Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 21


KẾT LUẬN


Chất lượng thông tin kế toán là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của người sử dụng báo cáo tài chính nói chung và đối với các nhà nghiên cứu nói riêng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của hàng loạt công ty lớn trên thế giới vào đầu thế kỷ 21 bắt nguồn từ gian lận trên báo cáo tài chính. Tại Việt Nam, CLTT kế toán được coi là vấn đề đáng lo ngại khi hàng loạt công ty niêm yết thường xuyên phải điều chỉnh báo cáo, cho thấy các báo cáo được công bố trước đó thiếu tin cậy. Trong bối cảnh đó, QTCT được coi là giải pháp hiệu quả khắc phục vấn đề về nâng cao CLTT kế toán.

Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, Luận án đã hệ thống hóa khung lý thuyết về CLTT kế toán, QTCT và tác động của yếu tố quản trị công ty tới CLTT kế toán. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của QTCT tới CLTT kế toán. Mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy, với biến phụ thuộc CLTT kế toán được đo lường thông qua quản trị lợi nhuận và sai sót trên báo cáo tài chính, trong đó quản trị lợi nhuận được ước lượng trên mức dồn tích bất thường được đề xuất bởi Jones (1991), Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự (2005), còn sai sót trên báo cáo tài chính được xác định dựa trên chênh lệch lợi nhuận trước, sau kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Biến độc lập bao gồm ba biến chính là cấu trúc sở hữu, đặc điểm Hội đồng quản trị, đặc điểm của BKS, cụ thể bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu cổ đông tổ chức, sở hữu Ban giám đốc, quy mô, tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, các đặc điểm về thâm niên, chuyên môn kế toán tài chính, giới tính của thành viên HĐQT, đặc điểm quy mô, thâm niên, chuyên môn kế toán tài chính, giới tính của thành viên BKS.

Sử dụng dữ liệu là công ty phi tài chính niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong 12 năm từ 2009- 2020, Luận án tiến hành mô tả về thực trạng TTKT của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng các công ty niêm yết thường xuyên cung cấp báo có CLTT kế toán thiếu trung thực, không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng thông tin, thể hiện rõ nhất ở việc có tới 76,3% công ty niêm yết có hiện tượng điều chỉnh báo cáo sau kiểm toán, trong đó có nhiều công ty có sai sót điều chỉnh ở ngưỡng trọng


yếu. Từ kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực của sở hữu Nhà nước, sở hữu cổ đông tổ chức, sở hữu của nhà quản trị, quy mô, tính độc lập, thâm niên, giới tính và chuyên môn kế toán tài chính của HĐQT, thâm niên của thành viên BKS lên chất lượng TTKT. Cụ thể, các công ty có sở hữu Nhà nước, sở hữu tổ chức và sở hữu BGĐ càng cao sẽ cung cấp TTKT có chất lượng tốt. Trên khía cạnh đặc điểm HĐQT, các công ty có quy mô HĐQT lớn, càng độc lập, thành viên HĐQT càng có thâm niên, chuyên môn kế toán tài chính và tỷ lệ thành viên nữ cao thì chất lượng giám sát càng tốt, qua đó hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận từ BGĐ. Trên khía cạnh đặc điểm BKS, thành viên BKS càng có thâm niên thì CLTT kế toán của công ty càng cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Luận án đề xuất các giải pháp với doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống QTCT và các khuyến nghị với cơ quan Nhà nước về chính sách, từ đó nâng cao CLTT kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, Luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định. Về phương pháp đo lường CLTT kế toán, Luận án mới dừng ở việc đo lường theo đặc điểm trình bày trung thực trên khía cạnh quản trị lợi nhuận và sai sót BCTC. Trong hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả có thể mở rộng sang một số đặc điểm khác như tính thích hợp, dễ hiểu, có thể so sánh, kiểm chứng, hoặc kịp thời. Trên khía cạnh về QTCT, Luận án chưa xử lý một cách chi tiết dữ liệu về sở hữu, về đặc điểm của HĐQT và BKS. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện đó là cụ thể hóa thông tin về sở hữu của nhà đầu tư tổ chức thành sở hữu của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp (như quỹ đầu tư), sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, qua đó tìm hiểu tác động tỷ lệ sở hữu của các tổ chức này đến chất lượng BCTC. Trên góc độ về đặc điểm của HĐQT và BKS, tác giả có thể mở rộng khái niệm về tính độc lập của thành viên HĐQT không chỉ bao gồm thành viên không điều hành mà còn không có quan hệ nhân thân với Ban điều hành, kết hợp với việc đi chi tiết vào đặc điểm của các thành viên độc lập như thâm niên, giới tính, chuyên môn nhằm tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của QTCT lên CLTT kế toán. Ngoài ra, ở hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả có thể kiểm định tác động của QTCT tới CLTT kế toán của các công ty niêm yết theo một số ngành để xem xét sự khác biệt của mối quan hệ này trong từng ngành.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 21

