Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG VÂN


LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Hà Nội, 2016


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG VÂN


LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ NAM


Hà Nội, 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 4

MỞ ĐẦU 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5. Phương pháp nghiên cứu 10

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

7. Cấu trúc của luận văn 11

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH 12

1.1. Một số khái niệm cơ bản 12

1.1.1. Xúc tiến 12

1.1.2. Xúc tiến du lịch 12

1.1.3. Liên kết xúc tiến du lịch 14

1.2. Các vấn đề cơ bản trong liên kết xúc tiến du lịch 17

1.2.1. Điều kiện liên kết xúc tiến du lịch 17

1.2.2. Nội dung liên kết xúc tiến du lịch 20

1.2.3. Nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch 28

1.2.4. Vai trò của liên kết xúc tiến du lịch 31

1.3. Một số bài học kinh nghiệm về liên kết xúc tiến du lịch 33

1.3.1. Khu vực Tây Bắc 33

1.3.2. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 36

1.3.3. 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế 38

Chương 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC 40

2.1. Điều kiện liên kết xúc tiến du lịch của khu vực Đông Bắc 41

2.1.1. Tài nguyên du lịch 41

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 46

2.1.3. Nguồn nhân lực thực hiện liên kết xúc tiến du lịch 50

2.1.4. Chủ trương và chính sách liên kết xúc tiến du lịch 54

2.2. Nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc 57

2.3. Nội dung liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc 59

2.2.1. Liên kết xúc tiến du lịch bằng Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” 60

2.3.2. Liên kết xúc tiến du lịch qua sự kiện “Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc” 69

2.4. Đánh giá chung 74

2.4.1. Kết quả đạt được 74

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 74

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC 78

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 78

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc 78

3.1.2. Định hướng về thị trường mục tiêu của khu vực Đông Bắc 80

3.1.3. Định hướng về sản phẩm du lịch của khu vực Đông Bắc 83

3.1.4. Những định hướng chính do luận văn đề xuất 84

3.2. Giải pháp liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc 85

3.2.1. Giải pháp liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch 85

3.2.2 Giải pháp liên kết trong hoạt động truyền thông, tuyên truyền, quảng bá du lịch 91

3.2.3. Giải pháp liên kết trong việc xây dựng thương hiệu du lịch vùng 92

3.2.4. Giải pháp liên kết trong quản lý điểm đến 99

3.2.4.1. Xây dựng cơ chế liên kết 99

3.3. Một số kiến nghị 102

3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương 102

3.3.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý du lịch các tỉnh Đông Bắc

.........................................................................................................................102

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 111

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATK

:An toàn khu

BVHTTDL

:Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ctr/TU

:Chương trình/Trung ương

TB

:Thông báo

TCDL UBND

:Tổng cục du lịch:Ủy ban nhân dân

TNHH

:Trách nhiệm hữu hạn

TP HCM

:Thành phố Hồ Chí Minh

VHTT&DL

:Văn hóa Thể thao và Du lịch

VPCP

:Văn phòng chính phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ


Bảng biểu

Bảng 2.1. Các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc 51

Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn nhân lực tại các Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc 54

Bảng 2.3. Thời gian và đơn vị đăng cai tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” 63

Bảng 2.4. Một số chương trình Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc giai đoạn 2008 - 2015 71

Bảng 3.1. Các sản phẩm du lịch tương thích với từng phân khúc thị trường du lịch Đông Bắc 87


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, tăng cường quảng bá nền văn hóa giữa các quốc gia. Vì vậy, xúc tiến du lịch hiện nay đã trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả để thuyết phục và lôi kéo khách du lịch đến với điểm du lịch. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của các tỉnh thành trong cả nước nói riêng. Đặc biệt, nếu có sự liên kết hợp lý trong xúc tiến du lịch giữa các điểm đến du lịch thì hiệu quả của công tác này ngày càng được nâng cao.

6 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn thuộc vùng núi Đông Bắc (phạm vi nghiên cứu của luận văn – lý do giới thuyết được trình bày trong mục đối tượng và phạm vi nghiên cứu) được đánh giá là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch lớn với nhiều thế mạnh như: sự hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên, đa dạng về sắc màu văn hóa; sự thuần khiết, mộc mạc, mến khách của đồng bào các dân tộc thiểu số… Vùng đất này cũng lưu giữ nhiều di tích lịch sử ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đây chính là nguồn tài nguyên vô tận để 6 tỉnh nói trên khai thác phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, để du lịch 6 tỉnh khu vực Đông Bắc phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì một trong những hoạt động


quan trọng nhất cần phải thực hiện là liên kết xúc tiến du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch. Hiện nay, công tác liên kết xúc tiến du lịch vẫn chưa được 6 tỉnh Đông Bắc (mà luận văn giới hạn nghiên cứu) nói riêng và toàn khu vực Đông Bắc thực sự quan tâm: Thiếu kinh phí khiến việc tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ ở các thị trường không làm nổi bật được hình ảnh điểm đến; các đợt xúc tiến không kéo dài, mang tính đứt đoạn; cách làm thiếu chuyên nghiệp vì không chú trọng nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng thị trường và lựa chọn hình thức quảng bá hiệu quả nhất… gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận các thị trường trọng điểm và thu hút khách của du lịch tới khu vực Đông Bắc. Trong bối cảnh hiện nay: Các tỉnh Tây Bắc mở rộng, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 3 tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế... đã có sự liên kết trong xúc tiến du lịch và đạt được nhiều thành tựu, các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết xúc tiến du lịch (tài nguyên, nguồn nhân lực, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước...), nhằm phát triển du lịch mạnh mẽ, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho nhân dân địa phương và cho đất nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là các tỉnh khu vực Đông Bắc đã và đang thực hiện liên kết xúc tiến du lịch ở mức độ nào, cần phải làm gì để đẩy mạnh công tác đó. Đây cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu: Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc” làm đề tài luận văn của mình. Việc nghiên cứu để đưa ra được những định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở đây sẽ trở thành mục đích và nội dung nhiệm vụ chính của luận văn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu, chuyên khảo đề cập đến xúc tiến du lịch. Tiêu biểu như Ernie H. & Geofrey

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí