Đặc Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam


Mặt khác, tác động của việc áp dụng IFRS for SMEs đôi khi không như mong muốn. Mặc dù IASB cho rằng IFRS for SMEs giúp cung cấp thông tin có chất lượng cao hơn, giúp giảm chi phí tài chính cho các DNNVV nhưng nghiên cứu của Dalla Riva và cộng sự [158] ở Brazin lại cho thấy ảnh hưởng này là không đáng kể và không đồng nhất theo thời gian, chỉ có ảnh hưởng như ở thời điểm sau khi DNNVV chuyển sang áp dụng IFRS for SMEs. Một nghiên cứu ở trường hợp cộng hòa Séc cũng cho thấy tác động của việc tuân thủ IFRS for SMEs trên BCTC vừa tích cực, vừa tiêu cực (tăng lợi nhuận, giảm tài sản, thay đổi hiệu suất tài chính của DN). Nghiên cứu cũng chỉ rò những chi phí mà DNNVV phải bỏ ra trước, trong, sau khi thực hiện IFRS for SMEs, chủ yếu là chi phí về nhân lực [166].

Cuộc tranh luận về lợi ích và chi phí khi áp dụng IFRS for SMEs đặc biệt phức tạp ở khu vực EU – khu vực tồn tại quá nhiều hệ thống kế toán khác nhau. IFRS for SMEs vẫn bị cho là quá phức tạp đối với DNNVV nhất là DN siêu nhỏ; những chi phí trong việc lập BCTC và chi phí kiểm toán sẽ tăng lên trong khi lợi ích thực tế mà bộ CM mang lại cho DN chưa thực sự thuyết phục nhất là những DNNVV chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia có số lượng cổ đông hạn chế. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng IFRS for SMEs là phù hợp nhất với DNNVV khi các công ty có hoạt động quốc tế, là công ty con của các công ty báo cáo theo IFRS, các công ty cần tìm kiếm vốn nước ngoài hay “không có trách nhiệm công cộng” (như được định nghĩa trong IFRS for SMEs). Mặt khác, lại có luồng quan điểm cho rằng IFRS for SMEs vẫn cần rút gọn hơn nữa để phù hợp hơn với DNNVV vì những chi phí để áp dụng một tiêu chuẩn có thể vượt quá lợi ích mang lại [173][132]. Đối với những công ty gia đình hay những DN siêu nhỏ thì nhu cầu thông tin không quá phức tạp, do đó việc áp dụng IFRS for SMEs có thể gây ra những gánh nặng tài chính và không mang lại lợi ích mong đợi [120]. Nhưng nhìn chung, IFRS for SMEs giúp có được những thông tin kế toán tài chính kịp thời mang lại những lợi ích cao hơn những chi phí bỏ ra để có được những thông tin đó [49]. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều quốc gia áp dụng hoặc công bố kế hoạch áp dụng bộ tiêu chuẩn này [165][87]. Những thách thức mà DNNVV gặp phải khi áp dụng IFRS for SMEs cũng không phải là ít như: hướng dẫn áp dụng chưa đầy đủ gây khó


khăn trong quá trình thực hiện chủ yếu ở nước đang phát triển, có nhiều điểm chuẩn mực chưa phù hợp với thực tiễn hay kế toán chưa quen với việc phải thường xuyên áp dụng khả năng đánh giá và xét đoán nghề nghiệp [47], đánh giá theo những giá trị hợp lí đòi hỏi trình độ cao của kế toán viên và đòi hỏi thêm những chi phí trong đào tạo kế toán [58] [55].

Như vậy, qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp dụng IFRS for SMEs sẽ tác động ở những mức độ khác nhau với mỗi nền kinh tế. Những lợi ích và chi phí trong quá trình áp dụng bộ tiêu chuẩn này cũng được đánh giá ở nhiều góc độ. Với xu hướng hội nhập kế toán, những thách thức trong quá trình áp dụng IFRS for SMEs như là những kinh nghiệm cần tích lũy với những quốc gia vùng lãnh thổ đang cân nhắc việc áp dụng bộ chuẩn mực này. Việc sử dụng “ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu” có thể giúp các DNNVV dễ dàng hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút đầu tư hoặc tham gia đầu tư nước ngoài.

