Ảnh Hưởng Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Và Một Số Tác Nhân Khác

diện phòng không‖ (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 11 2013, bao trùm cả không phận quần đảo Senkaku Điếu Ngư. Nổi bật hơn cả tại khu vực Đông Nam Á, sự tiến hành gây hấn, xâm lấn chủ quyền biển đảo của Trung Quốc đối với các nước xung quanh ngày càng gia tăng. Vấn đề Biển Đông đã trở thành lý do quan trọng dẫn tới mức độ khác nhau trong quan hệ giữa từng nước ASEAN đối với Trung Quốc. Về đại thể, có thể đánh giá là có ba mức độ: các nước bị Trung Quốc đe dọa xâm phạm chủ quyền biển đảo (nhất là Việt Nam và Philippin) kiên quyết phản đối Trung Quốc gây hấn; các nước không liên quan đến tranh chấp Biển Đông mong muốn duy trì hòa bình ổn định và hợp tác phát triển ở Biển Đông nhưng e ngại lên án Trung Quốc; một số nước đã có lập trường có lợi cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, do bị Trung Quốc mua chuộc, lôi kéo. Ý đồ thâm độc của Trung Quốc trong việc phân hóa ASEAN là một nguy cơ thực sự và lâu dài. Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình cho rằng, đã đến lúc cấp bách và có thể khuyếch trương thế lực xuống khu vực Đông Nam Á, lấp chỗ trống của Liên Xô trước đây, đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực này, mở đường tiến xuống Nam Thái Bình Dương và vòng qua Ấn Độ Dương. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cũng gặp phải không ít sự kìm hãm ngày càng gia tăng của các nước Phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Việc Mỹ xoay trục trở lại Châu Á, thực hiện xây dựng lại trật tự thương mại thế giới với các đối tác xuyên Thái Bình Dương và chủ trương tăng cường lực lượng vũ trang tại đây nhằm ―tái cân bằng‖ sức mạnh trong khu vực đã giúp các đồng minh và các đối tác ở Châu Á có thêm sức mạnh chống lại sự bành trướng và ảnh hưởng của Trung Quốc. Cán cân so sánh sức mạnh giữa các cường quốc không chỉ thể hiện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mà ngay tại khu vực Châu Âu - Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy Châu Âu vào cơn khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, kéo dài làm suy giảm nội lực của EU, làm cho vị thế của EU giảm sút trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trên bàn cờ cạnh tranh chiến lược toàn cầu, quan hệ Mỹ Trung ngày càng thể hiện quan hệ ―trục chính‖. Quan hệ Mỹ - Trung không những nổi lên tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mà ngày càng nổi lên các khu vực khác của thế giới: Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Mỹ Latinh, Châu Đại Dương. Nói chung, Mỹ và Trung Quốc đã

cạnh tranh về tương lai của trật tự quốc tế, các quy định, quy tắc và thể chế chi phối chính trị quốc tế. Sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm, còn Trung Quốc lại càng lộ r tham vọng thay thế Mỹ thống lĩnh thế giới. Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, các chiến lược gia tại Mỹ lo ngại Bắc Kinh đang tìm cách làm suy yếu các thành phần cấu thành nên trật tự quốc tế tự do. Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm quy tắc hàng hải ở Biển Đông, cho rằng sáng kiến ―Một vành đai, một con đường‖ của Trung Quốc đang gây bất lợi cho Mỹ [205]. Chủ nghĩa dân tộc và dân tuý đang trỗi dậy trên nhiều quốc gia trong vài năm trở lại đây. Nổi lên trên tất cả những diễn biến đó là sự kiện chính quyền Donald Trump lên cầm quyền thực hiện đường lối ―khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ‖ và chính quyền Tập Cận Bình ở Trung Quốc giương cao ngọn cờ ―thực hiện giấc mộng Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa‖, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung chuyển sang giai đoạn quyết liệt nhằm giành và giữ vị thế lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XXI. Quan hệ Mỹ

- Trung không chỉ quyết liệt trong cuộc thương chiến nổ ra từ tháng 6 2018 đến nay mà còn tiếp tục gia tăng căng thẳng trên nhiều lĩnh vực khác như: quân sự, ngoại giao, công nghệ thông tin, v.v... Trước tình hình phức tạp đó, muốn giành được thắng lợi trong tiến trình phục hưng đất nước Trung Quốc và tái thiết lập trật tự kinh tế chính trị trên thế giới, cũng như muốn trở thành đảng cầm quyền lớn mạnh nhất thế giới, ĐCS Trung Quốc phải có những yêu cầu nghiêm khắc hơn, tiêu chuẩn cao hơn đối với công tác xây dựng đảng.

2.1.1.4 Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và một số tác nhân khác

Nói tới bối cảnh quốc tế hiện nay không thể không đề cập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (thường được gọi tắt là cách mạng 4.0) đang có tác động to lớn tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới với mức độ khác nhau. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ chưa từng thấy, cuộc cách mạng 4.0 đã thúc đẩy xã hội loài người bước vào kỷ nguyên xã hội thông tin hay cao hơn là thời đại Big Data, không những thay đổi toàn diện hình thái kinh tế, mà còn tác động tới nhiều vấn đề chính trị - xã hội như: nhân lực, quản lý xã hội, cải cách hành chính, thị trường lao động, khoa học, giáo dục, truyền thông, v.v... Nó

tạo ra cơ hội và thách thức mới đòi hỏi những đường lối chính sách cải cách của mọi quốc gia đều phải được hoạch định phù hợp với xu thế của làn sóng cách mạng công nghiệp đó, Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Những ưu thế về kinh tế, khoa học - công nghệ của các nước tư bản phát triển nhất đã tạo điều kiện cho các nhà tư tưởng tư sản phản bác quyết liệt chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của các nước XHCN, dẫn tới những hoài nghi, tư tưởng lệch lạc của không ít cán bộ, đảng viên, nhân dân các nước đang đi theo định hướng XHCN. Trước tình hình này, yêu cầu cấp thiết đối với ĐCS Trung Quốc chính là cần đổi mới xây dựng tổ chức và hoạt động của đảng, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, khả năng ra quyết sách, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền, v.v… để có thể đáp ứng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Ngoài ra, khi nhìn nhận và đánh giá tình hình thế giới, chúng ta cũng phải đề cập đến những vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích và vận mệnh của mỗi quốc gia trên toàn thế giới, đó là: vấn đề thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp và vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một chủ đề rất quan trọng trong quan hệ quốc tế mấy năm vừa qua, đòi hỏi các nước cần nỗ lực rất nhiều, nhất là một khoản kinh phí rất lớn từ các nước có thực lực về tài chính mới có thể hạn chế được nguy cơ do trái đất nóng lên cho các quốc gia trên thế giới. Hội nghị Quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu tại thủ đô Paris nước Pháp tháng 12 2015 vừa qua đã đạt được sự đồng thuận đáng khích lệ. Và hiện nay, nghiêm trọng hơn cả dịch SARS, bóng đêm đại dịch Covid 19 hiện nay đã làm cả thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có. Số người bị lây nhiễm và số ca tử vong không ngừng gia tăng, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, v.v... bị đảo lộn và chịu tác động sâu sắc trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Các quốc gia đều tung ra các gói hỗ trợ kịp thời để giải cứu nền kinh tế trong nước. Ngay đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu... cũng không ngoại lệ, kinh tế đều bị suy giảm tăng trưởng ở mức thấp. Hậu quả của đại dịch COVID 19 cũng đã bộc lộ những điểm yếu của các

