Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 12


súc cao. (Ví dụ: Cõng trâu, Phố huyện, Ông câu biển…). Như trong bài Ông câu biển, hình ảnh người dân chài hiện lên bình thản, kiên gan, yêu lao động:

Đứng trên sóng Ngồi trên sóng Câu một bể cơm…

Sóng cong thành rắn dữ Trời mưa tuôn cũng đành

Từ đây, tác giả nâng tầm “nhân vật” - người lao động - ông ngư dân lên thành “ông câu biển” - thể hiện sự chế ngự biển cả, tâm thế làm chủ thiên nhiên:

Ai đi câu lợi. Ai đến câu ông Mắt ông chỉ nhìn thấy biển Tai ông chỉ nghe thấy biển Ông câu bóng mình

Giáo sư Hà Minh Đức nhận định: “Cảm xúc và trí tưởng tượng là hai mặt hoạt động hỗ trợ gần gũi của tư duy thi ca để tạo nên phần máu thịt chủ yếu của hình tượng thơ”[6]. Vì vậy nếu không có cảm xúc, không có trí tưởng tượng phong phú, không giàu ngôn ngữ nghệ thuật thì cũng không thể có những bài thơ hay, ấn tượng. Ở đây điều quan tâm nữa là Dương Thuấn đã làm chủ được ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt đối với ông không chỉ là ngôn ngữ học vấn mà còn là ngôn ngữ nghệ thuật. Là người sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ giao tiếp chung của quốc gia thì việc dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt – phương tiện nhiều tầng nghĩa để sáng tạo thơ là một thành công lớn của Dương Thuấn. Thơ Dương Thuấn mộc mạc, giản dị với lối kể hiền lành, uyển chuyển, nhẹ nhàng, dân gian, dân tộc và có bố cục kết cấu vừa phải, ngắn gọn, đúng như nhà thơ Lò Ngân Sủn đã nhận xét: “Phải chăng đó là cái tạng, cái duyên, vẻ đẹp của Dương Thuấn – bởi cái thô mộc của sự trau chuốt, chắt lọc, gọt dũa, ít mà nhiều, chật mà rộng, ngắn mà dài”[28]. Với


những ai ưa thích lối diễn giải trong thơ ca thì chắc chắn sẽ thất bại khi tìm hiểu thơ Dương Thuấn bởi thơ ông không có chỗ cho những uẩn khúc vòng vo. Nhưng có lẽ, sự độc đáo của thơ Dương Thuấn cũng chính là ở sự gần và thực ấy. Thực nhưng không thô, giản dị nhưng không sơ sài mà trái lại vẫn đầy sức lôi cuốn.

Tuyển tập thơ Dương Thuấn gồm 3 tập song ngữ ngoài các bài thơ còn bao gồm hai trường ca Mười bảy khúc đảo ca Bi phẫn. Vì vậy ngôn ngữ trường ca còn là điểm mạnh khi bàn tới ngôn ngữ thơ Dương Thuấn. Mười bảy khúc đảo ca là hành trình ra với biển còn Bi phẫn là hành trình trở về. Hai trường ca tạo thành một hành trình ra đi để nhận thức về Tổ quốc, trách nhiệm công dân và trở về để chiêm nghiệm, suy ngẫm lại những giá trị Chân - Thiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Mỹ trong cuộc đời của nhà thơ. Nếu như trong Mười bảy khúc đảo ca nhân vật là những thủy thủ, người lính canh giữ biển đảo của Tổ quốc thì nhân vật trong Bi phẫn là những cô gái, chàng trai, ông bà già, trẻ em trong cuộc sống hằng ngày. Mười bảy khúc đảo ca tái hiện lại cuộc sống lao động và bảo vệ biển đảo Tổ quốc và ngợi ca sức mạnh đoàn kết của dân tộc chínhh vì vậy mà ngôn ngữ của trường ca này mang tính biểu cảm ngợi ca. Những từ ngữ trang nghiêm, hào hùng, chính luận được sử dụng nhiều như: lá cờ Tổ quốc, đất nước, ngôi nhà lớn, pháo đài, quân thù, chủ quyền dân tộc… nhằm nhấn mạnh khí thế hào hùng, hiên ngang của người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước:

