- CMKT Việt Nam (VAS 21, 24) và CMKT Quốc tế (IAS 01, 07).
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4.3.1. Về không gian
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC cũng như các nghiên cứu có đề tài tương tự kể cả trong và ngoài nước.
- CMKT quốc tế về Trình bày BCTC bao gồm: IAS 01, 07 và các IFRS cải tiến hai IAS trên.
- CMKT Việt Nam có liên quan đến trình bày BCTC bao gồm: VAS 21, 24.
1.4.3.2. Về thời gian
Căn cứ vào thời gian ban hành, sửa đổi, bố sung của các VAS và IAS/IIFRS cùng với thời điểm mà các IAS/IFRS bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đề tài giả định rằng VAS về trình bày BCTC được lập trên cơ sở IAS được ban hành và có hiệu lực trước năm 2002 có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS có hiệu lực sau năm 2002. Dựa trên giả định này mà đề tài sẽ nghiên cứu các giai đoạn ban hành IAS về trình bày BCTC từ năm 1997 cho đến năm 2014.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, tóm tắt khóa luận, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, mục lục, danh mục các bảng biểu, danh mục biểu đồ, sơ đồ và hình vẽ, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, bao gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Phần mở đầu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hòa hợp CMKT trong việc trình bày BCTC.
Chương 3. Phân tích thực trạng về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC.
Chương 4. Đánh giá và đề xuất các giải pháp cụ thể. Chương 5. Kết luận và kiến nghị.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về hòa hợp kế toán
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán
2.1.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán, hội tụ kế toán
Hòa hợp kế toán hay thường được gọi là hòa hợp (harmonization) theo Tay & Parker (1990, p.73) thì hòa hợp là một tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn trong thực tế. Trạng thái hòa hợp có thể được nhận biết qua các nhóm công ty tập hợp xung quanh một hoặc một vài phương pháp có thể lựa chọn. Riêng Barbu (2004, pp. 4 – 5) thì cho rằng hòa hợp có thể được xem là giai đoạn đầu trong tiến trình thiết lập chuẩn mực. Mục tiêu của hòa hợp là giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán, từ đó tăng tính có thể so sánh được.
Chuẩn mực hóa kế toán có thể gọi tắt là chuẩn mực hóa (standardization) theo Barbu (2004, pp. 4 - 5) cho rằng chuẩn mực hóa dẫn đến sự đồng nhất hoàn toàn, kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đối với Tay & Parker (1990, p.73) thì chuẩn mực hóa là quá trình hướng tới trạng thái đồng nhất. Trạng thái đồng nhất được nhận biết tương tự như trạng thái hòa hợp nhưng các phương pháp có thể lựa chọn được thu hẹp. Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa.
Hội tụ kế toán có thể gọi tắt là hội tụ (convergence) là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với IAS cũng chính là tiến trình chuẩn mực hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008). Theo Herz & Petrone (2005) nhìn nhận “hội tụ” là quá trình mà tiền thân là “hòa hợp” rồi “quốc tế hóa” đến nay là hội tụ. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế nhằm thiết lập chuẩn mực chất lượng cao để cải thiện só sánh phạm vi quốc tế về các thông tin tài chính.
Qua những khái niệm trên đã cho ta thấy một cách khá đầy đủ về bản chất, hòa hợp kế toán là tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn giữa hai hay nhiều đối tượng (các đối tượng ở đây bao gồm: các nguyên tắc và luật lệ được quy định trong luật, trong CMKT, trong các văn bản khác có tính chất tương tự của các quốc gia; các nguyên tắc được quy định trong các IAS/IFRS; và các nguyên tắc được áp dụng trong thực tế kế toán tại các DN). Trạng thái hòa hợp được nhận biết thông qua sự tập trung vào một hoặc vài phương pháp có thể lựa chọn của các đối tượng được nghiên cứu.
2.1.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán
Hòa hợp kế toán gồm có hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán. Theo Van der Tas (1988), Tay & Parker (1990), Qu & Zang (2008):
- Hòa hợp chuẩn mực kế toán là hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT, và trong các văn bản khác có tính chất tương tự.
- Hòa hợp thực tế kế toán là hòa hợp trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC được tiến hành tại các DN.
