Kết Cấu, Nội Dung Hệ Thống Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Hành

- 70 -


- Nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản: VAS 01- Chuẩn mực chung, tại đoạn 3 đến 16, đưa ra các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu; các yêu cầu cơ bản đối với kế toán bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, và có thể so sánh; các yêu cầu này “phải được thực hiện đồng thời” (Bộ Tài chính, 2002).

- Về Công khai và công bố thông tin: Luật Kế toán quy định các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ và thu nhập của người lao động, theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản; niêm yết (điều 33.1). Thông tư 52/2012-TT-BTC ngày 5/04/2012- Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK - quy định các vấn đề về yêu cầu thực hiện công bố thông tin, phương tiện và hình thức công bố thông tin, nội dung công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường, công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty của công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết…

Vai trò của Hội nghề nghiệp

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là một tổ chức nghề nghiệp, tự quản và độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. VAA thực hiện nhiều nhiệm vụ: tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kế toán; quản lý thống nhất danh sách người hành nghề kế toán và danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán; tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng quốc gia về kế toán, các Ban soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán khi có yêu cầu của Bộ Tài chính... (Bộ Tài chính, 2005).

Trong những năm qua, VAA đã có những hoạt động và đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, là thành viên thứ 130 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và thành viên thứ 7 của Hiệp hội kế toán các nước ASEAN (AFA) (VAA, 2012).

- 71 -


Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là tổ chức nghề nghiệp của những kiểm toán viên hành nghề và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. VACPA thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên hành nghề và danh sách doanh nghiệp kiểm toán; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Sau 7 năm hoạt động (2005-2012), VACPA đã không ngừng gia tăng số lượng và chất lượng hội viên, được giao thêm nhiều trọng trách như: trực tiếp soạn thảo và hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán; kiểm soát chất lượng; tổ chức ôn thi kiểm toán viên, và đặc biệt được kết nạp làm thành viên chính thức của Hiệp hội kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) từ tháng 6/2010…(VACPA, 2013).

Như vậy, kế toán Việt Nam, nhìn chung, nằm trong định hướng “tuân thủ luật pháp”, nên việc soạn thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặt trong một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ. Hội nghề nghiệp có vai trò nhất định trong sự phát triển của hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam, tuy nhiên, tính độc lập và vị thế của hội nghề nghiệp vẫn còn ở mức thấp.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 11

(4) Nhân tố văn hóa

Chưa có những nghiên cứu bài bản về sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam. Trong 05 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia theo nghiên cứu của Hofstede, Việt Nam được đánh giá với mức điểm như sau (Hofstede, 2013) :

- Chủ nghĩa cá nhân (IDV): 20;

- Né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV): 30;

- Nam tính (MAS): 40;

- Khoảng cách quyền lực (PD): 70;

- Định hướng dài hạn (LTO): 80.

Khoảng cách quyền lực có số điểm cao phản ánh mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong và giữa các định chế và tổ chức, nói cách

- 72 -


khác, con người dễ chấp nhận các thứ bậc và các thứ bậc này được giải thích bằng quyền lực và truyền thống. Định hướng dài hạn có số điểm cao phản ánh sự coi trọng tính kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này. Chủ nghĩa cá nhân có số điểm thấp cho thấy con người thường liên kết thành những nhóm quan hệ khá chặt chẽ, trong đó họ thường được bảo vệ để đổi lấy lòng trung thành (Hofstede, 2013).

Với số điểm trên, nếu áp dụng lý thuyết của Gray về mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và các giá trị kế toán, sẽ cho thấy, trong hệ thống kế toán Việt Nam, tính chất thống nhất, thận trọng và bảo mật được đề cao, trong khi phát triển nghề nghiệp không được đề cao. Điều đó có nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và BCTC nói riêng sẽ có khuynh hướng nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quy định; tiếp cận thận trọng đối với các sự kiện không chắc chắn, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán; giới hạn cung cấp thông tin trong phạm vi nhà quản lý hoặc cung cấp vốn; tuân thủ các quy định pháp lý và chịu sự kiểm soát từ phía Nhà nước (Gray,1988).

