Quan Điểm, Mục Tiêu, Phương Hướng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hoá Tại Tỉnh Nghệ An Đến Năm 2020


thức luân canh cây trồng trong từng điều kiện sản xuất cụ thể để phát huy hiệu quả sử dụng đất, lao động và nhu cầu thị trường trong mối quan hệ sản xuất - tiêu dùng một cách năng động, hiệu quả.

- Thông qua chuyển đổi kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ kỹ thuật được phát huy, kiến thức và trình độ người sản xuất được nâng lên theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Kết quả chuyển đổi khẳng định khả năng mở rộng diện tích cánh đồng có thu nhập cao là hoàn toàn thực tế, tăng tổng sản lượng nông sản phẩm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu thu nhập trong sản xuất ngành trồng trọt.

- Đã từng bước xây dựng được các cánh đồng sản xuất tập trung, được đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, giếng nước …) đáp ứng yêu cầu sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đã khẳng định được nhiều công thức luân canh cây trồng phù hợp cho từng vùng, cho thu nhập cao. Và có thể khẳng định nếu phát huy hết lợi thế sẵn có, ứng dụng mạnh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và tập trung đầu tư thâm canh đúng mức cùng với việc lựa chọn, bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý, chính xác thì khả năng tạo ra mức tổng thu 50 triệu đồng/ha/năm và cao hơn nữa đối với nông nghiệp Nghệ An là hoàn toàn hiện thực trên diện rộng.

- Về chăn nuôi tỉnh đã có những chương trình đầu tư phù hợp cho việc phát triển các loại vật nuôi trên từng vùng, từng địa phương, phát triển mạnh các loại con là thế mạnh của vùng, cho giá trị kinh tế cao, mang tính hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong từng địa phương, trong tỉnh, trong nước và trên thị trường thế giới.

- Nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua đã được chú trọng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào GDP của ngành nông nghiệp và tạo ra một lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn.


* Tồn tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


- Những định hướng trong chuyển đổi theo chủ trương của tỉnh vẫn chưa được tập trung giải quyết tốt nhất: các định hướng về phát triển cây nguyên liệu (sắn, dứa, mía) và định hướng chuyển đổi cơ cấu cấy trồng trên đất lúa cưỡng, đất màu kém hiệu quả, vẫn còn nhiều địa phương chưa xây dựng kế hoạch chuyển đổi một cách cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện.

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 12

- Cơ sở hạ tầng để giúp nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

- Chưa tạo được thị trường ổn định cho nông sản phẩm thông qua quá trình chuyển đổi tạo ra, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do sự năng động của người sản xuất.

- Những mô hình thu nhập cao vẫn tập trung ở những vùng có truyền thống, vùng dễ làm và việc mở rộng ra những vùng khó khăn hầu như chưa thực hiện được. Thậm chí một số vùng đất bãi ven sông có tiềm năng rò như ở Nam Đàn, Hưng Nguyên vẫn chưa thực hiện được công thức luân canh 3 vụ.

- Vẫn còn rất nhiều địa phương chưa xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, chưa có nghị quyết của cấp uỷ chuyên về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao mà chỉ có đề án mang tính chuyên đề như: Đề án xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng có thu nhập cao, đề án phát triển các cây nguyên liệu …

- Trong quá trình chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa qua, ngoài việc đi sâu giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong các công thức luân canh và trong các mô hình thì nhiều vấn đề về chỉ đạo, tổ chức quản lý, dịch vụ hai đầu mới làm được rất ít. Các yếu tố, điều kiện để thực hiện chuyển đổi có hiệu quả như đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng,… chưa được giải quyết đồng bộ và quan tâm đúng mức.

- Các mô hình có thu nhập cao trên đơn vị diện tích chủ yếu sản xuất các loại cây trồng có tính hàng hoá và có thị trường tiêu thụ. Các mô hình đạt


giá trị cao chủ yếu tập trung vào các cơ cấu có ít nhất một vụ rau hoặc một vụ dưa, chuyên màu, chuyên hoa, chuyên rau, cây ăn quả có giá trị...

- Tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là trồng trọt, sản xuất nông nghiệp ở một số nơi còn thiếu tính bền vững và chưa khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đồng đều, giá thành còn cao, kém sức cạnh tranh và hiệu quả thấp.

- Cơ giới hóa chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất quy mô trang trại. Mức độ cơ giới hóa trong nhiều khâu sản xuất còn ít và chậm, nhất là khâu công nghệ trong và sau thu hoạch.

- Môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái

- Cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, mặt bằng sản xuất, hệ thống kênh mương tưới tiêu,… phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên khó khăn cho việc bố trí các công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao, nhất là các công thức có sử dụng ít nhất một vụ rau.

- Việc tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn. Nhiều sản phẩm sản xuất có giá trị thu nhập cao thì đầu ra lại gặp khó khăn nên việc mở rộng quy mô còn chậm.