1. Nguyễn Thị Mai Anh, 2019, Quản trị doanh nghiệp và sai sót báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại Số 122/2019 ISSN 1859- 4050, 94-106

2. Nguyễn Thị Mai Anh, 2020, Vận dụng mô hình tam giác gian lận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Quản lý và kinh tế quốc tế số 129/2020 ISSN 2615-9848, 38-59

3. Nguyễn Thị Mai Anh, 2021, Ảnh hưởng trình độ chuyên môn của Hội đồng quản trị đến chất lượng TTKT, Tạp chí công thương số 3 tháng 2/2021 ISSN 0866- 7756, 307-313

4. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thanh Loan, 2019, Thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng lợi nhuận: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 113 (2/2019) ISSN 1859-4050, 60-74


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Nguyễn Thị Mai Anh, 2019, Quản trị công ty và sai sót BCTC của các công ty niêm yết Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 122/2019, 94-106

2. Bộ Tài chính, 2015, Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu

3. Bộ Tài chính, 2014, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

4. Bộ Tài chính, 2012, Chuẩn mực kiểm toán 260- Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

5. Bộ Tài chính, 2012, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

6. Bộ Tài chính, 2012, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.

7. Bộ Tài chính, 2012, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần

8. Bộ Tài chính, 2002, Chuẩn mực Kế toán số 01

9. Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp, 2017, Đặc điểm Hội đồng quản trị và hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 54(3) 2017

10. Chính phủ, 2020, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán

11. Chính phủ, 2019, Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ

12. Chính phủ, 2017, Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quy chế quản trị công ty

13. Chính phủ, 2013, Nghị định 108/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

14. Nguyễn Thị Hải Hà, 2014, Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập 30, số 3 (2014) 37-45

15. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015, Minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết trên


thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

16. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Mạnh Hiệp, Trần Thị Tuyết Trâm, 2018, Quản trị công ty và hành vi thao túng lợi nhuận của công ty niêm yết Việt Nam Tạp chí công nghệ Ngân hàng.

17. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2019, Chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính

18. Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016, Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

19. Nguyễn Tiến Hùng, Huỳnh Văn Sáu & Nguyễn Trí Dũng, 2018. Gian lận BCTC tại các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, pp. 45-55.

20. Nguyễn Trọng Nguyên, 2015, Tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC tại các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

21. Nguyễn Tố Tâm, 2014, Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng TTKT tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân

22. Nguyễn Viết Lợi, 2013. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán. NXB Tài chính

23. Quốc hội, 2020, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14

24. Quốc hội, 2019, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14

25. Quốc hội, 2015. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13

26. Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Trí Tri, Đinh Ngọc Tú, Hoàng Trọng Hiệp và Nguyễn Đinh Hoàng Uyên, 2014, Đánh giá rủi ro gian lận BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26 1, 74-94.

27. Phạm Quốc Thuần, 2015, Bàn về tiêu chuẩn đánh giá CLTT kế toán, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 18, S. 1Q

28. Thủ tướng Chính phủ, 2013, Quyết định số 480/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

29. Tăng Thị Thanh Thủy, 2020, Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết


trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Ngoại thương

30. Phùng Anh Thư và Nguyễn Vĩnh Khương, 2018, Tác động của khả năng hoạt động liên tục đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh, Tập 34, Số 3(2018) 1-10

31. Phùng Anh Thư và Thái Hồng Thụy Khánh, 2018, Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 128 13-19

32. Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Tố Tâm, 2014, Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin của công ty niêm yết, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập 30, Số 3 (2014) 26-36

Tiếng Anh


33. Abdullah, S., Yusof, N., & Nor, M., 2010. Financial restatements and corporate governance among Malaysian listed companies. Managerial Auditing Journal, 25 (6), 526-552

34. Abed, S., Al-Attar, A., & Suwaidan, M., 2012. Corporate Governance and Earnings Management: Jordanian Evidence. International Business Research, 5(1): 216-225.

