các doanh nghiệp ở Việt Nam đang chuẩn bị lộ trình vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Luận án cũng làm rò thứ tự mức độ tác động của các nhân tố theo mức độ giảm dần. Các nhân tố tác động đó là: Quy mô doanh nghiệp, Tỷ suất nợ vay, Nhận thức chủ doanh nghiệp, Trình độ kế toán viên, Tư vấn của kiểm toán thuế và Lợi ích khi vận dụng CMKT.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất: luận án cung cấp thêm bằng chứng về một bức tranh về vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam sau gần 20 năm triển khai những chuẩn mực kế toán đầu tiên tại một tỉnh trên địa bàn khu vực Tây nguyên. Trong thời điểm Việt Nam chuẩn bị thay đổi và vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn, giúp các nhà hoạch định chiến lược có những khâu chuẩn bị đồng bộ hơn, có kế hoạch cụ thể hơn để việc triển khai và vận dụng chuẩn mực kế toán trong bối cảnh mới có tính hiệu quả cao hơn.
Thứ hai: luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, nhận thức của chủ doanh nghiệp, năng lực của người làm kế toán và lợi ích vận dụng chuẩn mực là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến vận dụng chuẩn mực. Qua đó, nhà hoạch định chính sách, hiệp hội kế toán, các trường đại học và các doanh nghiệp có những định hướng trong việc tổ chức, triển khai và vận dụng một cách phù hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam, tiến tới vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.
6. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm:
- Phần mở đầu giới thiệu vắn tắt về đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương này tác giả hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài; nêu được
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 1
- Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2
- Đặc Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam
- Các Lý Thuyết Liên Quan Đến Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp
- Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Đối Với Kế Toán ( Nguồn: Gray [95])
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
vai trò của chuẩn mực kế toán đối với sự phát triển kinh tế; hệ thống hóa lại chuẩn mực kế toán Việt Nam; các đặc trưng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; trình bày, đưa ra những so sánh nhất định ở một vài khía cạnh tổng quát giữa chế độ và chuẩn mực vận hành trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ tập trung giải quyết.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết. Thiết kế đo lường các biến nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương này đã tập trung thể hiện phần khảo sát thực nghiệm và kết quả vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua đó, phân tích các nhân tố tác động đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong doanh nghiệp cũng như trình bày những hạn chế, nguyên nhân.
- Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
Trên cơ sở bình luận kết quả phân tích được ở chương 3. Luận án đã kết luận nhiều vấn đề liên quan trong quá tình vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó đưa ra một số quan điểm, định hướng về việc vận dụng chuẩn mực kế toán nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Gia Lai nói riêng đạt hiệu quả, kịp thời với tình hình phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.
- Phần kết luận trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu và các kết luận được rút ra.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Chuẩn mực kế toán và vai trò đối với phát triển kinh tế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) là những nguyên tắc chung được thiết lập, qui định các vấn đề về đo lường và công bố thông tin cho người sử dụng. Những chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đầu tiên được ban hành vào năm 1973 bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IAFC) với 10 quốc gia thành viên. Nhờ tạo dựng một khung lý thuyết đảm bảo tính so sánh, tính tin cậy và minh bạch trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, nên vị trí và sự thừa nhận chuẩn mực kế toán quốc tế ngày càng tăng. Trải qua một quá trình cập nhật, bổ sung và hoàn thiện không ngừng, những năm đầu thế kỷ 21 chứng kiến sự thay đổi với việc chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế (IFRS) được ban hành thay cho IAS. Từ năm 2005 nhiều nước trên thế giới đã sử dụng IAS/IFRS mở đầu là khối liên minh Châu Âu, tiếp theo là Úc. Đến nay hơn 100 nước trên thế giới đã sử dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, một số nước hòa nhập với IAS/IFRS chậm hơn, lợi ích của việc vận dụng IAS/IFRS vẫn còn chưa rò ràng. Sự toàn cầu hóa thị trường vốn đã tác động mạnh đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực kế toán. Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán - vào năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được thành lập dựa trên nền tảng của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là “hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới; và yêu cầu thông tin trên báo cáo tài chính phải rò ràng, có thể so sánh nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ thống chuẩn mực quốc gia và IFRS”.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế không có sự bắt buộc mang tính hình
thức về hình thức, như: biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ thống nhất. Mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, nguyên tắc đo lường, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS/IFRS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản. IAS/IFRS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. Như vậy, có thể thấy rằng việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tạo ra một khung pháp lý có tính thống nhất về đo lường và công bố thông tin để các doanh nghiệp ở các quốc gia có thể xử lý và công bố thông tin theo cùng một chuẩn mực. Đó là cách thức để thông tin kế toán có tính so sánh và là nền tảng để gia tăng lợi ích cho người sử dụng. Đó cũng là cơ sở để khơi thông các dòng vốn đầu tư, các dòng buôn bán giữa các quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế [37].
