Với những lý do chính nêu trên, có thể thấy việc nghiên cứu sâu và toàn diện vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII rất có ý nghĩa thực tiễn, để thông qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng của Việt Nam chúng ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện r , đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và rút ra những gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo trong công tác xây dựng đảng.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm r cơ sở lý luận và thực tiễn là những nhân tố tác động đến công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay.
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII dựa trên những đường lối, chủ trương và biện pháp triển khai trong thực tiễn.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và dự báo về tình hình mới, vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác xây dựng đảng mà ĐCS Trung Quốc phải đối mặt giải quyết. Với những điểm tương đồng và khác biệt trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam hiện nay, nêu một số gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 1
- Các Nghiên Cứu Về Thực Trạng Xây Dựng Đảng Của Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii Đến Nay
- Các Nghiên Cứu Đánh Giá Và Rút Ra Bài Học Kinh Nghiệm Trong Xây Dựng Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii Đến Nay
- Nhận Xét Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Nội Dung Luận Án Cần Tiếp Tục Đi Sâu Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Vấn đề xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và gợi mở cho Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án dựa trên yêu cầu tổng thể về xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc, nghiên cứu một số phương diện được coi là điểm nhấn trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đến nay tại Trung Quốc đại lục, không bao gồm lãnh thổ Đài Loan và các Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
- Cách tiếp cận: Thứ nhất, căn cứ Học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin khái quát lên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về ĐCS và nguyên tắc về xây dựng ĐCS nói chung. Thứ hai, trên những nhận thức, quan điểm lý luận từ việc thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác trong vấn đề về xây dựng đảng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ, lấy đó làm phương pháp luận để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc cùng với những kinh nghiệm có giá trị phổ biến mà Việt Nam có thể tham khảo. Thứ ba, căn cứ vào Báo cáo của các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ương, Điều lệ, qui định, cũng như các hoạt động thực tiễn trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và tiếp thu kết quả của các nghiên cứu đã được công bố có liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án. Trên cơ sở thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các tài liệu gốc như: Văn kiện, nghị quyết Đại hội, các thống kê, báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các học giả trên thế giới trong thời gian qua, đưa ra những phát hiện, luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp lịch sử và đối chiếu so sánh được sử dụng nhằm nhận diện các đặc điểm nổi bật trong quá trình nhận thức lý luận về xây dựng đảng cầm quyền của ĐCS Trung Quốc qua các thời kỳ lãnh đạo; đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với tiến trình đi sâu cải cách nói chung của Trung Quốc. Bên cạnh đó, đặt vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc trong mối quan hệ so sánh với xây dựng và ĐCS Việt Nam hiện nay, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cho công tác xây dựng ĐCS Việt Nam.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và thực trạng xây dựng ĐCS Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về nhận thức: Luận án cung cấp luận cứ khoa học, mong muốn góp phần phát triển lý luận và thực tiễn xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin của ĐCS Việt Nam để đảng tiếp tục củng cố địa vị cầm quyền lâu dài trong tình hình mới; nhận diện, đánh giá về các chủ trương, đường lối và thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII; chỉ ra những đổi mới về lý luận và thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII.
- Về hoàn thiện thể chế, quyết sách: Luận án cung cấp những thông tin cơ bản, khách quan, có cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao trình độ khoa học hóa cơ chế quản lý đảng, cơ chế kiểm tra và giám sát của đảng của ĐCS Trung Quốc trong các phương diện như: Xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, kỷ luật và phòng chống tham nhũng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho ĐCS Việt Nam.
- Về thực tiễn: Luận án đề xuất những kiến nghị cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đảng của Việt Nam.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận án
- Thứ nhất, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam đều xác định đi theo con đường XHCN và coi Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng dựng ĐCS Trung Quốc về lý luận và thực tiễn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy công tác xây dựng Đảng ở Việt Nam.
- Thứ hai, từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đã có đổi mới về đường lối, chủ trương và biện pháp triển khai trong công tác xây dựng đảng và giành được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể biểu hiện trong các phương diện: xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tác phong, tổ chức, kỷ luật và đấu tranh phòng chống tham nhũng. Với những điểm tương đồng và khác biệt trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra những kinh nghiệm và một số gợi mở hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo, nâng cao tính hiệu quả, tính khoa học trong công tác xây dựng đảng ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận án có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay
Chương 3: Thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay
Chương 4: Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh là vấn đề chính trị trọng đại không chỉ riêng đối với Trung Quốc mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với một số nước XHCN có ĐCS cầm quyền. ĐCS Trung Quốc với mục tiêu thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác, đã không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo làm phong phú thêm lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bối cảnh CNXH đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân đã có những cố gắng nhất định thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đảng trên mọi phương diện. Từ sau Đại hội XVIII, vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã được các giới chính trị, truyền thông, học thuật, v.v… ở Trung Quốc và cả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu ngày càng nhiều hơn.
1.1 Khái lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc có phạm vi rất rộng, nhiều nội dung liên quan bao gồm cả về lý luận, thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Có thể kể đến các phương diện cụ thể như: phương thức cầm quyền, xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, xây dựng dân chủ trong đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, v.v... Đối với vấn đề nghiên cứu của luận án này, có thể khái quát giới hạn những nội dung liên quan như sau:
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc Lý luận về xây dựng ĐCS, không phải là vấn đề mới, mà còn là nội dung được nghiên cứu rất nhiều ở các nước có ĐCS cầm quyền. Việc vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác không chỉ là một trong những thành quả quan trọng trong quá trình thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc mà còn cho thấy lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác là trụ cột quan trọng trong hệ thống lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, ĐCS Trung Quốc lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cầm Đào và đến Đại hội XIX ĐCS
Trung Quốc có thêm tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của ĐCS Trung Quốc [181, tr.3]. Vì vậy, nghiên cứu lý luận về xây dựng ĐCS Trung Quốc không thể không nghiên cứu lý luận về xây dựng đảng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và tư tưởng, quan điểm của các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc từ trước tới nay.
Tại Việt Nam, Cuốn ―Giáo trình cao cấp lý luận chính trị‖ của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Bùi Thị Ngọc Lan, Đỗ Thị Thạch, 2018) cho thấy, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng của giai cấp công nhân trong điều kiện mới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để từ đó, Chủ nghĩa Mác trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản sau này. V.I.Lênin chỉ r , trong quá trình phấn đấu để đạt được mục đích cao nhất, giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản phải hoàn thành các mục đích, nhiệm vụ cho từng giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản, trong đó đều đề cao vai trò của việc mang lại phúc lợi, ấm no, hạnh phúc cho người lao động. Và để làm được điều này, Người cho rằng, trước hết không vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức, và Đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh việc nhận định vấn đề then chốt trong xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh là đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, kiêu ngạo cộng sản, tham nhũng, hối lộ, xa hoa, lãng phí, xa rời quần chúng, Người còn nhấn mạnh đảng là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là đảng tập hợp những công nhân ưu tú nhất, có kỷ luật nghiêm minh, tự phê bình và phê bình là qui luật phát triển của đảng, v.v... Vì thế, tư tưởng xây dựng đảng của V.I.Lênin không chỉ là sự kết tinh kinh nghiệm về xây dựng đảng cầm quyền của ĐCS Liên Xô, mà còn trở thành nền tảng lý luận để nâng cao năng lực xây dựng và hoàn thiện chính mình của các nước có ĐCS cầm quyền khác trên thế giới [25, tr.96]. Cuốn giáo trình Cao cấp lý luận chính trị - Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguyễn Văn Giang chủ biên, 2018) [18] không chỉ đã cung cấp kiến thức nền tảng về xây dựng đảng thông qua nghiên cứu khoa học lý luận về xây dựng đảng dựa trên Học thuyết Mác - Lênin, cuốn sách còn bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trước
tình hình mới của thế giới, của khu vực và đất nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng xây dựng đảng của Mác - Lênin của các học giả Việt Nam. Cụ thể như: cuốn Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngnghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (Ngô Đức Tính chủ biên, 1999) [56] và cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.Ăngnghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh (Lê Minh Quân, 2018) [46] đã khái quát tư tưởng chính trị của
C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh và tư tưởng của các ông về dân chủ và chống quan liêu, tham nhũng. Qua đó, chúng ta thấy được việc học tập và quán triệt vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin trong công tác xây dựng đảng là hết sức cần thiết. Trong điều kiện Đảng Cộng sản đã nắm quyền lãnh đạo đất nước, đặc biệt, khi các nhân tố từ môi trường bên trong và bên ngoài tác động đan xen và không ngừng biến đổi luôn đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với sự lãnh đạo và cầm quyền của ĐCS. Vấn đề cấp thiết là cần phải tăng cường xây dựng và chỉnh đốn đảng, ngăn chặn nguy cơ hiện hữu đe dọa sự tồn vong của đảng và đất nước, không để kẻ thù lợi dụng hòng xóa bỏ mọi thành quả của cách mạng.