1.1.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.1.3.1. Đặc điểm hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế thông qua chính sách mở cửa kinh tế từ cuối những năm 1980 của thế kỷ 20. Đi liền với quá trình đó, nhiều thể chế ở Việt Nam đã đổi mới căn bản, trong đó có công tác kế toán để thông tin kế toán ở Việt Nam dần hội nhập với trào lưu quốc tế. Với sự hỗ trợ của Liên Minh châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế khác, trong giai đoạn 2000 – 2005; Việt Nam lần đầu tiên ban hành 26 chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế [6] [7] [8] [9] [10].

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và được ban hành từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam đã ban hành theo 5 đợt như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Đợt 1 ban hành vào ngày 31/12/2001: công bố các chuẩn mực liên quan đến hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, vô hình và doanh thu của các doanh nghiệp

Đợt 2 ban hành vào ngày 31/12/2002: công bố chuẩn mực chung (VAS 1) và các chuẩn mực liên quan đến thuê tài sản, ngoại tệ, hợp đồng xây dựng, chi

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 4


phí đi vay và BCLCTT

Đợt 3 ban hành vào ngày 30/12/2003: công bố các chuẩn mực liên quan chủ yếu đến hoạt động đầu tư

Đợt 4 ban hành vào ngày 15/2/2005: công bố các chuẩn mực có liên quan đến thuế thu nhập và các công việc khác có liên quan đến việc soạn thảo BCTC, báo cáo giữa niên độ, báo cáo ở các ngân hàng.

Đợt 5 ban hành vào ngày 28/12/2005: công bố 4 chuẩn mực liên quan đến 2 chuẩn mực mới của IFRS, cũng như lãi cơ bản cổ phiếu và các khoản tiềm tàng của doanh nghiệp.

Hệ thống chuẩn mực kế toán từ năm 2005 đến nay chưa có sự cập nhật, điều chỉnh và bổ sung. Trong khi đó, hệ thống chuẩn mực trình bày BCTC (IFRS) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005 và trong nhiều năm qua có những thay đổi liên tục, vừa xóa bỏ những IAS không còn phù hợp, vừa bổ sung và cập nhật các IFRS hiện hữu.

Hệ thống CMKT của Việt Nam chỉ mới dừng lại các giao dịch kinh tế phổ biến. Các giao dịch phức hợp trên thị trường chứng khoán, vấn đề kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề giá hợp lý còn chưa được đề cập thể hiện những đặc thù của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn kinh tế hiện hành.

Do tính lịch sử và những đặc trưng riêng của kế toán Việt Nam nên việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn đi kèm với hàng loạt các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán. Nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam không thể không xét đến một tổng thể rộng hơn của hệ thống kế toán Việt Nam trước đó trong quá trình đổi mới và hội nhập. Hệ thống kế toán Việt Nam là sự kết hợp đan xen có trật tự giữa luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định khác về kế toán. Hệ thống này tạo sự phức hợp trong các quy định, nguyên tắc, phương pháp cũng như những nội dung kế toán trong các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc vận dụng chuẩn mực kế toán được áp dụng trên cơ sở có sự loại trừ cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV dựa trên chuẩn mực kế toán của các DN lớn, được xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng đầy đủ 19 chuẩn mực và không áp dụng hoàn toàn 7 chuẩn mực. Cụ thể:


- Các chuẩn mực áp dụng đầy đủ:

+ Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung,

+ Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư,

+ Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác,

+ Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay,

+ Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng,

+ Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

+ Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan,

+ Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho,

+ Chuẩn mực số 03 - TSCĐ hữu hình và VAS 04 - TSCĐ vô hình,

+ Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản: bán và thuê lại tài sản khi thuê hoạt động,

+ Chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết,

+ Chuẩn mực số 08 - Báo cáo bộ phận,

+ Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái,

+ Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng,

+ Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp,

+ Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính,

+ Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,

+ Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

- Các chuẩn mực không hoàn toàn áp dụng:

+ Chuẩn mực số 11–Hợp nhất kinh doanh,

+ Chuẩn mực số 19 - Hợp đồng bảo hiểm,

+ Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự,

+ Chuẩn mực số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con,

+ Chuẩn mực số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ,

+ Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận,

+ Chuẩn mực số 30 - Lãi trên cổ phiếu.