1.1.2. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về trình độ và tốc độ phát triển, môi trường kinh doanh, môi trường pháp lí, đặc điểm văn hóa... Những khác biệt này gây ra không ít khó khăn cho quá trình thương mại và đầu tư quốc tế. Do đó, hệ thống kế toán các nước không giống nhau là điều tất yếu. Hệ thống kế toán các quốc gia khác nhau chủ yếu ở một số điểm như các tổ chức lập quy việc ban hành các quy định về kế toán, các nguyên tắc và phương pháp kế toán, mức độ chi tiết trong các quy định về kế toán, tính thống nhất và linh hoạt trong kế toán, vấn đề ghi nhận, trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính... Các quy định kế toán cho các DNNVV cũng không ngoại lệ. Những năm gần đây, toàn cầu hóa hoạt động kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn làm nảy sinh nhu cầu về bộ chuẩn mực báo cáo tài chính được chấp nhận toàn cầu [111]. Do vậy, để rút ngắn sự khác biệt về quy định kế toán giữa các quốc gia nhằm tạo ra ngôn ngữ chung về thông tin kế toán, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế đã ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp nói chung (IAS/IFRS) và Chuẩn mực kế toán kế toán áp dụng cho DNNVV (IFRS for SMEs).
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS1) cho các DNNVV do hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB soạn thảo và ban hành chính thức vào ngày 7/7/2009 và có hiệu lực từ năm 2010 sau một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng. Tuy nhiên, để bộ chuẩn mực này đi vào thực tế là cả một tiến trình mà ở đó, các nhà kế toán chuyên nghiệp cùng các hiệp hội nghề nghiệp tranh luận để đi tới: có cần thiết ban hành một bộ chuẩn mực riêng hay không? Hay là dựa trên bộ chuẩn mực đầy đủ cho các DN lớn và ứng dụng cho các DNNVV? Nhận biết được những khó khăn mà các DNNVV gặp phải khi xây dựng báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, cũng như đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác biệt của các DNNVV, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã nghiên cứu xây dựng bộ chuẩn mực kế toán dành cho các DNNVV. Để đi đến bộ chuẩn mực hiện nay, có thể điểm qua những cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng chuẩn mực.
Năm 2000: IASB đã đưa ra báo cáo về tồn tại nhu cầu xây dựng chuẩn mực cho các DNNVV;
Tháng 6 năm 2004, Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) công bố tài liệu thảo luận “Những quan điểm chủ yếu về chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” để lấy ý kiến của các tổ chức và chuyên gia kế toán trên toàn cầu. Tính đến tháng 9 năm 2004 đã có 121 ý kiến bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán lớn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết các ý kiến phản hồi đều cho thấy sự cần thiết ban hành một chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những vấn đề cụ thể thì chưa được đề xuất. Các thảo luận cơ bản quan tâm đến hai câu hỏi lớn:
+ Lĩnh vực nào cần đơn giản hóa trong đo lường và trình bày ở các DNNVV?
