Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế Đối Với Bctc Tại Các Quốc Gia Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

- 46 -


hướng đến nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác, BCTC xem trọng các “giải trình” của nhà quản lý và các thông tin liên quan đến lợi nhuận, các thảo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính; chịu ảnh hưởng bởi các hiệp hội nghề nghiệp và Ủy ban chứng khoán.

- Pháp: Hệ thống kế toán và BCTC thống nhất, thiên về tính tuân thủ; yêu cầu công bố rộng rãi và chi tiết đối với các thuyết minh và chú thích; xem trọng các thông tin “xã hội”, “môi trường”.

- Trung Quốc: thiên về tính khuôn mẫu, thống nhất và tuân thủ; chịu sự chi phối của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính).

Thứ ba, có sự đa dạng về nội dung của các BCTC để đáp ứng linh hoạt nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng

- Đối với các doanh nghiệp lớn, niêm yết hoặc có vai trò quan trọng: nội dung BCTC sẽ đầy đủ và phức tạp; BCTC phải được kiểm toán.

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: có sự đơn giản hóa trong nội dung BCTC.

Thứ tư, nhiều quốc gia quan tâm đến nội dung báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội

Nguồn lực tri thức (intellectual capital) là sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm áp dụng, công nghệ tổ chức, các mối quan hệ khách hàng và các kỹ năng chuyên nghiệp mà nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Edvinsson, 2000). Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri thức bao gồm 3 thành phần: nguồn lực con người (Human capital), nguồn lực tổ chức (Structural capital) và nguồn lực quan hệ (Relational capital), trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sở hữu trí tuệ (Intellectual property) và các tài sản hạ tầng (Infrastructure assets).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

IASB quy định, phương pháp đo lường và báo cáo về các nguồn lực tri thức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tài sản vô hình.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nguồn lực tri thức đã được ghi nhận và trình bày trên BCTC thường niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia…. Theo đó, các công ty lớn như Skandia ở Thụy Điển đã áp dụng các hình thức của báo cáo nguồn lực tri

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 8

- 47 -


thức như là bao cáo bổ sung cho các BCTC hàng năm. Nguồn lực tri thức cũng là một phần của nguyên tắc kế toán và nội dung công bố tại Đan Mạch kể từ tháng 01 năm 2002, công ty có nghĩa vụ báo cáo về nguồn lực tri thức nếu nó trọng yếu và kiểm toán viên phải xác nhận báo cáo (J.R. Raj, 2011).

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) là tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các nhà cung cấp.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên 250 công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báo cáo trách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo thường niên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83%

năm 2008 và 95% năm 2011 (KPMG, 2011).

Tương tự như việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, mặc dù chưa có một cơ sở hoàn chỉnh quy định về nguyên tắc, nội dung cũng như phương pháp, việc ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC hoặc báo cáo thường niên hiện đang là một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế

1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế

Kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán quốc tế nói riêng có một lịch sử phát triển khá lâu dài (Phụ lục 04).

Từ năm 1904, các tổ chức kế toán trên thế giới đã lần lượt tổ chức những hội nghị kế toán quốc tế tại nhiều nơi như ở Saint Louis, Mỹ (1904), Amsterdam, Hà Lan (1926), New York, Mỹ (1929)… Cho đến hội nghị tổ chức tại

- 48 -


Sydney (1972) thì các tổ chức nghề nghiệp đã đạt được thỏa thuận hình thành Ủy ban hợp tác quốc tế kế toán (ICCAP) và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC).

IASC là một tổ chức độc lập, thành lập ngày 29/06/1973 tại Luân Đôn, bao gồm 9 thành viên là tổ chức nghề nghiệp của các nước phát triển. IASC là cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Mục tiêu quan trọng của IASC là xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế phục vụ cho việc soạn thảo và trình bày BCTC và thúc đẩy sự thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Cho đến khi được tái cơ cấu vào năm 2001, IASC đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC (Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statements) và 41 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

Năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ra đời trên cơ sở tái cấu trúc IASC theo mô hình FASB, nhằm nâng cao tính độc lập và hiệu quả hoạt động. Mục tiêu quan trọng của IASB là phát triển một bộ chuẩn mực kế toán duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu, và thúc đẩy việc sử dụng nghiêm túc các chuẩn mực này (Choi and Meek, 2011).

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) đã được IASC và IASB nhiều lần điều chỉnh, thay thế, cập nhật và ban hành mới. Đến thời điểm 30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đang hoặc sắp có hiệu lực.

1.4.1.2. Khái quát nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế

Các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASB ban hành bao gồm ba phần chính:

- Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (The Conceptual Framework for Financial Reporting);

- Các chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards – IASs) và các chuẩn mực BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standards – IFRSs), sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS);

- Hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán (IFRIC/SIC – International Financial Reporting Interpretation Committee/Standard Interpretation Committee).

