch tài sản thiếu “minh bạch” thiếu “tích cực” thì khó có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở định giá tài sản… Ngoài ra, nhiều vấn đề không kém quan trọng cần được xem xét như chất lượng đào tạo kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán v.v…

Tóm lại, ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ sau khi thống nhất đất nước đến nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện nay đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng đã có sự cải cách, đổi mới, đáp ứng cơ bản được yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, trên cở sở yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, hệ thống BCTC hiện nay cũng tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết như: cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ; hệ thống BCTC thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa quy định việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Do vậy, việc cần làm hiện nay là cần xác lập một cách rõ ràng và phù hợp quan điểm, phương hướng phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC. Trên cơ sở đó, thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục các hạn chế của hệ thống BCTC hiện hành. Đồng thời, từng bước xây dựng một hệ thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, cũng như thực hiện các giải pháp dài hạn phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC.

- 116 -


Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Trong Chương 1 và Chương 2, luận án đã trình bày những mô tả, nhận định, phân tích về bản chất, vai trò, đặc điểm chất lượng cũng như các nhân tố tác động lên BCTC; ảnh hưởng của IAS/IFRS đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam; đánh giá ưu điểm, hạn chế, những vấn đề cần giải quyết của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Trên cơ sở đó, trong chương này, luận án xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng; đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, các kiến nghị hỗ trợ cho việc phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.


3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

Việc xác lập đúng đắn quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC được thực hiện trên cơ sở nhận diện được những điều kiện và bối cảnh cụ thể mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng, cải cách và từng bước hoàn thiện kế toán nói chung và hệ thống BCTC nói riêng trong bối cảnh: (i) Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế; (ii) Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách môi trường pháp luật theo hướng đầy đủ, thông thoáng; đặc biệt là cải cách hệ thống kế toán trên cơ sở tiếp cận và hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; (iii) Ngày càng nhiều tổ chức quốc tế tham gia tích cực vào việc thúc đẩy quá trình hòa hợp kế toán quốc tế, tạo một áp lực thực sự đối với hệ thống BCTC các quốc gia phải tuân thủ chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, nhằmđáp

- 117 -


ứng yêu cầu quá trình hội nhập về kinh tế và kế toán.

Những điều kiện trên ảnh hưởng và chi phối đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một hệ thống kế toán và BCTC hòa hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, hữu ích với nhiều đối tượng. Theo đó, luận án xác định quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC là: (i) Hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; (ii) Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam; (iii) Đề cao tính linh hoạt của hệ thống BCTC, phù hợp với quy mô, đặc thù doanh nghiệp và tính đa dạng về đối tượng sử dụng thông tin.

(1) Hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế

Kế toán chính là ngôn ngữ chung trong kinh doanh. Xu thế toàn cầu hóa hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn toàn cầu đặt ra yêu cầu các BCTC phải được lập trên một cơ sở thống nhất. Do đó, hòa hợp kế toán quốc tế là con đường mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét thực hiện vì lợi ích của chính mình. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy quan điểm xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng vừa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý, song, trong điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, ở một chừng mực nào đó, chính sự chưa thống nhất cao về nội hàm của nó trong thực hiện đã góp phần làm chậm lại quá trình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam.

Mục tiêu của IASB là phát triển một bộ chuẩn mực kế toán duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tính minh bạch và tính so sánh được của thông tin trên BCTC nhằm giúp các bên tham gia vào thị trường vốn thế giới và các đối tượng sử dụng khác ra quyết định kinh tế; thúc đẩy việc sử dụng và vận dụng nghiêm túc các chuẩn mực này; và mang lại sự hội tụ giữa các chuẩn mực kế toán quốc gia và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022