Nhận Xét Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Nội Dung Luận Án Cần Tiếp Tục Đi Sâu Nghiên Cứu

Có thể thấy, tuy nhiều học giả trong và ngoài nước Trung Quốc đã nghiên cứu hoặc viết bài về vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc như các vấn đề về quản trị đảng nghiêm minh toàn diện và phòng chống tham nhũng hay cơ chế giám sát của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII, v.v... nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về các phương diện khác trong vấn đề xây dựng đảng về chính trị, về công tác tổ chức, cán bộ, về tư tưởng, tác phong, về kỷ luật và các pháp qui trong đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII chưa nhiều và thường được đề cập khái quát khi viết về vấn đề quản lý đảng và phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc. Đặc biệt, những nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm, gợi mở cho Việt Nam còn hiếm. Đây sẽ là chỗ trống để nghiên cứu sinh nghiên cứu khi thực hiện luận án của mình, từ đó, có thể đưa ra được những đề xuất kiến nghị cho công tác xây dựng Đảng ở Việt Nam một cách toàn diện hơn.

1.2 Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu

Quá trình tổng hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài cho thấy, các tác phẩm, các công trình nghiên cứu đều là những tinh hoa của các tác giả trên thế giới, ở Trung Quốc và cả Việt Nam.

1.2.1 Các giá trị tham khảo có thể tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, các nghiên cứu đã triển khai rất nhiều những nội dung liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Thông qua quá trình tiến hành tổng quan những tài liệu liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy là nội dung nghiên cứu của các học giả dựa trên phân tích lý luận về xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin và việc vận dụng lý luận đó trong quá trình Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác. ĐCS Trung Quốc qua đại diện 5 thế hệ lãnh đạo đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển và làm phong phú lý luận và thực tiễn về xây dựng đảng. Đây chính là những kiến thức nền tảng nhất về lý luận xây dựng ĐCS Trung Quốc mà bất cứ người nào nghiên cứu về lĩnh vực này đều cần phải đọc và tìm hiểu.

Thứ hai, các nghiên cứu trong những phạm vi nhất định đã chỉ ra thực trạng, một số thành quả và hạn chế còn tồn tại trong vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII. Nhiều học giả còn đưa ra những con số cụ thể, thể hiện chính

xác thực trạng trong công tác tuần thị, đấu tranh chống tham nhũng, sửa đổi văn bản pháp qui, v.v... thông qua quá trình theo d i, thống kê công phu và tỉ mỉ.

Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu đã đưa ra được kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII. Đó sẽ là những gợi mở có giá trị tham khảo để thúc đẩy hiệu quả hơn nữa công tác xây dựng đảng cho ĐCS Việt Nam.

1.2.2 Một số vấn đề đặt ra

Thứ nhất, đối với ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam trong bối cảnh thời đại hiện nay, khi tình hình quốc tế, trong nước và trong đảng đang diễn biến phức tạp thì công tác xây dựng đảng cầm quyền cũng cần phải đi sâu cải cách như thế nào để thích ứng với tình hình mới là một nội dung nghiên cứu khá quan trọng không thể bỏ qua. Hai đảng cần tiếp tục đẩy mạnh việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam chúng ta, khi nghiên cứu vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII, cần đi sâu nhiều vào từng phương diện của xây dựng đảng là xây dựng chính trị, xây dựng tổ chức cán bộ, đảng viên, xây dựng tác phong, xây dựng tư tưởng, v.v…để có thể rút ra được những gợi mở phù hợp với Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước Trung Quốc khi đề cập đến vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc thường có xu hướng ca ngợi những đường lối, chủ trương đúng đắn của ĐCS Trung Quốc chứ chưa đi sâu phản ánh hiệu quả thực hiện thực sự như thế nào và tồn tại những mặt trái ra sao?. Vì vậy, luận án cần kết hợp các nghiên cứu của các nước ngoài Trung Quốc để có được cách nhìn đa chiều.

Thứ ba, với những đặc điểm khác biệt và tương đồng trong vấn đề xây dựng đảng cầm quyền giữa ĐCS Việt Nam và Trung Quốc, việc dự báo xu hướng phát triển, để thấy những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu mới trong thời gian tới mà ĐCS Trung Quốc có thể phải đối mặt trong quá trình xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc và tiếp tục củng cố vai trò cầm quyền của mình cũng cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu ở Việt Nam.

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 5

1.2.3 Những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu

Sau quá trình khai thác những tài liệu liên quan, đề tài đã xác định được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu như sau:

Thứ nhất, làm rò những nhân tố tác động đến công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc, bao gồm bối cảnh chung và tư tưởng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm trước Đại hội XVIII đã kế thừa và sáng tạo lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác như thế nào?, có đặc điểm mới và nét đặc trưng riêng gì không?

Thứ hai, thực trạng công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn từ sau Đại hội XVIII đến nay ra sao? Cụ thể: trong các phương diện về xây dựng chính trị, xây dựng tư tưởng, tác phong, xây dựng tổ chức, kỷ luật và về xây dựng cơ chế giám sát tăng cường phòng chống tham nhũng.

Thứ ba, đánh giá từ sau Đại hội XVIII, vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc có chuyển biến gì mới về lý luận và thực tiễn?, thành công và hạn chế thế nào?, dự báo tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc, và đưa ra những gợi mở thực tiễn cho công tác xây dựng đảng của ĐCS Việt Nam.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

TỪ ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY


Trung Quốc đang đứng trước tình hình thế giới biến đổi không ngừng, tình hình trong nước diễn biến khá phức tạp, thách thức và cơ hội đan xen, trong đảng cũng tồn tại không ít vấn đề cần sớm phải giải quyết, nếu không có thể đe doạ vai trò và địa vị cầm quyền lâu dài của ĐCS Trung Quốc. Nghị quyết Đại hội XVIII nhấn mạnh, ĐCS Trung Quốc xác định kiên trì Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ và Quan điểm phát triển khoa học là tư tưởng chỉ đạo lâu dài, làm kim chỉ nam hành động của đảng. Trên cơ sở đó, tăng cường xây dựng đảng cả về lý luận và thực tiễn, thúc đẩy thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện.

2.1 Bối cảnh lịch sử trước và sau Đại hội XVIII

Báo cáo Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đã chỉ ra rằng, trước tình hình thế giới cũng như tình hình trong nước và trong đảng tiếp tục đang có những biến đổi sâu sắc, ĐCS Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình mới với nhiều nguy cơ và thách thức mới mà từ trước đến nay chưa từng có. Tập Cận Bình đã chỉ r : ―Lên kế hoạch và thúc đẩy công tác của đảng và nhà nước cần phải đi sâu phân tích và xác định phán đoán tình hình thế giới, tình hình trong nước và trong đảng hiện nay‖ [139, tr.115]. Chính vì vậy, nghiên cứu về bối cảnh quốc tế, khu vực, và tình hình trong nước, trong ĐCS Trung Quốc sẽ giúp chúng ta thấy r các nhân tố đã tác động và đặt ra yêu cầu, thách thức mới đối với vai trò là một đảng cầm quyền, cũng như tầm quan trọng, tính cấp bách đối với vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc hiện nay.

2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực

Từ những năm cuối thập niên đầu thế kỷ XXI đến nay, cục diện thế giới đã có một loạt những biến đổi phức tạp với sự đảo lộn trong trật tự kinh tế - thương mại, chính trị - an ninh, và quan hệ quốc tế, nổi bật là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

Tốc độ tăng trưởng và quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới bị chậm lại, xu thế đa cực hoá, đa trung tâm trên thế giới ngày càng hình thành rò nét.

2.1.1.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu vào năm 2008 đã làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế thế giới và đã làm gia tăng cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia, nhất là giữa Trung Quốc và các đối tác quan trọng như Mỹ, EU, v.v… Tổng thống Mỹ B.Obama trong thông điệp liên bang đã nói r chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ từ Trung Quốc chuyển về Mỹ kinh doanh để tạo thêm việc làm trong nước, v.v… Trước tình hình khó khăn trong quan hệ thương mại với các nước phát triển, Trung Quốc đã hi vọng có thể tăng cường quan hệ thương mại với các nền kinh tế mới nổi, trước hết là các nước thuộc nhóm BRICS. Nhưng trong vài ba năm vừa qua, cả Nga, Ấn độ, Braxin, Nam Phi đều gặp khó khăn và sa sút (riêng chỉ có Ấn độ gần đây có những dự báo khả năng phát triển lạc quan).

Châu Âu lao đao trong vấn đề nợ công, nhiều nước (như Hy Lạp, Tây Ban Nha, v.v…) phải bán cả những doanh nghiệp tài sản lớn của nhà nước. Nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh, và cả Đông Âu có nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, trong khi nguồn cung cấp từ Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển ở Tây Âu, từ các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB có hạn, đã tạo cơ hội cho dòng vốn đầu tư của Trung Quốc, cũng là cơ hội để Trung Quốc tạo ra những thiết chế tài chính mới, tạo vị thế mới trong trật tự kinh tế toàn cầu. Sự kiện thành lập “ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á” (AIIB) là một dẫn chứng cụ thể.

Khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu không chỉ đem lại những khó khăn thách thức cho Trung Quốc, mà mặt khác càng đem lại những cơ hội để chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế trong nước và xâm nhập kinh tế vào các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đầu tư trong nước gặp khó khăn, Trung Quốc cần thúc đẩy

đi ra ngoài‖ thì tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tung những lượng ngoại tệ dự trữ khổng lồ đầu tư ồ ạt vào thị trường thế giới, mà thể hiện r ràng nh ất chiến lược ―một vành đai, một con đường” được đề xuất và thực thi từ mấy năm qua.

Tuy nhiên, trong hai năm 2018 - 2019 không những kinh tế thế giới giảm tốc mà thương mại quốc tế cũng rơi vào tình trạng suy giảm và không ổn định nghiêm trọng. Nét nổi bật nhất của quan hệ kinh tế toàn cầu trong thời gian này là chủ nghĩa bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng và trật tự kinh tế thương mại toàn cầu tăng tốc tái cấu trúc. Tình hình đó gây ra không ít khó khăn cho kinh tế Trung Quốc, vốn là nền kinh tế lớn từ trước đến nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung quyết liệt, kéo dài, phức tạp, và khó lường vì đây không chỉ là vấn đề thương mại mà là nhằm vào những mục tiêu sâu xa về hệ thống cấu trúc của nền kinh tế, thậm chí cả về kiến trúc thượng tầng của xã hội, sẽ tác động lâu dài tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc muốn tạo ra một cục diện mới cho mở cửa đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện dự án khổng lồ ―một vành đai, một con đường‖, giải quyết những khó khăn, thách thức để hoàn thành mục tiêu ―Giấc mộng Trung Hoa‖ và hướng tới siêu cường lãnh đạo thế giới, việc này trước hết đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo và trình độ cầm quyền của ĐCS Trung Quốc. Chỉ khi tiếp tục củng cố vững chắc vai trò và địa vị cầm quyền của mình, ĐCS Trung Quốc mới tạo được sự bảo đảm về chính trị và mới có thể xử lý và ứng phó với những tác động của thế giới và khu vực cũng như hàng loạt vấn đề ngoại giao với hàng chục quốc gia tham gia dự án

―một vành đai, một con đường‖.

2.1.1.2 Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển đi cùng với mâu thuẫn, cạnh tranh và xung đột

Tuy hoà bình và phát triển vẫn là chủ lưu của thế giới ngày nay, sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được thắt chặt hơn, song, mâu thuẫn và xung đột giữa các quốc gia vẫn tiếp diễn, cục diện chính trị - an ninh diễn ra phức tạp, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống tại các khu vực trọng yếu bị đe dọa nghiêm trọng. Việc giành giật thị trường quốc tế và tài nguyên ngày càng khốc liệt, đặc biệt là các nước lớn đều đang có sự điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển, hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước cũng có nhiều thay đổi. Cạnh tranh trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới, công nghệ cao nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trí tuệ và hiện đại hóa lực lượng vũ trang đang trở thành xu thế

trong cạnh tranh quốc tế. Ngoài cạnh tranh về sức mạnh cứng như về tổng lượng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và tiềm năng quân sự còn có sự cạnh tranh về sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm đã trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, thông qua các giá trị như chế độ chính trị, ý chí, hệ tư tưởng, tôn giáo, kỹ năng ngoại giao, v.v..., góp phần tạo lập vị thế và ảnh hưởng của quốc gia mình trên thế giới. Một số quốc gia phương Tây tiếp tục thúc đẩy chính sách ―diễn biến hoà bình‖ với phương thức tinh vi, đa dạng hơn. Sự khủng hoảng từ dân chủ chính trị dẫn đến đã làm thế giới không thể thái bình. Điển hình là: Từ những năm đầu thập niên 2000, các phong trào nổi dậy, được mệnh danh ―cách mạng sắc màu‖ lần lượt nổ ra ở một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông; làn sóng cách mạng

―Mùa xuân Ả Rập‖ với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối ở các nước Bắc Phi, một loạt các chính quyền bị qui là ―độc tài‖ ở đây bị lật đổ vào năm 2011, v.v... đã làm bất ổn định cục diện chính trị thế giới. Cạnh tranh mang tính khu vực ngày càng căng thẳng hơn, nguy hiểm nhất là tại các khu vực trọng yếu trên bàn cờ chiến lược quốc tế: Trung Đông, Nam Âu, Đông Á, v.v... Trong những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ, vấn đề Ukraina đã nổi lên thành một điểm nóng nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa Phương Tây, chủ yếu là Mỹ với Nga. Trong khi đó, nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lợi dụng thời cơ để mở rộng hoạt động khủng bố đe doạ đến an ninh thế giới.

Trước những diễn biến căng thẳng và nghiêm trọng trong tình hình an ninh ở Trung Đông, Châu Âu và Bắc Phi, Trung Quốc thường thực hiện chính sách ―trung lập‖ về hình thức, thực chất là lựa chọn chính sách nhằm tranh thủ lợi ích tối đa. Có 3 lý do để Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao đó trong các vấn đề chính trị- an ninh tại các khu vực nói trên. Một là, Trung Quốc chỉ muốn tham gia các hoạt động chống khủng bố có lợi cho cuộc đấu tranh của Trung Quốc chống các thế lực ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng. (Lực lượng Mỹ hoạt động ở Afghanistan đã có sự hợp tác thực sự và có hiệu quả với phía Trung Quốc, nhất là trong hoạt động tình báo). Hai là, Trung Quốc vốn có những lợi ích quan trọng trong quan hệ kinh tế với các nước sở tại (Ukraina, Iran, Iraq, Afghanistan, v.v…). Chính sách của Trung Quốc nhằm duy trì quan hệ hợp tác với các nước đó, và quan trọng hơn là để khi

vấn đề xung đột được giải quyết, Trung Quốc sẽ chớp thời cơ tham gia vào công cuộc tái thiết tại các nước này. Ba là, Trung Quốc không muốn các vấn đề an ninh tại Trung Đông và Châu Âu ảnh hưởng không có lợi tới Trung Quốc trong quan hệ với Nga, Mỹ, EU là những đối tác quan trọng của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc thực tế cũng không có nhiều khả năng tác động vào tình hình Trung Đông và Châu Âu trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa Nga và Phương Tây. Có thể thấy, những bất ổn về an ninh chính trị thế giới đã làm cảnh tỉnh ĐCS Trung Quốc phải chú trọng quản lý tốt đảng mới có thể quản lý tốt đất nước của mình, nâng cao sức mạnh và năng lực của đảng cầm quyền để có thể chủ động ứng phó với các vấn đề an ninh chính trị mang tính toàn cầu.

2.1.1.3 Cán cân so sánh sức mạnh quốc gia giữa các cường quốc có sự thay đổi lớn

Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đang đứng trước những thách thức lớn. Việc đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực vẫn được nhiều thế lực xác định là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu bành trướng, áp đặt. Xu hướng tập hợp lực lượng, liên kết - đấu tranh vì lợi ích quốc gia - dân tộc diễn ra gay gắt, đặt các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ, trước nhiều sức ép, đặc biệt dưới tác động của cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn. Quyền bá chủ tạm thời của Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã biến mất, lưỡng cực đang được thiết lập trở lại [200, tr.9]. Quá trình trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua, kể từ khi nước này vượt Nhật vươn lên vị trí thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về tổng lượng kinh tế vào năm 2010, đã tạo tiềm lực nâng cao vị thế của quốc gia này trên thế giới về tất cả các lĩnh vực. Chiến lược giấu mình chờ thời của Trung Quốc đã qua và ngay chính bản thân Trung Quốc cũng cần một chiến lược mới phù hợp với vị thế của mình. Trung Quốc ngày càng có những biện pháp đối ngoại cứng rắn, dùng sức mạnh quân sự bành trướng thế lực tại khu vực Đông Á. Một dẫn chứng cụ thể là, tại vùng biển Hoa Đông, vào tháng 9 2012, Trung Quốc đã ngang nhiên gây hấn bằng các hành động táo tợn, cho tàu biển và máy bay xâm nhập hải phận và không phận quần đảo Senkaku Điếu Ngư, nói là để hoạt động ―tuần tra‖, làm căng thẳng và rất dễ bùng nổ đụng độ quân sự lúc bấy giờ. Đỉnh cao của tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông là sự kiện Trung Quốc tuyên bố thiết lập ―Vùng nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022