tổ chức và hệ thống y tế thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bị cho rằng phản ứng quá chậm chạp khi để dịch bệnh bùng phát. Trước những diễn biến căng thẳng, phức tạp của dịch Covid 19 đòi hỏi các nước cần phải hợp tác, chung tay cùng giải quyết để chiến thắng dịch bệnh. Nhiều các quốc gia, khu vực đã kịp thời hỗ trợ tối đa lẫn nhau về trang thiết bị, vật tư y tế, đẩy mạnh kết nối về chính trị, tăng cường lập kế hoạch ứng phó cùng phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thiết lập cơ chế liên lạc ứng phó khẩn cấp y tế công cộng, đưa ra những chính sách để kích thích tăng trưởng kinh tế như: dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, thúc đẩy nền kinh tế sang số hoá, v.v... Bên cạnh đó, cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vaccine kháng virus corona của các cường quốc về y tế diễn ra ngày càng khốc liệt. Trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga đều có ý định thể hiện với thế giới rằng các nhà khoa học của họ vượt trội hơn. Trên thực tế, người dân sẽ đánh giá chính phủ của mình dựa trên hiệu quả trong việc phòng chống, ngăn chặn lây lan và giảm thiểu tác động về y tế và kinh tế của dịch Covid 19. Vì vậy, cuộc chiến chống Covid 19 và những tác động của nó sẽ có ý nghĩa quan trọng để khẳng định năng lực lãnh đạo cũng như tính chính danh, tính hợp pháp của đảng cầm quyền. Đại dịch khởi phát đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng lan rộng sang nhiều các quốc gia trên thế giới. Tại thời điểm khi dịch bắt đầu bùng phát và diễn biến nghiêm trọng ở Trung Quốc, cách xử lý ban đầu của ĐCS Trung Quốc đã khiến cho vị thế của Tập Cận Bình cũng như uy tín, năng lực của ĐCS Trung Quốc bị suy giảm và tổn hại. Một số nguồn tin cho rằng, chính quyền nước này đã lúng túng, giấu diếm thông tin dịch bệnh và lộ r những yếu kém trong y tế dự phòng của nước này. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc đã chứng tỏ được họ là nước khá thành công trong khống chế và kiểm soát dịch bệnh.

Tóm lại, tình hình thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến động phức tạp trên tất cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, môi trường sinh thái, quan hệ quốc tế, v.v… Cán cân so sánh sức mạnh quốc gia giữa các cường quốc trên thế giới đã có sự thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia trở nên quyết liệt hơn với những hình thái phức tạp, song vẫn thể hiện được xu thế chung của thời đại là hoà bình, phát triển. Trong tình hình mới, Tập

Cận Bình nhấn mạnh: ―Đối mặt với tình hình thế giới biến đổi phức tạp và với nhiệm vụ phát triển cải cách trong nước vô cùng nặng nề, tiến hành cuộc đấu tranh vĩ đại với nhiều đặc điểm lịch sử mới then chốt là ở đảng, ở con người‖ [167, tr. 336]. Ông cho rằng, thế giới đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, có sự đổi mới và điều chỉnh lớn, những biến đổi sâu sắc không chỉ đem lại khó khăn, thách thức mà cũng đem đến cơ hội phát triển đối với Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc là hạt nhân trong hệ thống chính trị, vì thế đòi hỏi cán bộ đảng viên trong toàn đảng cần phải nhận diện r cục diện phát triển của thế giới, có tư duy chiến lược, đưa ra quyết sách đúng đắn. Chỉ có như vậy, ĐCS Trung Quốc mới có thể nâng cao năng lực cầm quyền để dẫn dắt nhân dân tích cực tận dụng cơ hội tốt và ứng phó với những thách thức nghiêm trọng do những tác động tiêu cực từ môi trường quốc tế bên ngoài. Có thể nói, những biến đổi của cục diện thế giới là một trong những nhân tố quan trọng để ĐCS Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình tiếp tục đổi mới, phát triển lý luận và thực tiễn xây dựng đảng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

2.1.2 Tình hình trong nước

Trung Quốc từ năm 2010 đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, với sức mạnh tổng hợp và vị thế quốc tế đã không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, Trung Quốc nhận thức r được hiện tại đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức mới. Những cơ hội và thách thức không những tới từ bên ngoài mà chính trong ngay nội bộ của đất nước này.