+ Những chủ đề gì trong hệ thống IFRS có thể bỏ qua khi xây dựng chuẩn mực cho các DNNVV khi các chủ đề đó không thường xuyên xảy ra. Nếu nó xảy ra thì có thể vận dụng chính sách kế toán phù hợp khi tham khảo IFRS không?
Năm 2005 và 2006: IASB xây dựng bản câu hỏi để thu thập ý kiến về những vấn đề đơn giản hóa trong ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC trong các
1 International Financial Reporting Standards
DNNVV;
Tháng 2 năm 2007, bản dự thảo chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị nhỏ và vừa được công bố để lấy ý kiến công luận. Tháng 6 năm 2007, áp dụng thực nghiệm bản dự thảo chuẩn mực với sự tham gia của 116 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 20 nước trên thế giới. Tính đến 30 tháng 11 năm 2007 đã có 162 ý kiến phản hồi bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán trên toàn cầu về bản dự thảo chuẩn mực. Bản dự thảo này đưa ra các nguyên tắc đơn giản hóa trong công tác kế toán, có quan tâm đến nhu cầu của người sử dụng BCTC của các DNNVV cũng như quan tâm giữa chi phí và lợi ích của thông tin kế toán mang lại. Có 5 vấn đề đơn giản hóa được đưa ra như sau:
Một là, nhiều chủ đề trong IFRS sẽ không thể hiện trong chuẩn mực cho DNNVV vì nó không liên quan trong hoạt động ở các DNNVV, như lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu, BCTC giữa niên độ, báo cáo phân khúc. Tuy nhiên, trong trường hợp phát sinh các sự kiện kinh tế đó thì yêu cầu sử dụng các qui định trong bộ chuẩn mực cho DN lớn.
Hai là, với những lựa chọn chính sách kế toán, bản dự thảo chỉ bao gồm sự lựa chọn chuẩn mực đơn giản hơn, nhưng mở ra đề xuất là các DNNVV được phép chọn lựa các chính sách phức tạp hơn đã thể hiện trong IFRS.
Ba là, đơn giản nhiều nguyên tắc trong việc ghi nhận và đo lường các yếu tố cơ bản như: tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí.
Bốn là, vấn đề công bố thông tin ít hơn đáng kể.
Năm là, các chuẩn mực được viết rò ràng hơn, dễ dịch ra các ngôn ngữ
khác.
Như vậy, việc hình thành chuẩn mực trình bày BCTC cho các DNNVV đánh
dấu một mốc phát triển của khoa học kế toán. Bộ chuẩn mực gồm 230 trang được tổ chức theo từng chủ đề, mỗi chủ đề này được trình bày tách biệt thành một phần riêng và được chia thành 35 phần (sections) như thế, khác với bộ chuẩn mực cho doanh nghiệp có qui mô lớn là sự kết hợp của cả IAS và IFRS. Về nội dung, cơ bản IFRS for SEMs được soạn thảo trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế (IAS/ IFRS), tuy nhiên có sự rút gọn, giảm bớt hoặc đơn giản hóa các quy định để phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DNNVV, được thiết kế cho các công ty nhỏ, tập trung vào
các nhu cầu của người cho vay, chủ nợ và người dùng khác mà mối quan tâm chính là thông tin về luồng tiền, thanh khoản và khả năng thanh toán, đồng thời giúp cân đối lợi ích – chi phí trong quá trình ban hành cũng như khi vận dụng. Một số cách thức đơn giản hóa quy định của IAS/IFRS khi soạn thảo IFRS for SMEs được Ủy ban soạn thảo chuẩn mực giới thiệu như: lược bỏ những nội dung phức tạp không liên quan đến hoạt động của DNNVV, giảm sự lựa chọn về chính sách kế toán, đơn giản hóa một số nguyên tắc ghi nhận và đánh giá, đơn giản hóa yêu cầu trình bày và công bố thông tin, đơn giản hóa ngôn ngữ và cách thức diễn đạt. Các phần của bộ chuẩn mực này được chia thành các nhóm chủ đề lớn sau:
- Phạm vi áp dụng của bộ chuẩn mực
- Nguyên tắc chung cho việc trình bày và đo lường
- Các phần cơ bản liên quan đến trình bày báo cáo tài chính
- Các phần liên quan đến tài sản, nợ phải trả, công nợ
- Các phần liên quan đến đầu tư và hợp nhất kinh doanh
- Các phần liên quan đến các trường hợp đặc biệt
Mặc dù có nhiều tranh luận về “có hay không” một bộ chuẩn mực cho các DNNVV, việc hình thành chuẩn mực này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
- Làm tăng khả năng so sánh của thông tin từ BCTC trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, người cho vay và các đối tượng khác.