* Nguyên nhân tồn tại

Những hạn chế và tồn tại nêu trên của ngành nông nghiệp Nghệ An là do nhiều nguyên nhân, song cần lưu ý một số nguyên nhân sau: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ở một số vùng và địa phương trong tỉnh chưa gắn kết chặt chẽ giữa việc định hướng quy hoạch với việc tổ chức thực hiện quy hoạch và bố trí sản xuất theo quy hoạch; sản xuất còn nảy sinh nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sản xuất/ha còn kém hiệu quả, thiếu ổn định và bền vững; hệ thống thuỷ lợi đầu tư thiếu đồng bộ và chưa khép kín; Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ, đưa giống cây, giống con có năng suất cao vào sản xuất được chú trọng nên bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng phần lớn việc nhân rộng mô hình rất chậm và chưa được nhiều.


Riêng xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha và hộ thu nhập 50 triệu/ha triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN


3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng Bắc trung bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua của tỉnh nói riêng và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An đến năm 2020, các quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.

Thực tế quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta đã cho thấy sự bất hợp lý ở rất nhiều địa phương trong cách nhìn nhận về phát triển sản xuất hàng hoá. Điều đó dẫn đến sự phát triển ồ ạt, thiếu tính khoa học, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên làm thoái hoá chất đất, cạn kiệt nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng hoá chất trong sản xuất vượt mức an toàn thực phẩm. Sở dĩ có sự bất hợp lý đó là do những người sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về các loại nông sản hàng hoá.


Một thời gian dài ở nước ta đã xảy ra tình trạng chặt phá rừng để trồng ồ ạt các loại cây công nghiệp, nhưng sau đó đã thu được những bài học đắt giá. Kết quả là không đảm bảo về giống, phân bón không đủ, nước thiếu, sâu bệnh không khống chế được, giá thành cao, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh tế thấp, nông dân thấy không có lợi lại chặt phá để trồng loại cây khác.

Nhiều khu vực trồng cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi...phát triển nhanh thành vùng hàng hoá tập trung, song chỉ được một thời gian là xuống dốc do dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả thấp không đủ bù đắp chi phí chăm bón, sản phẩm chất lượng thấp thiếu tính cạnh tranh. Những vườn cây ăn quả lại bị thu hẹp. Điều đó cho thấy nông sản hàng hoá thiếu tính ổn định, bền vững, phát triển mang tính chủ quan, tự phát, duy ý chí.

Như vậy để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Phát triển nông nghiệp hàng hoá ổn định trong thời gian nhất định phù hợp tại mỗi địa phương, mỗi vùng, tiểu vùng lãnh thổ phải dựa trên cơ sở lợi thế và tiềm năng của mình về đất đai, điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn, công nghệ sản xuất, điều kiện giao thông, thị trường tiêu thụ...

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất ở những vùng manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác theo phương thức sản xuất lớn, hiện đại, vừa đảm bảo chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá, áp dụng công nghệ cao, sạch trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời phát triển sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

+ Phát triển nông nghiệp hàng hoá còn phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải đảm bảo công bằng xã hội.

Phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền nông thôn. Muốn vậy, cần có các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của dân cư ở mỗi vùng miền. Phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ dân cư, tập quán canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về vốn đầu tư, tạo thị trường tiêu thụ cho những vùng khó khăn, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ các nhà máy chế biến...

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Để phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá cần áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất như: giống, kỹ thuật sản xuất hiện đại, phương pháp chế biến bảo quản nông sản phẩm...nhưng phải kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá ổn định, vững chắc và đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội.

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nghệ An theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững với các mục tiêu được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng bình quân 5,3%/năm giai đoạn 2006- 2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 4,9%/năm giai đoạn 2016- 2020. Tỷ trọng Giá trị gia tăng nông nghiệp chiếm 80% ngành Nông, lâm, ngư.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 40- 50% GTSX nông nghiệp giai đoạn 2006- 2010, trên 50% giai đoạn 2011- 2020; phấn đấu đến năm 2020: đàn trâu, : 1,5- 1,8 triệu con (trâu 550- 560 ngàn con, tăng 2,6%/năm; đàn bò 750- 760 ngàn con, tăng trên 7,7%/năm); đàn lợn gần 1,5 triệu con, tăng 3,2%; đàn gia cầm 20- 22 triệu con. Tăng nhanh GTSX ngành thuỷ sản, để ngành thuỷ sản chiếm trên 15% giá trị sản xuất nông, lâm, ngư giai đoạn 2011- 2020.

- Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt khoảng 1,4 triệu tấn (trong đó lúa khoảng 1 triệu tấn), tổng đàn trâu bò đạt 1.480 nghìn con, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 nghìn tấn, bình quân đầu người đạt 340- 350 kg lương thực, 20- 22 kg thịt hơi các loại, 12-15 kg cá, 60-80kg rau quả, 50- 60 kg đường; Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 80- 100 triệu USD [3].

Với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, Nghệ An đã tính toán, lựa chọn và dự kiến cơ cấu GTSX các ngành kinh tế và cơ cấu lao động cho đến năm 2020 ở bảng 3.2.

Theo số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần trong các năm, từ 34,2% năm 2005 giảm xuống 24% năm 2010; 18,2% năm

2015 và 14% năm 2020.

Tuy tỷ trọng giảm nhưng tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 5%/năm. Cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với quá trình CNH - HĐH nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiệu quả cao và bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022