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 6

2.1.2.1 Về lĩnh vực kinh tế

Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, trong thời gian vài ba năm kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Đến năm 2010, GDP Trung Quốc tăng 10,4%, đưa kinh tế nước này lên vị trí thứ hai thế giới (sau Mỹ) và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới kể từ đó tới nay. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới là khoảng 30% [178, tr.3], lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực đồng ơ-rô và Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có những chủ trương chiến lược mới về liên kết vùng, thúc đẩy

các khu thí điểm mậu dịch tự do, chiến lược cường quốc biển, chiến lược ―Một vành đai, một con đường‖, v.v… để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. Thể chế mới về kinh tế mở từng bước được kiện toàn, kim ngạch thương mại, đầu tư ra nước ngoài và dự trữ ngoại hối đều đứng vững ở hàng đầu thế giới [178, tr.4]. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, Trung Quốc đang rơi vào bẫy phát triển trung bình và đã đến thời điểm nền kinh tế nước này chững lại với những vấn đề cần giải quyết, đó là không bền vững, không đồng bộ, không cân bằng và không ổn định. Điều dễ nhận thấy trên thực tế, kinh tế Trung Quốc bắt đầu có xu hướng giảm tốc từ năm 2011. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2019 là 6,1%, là mức thấp nhất trong 29 năm trở lại đây [213]. Đối với các nền kinh tế lớn trên thế giới đó không phải là tỷ lệ tăng trưởng thấp, nhưng đối với một nước có gần 1,4 tỷ dân, kinh tế giảm tốc sẽ dẫn tới những hệ lụy xã hội và chính trị không nhỏ. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra quyết liệt hiện nay. Trong khi đó, mức tăng trưởng kinh tế ổn định đã trở thành một trong những nền tảng duy trì tính hợp pháp trong sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc trong nhiều năm nay. ĐCS Trung Quốc cũng đã nhận thức r được cục diện khó khăn mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt. Việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện là vấn đề cấp thiết và đi sâu đổi mới công tác xây dựng đảng, nâng cao năng lực cầm quyền được coi là một trong những yêu cầu tiên quyết để ĐCS Trung Quốc có những quyết sách, phương hướng đúng đắn thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển. Có thể phân tích từ góc độ Trung Quốc hiện nay vẫn là nước đang phát triển. Tuy trình độ phát triển kinh tế, xã hội đã được nâng cao nhưng vẫn không thể sánh với các nước phát triển, động lực tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, thiếu sức sáng tạo, phát triển không cân bằng giữa thành thị và nông thôn, khoảng cách phát triển kinh tế giữa phía Đông và phía Tây quá lớn, dân số đông, nguồn tại nguyên lại có hạn, trình độ công nghiệp hoá so với các nước trên thế giới xếp loại trung bình, v.v... Để tiếp tục duy trì phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững, Trung Quốc xác định cần phải chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế. Vì thế, trọng điểm phát triển kinh tế Trung Quốc nay đã có sự thay đổi sâu sắc. Mục tiêu phát triển chuyển từ tập trung phát triển ―tổng lượng‖ và ―tốc độ tăng

trưởng‖ sang tập trung phát triển vào ―chất lượng‖ và ―hiệu suất‖. Thay vì trước đây tập trung vào cung cấp các sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hóa, ngày nay Trung Quốc còn cần tập trung cung cấp thêm cả sản phẩm sinh thái và nỗ lực giải quyết các vấn đề bất cập là phát triển không cân bằng, tránh ―bẫy thu nhập trung bình‖. Những thay đổi và điều chỉnh phương thức phát triển của Trung Quốc đã đang có những tác động lớn đối với nền kinh tế thế giới. Đến Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã xác định bước vào thời đại phát triển mới, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội không phải giống như trước đây là mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hóa vật chất ngày càng cao của nhân dân với sự lạc hậu của sản xuất xã hội, mà là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của nhân dân với sự phát triển không đầy đủ và không cân bằng [178, tr.11]. Đây được coi là mốc đánh giá sự thay đổi của CNXH đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới. Sự thay đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sự phát triển của Trung Quốc về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nhu cầu của người dân có phạm vi rộng hơn, cả về các phương diện như dân chủ, pháp trị, công bằng, an ninh, môi trường đều có sự gia tăng đáng kể. Song Trung Quốc cho rằng, những thay đổi của mâu thuẫn chủ yếu không làm thay đổi tình hình căn bản của đất nước Trung Quốc là đang ở giai đoạn đầu CNXH trong thời gian dài. ĐCS Trung Quốc cần phải luôn kiên trì ―một trung tâm, hai điểm cơ bản‖, kiên trì sự thống nhất giữa lý tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc với lý tưởng cao đẹp của Chủ nghĩa Cộng sản, kiên quyết xoá bỏ các quan điểm, chủ trương, chính sách và biện pháp sai lầm lệch với đường lối căn bản của đảng [122, tr.11].