- 49 -


(1) Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế

Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC (Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statements) được IASC tế xét duyệt vào tháng 04/1989 và công bố vào tháng 07/1989, sau đó được IASB thông qua tháng 04/2001. Đến tháng 09/2010, Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (The Conceptual Framework for Financial Reporting - IFRS Framework) được IASB phê duyệt và phát hành, thay thế cho Framework 2001.

IFRS Framework đặt ra các khái niệm cơ sở cho việc chuẩn bị và trình bày BCTC cho người sử dụng bên ngoài. Mục đích chính của IFRS Framework là hỗ trợ IASB trong việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai và xem xét các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có; thúc đẩy việc hài hòa các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các thủ tục liên quan đến việc soạn thảo và trình bày BCTC.

IFRS Framework không phải là chuẩn mực kế toán do đó không xác định tiêu chuẩn đối với bất kỳ đo lường hoặc công bố cụ thể, không điều nào trong khuôn mẫu được phép làm mất hiệu lực của các IAS/IRFS.

Nội dung chính của khuôn mẫu đề cập đến các vấn đề :

- Mục đích của BCTC;

- Các đặc điểm chất lượng của BCTC;

- Xác định, ghi nhận, đo lường các yếu tố của BCTC;

- Khái niệm vốn và bảo toàn vốn.

IFRS Framework đưa ra giả định hoạt động liên tục (going concern). Theo đó, BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC (IASB, 2010a).

Về định giá các yếu tố trên BCTC, IFRS Framework, tại đoạn 4.55, đã đưa ra một số cơ sở được sử dụng với mức độ và cách kết hợp khác nhau trong BCTC, bao gồm:

- Giá gốc (Historical cost);

- 50 -


- Giá hiện hành (Current cost);

- Giá trị thuần có thể thực hiện (Realisable value);

- Hiện giá (Present value).

Giá gốc là cơ sở đánh giá được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, nhưng thường được kết hợp với các cơ sở định giá khác. Khuôn mẫu không bao gồm các khái niệm hay nguyên tắc lựa chọn cơ sở định giá cần được sử dụng cho các yếu tố nhất định của BCTC hay trong những trường hợp cụ thể. Liên quan đến đo lường các yếu tố, tháng 05/2011, IASB đã ban hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement).

Ngoài ra, IFRS Framework, tại đoạn 4.59 đến 4.62, đã đưa ra khái niệm vốn và bảo toàn vốn. Theo đó, vốn là tài sản thuần hay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (về phương diện tài chính), là năng lực sản xuất của doanh nghiệp (về phương diện vật chất). Bảo toàn vốn tài chính nghĩa là lợi nhuận chỉ đạt được khi giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào cuối kỳ vượt quá giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào lúc đầu kỳ, sau khi trừ các khoản phân phối hay đóng góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Khái niệm về bảo toàn vốn tạo cầu nối giữa khái niệm vốn và khái niệm lợi nhuận bởi vì nó chỉ ra điểm xuất phát của việc xác định lợi nhuận (IASB, 2010a).

(2) Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do IASC ban hành từ năm 1973 - 2000. IASB thay thế IASC vào năm 2001. Kể từ thời điểm đó, IASB đã thực hiện sửa đổi một số IAS và kiến nghị thêm các sửa đổi khác, thay thế một số IAS bằng các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Thông qua các ủy ban, cả IASC và IASB đều ban hành các hướng dẫn về chuẩn mực. Các BCTC không được cho là tuân thủ IAS/IFRS trừ khi các BCTC này tuân thủ tất cả các yêu cầu của mỗi chuẩn mực cũng như hướng dẫn giải thích các chuẩn mực.

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được IASC và IASB nhiều lần điều chỉnh, thay thế, cập nhật và ban hành mới. Đến 30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đang hoặc sắp có hiệu lực, trong đó có 28 IAS và 14 IFRS (Phụ lục 05).

(3) Hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC/SIC)

IFRIC/SIC do Ủy Ban hướng dẫn báo BCTC quốc tế (IFRIC) xây dựng.

- 51 -


Các hướng dẫn giải thích do IFRIC xây dựng, đưa ra lấy ý kiến công chúng và sau đó được IFRIC gửi tới Hội đồng IASB soát xét và chuẩn y, trở thành các hướng dẫn giải thích chính thức. Ở mức độ IFRIC, đạt được sự nhất trí nếu không có hơn 3 trong tổng số 14 thành viên IFRIC phủ quyết bản hướng dẫn dự thảo hay hướng dẫn cuối cùng. Ở mức độ hội đồng, cách thức biểu quyết tương tự như đối với biểu quyết một chuẩn mực, nghĩa là phải được 9/14 thành viên hội đồng thông qua.

1.4.2. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia

Như đã trình bày ở phần trên, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trở thành một nhân tố thúc đẩy quá trình hòa hợp về kế toán. Trong phạm vi và mục đích của luận án, quá trình này được luận án tiếp cận chủ yếu dưới góc độ của các quốc gia trong quá trình hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đối với soạn thảo và trình bày BCTC.

Việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia được nhiều ý kiến ủng hộ. Jones and Belkaoui (2010) cho rằng việc sử dụng IAS/IFRS mang lại nhiều lợi ích: (1) các nước sử dụng IAS/IFRS có thể tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế,

(2) hệ thống chuẩn mực được chấp nhận và có thể áp dụng trên toàn cầu cần thiết cho sự quốc tế hóa nền kinh tế thế giới với mức độ ngày càng gia tăng, (3) sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu của Ball (2006) chỉ ra rằng sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải thiện tính so sánh của thông tin BCTC và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông tin của các nhà đầu tư. Francis et al (2012) thì cho rằng sự hòa hợp kế toán tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sau quá trình áp dụng IAS/IFRS tại Liên minh châu Âu từ năm 2005.

Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế không phải là không gặp trở ngại đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và chi phí. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì chuẩn mực kế toán quốc tế được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí ban

- 52 -


đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính. Cũng có ý kiến cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình Anglo-America, vì vậy có thể không phù hợp với các nước đang phát triển vốn có sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển (Prather- Kinsey, 2006). Carmona and Trombetta (2008) thì cho rằng IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principle-based IAS/IFRS), có tính linh hoạt cao, nên có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn, do thiếu một thị trường phát triển, các nước đang phát triển khó có thể áp dụng phương pháp dựa trên thị trường (market - base) để ước tính giá trị hợp lý…

Dù vậy, có thể nói rằng việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC, loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, là điều kiện để các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong soạn thảo và trình bày BCTC. IAS/IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên TTCK thế giới. Paul Volcker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau, các công ty và các nhà đầu tư sẽ có lợi khi các BCTC, chuẩn mực kế toán và thủ tục kiểm toán đồng nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác. Khi một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới, chi phí tiếp cận thị trường vốn có thể được giảm đi, khả năng so sánh của các thông tin tài chính và chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư tăng lên, giảm thiểu rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả thị trường.

Những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, ưu thế về lợi ích mang lại của việc sử dụng IAS/IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

1.4.2.1. Đối với Mỹ

Một trong những thách thức lớn nhất của IASB là đưa các BC T C lập theo IFRS vào TTCK M ỹ , một quốc gia có các TTCK lớn nhất thế giới và sự phát triển cao của hệ thống chuẩn mực kế toán. Ủy ban chứng khoán Mỹ

- 53 -


(SEC) và Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) là hai đối tác chủ yếu với IASB trên con đường đi tìm một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao toàn cầu. “Sẽ không là chuẩn mực quốc tế nếu như thị trường vốn lớn nhất trên thế giới là Mỹ lại không là một phần của sự phát triển ấy” – phát biểu của chủ tịch FASB, Robert. H.Herz.

Năm 2002, với sự ủng hộ của SEC, thỏa thuận Norwalk (Norwalk Agreement) được ký kết giữa IASB và FASB xác định sự hợp tác giữa hai tổ chức nhằm xây dựng một bộ chuẩn mực kế toán quốc tế chất lượng cao toàn cầu.

Với những nỗ lực của IASB và FASB, đến tháng 11/2007, tại cuộc họp của FASB, SEC đã chấp nhận quy định mới là cho phép các công ty nuớc ngoài niêm yết được lập BCTC theo IFRS của IASB mà không cần chỉnh hợp theo US GAAP. Quy định mới này đã được ban hành ngày 21/12/2007 và có hiệu lực vào ngày 4/3/2008. Sau đó, vào ngày 27/8/2008, SEC đã công bố một đề xuất cho lộ trình thực hiện IFRS để lấy ý kiến rộng rãi. Năm 2010, SEC phát hành báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng IFRSs sẽ có đối với hệ thống BCTC Mỹ. Từ năm 2011, tại Hoa Kỳ, các câu hỏi liên quan đến IFRS có trong kỳ thi CPA (Certified Public Accountant) thống nhất (AICPA, 2012).

Báo cáo tiến độ tháng 4/2012 cho thấy so với kế hoạch đã điều chỉnh năm 2008, có 10/12 dự án ngắn hạn và 6/8 dự án dài hạn được hoàn thành. Các dự án hoàn thành được hai bên cùng điều chỉnh vào hệ thống chuẩn mực của mình (FASB & IASB, 2012). Theo lộ trình này, về cơ bản SEC ủng hộ việc hướng đ ến một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao chung cho toàn thế giới, trong đó dự kiến tất cả các công ty niêm yết của Mỹ sẽ bắt buộc tuân thủ IFRS kể từ năm 2015 với những điều kiện nhất định và được khuyến khích cho phép áp dụng từ năm 2010.

So với quy định của IASB, Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (đối với doanh nghiệp lớn) có thêm: Báo cáo quản lý; Báo cáo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính; Công bố chính sách kế toán có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC; Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc 10 năm.

Đến nay, quá trình hòa hợp giữa GAAP của Mỹ với IAS/IFRS tuy còn chịu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022