Điều này tỏ ra khá phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay, dù rằng mức độ có khác nhau. Hơn nữa, văn hóa Việt Nam chỉ là một nhân tố, nó không quyết định tính chất của hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

(5) Quá trình hội nhập quốc tế

Việt Nam đã gia nhập WTO hơn 7 năm, hiện có mối quan hệ chính trị, kinh tế với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Nền kinh tế nước ta nói chung và hệ thống kế toán nói riêng đã có sự cải cách, theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Về lâu dài, khi ranh giới của các quan điểm về soạn thảo và trình bày BCTC trên thế giới ngày càng thu hẹp, khi nền kinh tế và trình độ quản lý kinh tế đã phát triển ở mức cao hơn, thì sự hòa hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ trở thành một yêu cầu mang tính tất yếu, tạo ra tiếng nói chung về kế toán.

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, vấn đề then chốt đối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là phải xây dựng một hệ thống kế

- 73 -


toán và BCTC hòa hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế (Đường Nguyễn Hưng, 2012).

2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo BCTC

Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC được quy định chủ yếu tại VAS 1- Chuẩn mực chung; VAS 21 - Trình bày BCTC; VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mục đích của BCTC: Theo VAS 21, BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này, BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

- Tài sản;

- Nợ phải trả;

- Vốn chủ sở hữu;

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;

- Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền (Bộ Tài chính, 2003).

Yêu cầu lập và trình bày BCTC: VAS 21, đoạn 09 quy định, BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ tài chính. Theo đó, doanh nghiệp phải:

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

- 74 -


+ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;

+ Đáng tin cậy, khi:

. Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

. Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

. Trình bày khách quan, không thiên vị;

. Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

. Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

- Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

- Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo nguyên tắc bản chất quan trọng hơn hình thức, các thông tin tài chính cần được trình bày đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: VAS 21 đưa ra các nguyên tắc: hoạt động liên tục; cơ sở dồn tích; nhất quán; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; và có thể so sánh.

- Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

- Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo đó, các giao dịch và sự

- 75 -


kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.

- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.

Các yếu tố của BCTC: VAS 1 quy định, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong BCĐKT là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo KQHĐKD là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh.

Ghi nhận các yếu tố của BCTC: Chuẩn mục chung quy định một khoản mục được ghi nhận trong BCTC khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;

- 76 -


- Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành

Hệ thống báo cáo, nội dung của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành được quy định tại VAS 21 - Trình bày BCTC, VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các chuẩn mực kế toán cụ thể khác, như: TSCĐ hữu hình, hàng tồn kho v.v…; và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống BCTC doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN);

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN);

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN);

- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN).

(1) Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)

Bảng CĐKT là một BCTC tổng hợp phản ánh một cách tổng quát các yếu tố trực tiếp liên quan đến việc xác định thực trạng tài chính của doanh nghiệp bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Theo đoạn 51, VAS 1, Bảng CĐKT phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây :

1. Tiền và các khoản tương đương tiền;

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;

4. Hàng tồn kho;

5. Tài sản ngắn hạn khác;

6. TSCĐ hữu hình;

7. TSCĐ vô hình;

8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;

- 77 -


9. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang;

10. Tài sản dài hạn khác;

11. Vay ngắn hạn;

12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;

13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;

15. Các khoản dự phòng;

16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;

17. Vốn góp;

18. Các khoản dự trữ;

19. Lợi nhuận chưa phân phối.

Cách thức trình bày các yếu tố thông tin trên Bảng CĐKT áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp được quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện VAS 21. Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng CĐKT khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu. Nói cách khác, việc trình bày các khoản mục phải tuân thủ theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể về mẫu biểu báo cáo, sắp xếp, phân loại thành các chỉ tiêu, mức độ chi tiết và mã số của từng chỉ tiêu. Hiện Bảng CĐKT năm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC có 94 chỉ tiêu; Bảng CĐKT theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC, đơn giản, ít chỉ tiêu hơn, có 64 chỉ tiêu.

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, trường hợp không thể phân biệt được như vậy thì có thể trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Một số khoản “phải trả thương mại, phải trả nhân viên, chi phí phải trả là những yếu tố cấu thành nguồn vốn lưu động trong một chu kỳ hoạt động bình thường” thì được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn kể cả khi chúng được thanh toán sau 12 tháng tới kể từ sau ngày kết thúc niên độ (Bộ Tài chính, 2003).

Riêng biến động vốn chủ sở hữu được trình bày trên Thuyết minh BCTC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022