2.1.2.2 Về lĩnh vực chính trị

Thực hiện sự thay đổi từ ―nhân trị‖, ―đảng trị‖ sang ―pháp trị‖ là sự thay đổi có ý nghĩa sâu xa trong tiến trình cải cách của Trung Quốc. Trong phần VI của Báo cáo Đại hội XVII với tiêu đề là: “Kiên trì phát triển chính trị dân chủ XHCN” đã trình bày việc xây dựng pháp trị dân chủ XHCN ở Trung Quốc và nhấn mạnh Trung Quốc cần phát huy tinh thần pháp trị. Đại hội cũng yêu cầu mở rộng phát triển dân chủ nhân dân, phát triển dân chủ cơ sở, nhấn mạnh cần phải thống nhất kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện toàn diện phương lược cơ bản trị quốc theo pháp luật, đẩy mạnh xây

dựng nhà nước pháp trị XHCN; Xây dựng mô hình chính phủ phục vụ, hoàn thiện cơ chế ràng buộc và giám sát, thực hiện pháp trị hóa các công việc của nhà nước; Kiên trì lập pháp khoa học, dân chủ và theo pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN đặc sắc Trung Quốc [166, tr.22]. Tính tới cuối tháng 8 năm 2011, Trung Quốc có 240 bộ luật vẫn còn hiệu lực thi hành, 706 bộ pháp qui hành chính, hơn 8600 bộ pháp qui địa phương, bao phủ khắp các hoạt động xã hội, hình thành nên hệ thống pháp luật XHCN đặc sắc Trung Quốc [227]. Trung Quốc hiện đang tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng cầm quyền phù hợp cho quá trình đi sâu thúc đẩy cải cách toàn diện. Nội dung đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng thể hiện r nét theo hướng cầm quyền khoa học, dân chủ và theo pháp luật. Trung Quốc đã tăng cường phát huy vai trò và sự lãnh đạo toàn diện của đảng. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị, ưu hoá cơ cấu điều phối nghị sự quyết sách của Trung ương Đảng, nâng cao năng lực định hướng, ra quyết sách, xây dựng qui hoạch ở tầm vĩ mô đảm bảo sự phát triển hài hoà các phương diện. Tuy nhiên, trong vấn đề xây dựng chế độ hóa và pháp luật hóa dân chủ còn cần phải tiếp tục hoàn thiện, cải cách. Cụ thể như: Chế độ Đại hội đại biểu, chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, qui chế dân chủ ở cấp cơ sở, qui chế về cán bộ nhân sự, qui chế giám sát, v.v… Đặc biệt, Trung Quốc phải đối mặt nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa giải quyết được, vấn đề lạm quyền, độc đoán, thủ tục hành chính chưa có nhiều đổi mới, vấn đề mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, quan hệ giữa Trung ương và địa phương và với các tổ chức chính trị xã hội, v.v… vẫn còn phức tạp. Chính vì việc cải cách chính trị không theo kịp được những thay đổi của đời sống kinh tế, không đáp ứng được quyền lợi của các cá nhân và tổ chức trong đời sống chính trị Trung Quốc, cũng như không đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới nên nếu không chỉnh đốn kịp thời sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và khủng hoảng gay gắt, làm nảy sinh những hệ lụy tiêu cực trong đời sống chính trị ở Trung Quốc.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng, đó là vấn đề xung đột tôn giáo, dân tộc tiềm ẩn và các phong trào đấu tranh dân chủ có xu hướng trỗi dậy và lan rộng luôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022