Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


TRẦN ÁNH TUYẾT


VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Ngành: Chính trị học

Mã số: 9310201


LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Văn Đức

2. TS. Nguyễn Xuân Cường

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức do tác giả thực hiện. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Trần Ánh Tuyết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1 Khái lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc 7

1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc

từ sau Đại hội XVIII đến nay 16

1.1.3 Các nghiên cứu đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay 22

1.2 Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những nội dung

luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu 27

1.2.1 Các giá trị tham khảo có thể tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu đề tài 27

1.2.2 Một số vấn đề đặt ra 28

1.2.3 Những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY 30

2.1 Bối cảnh lịch sử trước và sau Đại hội XVIII 30

2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực 30

2.1.2 Tình hình trong nước 39

2.1.3. Tình hình trong ĐCS Trung Quốc 46

2.2 Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng 51

2.2.1 Lý luận về xây dựng đảng của C.Mác và Ph.Ăngghen 52

2.2.2 Lý luận về xây dựng đảng của V.I.Lênin 54

2.3 Tư tưởng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình Trung

Quốc hoá Chủ nghĩa Mác lý luận về xây dựng đảng trước Đại hội XVIII 57

2.3.1 Tư tưởng về xây dựng đảng của Mao Trạch Đông 57

2.3.2 Tư tưởng về xây dựng đảng trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc 62

Tiểu kết Chương 2 70

Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY 73

3.1. Xây dựng đảng về chính trị 73

3.1.1 Thực hiện giữ vững lập trường vì nhân dân, làm vững chắc nền tảng chính trị 74

3.1.2 Xây dựng văn hoá chính trị lành mạnh, vun đắp môi trường chính trị 76

3.1.3 Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng và quyền uy của Trung ương đảng 79

3.1.4 Tăng cường bản lĩnh chính trị cho cán bộ đảng viên, phòng ngừa

rủi ro về chính trị 82

3.2. Xây dựng đảng về tư tưởng, tác phong 84

3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục, học tập lý luận chính trị 84

3.2.2 Triển khai các hoạt động giáo dục trong toàn đảng mang tính thường xuyên 89

3.2.3 Ban hành các pháp qui trong đảng nhằm thúc đẩy chế độ hoá việc xây dựng tư tưởng và chỉnh đốn tác phong cho cán bộ đảng viên 91

3.3. Xây dựng đảng về tổ chức 94

3.3.1 Qui định tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới 94

3.3.2 Lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo có tố chất cao, có đủ phẩm chất

và uy tín. 97

3.3.3 Nâng cao chất lượng, ưu hoá kết cấu cán bộ, đảng viên 100

3.3.4 Tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, nâng cao vai trò và năng lực của TCCSĐ 102

3.4 Xây dựng đảng về kỷ luật 105

3.4.1 Siết chặt kỷ cương bằng hệ thống pháp quy trong đảng 105

3.4.2 Quán triệt thực hiện Điều lệ đảng, chú trọng giám sát chấp hành

―Bốn loại hình thái‖ 107

3.5 Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng làm trong sạch đảng 109

3.5.1 Siết chặt chiếc lồng thể chế, phát huy vai trò giám sát 110

3.5.2 Kiện toàn hệ thống giám sát trong Đảng và Nhà nước 111

3.5.3 Duy trì đấu tranh chống tham nhũng với cường độ cao 114

Tiểu kết Chương 3 117

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 120

4.1 Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII 120

4.1.1 Thành tựu 120

4.1.2 Hạn chế 135

4.1.3 Dự báo tình hình mới và vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc 140

4.2 Một số gợi mở cho công tác xây dựng đảng của Việt Nam 152

4.2.1 Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo 152

4.2.2 Một số kiến nghị cụ thể với công tác xây dựng đảng của Việt Nam ..158

Tiểu kết chương 4 170

KẾT LUẬN 172

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 175

TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

PHỤ LỤC 196

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ


Từ viết tắt

Nghĩa của từ

CHXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ĐCS

Đảng Cộng sản

Nhân đại toàn quốc

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội)

TBT

Tổng Bí thư

TCCSĐ

Tổ chức cơ sở đảng

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

UBGS

Uỷ ban giám sát

UBGSQG

Uỷ ban giám sát quốc gia

UBKT

Uỷ ban kiểm tra

UBKTKL

Uỷ ban kiểm tra kỷ luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, bất kỳ Đảng cầm quyền nào cũng đều nhận thức r được ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng đảng. Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh là nhân tố quan trọng chi phối tính chất mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt là đứng trước những nguy cơ, thách thức tồn tại và những đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác xây dựng đảng là vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, ĐCS Liên Xô cũ là ĐCS đầu tiên do Lênin sáng lập đã từng là một ĐCS vĩ đại, lãnh đạo nhân dân Liên Xô gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô thành một siêu cường có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) trong giai đoạn giữa thế kỷ XX. Nhưng do về sau, ĐCS nước này đã không coi trọng công tác xây dựng đảng, ngày càng xa rời những nguyên tắc xây dựng chính đảng kiểu mới của Lênin nên tình trạng cán bộ các cấp lợi dụng đặc quyền, tình trạng tham nhũng, hủ bại không được ngăn chặn đã làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân dẫn đến sụp đổ vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Từ bài học xương máu của ĐCS Liên Xô, yêu cầu cấp thiết trước mắt đối với các ĐCS cầm quyền còn lại trên thế giới, trong đó là ĐCS Trung Quốc cũng như ĐCS Việt Nam cần phải tăng cường xây dựng đảng, phải tự đổi mới và cải cách chính mình, không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo cũng như địa vị cầm quyền của mình. Thứ ba, từ sau Đại hội XVIII đến nay, với tư tưởng chiến lược quản trị đảng nghiêm minh toàn diện, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã có đổi mới trong lĩnh vực xây dựng đảng, nhằm đảm bảo Đảng luôn là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong công tác tăng cường xây đảng và đã trở thành tôn chỉ mang tính nhất quán của ĐCS Trung Quốc hiện nay. Báo cáo Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã chỉ r : “Thúc đẩy toàn diện xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ xuyên suốt trong các phương diện, đi sâu thúc đẩy đấu tranh phòng chống tham nhũng” [134,

tr.61]. Trên cơ sở đó, ĐCS Trung Quốc đã có đường lối, chủ trương và biện pháp thực hiện mang tính quyết liệt trong công tác xây dựng Đảng, và cũng đã giành được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm như: Tính đảng đang dần bị phá vỡ do tình trạng sa sút về tinh thần, suy thoái về tư tưởng chính trị, thờ ơ với thực tế, xa rời quần chúng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; Năng lực phát huy vai trò của tổ chức và đội ngũ cán bộ còn yếu; Tình trạng tham nhũng, lãng phí, hình thức, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi triệt để mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, v.v... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự ổn định, phát triển của đất nước. Do đó, những thành công và chưa thành công của ĐCS Trung Quốc trong việc tăng cường xây dựng đảng sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi mở tốt cho ĐCS Việt Nam.

Thứ tư, ĐCS Việt Nam xác định xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, tăng cường xây dựng đảng trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới và cũng là yêu cầu bức thiết của thực tiễn tiến trình xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, vấn đề về xây dựng đảng đã được các giới quan tâm nhiều hơn trước. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu liên quan về ĐCS Trung Quốc của Việt Nam cũng tương đối nhiều nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và có cái nhìn đầy đủ vào vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc, đặc biệt từ sau Đại hội XVIII. Đây là khoảng trống đáng kể trong nghiên cứu về lĩnh vực này. Bởi vì với những thuận lợi cũng như không ít những khó khăn và thách thức tương đồng mà ĐCS Việt Nam đối mặt hiện nay, thì việc nghiên cứu vấn đề này rất quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, để giúp cho Đảng ta làm tốt hơn nữa công tác xây dựng đảng, tiếp tục có những đổi mới về lý luận và thực tiễn về vấn đề này để thích ứng với tình hình mới, nâng cao vai trò và năng lực cầm quyền của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022