Trên thế giới, kế toán có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để ghi nhận một sự kiện tương tự. Sự linh hoạt của kế toán, bằng cách cung cấp nhiều phương pháp có thể chấp nhận thay thế đôi khi có thể dẫn đến sự khác biệt lớn trong thực tế kế toán cũng như kết quả từ các phương pháp này (Ding et al, 2007; Kollaritsch, 1965). Thực tế kế toán, tất cả những sự khác biệt nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến thông tin kế toán. Sự khác biệt giữa các thông tin kế toán có thể xuất hiện giữa các công ty khi người dùng BCTC của các công ty là khác nhau (Nobes & Parker, 2010; Nobes, 1983).
Các thông tin trên BCTC của các công ty khó có thể so sánh được với nhau khi chúng vượt ra khỏi biên giới của quốc gia. Điều này là do mỗi nước đều xây dựng CMKT riêng, mặc dù đều dựa theo IAS/IFRS nhưng họ cũng có điều chỉnh lại cho phù hợp với quá trình quản lý của quốc gia cũng như phù hợp với môi trường kinh tế của mỗi nước. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, chủ nợ,…Tuy nhiên, ở gốc độ bên trong doanh nghiệp là các nhà quản lý thì việc để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng thêm các khoản chi phí khi lập BCTC. Đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì khoảng chi phí cho việc lập BCTC được minh bạch thông tin sẽ rất đáng kể. Ở gốc độ bên ngoài là các nhà đầu tư, chủ nợ,…thì vấn đề về chi phí phân tích BCTC ở một nước khác và khả năng có thể nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Do đó, vấn đề mang tính cấp thiết được đặt ra đó chính là đưa ra giới hạn về sự khác biệt nhằm làm gia tăng sự tương đồng trong CMKT giữa các nước, các khu vực và từ đó làm tăng tính so sánh được của các BCTC giữa các nước.
2.1.1.3. Phân biệt hòa hợp về mặt trình bày và đo lường BCTC
Theo Van der Tas (1992), hòa hợp về mặt trình bày BCTC (disclosure harmonization) và hòa hợp về mặt đo lường (measurement harmonization) được định nghĩa như sau:
- Hòa hợp về mặt trình bày BCTC: là hòa hợp về mức độ khai báo thông tin (số lượng và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC). Mục tiêu của hòa hợp thực tế về trình bày BCTC là một số các thông tin đã được xác định ở cùng một mức độ cụ thể và các thông tin này đều cùng được công bố trên các BCTC của các công ty, mức độ khai báo thông tin này buộc tất cả các BCTC
phải đáp ứng được về mức độ khai báo thông tin tối thiểu. Mục tiêu của hòa hợp CMKT về trình bày BCTC là đạt được tiêu chuẩn chung về mức độ khai báo thông tin tối thiểu.
- Hòa hợp về mặt đo lường BCTC: là hòa hợp về phương pháp kế toán được lựa chọn. Mục tiêu của hòa hợp thực tế kế toán về đo lường là tăng tính có thể so sánh được của BCTC. Để BCTC có thể so sánh được, các công ty phải chọn cùng một phương pháp kế toán cho các nội dung kinh tế có cùng bản chất. Việc lựa chọn cùng một phương pháp như vậy sẽ giới hạn được một trong các yếu tố làm các chỉ số của các BCTC khác biệt mà không xuất phát từ khác biệt về kết quả hoạt động. Mục tiêu của hòa hợp CMKT về đo lường là tránh hoặc loại bỏ các chuẩn mực mâu thuẫn hoặc khác biệt cơ bản.
Do đó, để tìm hiểu về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC đó chính là tìm hiểu và xác định mức độ khai báo thông tin trên BCTC mà cụ thể là số lượng các nguyên tắc cũng như các quy định yêu cầu khai báo là bắt buộc, cho phép, không quy định hoặc cấm trong cả 2 bộ CMKT.
2.1.2. Lược sử tiến trình phát triển của CMKT quốc tế
Kể từ sau thời kỳ Đại suy thoái Ủy ban hoặc Hội đồng các kế toán viên chuyên nghiệp bắt đầu được thành lập dựa trên nền tảng của mô hình kế toán Anh – Hoa Kỳ chịu trách nhiệm đưa ra các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi để áp dụng trong phạm vi quốc gia. Các doanh nghiệp của các nước theo mô hình kế toán Lục địa hoặc Nam Mỹ đều được yêu cầu phải tuân thủ theo các điều khoản kế toán khác và buộc phải lập các BCTC theo luật công ty đã sửa đổi.
Từ năm 1904 các tổ chức kế toán trên thế giới đã lần lượt tổ chức những Hội nghị kế toán nhiều nơi trên thế giới như Saint Louis (1904), Amsterdam (1926), New York (1929),…Kể từ năm 1952 Hội nghị được tổ chức 5 năm một lần tại London (1952), Amsterdam (1957). Nhưng mãi cho đến những năm 1960 quá trình hòa hợp kế toán mới thực sự bắt đầu. Những nổ lực đầu tiên của quá trình hòa hợp kế toán ở giai đoạn này được xem như bước khởi đầu của tư duy thống nhất kế toán thế giới, tiến trình hòa hợp kế toán trên phạm vi toàn cầu có thể chia thành ba giai đoạn:
(1) Từ năm 1960 đến năm 1989 - Giai đoạn làm cho hòa hợp;
(2) Từ năm 1989 đến năm 2001 - Giai đoạn tiến tới hội tụ;
(3) Từ sau năm 2001 - Giai đoạn hội tụ.
IASC/IASB là một trong số các tổ chức then chốt có tác động lớn đến tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế nhờ các kết quả mà IASC/IASB đạt được trong
từng giai đoạn khác nhau dẫn đến tiến trình hòa hợp kế toán được phân chia cụ thể như sau:
- Giai đoạn trước năm 1989: Các IAS do IASC ban hành trong giai đoạn này có thể được xem như là một bảng tổng hợp các nguyên tắc kế toán và được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Do đó, mà tính có thể so sánh được giữa các BCTC của những quốc gia khác nhau bắt đầu được hình thành.
- Giai đoạn 1989 – 2001: Để tăng tính có thể so sánh được giữa các BCTC được lập theo các IAS, từ năm 1989 đến năm 2001, IASC đã tiến hành sửa đổi, ban hành mới các IAS trên nguyên tắc: mỗi một trường hợp kinh tế phát sinh chỉ có một phương pháp kế toán bắt buộc áp dụng hoặc một phương pháp chuẩn và một vài phương pháp thay thế được chấp nhận. Số lượng các phương pháp kế toán có thể lựa chọn bị thu hẹp đáng kể.
- Giai đoạn từ 2001 đến nay: IASB được hình thành, thay thế cho IASC và chính thức hoạt động vào ngày 01/4/2001. Kể từ khi IOSCO khuyến nghị các tổ chức thành viên chấp nhận cho các công ty niêm yết chứng khoán xuyên quốc gia được áp dụng IAS để nâng cao chất lượng quá trình thiết lập các CMKT quốc tế. Mục tiêu hoạt động chính của IASB là hình thành một hệ thống CMKT, phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC phải rò ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ CM BCTC Quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) với mục đích là từng bước thay thế cho các IAS cho phù hợp với những đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Tính đến thời điểm hiện nay, IASB đã xây dựng được 57 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DN nhỏ và vừa) trong đó có 41 IAS và 16 IFRS nhằm hướng tới mục đích là tất cả các công ty trên thế giới đều áp dụng để lập báo cáo tài chính khi phát hành trong nước lẫn khi phát hành xuyên quốc gia.
2.1.3. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới
IFRS đang ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng và cam kết áp dụng trong tương lai gần. Tính đến nay đã có 133/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93%) đã công khai tuyên bố IFRS là bộ CMKT duy nhất áp dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó cũng có 119/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 83,2%) đã yêu cầu sử dụng chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các quốc gia còn lại cho phép áp dụng các chuẩn mực này. Số liệu được thống kê cụ thể qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1
Bảng 2.1. Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý
Khu vực | Quốc gia và vùng lãnh thổ | |||||||
Tổng số | Yêu cầu áp dụng IFRS cho toàn bộ hoặc hầu hết công ty đại chúng | Cho phép/yêu cầu áp dụng IFRS cho một số công ty đại chúng | Không yêu cầu/cho phép áp dụng IFRS đối với công ty đại chúng | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||
1 | Châu Âu | 43 | 42 | 97,4 | 1 | 2,3 | 0 | 0 |
2 | Châu Phi | 20 | 16 | 37,2 | 1 | 2,3 | 3 | 7,0 |
3 | Trung Đông | 12 | 11 | 25,6 | 1 | 2,3 | 0 | 0 |
4 | Châu Á và Châu Đại Dương | 31 | 23 | 53,5 | 3 | 7,0 | 5 | 11,6 |
5 | Châu Mỹ | 37 | 27 | 62,8 | 8 | 18,6 | 2 | 4,7 |
Tổng cộng | 143 | 119 | 83,2 | 14 | 9,8 | 10 | 7,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 1
- Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hướng Đến Tiến Trình Áp Dụng Ias/ifrs Tại Việt Nam
- Các Yêu Cầu Và Nguyên Tắc Chung Trong Lập Và Trình Bày Bctc
- Phân Tích Thực Trạng Về Sự Hòa Hợp Giữa Cmkt Việt Nam Và Quốc Tế Trong Trình Bày
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Yêu cầu áp dụng IFRS cho toàn bộ hoặc hầu hết công ty đại chúng