1.1.3.2. Khuôn khổ pháp lý về vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam

Do điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam còn ở mức thấp, năng lực của đội ngũ kế toán còn có hạn chế và một thực tế là từ trước đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán, thực tiễn công tác kế toán gắn liền với chế độ kế toán để hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ. Nội dung của chế độ kế toán bao gồm chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán và chế độ báo cáo kế toán. Do vậy, đánh giá về vận dụng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV ở Việt Nam không thể không xem đến chế độ kế toán cho các doanh nghiệp loại này.

Trên phương diện pháp lý, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sau thời điểm ban hành VAS được Bộ tài chính ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006. Đặc điểm cơ bản của chế độ kế toán này được thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ có tính phổ biến về kế toán của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời cũng đảm bảo thích ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay và những năm sắp tới [12]. Chế độ Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán,… được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Sau gần 10 năm các DNNVV áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi. Do vậy, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC tạo thuận lợi hơn cho DN khi các quy định được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng đơn giản, chặt chẽ hơn. Theo đó, Thông tư mới hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC của DNNVV. Đối tượng điều chỉnh bao gồm toàn bộ DNNVV (bao gồm cả DN siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế (trừ DNNN, DN do Nhà nước sở hữu trên 50%


vốn điều lệ), công ty đại chúng, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Như vậy, nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán cho các DN ở Việt Nam nói chung hay ở một địa phương nói riêng (như trường hợp của Gia Lai) không thể không tách rời với thông tư và chế độ kế toán, vì những văn bản này có tính cập nhật thường xuyên.

Qua các nội dung trên có thể thấy công tác kế toán ở các DNNVV ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở khung pháp lý là chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Trong đó, chế độ kế toán như tài liệu cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho kế toán viên áp dụng để xử lý các giao dịch trong thực tế. Ở đây sẽ có hai vấn đề nảy sinh:

Một là: Nếu chế độ kế toán ở một nội dung nào đó thống nhất với chuẩn mực kế toán đã ban hành, việc nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán có thể xem là như nhau. Những cụ thể hơn của chế độ kế toán về tài khoản, chứng từ kế toán chỉ là những công cụ chi tiết hơn trong quá trình xử lý thông tin.

Hai là: Nếu chế độ kế toán có sự khác biệt với chuẩn mực kế toán do chuẩn mực không điều chỉnh, cập nhật trong khi chế độ kế toán đã điều chỉnh cho phù hợp với những thông lệ quốc tế thì việc nghiên cứu sẽ lấy những thay đổi của chế độ kế toán làm trọng yếu. Cách tiếp cận này vừa đảm bảo tính thực tiễn khi thực hiện khảo sát ở các DN, nhưng đồng thời sẽ chỉ ra những bất cập trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam.

Như vậy, nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán ở các DNNVV tại Việt Nam có một số đặc trưng lớn như sau:

- Ở Việt Nam tồn tại đồng thời hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống chuẩn mực kế toán thể hiện các nguyên tắc cơ bản trong đo lường và trình bày các đối tượng kế toán, trong khi chế độ kế toán là những hướng dẫn pháp lý triển khai chuẩn mực để ghi chép và trình bày số liệu kế toán.

- Ở Việt Nam không có chuẩn mực kế toán riêng dành cho các DNNVV. Thay vào đó là chế độ kế toán áp dụng cho các DNNVV, nhưng chế độ này dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán dành cho doanh nghiệp lớn, có điều chỉnh phù hợp cho các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa.

- Công tác kế toán ở các DNNVV có tính thống nhất và pháp lệnh cao, thể


hiện qua việc áp dụng các chế độ về chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách và biểu mẫu BCTC. Toàn bộ các chế độ trên đều do Vụ chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành. Điểm này khác với cách thức ban hành ở nhiều nước, mà ở đó vai trò hiệp hội nghề kế toán có vai trò chủ yếu trong việc xây dựng chuẩn mực, hướng dẫn thực hiện.

1.1.4. Lợi ích của việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong doanh nghiệp

Trong xu thế hội nhập kinh tế, chuẩn mực kế toán ngày càng được quan tâm và ủng hộ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Việc thống nhất ngôn ngữ kế toán đã nâng cao khả năng so sánh của thông tin kế toán [102].

Việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho việc hội nhập kế toán Việt Nam với hệ thống chuẩn mực của thế giới, rút ngắn khoảng cách về minh bạch thông tin, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả hơn nhờ sự minh bạch, cải thiện chất lượng của các thông tin trên báo cáo tài chính.

Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra lợi ích từ vận dụng CMKT là cải thiện tính minh bạch của BCTC. Theo Vera [174] đánh giá tác động khi vận dụng CMKT ở 5 nước châu Âu cũng đồng quan điểm với nghiên cứu trước; cho rằng áp dụng CMKTQT cải thiện chất lượng BCTC, tăng tính hữu ích, minh bạch với nhà đầu tư. Ihab và Nedal [112] đã nghiên cứu DN lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán UAE cũng đưa ra nhận định tương tự. Daske và cộng sự [81] đã chỉ ra rằng CMKTQT phù hợp quốc gia có thị trường vốn phát triển vì minh bạch, công khai BCTC phù hợp với nhà đầu tư, cung cấp thông tin toàn diện và rò ràng hơn so với CMKT quốc gia.

Vận dụng chuẩn mực kế toán góp phần cải thiện chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính,tăng khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư khi đánh giá về thông tin tài chính được công bố chính xác nhất. Qua đó, các giao dịch kinh tế khi được ra quyết định sẽ đảm bảo một cơ sở số liệu đáng tin cậy.

Việc vận dụng chuẩn mực kế toán cũng sẽ góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán của quốc gia. Trong xu thế các dòng lao động về kế toán, kiểm toán


có xu hướng toàn cầu, việc am hiểu chuẩn mực và vận dụng chúng trong thực tiễn sẽ góp phần giúp nguồn nhân lực kế toán có khả năng canh tranh với các nguồn lao động từ nước ngoài, chất lượng đội ngũ nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin kế toán ở các doanh nghiệp. Các dịch vụ về kế toán và kiểm toán khi đó cũng có điều kiện phát triển như môi trường kế toán ở các nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận dụng CMKT sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản trị và thông tin. Sử dụng dữ liệu công khai có sẵn để cung cấp bằng chứng trực tiếp về vai trò của thông tin tài chính trong kế toán của nhà quản lý khi CMKT thay đổi, liên quan đến đo lường chất lượng thông tin có tác động quan trọng đến quyết định của chính sách kế toán, có thể giúp cải thiện chất lượng hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của DN mình. Nguyễn Hoàng Phương Thanh [30] khẳng định doanh nghiệp vận dụng CMKT mang lại nhiều lợi ích: nghiệp vụ phát sinh phải được xem xét thực tế “bản chất hơn hình thức” nên Ban Giám đốc có trách nhiệm hơn khi lập và trình bày BCTC nên thông tin minh bạch, chất lượng và hợp lý hơn. DN sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hài hòa thông tin khi cung cấp cho cơ quan quản lý và các bên liên quan. Thông tin cung cấp quản trị nội bộ sẽ giảm đi “chênh lệch” so với bên ngoài.

1.1.5. Đo lường sự vận dụng chuẩn mực kế toán

Vận dụng chuẩn mực kế toán được hiểu đa chiều, từ mức độ tổng quát đến mức độ chi tiết liên quan cụ thể đến từng nguyên tắc trong đo lường và công bố thông tin các về đối tượng kế toán. Ở góc độ chuẩn mực kế toán quốc tế như đã đề cập ở trên, vấn đề vận dụng chuẩn mực có thể mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc và việc vận dụng chuẩn mực nào trong danh mục các chuẩn mực đã công bố cũng thế hiện mức độ hài hòa/ hội tụ với chuẩn mực quốc tế. Do vậy, ý niệm về vận dụng chuẩn mức kế toán trên bình diện quốc tế thường thể hiện mức độ hài hòa (harmonization), mức độ áp dụng (adoption) hay ở mức độ tuân theo (compliance) với chuẩn mực kế toán quốc tế. Xuất phát từ góc độ đó, rất nhiều nghiên cứu quốc tế đã xây dựng các số để đo lường việc vận dụng chuẩn mực kế toán.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai cách tiếp cận về đo lường. Cách tiếp cận thứ nhất được nhiều học giả sử dụng như: Guerreiro và cộng sự [98],

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022