Ở Trung Quốc, rất nhiều các học giả xuất phát từ góc độ Trung Quốc hoá lý luận Chủ nghĩa Mác để nghiên cứu về xây dựng đảng. Cuốn ―Nghiên cứu Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác lý luận về xây dựng đảng‖ (Trương Thế Phi, 2013) [36] đã trình bày cơ bản tiến trình Trung Quốc hoá về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc, chỉ ra những kinh nghiệm, thành quả cơ bản trong tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông và trong hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc từ các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc gồm Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, cho thấy r được mục tiêu xây dựng đảng trong thời kỳ mới là cần phải toàn diện thúc đẩy xây dựng đảng về tư tưởng, tổ chức, tác phong, chế độ và phòng chống tham nhũng, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền của đảng. Cuốn ―Phát triển mới của Trung Quốc đương đại về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác‖ (Vu Mỹ Hoa và Vu Hồng, 2013) [119] đã dựa trên lý luận về xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác, chỉ ra được những sáng tạo về lý luận và kinh nghiệm xây dựng đảng chủ yếu từ Đại hội XVI đến Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đó là: vũ trang lý luận tiên tiến cho toàn đảng,
thúc đẩy xây dựng mô hình học tập ở TCCSĐ, phát triển dân chủ trong đảng trên nguyên tắc tập trung dân chủ và thúc đẩy giám sát trong đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ nhân tài, thúc đẩy xây dựng đảng phong
liêm khiết, phòng chống tham nhũng. Trong bài viết:―Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản với quản lý đảng nghiêm minh toàn diện‖ (Trương Thế Phi, Vương Lập Vĩ, 2018) [137] đã cho rằng, những trình bày trong ―Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản‖ về tính giai cấp và tính tiên tiến của đảng giai cấp vô sản đã trở thành lý luận mang tính nền tảng để ĐCS Trung Quốc kiên trì tính giai cấp, duy trì tính tiên tiến của đảng. Nó có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy chiến lược quản lý đảng nghiêm minh toàn diện của Trung Quốc hiện nay. Bài viết: ―Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của việc Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác về xây dựng đảng‖ (Tề Vệ Bình, 2017) [102] đã cho rằng, lý luận của Chủ nghĩa Mác về xây dựng đảng là nguồn gốc lý luận xây dựng ĐCS của Trung Quốc. Tuy rằng, ở mỗi giai đoạn khác nhau, bối cảnh và các nhiệm vụ lịch sử tạo thành các giai đoạn phát triển xây dựng đảng khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự phát triển trong lĩnh vực xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã thể hiện logic về sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới, góp phần làm cho hệ tư tưởng xây dựng đảng Marxist đã không ngừng được sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung Quốc. Ngoài ra, có một số bài viết nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của V.I.Lênin cho rằng những giá trị của tư tưởng đó có giá trị gợi mở trong xây dựng ĐCS Trung Quốc hiện nay trong các phương diện về xây dựng chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức như: ―Nghiên cứu tưởng xây dựng đảng của Lênin và giá trị đương đại của nó‖ (Hàn Âu Lâm, 2017) [77], và ―Những gợi mở đối với xây dựng đảng về chính trị trong tư tưởng xây dựng đảng của Lênin‖ (Điền Lê, 2019) [111] cho thấy, Tập Cận Bình đã tiếp tục kế thừa tư tưởng xây dựng đảng của Lênin, chú trọng giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, thông qua việc hoàn thiện chế độ pháp qui trong đảng, nắm bắt thiểu số then chốt, tăng cường giám sát việc chấp hành và truy cứu trách nhiệm trong công tác quản lý đảng.
Ngoài những nghiên cứu về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các nghiên cứu về tư tưởng xây dựng ĐCS Trung Quốc của các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc cũng rất phong phú. Trong cuốn ―Khái luận tư tưởng của Mao