Cho phép/yêu cầu áp dụng IFRS cho một số công ty đại chúng
Không yêu cầu/cho phép áp dụng IFRS đối với công ty đại chúng
Châu Âu Châu Phi Trung Châu Á và Châu Mỹ
Đông Châu Đại
Dương
Nguồn: Hướng dẫn tóm tắt các chuẩn mực IFRS năm 2016: Ngôn ngữ BCTC toàn cầu
2.1.4. Sơ lược về CMKT Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và những chuẩn bị cần thiết cho hệ thống kế toán Việt Nam được đặt ra cho Bộ Tài chính. Được sự trợ giúp của EU, Việt Nam bắt đầu triển khai nghiên cứu và soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam từ năm 1999. Trong gần 7 năm sau đó, cho đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên nền tảng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB. Các chuẩn mực được ban hành từng đợt dưới hình thức một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mỗi đợt ban hành chuẩn mực kèm theo một thông tư hướng dẫn để áp dụng. Cụ thể các VAS được ban hành theo các giai đoạn sau:
Đợt 1: ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho
- Chuẩn mực kế toán 03 – Tài sản cố định hữu hình
- Chuẩn mực kế toán 04 – Tài sản cố định vô hình
- Chuẩn mực kế toán 14 – Doanh thu và thu nhập khác
(Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính)
Đợt 2: ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán 01 – Chuẩn mực chung
- Chuẩn mực kế toán 06 – Thuê tài sản
- Chuẩn mực kế toán 10 – Ảnh huởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
- Chuẩn mực kế toán 15 – Hợp đồng xây dựng
- Chuẩn mực kế toán 16 – Chi phí vay
- Chuẩn mực kế toán 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính)
Đợt 3: ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kê toán 05 – Bất động sản đầu tư
- Chuẩn mực kế toán 07 – Các khoản đầu tư vào công ty liên kết
- Chuẩn mực kế toán 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
- Chuẩn mực kế toán 21 – Trình bày báo cáo tài chính
- Chuẩn mực kế toán 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đâu tư vào công ty con
- Chuẩn mực kế toán 26 – Thông tin về các bên liên quan
(Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng bộ tài chính)
Đợt 4: ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán 16 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chuẩn mực kế toán 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tương tự
- Chuẩn mực kế toán 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Chuẩn mực kế toán 27 – Báo cáo tài chính giữa niêm độ
- Chuẩn mực kế toán 28 – Báo cáo bộ phận
- Chuẩn mực kế toán 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
(Theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính)
Đợt 5 ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán 11 – Hợp nhất kinh doanh
- Chuẩn mực kế toán 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
- Chuẩn mực kế toán 19 – Hợp đồng bảo hiểm
- Chuẩn mực kế toán 30 – Lãi trên cổ phiếu
(Theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính)
Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS hiện nay còn tương đối lớn, tạo ra một số rào cản và làm giảm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm áp dụng, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của CMKT Việt Nam trong việc nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC, cung cấp những thông tin có chất lượng, phù hợp với trình độ quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, do sức ép từ việc cải cách thể chế cũng như yêu cầu của nền kinh tế, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạng chế, một số nội dung chưa theo kịp với các thay đổi giao dịch của nền kinh tế thị trường, nhất là bối cảnh hoạt động tái cấu trúc DN, tổ chức tài chính và cổ phần hóa DN Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều các loại công cụ tài chính phức tạp.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế
2.1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu
Kế toán là một lĩnh vực khoa học xã hội do đó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường (kinh tế, xã hội, văn hóa,...). Hơn thế nữa, các nhân tố này giải thích tại sao thực tiễn kế toán lại khác nhau giữa các quốc gia. Một số nhà nghiên cứu xem xét sự thay đổi về kế toán là kết quả từ môi trường của nó (Grey và cộng sự, 1997). Khá nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường đến quyết định áp dụng tại các quốc gia như:
Leuz và Verrechia (2000) đã xem xét các lựa chọn kế toán của các công ty Đức niêm yết trên sàn DAX năm 1998 trong nghiên cứu của mình. Bằng phân tích