- Tăng tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực và định giá của đồng
vốn
- Lợi ích tuân theo chuẩn mực không chỉ dành cho người cho vay, người góp
vốn mà bản thân doanh nghiệp cũng có cơ hội tìm kiếm vốn vì nó góp phần làm giảm chi phí và các tình huống rủi ro có liên quan đến chi phí vốn của DN.
- Tăng tính nhất quán của chất lượng kiểm toán, thúc đẩy công tác đào tạo và giáo dục kế toán.
Để xây dựng bộ chuẩn mực trên, nhu cầu thông tin của người sử dụng BCTC ở các DNNVV được quan tâm hàng đầu cùng với sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích trong quá trình xử lý thông tin kế toán. Có thể điểm qua những đặc trưng sau trong
chuẩn mực cho DNNVV:
- Ít quan tâm đến thông tin trình bày trên BCTC;
- Quan tâm nhiều đến dòng tiền trong ngắn hạn, tính thanh khoản, điểm mạnh của BCĐKT và khả năng thanh toán lãi vay. Không quan tâm đến thông tin dự báo trong dài hạn về dòng tiền và giá trị của DN;
- Sự cân đối giữa chi phí và lợi ích của thông tin thường xem xét trong quan hệ giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng.
IFRS cho DNNVV có một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình nghiên cứu, ban hành khung pháp lí kế toán ở các quốc gia. Hiện đã có hơn 80 quốc gia đưa vào áp dụng hoặc thông báo kế hoạch áp dụng chuẩn mực này (IASB cập nhật đến tháng 7 năm 2013), một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Campuchia cũng nằm trong số đó.
Qua quá trình vận dụng, rò ràng chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV giúp cải thiện khả năng so sánh, tính minh bạch và chất lượng báo cáo tài chính [47][116]. Đối với việc áp dụng các bộ CMKT quốc gia, hầu hết các luồng quan điểm đều cho rằng mức độ áp dụng, thực hiện, tuân thủ các CMKT càng cao sẽ giúp chất lượng thông tin kế toán càng đáng tin cậy [53], từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà đầu tư [69] [54]. Bên cạnh CMKT, các văn bản chi phối công tác kế toán cũng đã được chứng minh tạo ra một khuôn khổ pháp lý yêu cầu tăng cường việc công bố thông tin, có thể giúp gia tăng chất lượng thông tin kế toán [113].
Đối với việc áp dụng IFRS for SMEs, những ghi nhận về tác động đối với DNNVV lại không thống nhất. Nhiều nghiên cứu ghi nhận tác động tích cực việc tuân thủ IFRS for SMEs. Việc áp dụng bộ CM chung còn mang lại nhiều lợi ích cho cả đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Chất lượng BCTC được nâng cao sẽ giúp DNNVV dễ dàng tham gia vào thị trường vốn [69] [51]. Việc áp dụng CMKT cho DNNVV sẽ mở rộng khả năng so sánh thông tin tài chính cấp độ quốc tế, kỳ vọng thúc đẩy thương mại quóc tế, tăng cường khả năng thỏa thuận hợp tác nước ngoài, phát triển quan hệ đối tác giúp DNNVV tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi nhất, tác động tích cực đến điểm xếp hạng tín dụng [61][118].