35. Adaa, A.H.M.A. and Hanefah, M.M., 2018. Board Characteristics and Muslim Ownership Structure on Value Relevance of Accounting Information: Evidence from Malaysian Shariah Compliant Companies. The Journal of Muamalat and Islamic Finance Research Vol. 15, No. 2, December 2018, pp. 39-53

36. Adams, R.B. and Ferreira, D., 2009. Women in the boardroom and their impact on governance and performance. Journal of financial economics, 94(2), pp.291-309.

37. Afify, H.A.E., 2009. Determinants of audit report lag. Journal of Applied Accounting Research, Vol. 10 No. 1, pp. 56-86.

38. Akerlof, G., 1970, The market for lemons: Quality uncertainty and the market mechanism. Quarterly. Journal of Economics, 84(3), pp.488-500.


39. Alchian, A.A. and Demsetz, H., 1972. Production, information costs, and economic organization. The American economic review, 62(5), pp.777-795.

40. Anwar, H. and Buvanendra, S., 2019. Earnings Management and Ownership Structure: Evidence from Sri Lanka. International Journal of Theory & Practice Vol. 10, No. 01, June, 2019.

41. Azar, N., Zakaria, Z. and Sulaiman, N.A., 2019. The Quality of Accounting Information: Relevance or Value- Relevance?.Asian Journal of Accounting Perspectives, 12(1), pp.1-21.

42. Aygun, M., Ic, S., & Sayim, M., 2014. The Effects of Corporate Ownership Structure and Board Size on Earnings Management: Evidence from Turkey. International Journal of Business and Management, 9(12): 123-132.

43. Badertscher, B. & Burks, 2012. Accounting restatements and the timeliness of disclosures. Accounting Horizons. 25(4), pp.609-629.

44. Baltzan, P., 2012. Business Driven Information Systems. Third Edition. New York: McGraw Hill, International Edition.

45. Barua, A., L.F. Davidson, D.V. Rama and S. Thiruvadi, 2010. CFO gender and Accruals Quality, Accounting Horizons, Vol. 24, No., 1, pp. 25-39

46. Beasley, M., 1996, An empirical analysis of the relation between board of director compensation and financial statement fraud. The Accounting Review, 71(4), 443-466.

47. Becker, C. L., Defond, M. L., Jiambalvo, J. & Subramanyam, K., 1998. The effect of audit quality on earnings management. Contemporary accounting research, 15, 1-24.

48. Beest, F.V., Braam, G.J.M. and Boelens, S., 2009. Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics.

49. Beneish, M. D. ,1997, Detecting GAAP violation: Implications for assessing earnings management among firms with extreme financial performance, Journal of Accounting & Public Policy, page 271 – 309


50. Bernardi, R.A. and Arnold Sr, D.F., 1997. An examination of moral development within public accounting by gender, staff level, and firm. Contemporary Accounting Research, 14(4), pp.653-668.

51. Bezemer, P.J., Peij, S.C., Maassen, G.F. and van Halder, H., 2012. The changing role of the supervisory board chairman: the case of the Netherlands (1997– 2007). Journal of Management & Governance, 16(1), pp.37-55.

52. Botosan, C.A., 2004. Discussion of a framework for the analysis of firm risk communication. The International Journal of Accounting, 39(3), pp.289-295.

53. Bradbury, Mak, Tan, 2006, Board characteristics, audit committee characteristics and abNo.rmal accruals, Pacific accounting review, Vol.18, pp.47-68.

54. Bugshan, T., 2005. Corporate governance, earnings management, and the information content of accounting earnings: Theoretical model and empirical tests. PhD Thesis, Bond University, Australia.

55. Bukenya, M., 2014. Quality of accounting information and financial performance of Uganda’s public sector. American Journal of Research Communication, 2(5), pp.183-203.

56. Burns, N., Kedia, S. and Lipson, M., 2010. Institutional ownership and monitoring: Evidence from financial misreporting. Journal of Corporate Finance, 16(4), pp.443-455.

57. Byrnes, J.P., Miller, D.C. and Schafer, W.D., 1999. Gender differences in risk taking: a meta-analysis. Psychological bulletin, 125(3), p.367.

58. Carter, D.A., Simkins, B.J. and Simpson, W.G., 2003. Corporate governance, board diversity, and firm value. Financial review, 38(1), pp.33-53.

59. Chaney, P.K., Faccio, M. and Parsley, D., 2011. The quality of accounting information in politically connected firms. Journal of accounting and Economics, 51(1-2), pp.58-76.

60. Chen. F., Hope, O.K, Li, Q.Y, 2010. Financial reporting quality and investment efficiency of private Firms in emerging markets. The accounting review, 86(4), pp.1255-1288.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024