Có gì thiêng liêng như lá cờ Tổ quốc… Lá quốc kỳ ở đây là chủ quyền dân tộc Có núi, có sông, có đồng, có biển

Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 12

Cả nước cùng chung một lá cờ…

(Hồi tưởng trước lá cờ)


Thế mạnh của Dương Thuấn là hiểu sâu và khai thác tốt mảng đề tài liên quan bằng một kết cấu và ngôn ngữ thích hợp tạo ra được nét phong cách độc đáo. Nhà thơ phát huy tốt đa khả năng xây dựng câu từ thể hiện tinh thần cơ bản theo chủ đề của mỗi khúc ca. Song Mười bảy khúc đảo ca không chỉ có mỗi ngôn từ biểm cảm “ca ngợi” mà hòa trong xu hướng đa dạng hoá trường ca, khi trường ca đi vào cuộc sống đời thường thì cảm xúc lại được thể hiện bằng ngôn ngữ thông tục. Ngôn từ biểu cảm của anh thực sự là ngôn từ giao tiếp hàng ngày, với những từ ngữ thuộc khẩu ngữ rất đời thường:

- Muốn để khách ngủ ngon Họ nằm yên vờ ngủ

(…)

Có thứ gì liên hoan thứ ấy

Đây lính biển đãi khách nhà thơ… Nào mì khô, nào nước mắm

Nào hải sâm, cá mực, tôm , cua…

(Đêm thần tiên)

Trái ngược với Mười bảy khúc đảo ca - hành trình ra đi để nhận thức về thế giới và trách nhiệm con người thì Bi phẫn lại là sự trở về để chiêm nghiệm lại những gì đã trải qua, nhận thức lại những giá trị đích thực trong cuộc đời. Tại sao gọi là Bi phẫn, nhà thơ đã giải thích ở chương cuối Dạo chơi và nghĩ:

Con người khi sinh ra khóc bi phẫn Con người lớn lên nhờ bi phẫn

Bi phẫn mà tôi viết trường ca

Bi phẫn thành vui, tôi viết chơi mà…

Bi phẫn là những suy tư, bộc bạch, những câu hỏi được tác giả đặt ra trước muôn vàn vấn đề của cuộc sống vì vậy mà ngôn ngữ ở trường ca thứ hai này là ngôn ngữ tự vấn, được coi là một kiểu diễn đạt phù hợp với đặc điểm suy


tư triết lý. Nói suy tư triết lý chỉ là một cách đặt tên cho một xu hướng, thực tế các nhà thơ không phải là những nhà triết học. Họ chỉ là những người muốn cho thấy mình có trách nhiệm với dân tộc, với Tổ quốc. Họ bộc bạch những suy tư về những vấn đề hết sức quen thuộc, diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của đồng bào mình từ đó nhận ra đâu mới là giá trị đích thực, đáng nâng niu trân trọng.‌

4.2 Giọng điệu

4.2.1 Giới thiệu về giọng điệu

Trong các tác phẩm nghệ thuật ưu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất lượng, nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một tác giả tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương.

Thế nào là giọng? Theo Từ điển Tiếng Việt [37] thì: Giọng là:1/ Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. 2/ Cách phát âm của một địa phương. 3/ Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị một thái độ, tình cảm nhất định. 4/ Gam đã xác định âm chủ.

Như vậy trong cuộc sống hằng ngày giọng được hình dung trước hết như một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ. Khái niệm giọng chủ yếu nói về người, gắn với người, là giọng nói của người dùng trong ngôn ngữ giao tiếp của mỗi người. Không chỉ tồn tại như một âm thanh, giọng nói của người còn hàm chứa thái độ của người nói, chính ở đây người ta thường nói đến giọng điệu.

Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ biên soạn cho rằng giọng điệu là “giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định”. Như vậy “giọng” là yếu tố


mang đậm tính vật lý trong khi “giọng điệu” lại được nhìn từ góc độ tâm lý. Nhìn vào 2 định nghĩa về giọng và giọng điệu, ta thấy định nghĩa giọng điệu trùng với nét thứ ba của định nghĩa về giọng. Vậy nên trong thực tế giao tiếp, tùy vào hoàn cảnh, người ta thường đồng nhất hai khái niệm này. Như vậy có thể nói có bao nhiêu hoàn cảnh giao tiếp, bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp thì có bấy nhiêu giọng điệu, ví dụ như: giọng khinh nhờn, bỡn cợt, chế giễu, trịnh thượng, cung kính, vui sướng, thỏa mãn, chanh chua, hiền hậu…..Rõ ràng giọng điệu thường thể hiện tâm tính con người, phản ánh tâm trạng của họ. Âm thanh giọng điệu cũng phù hợp với nội dung cảm xúc, khi vui giọng vang rõ, khi buồn giọng lắng lại, thấp xuống…

Trong cuộc sống giọng điệu thường mang tính nhất thời, khác với giọng điệu trong tác phẩm văn học. Trong nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu trở thành một yếu tố cấu thành, phụ thuộc vào hệ thống không phải là ngẫu hứng.

Không chỉ hàm chứa cảm xúc, thái độ của người nói, giọng điệu còn thể hiện nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của chủ thể phát ngôn. Giọng trẻ con khác giọng người lớn, giọng người từng trải khác giọng người non nớt, giọng người ít học khác với giọng người trí thức….

Giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật nhưng không nên tạo ra sự ngăn cách giả tạo giữa giọng điệu trong đời sống với giọng điệu trong văn chương. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu cũng mang đặc tính âm thanh. Ngay cả khi đọc thầm một câu thơ, câu văn, trong tâm trí người đọc vẫn vọng lên cái âm hưởng, thậm chí đường nét của âm thanh. Chỉ có điều khi trở thành một hiện tượng thẩm mĩ, cấu trúc và cơ chế vận hành của giọng điệu văn chương phức tạp hơn nhiều so với giọng điệu thường ngày.


Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu nếu như không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không chia sẻ với họ niềm vui và tình yêu trong cuộc sống. Trong nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu không chỉ bộc lộ qua âm thanh, nhịp điệu mà còn bộc lộ qua màu sắc, đường nét, hình ảnh.

Không phải lúc nào trong tác phẩm cũng chỉ có một giọng điệu thuần nhất. Việc phân chia loại hình giọng điệu cũng khác nhau, xuất phát từ những tiêu chí khác nhau. Theo cấu trúc thì có thể chia thành giọng chính và giọng phụ. Căn cứ vào sắc thái tình cảm thì có thể nói đến giọng gay gắt hay tình cảm, trang trọng hay suồng sã, mạnh hay yếu, kính cẩn hay châm biếm….Căn cứ vào dạng thức cảm hứng chủ đạo thì có giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng ca….Nếu chú ý khuynh hướng tư tưởng thì có các giọng: thông cảm hay lên án, yêu thương hay tố cáo, khẳng định hay phủ định….Có khi từ cái nhìn ngôn ngữ học chia thành giọng trần thuật, giọng nghi vấn, giọng cảm thán. Về cơ bản giọng điệu bộc lộ các sắc điệu tình cảm của chủ thể phát ngôn.

4.2.2 Giọng điệu trong thơ Dương Thuấn

Nét nổi bật, phong cách riêng của Dương Thuấn chính là thơ kể vì vậy mà giọng điệu chủ đạo, độc đáo của Dương Thuấn cũng là giọng kể, tả. Mỗi bài thơ, Dương Thuấn đều thủ thỉ nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê hương. Thoạt đọc những tiêu đề bài thơ trong tập Bản Hon và những nơi khác, người đọc có thể gọi thơ Dương Thuấn là thơ kí sự (ví dụ như: Mời anh về Ba Bể, Về bản, Lượn cọi, Cõng trâu, Lên rẫy, Sinh con, Ta ở đâu bản ta ở đó… Đi đến đâu, làm gì Dương Thuấn cũng có thơ. Thơ như một phương tiện để nhà thơ lưu trữ những ký ức, kỉ niệm và trải nghiệm. Các địa danh trong nước: Cà Mau, Bắc Kạn, sông Hậu, Đồng Văn, Lâm Đồng, Trường Sa, Hoàng Sa…, nước ngoài như Canada, Whashington, Nepal… không chỉ góp phần mở


rộng không gian nghệ thuật mà còn làm tăng tính chân thực cho nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Đối với Dương Thuấn mà nói bản Hon hay Trường Sa, Hoàng Sa; sông Năng, hồ Ba Bể hay biển Đông hoặc đại dương, tất cả dưới ngòi bút của ông nó đều là những nơi để lại dấu ấn sâu sắc.

Dương Thuấn chịu khó lắng nghe, quan sát và kể lại bằng thơ. Nhà thơ như người kể chuyện dân gian có một kho vô cùng tận những điều muốn nói, muốn tâm tình. Cái duyên của người kể là cuốn hút, làm cho người nghe không chán về những chuyện của mình. Cái tài của người kể là chọn chi tiết, dựng câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Người đọc chẳng những được biết mà còn như được tham gia trực tiếp vào trong những sự kiện tác giả kể. Tiếng nói nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn luôn là tiếng nói đời sống, là tiếng nói của người trong cuộc được giãi bày. Dương Thuấn không nói những điều to tát mà là những điều bình thường giản dị như hơi thở, như tiếng nói. Ông cứ nhẩn nha, rủ rỉ. Cõng trâu, lên rẫy, cưỡi ngựa, làm dâu, băng rừng, vượt núi, sinh con, thăm mẹ vợ, làm dâu, hát lượn, dự hội lồng tồng, đón năm mới… biết bao nhiêu là phong tục mang nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc cứ trôi tuột qua giọng kể thủ thỉ của nhà thơ (Làm dâu, Sinh con, Nàng ơi uống rượu, Thăm mẹ vợ, Mùng một tết…)

Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến từng nhận xét: “các tác giả văn học dân tộc thiểu số thường đi sâu vào lối phô diễn của dân tộc mình nên họ đem vào tác phẩm văn học một màu sắc dân tộc đích thực [36]. Dương Thuấn không nằm ngoài số đó nên ông đã đặc biệt chú ý vào giọng kể gần gũi không kiểu cách, câu lệ. Điều này cũng xuất phát chính từ cách lựa chọn ngôn ngữ đời sống hàng ngày để đưa vào trong thơ ca của Dương Thuấn. Tự nhiên, gần gũi là giọng thơ viết về đời sống sinh hoạt đã đành mà ngay cả trong thơ gửi gắm tâm sự triết lý Dương Thuấn cũng triết lý một cách tự nhiên. Thơ triết lý của Dương Thuấn thường tạo nên những tư duy sâu sắc nhưng lại bắt đầu từ


những tình thế bất ngờ chứ không phải là kết quả từ một sự dàn xếp, định hướng trước:


Hoặc:

Em nhìn vầng trăng và hát

Có ông già cúi gầm xuống đất Nhớ vầng trăng đã quên…


(Vầng trăng)

Quả chín mọng như muốn rơi vào lòng tay Hăm hở trèo lên

Áo em rách rồi Thôi đành… lỡ dại

Nhưng khó bình thản mà đi Quả trong rào

Mọng thế kia


(Ăn trộm)

Từ những hình ảnh cụ thể, Dương Thuấn luôn tìm tòi, suy nghĩ và đúc kết thành những bài học, những kinh nghiệm để tạo thành giọng điệu có tính triết lý trong thơ. Đặc biệt giọng triết lý của Dương Thuấn có một dấu ấn riêng, đó là cách triết lý từ sự từng trải đúc kết thành bài học tự nhiên, có thể gọi đó là giọng điệu triết lý đậm chất miền núi. Nó không hề khô khan, giáo điều, không lên gân cốt mà dễ hiểu, có sức lay động qua những hình ảnh quen thuộc, gẫn gũi, đi vào lòng người. Có thể kể đến hàng loạt bài thơ của Dương Thuấn mang đậm giọng điệu triết lý trên như: Người hạnh phúc, Ai sung sướng hơn, Tiếng Con Người, Nghĩa không ở trong lời, Không đi không lại, Khi ra khỏi nhà mình, Bà mẹ sau chiến tranh, Nỗi đau, Thanh kiếm, Cái bờ rào đã mọc lên, Kẻ ngu dốt và người thông thái, Soi bóng, Đâu là khôn ngoan, Hai nửa mặt người, Anh nghèo và lão nhà giàu… Tuy là triết lý đó

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí